Vì các ràocảng thươngmại đượcdỡbỏdần và các yêucầu, chi phídịchvụ
Logisticstăng, các MNCs đã thay đổi nguồn nguyên liệu,sản xuất và phân phốisản
phẩm. MNCs đang tìm những trung tâm công nghiệp và Logisticsnơi cungcấp cho
hàng hoá đang chuyểntải cácdịchvụ như đóng góilại, dán nhãn, dán mãvạch, lắp ráp
và nhữngdịchvụ GTGT khác. Phầnlớn cáccảng biển đangcạnh tranh để thu hút các
công ty quốctế và các Logistics center. Thành côngcủamộtcảng trongbốicảnh như
vậy phụ thuộcrấtlớn vàosựcải tiếncủa nó trong khảnăng cungcấp đadạng cácdịch
vụ chấtlượng cao. Cácdịchvụ giatăng trongcảng là chìa khoá để đảmbảo chosự
phát triển thươngmại lâu dàicủacảng vànội địa.
- Giống nhưmộtsốnước ở Đông Nam Châu Á, Việt Nam cólợi thế để thiếtlập
và phát triểncảng thành trung tâm Logistics.Mặc dùcảng ở Việt Nam liêntục được
đầutư để CNH-HĐH, nhưng cáccảng nàybị quản lý không hiệu quả, quá nhiều luậtlệ
vàbị gò bó.Cảng Việt Nam chưa có nhữngnỗlựctươngxứng trong phát triển những
dịchvụ GTGT hiệu quả mà khách hàng hiện nay đòihỏi.
- Việt Nam đầutư ít hiệu quả vào việc xâydựng cáccơsơvật chất phụcvụ
Logistics nhưcảng biển, nhà kho sovớinước đang phát triển khác. Đồng thờilại có
những trở ngạilớn như là không có khảnăng thực hiện các chứcnăng Logistics mà nhà
vậntải hay ngườigửi hàng yêucầu.
- Hiệntại vàtương lai, sự thay đổi maulẹcủa môi trường kinh doanh trong ngành
vậntải khiến cho thành công hôm naycủamộtcảng không đảmbảo cho thành công
ngày mai. Theo đó,một trong những quan tâm hàng đầucủa cáccảng biển là tìm cách
tối ưu hoálợi thếcạnh tranh. Nghiêncứu chỉ rarằngmộtcảng có thể đạt đượclợi thế
đủsứccạnh tranhbằng cách cungcấp cácdịchvụ GTGTtốthơn trong khi giảm chi
phí. Lợi ích nói chungcủa việc xâydựngmột trung tâm Logistics để cungcấp cácdịch
vụ VAL làrất rõ ràng trong vídụvề trung tâm Logistics thành công ởcảng Rotterdam.
79 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Trung tâm logistics và định hướng phát triểncảng biển Việt Nam thành trung tâm logistics, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA KINH TẾ – ĐHQG TP.HCM
BỘ MÔN: VẬN TẢI & BẢO HIỂM
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CỦA NHÓM 12
ĐỀ TÀI SỐ 12
TRUNG TÂM LOGISTICS VÀ ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN VIỆT
NAM THÀNH TRUNG TÂM LOGISTICS
Lớp: K04.402.A
Thành viên thực hiện:
1. Cao Hồng Anh MSSV: K04.402.0099
2. Đặng Thị Anh Thư MSSV: K04.402.0205
3. Lê Thị Thanh Vân MSSV: K04.402.0223
4. Mai Phương Thảo MSSV: K04.402.0192
5. Nguyễn Quốc Khả MSSV: K04.402.0154
6. Nguyễn T. Dương Nhật MSSV: K04.402.0180
7. Nguyễn T. Ngọc Hòa MSSV: K04.402.0139
8. Nguyễn T. Tuyết Duyên MSSV: K04.402.0117
9. Phan Lê Thu Hiền MSSV: K04.402.0134
10. Phan Thị Ngọc Lệ MSSV: K04.402.0158
11. Tạ Thị Hòa MSSV: K04.402.0140
TP.HCM 5/2007
Trang 1
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Vì các rào cảng thương mại được dỡ bỏ dần và các yêu cầu, chi phí dịch vụ
Logistics tăng, các MNCs đã thay đổi nguồn nguyên liệu, sản xuất và phân phối sản
phẩm. MNCs đang tìm những trung tâm công nghiệp và Logistics nơi cung cấp cho
hàng hoá đang chuyển tải các dịch vụ như đóng gói lại, dán nhãn, dán mã vạch, lắp ráp
và những dịch vụ GTGT khác. Phần lớn các cảng biển đang cạnh tranh để thu hút các
công ty quốc tế và các Logistics center. Thành công của một cảng trong bối cảnh như
vậy phụ thuộc rất lớn vào sự cải tiến của nó trong khả năng cung cấp đa dạng các dịch
vụ chất lượng cao. Các dịch vụ gia tăng trong cảng là chìa khoá để đảm bảo cho sự
phát triển thương mại lâu dài của cảng và nội địa.
- Giống như một số nước ở Đông Nam Châu Á, Việt Nam có lợi thế để thiết lập
và phát triển cảng thành trung tâm Logistics. Mặc dù cảng ở Việt Nam liên tục được
đầu tư để CNH-HĐH, nhưng các cảng này bị quản lý không hiệu quả, quá nhiều luật lệ
và bị gò bó. Cảng Việt Nam chưa có những nỗ lực tương xứng trong phát triển những
dịch vụ GTGT hiệu quả mà khách hàng hiện nay đòi hỏi.
- Việt Nam đầu tư ít hiệu quả vào việc xây dựng các cơ sơ vật chất phục vụ
Logistics như cảng biển, nhà kho so với nước đang phát triển khác. Đồng thời lại có
những trở ngại lớn như là không có khả năng thực hiện các chức năng Logistics mà nhà
vận tải hay người gửi hàng yêu cầu.
- Hiện tại và tương lai, sự thay đổi mau lẹ của môi trường kinh doanh trong ngành
vận tải khiến cho thành công hôm nay của một cảng không đảm bảo cho thành công
ngày mai. Theo đó, một trong những quan tâm hàng đầu của các cảng biển là tìm cách
tối ưu hoá lợi thế cạnh tranh. Nghiên cứu chỉ ra rằng một cảng có thể đạt được lợi thế
đủ sức cạnh tranh bằng cách cung cấp các dịch vụ GTGT tốt hơn trong khi giảm chi
phí. Lợi ích nói chung của việc xây dựng một trung tâm Logistics để cung cấp các dịch
vụ VAL là rất rõ ràng trong ví dụ về trung tâm Logistics thành công ở cảng Rotterdam.
- Cảng Rotterdam đã thành công nổi bật trong việc thu hút các ELCs và các hoạt
động thương mại trong khu vực cảng. Thực tế, Hà Lan thu hút 60% các ELCs của các
MNCs Châu Á và Bắc Mỹ đang hoạt động ở Châu Âu. Những công ty nước ngoài đã
thiết lập một ELC ở cảng của Hà Lan sau khi quyết định di chuyển trụ sở chính ở Châu
Âu, hay trung tâm khách hàng, trung tâm R&D tới Hà Lan. Đây là một trong những lý
Trang 2
do quan trọng tại sao Hà Lan có thể đạt tỷ lệ tăng trưởng khá cao bất chấp môi trường
cạnh tranh khốc liệt ở Châu Âu.
- Không chỉ những cảng quốc tế hàng đầu như Rotterdam và Singapore mà những
cảng nhỏ hơn cũng rất thành công trong việc tự phát triển thành trung tâm Logistics
khu vực như Le Havre, Rouen và Barcelona ở Châu Âu. Vẫn có nhiều cơ hội cho các
cảng nhỏ hoạt động như một trung tâm Logistics bằng cách mở rộng, tận dụng vị trí và
quyền sử dụng đất cũng như kế thừa bài học từ những cảng lớn. Ví dụ như các cảng
Astoria, Long view, Vancouver (Mỹ) đã phát triển những trung tâm Logistics trên đất
trước đây sử dụng cho thương mại đường biển bằng cách cho thuê mặt bằng và cơ sở
vật chất.
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù vẫn là nhân tố quan trọng nhưng sự thu hút
tàu thuyền và xếp dỡ hàng hoá không còn là tâm điểm trong chiến lược phát triển
những cảng nhỏ. Gần đây, các cảng trong khu vực ESCAP đã cố gắng chuyển sự tập
trung từ các dịch vụ xếp dỡ hàng hoá truyền thống sang các dịch vụ Logistics gia tăng
để có thể cạnh tranh trong thị trường khu vực. Tiêu biểu là cảng Bangkok, TH&Tianjn
(Trung Quốc), Busan (Hàn Quốc).
- Tóm lại có một thực tế là các dịch vụ VAL ở các trung tâm Logistics đang trở
thành động lực tăng trưởng mạnh cho các cảng. Hiện nay, khi nâng cao năng lực cạnh
tranh của cảng biển Việt Nam là một yêu cầu bức thiết, thì phát triển các dịch vụ VAL
sẽ là một giải pháp cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
2. Mục tiêu của đề tài:
Mục đích chính của đề tài là tìm ra các định hướng để giúp các cảng Việt Nam
phát triển thành trung tâm Logistics. Để đạt được mục tiêu đó cần phải:
- Dựa trên kinh nghiệm của Rotterdam là cảng lớn nhất thế giới đã thành công
trong việc tự xây dựng thành trung tâm Logistics và giao thông của khu vực Châu Âu
và thế giới.
- Bên cạnh đó học tập cảng Singapore và các cảng khác trong khu vực ESCAP
trong việc phát triển trung tâm Logistics cũng đem lại nhiều điều bổ ích.
- Dựa trên thực trạng phát triển ngành Logistics của Việt Nam.
Trang 3
3. Cấu trúc của đề tài
Chương I: Mô tả một trung tâm Logistics về lý thuyết. Nhằm làm rõ khái niệm, cơ
cấu tổ chức, hoạt động của trung tâm Logistics và các dịch vụ GTGT mà nó cung cấp
Chương II: Những dịch vụ giá trị gia tăng của các trung tâm Logistics trong khu
vực cảng biển.
Nhằm làm rõ ý: các nhà vận tải và nhà cung cấp dịch vụ Logistics chọn dịch vụ của
một cảng nào đó không chỉ dựa trên khả năng xếp dỡ hàng hoá mà còn dựa trên các
dịch vụ VAL. Vì vậy các dịch vụ VAL trở thành một phương tiện cạnh tranh mạnh mẽ
trong thị trường hiện nay.
Chương III: Phân tích mô hình thực tế trung tâm Logistics ở cảng Rotterdam Hà
Lan. Đây là cảng đầu tiên và thành công nhất trong việc phát triển thành trung tâm
Logistics; là tấm gương của nhiều cảng khác trên thế giới như cảng Singapore, các
cảng ở Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Đó là lý do đề tài chọn
Rotterdam làm mô hình thực tế điển hình để phân tích.
Chương IV: Cơ hội và thách thức của các cảng biển Việt Nam trong việc phát
triển thành trung tâm Logistics.
Muốn đưa ra được những định hướng hiệu quả không thể chỉ dựa trên kinh nghiệm
của các cảng khác trên thế giới mà còn phải dựa vào thực tế tình hình Việt Nam.
Chương V: Định hướng phát triển các cảng biển thành trung tâm Logistics
Trang 4
CHƯƠNG I
MÔ HÌNH LÝ THUYẾT TRUNG TÂM LOGISTICS
1. Trung tâm Logistics là gì?
1.1. Định nghĩa
Trung tâm Logistics là trung tâm của một khu vực riêng biệt, nơi tất cả các hoạt
động liên quan đến vận tải, Logistics và phân phối hàng hóa (cả trong nước và quá
cảnh quốc tế) được thực hiện, dựa trên nền tảng thương mại, bởi nhiều nhà khai thác
khác nhau. Họ có thể là người sở hữu cũng có thể là người đi thuê các tòa nhà, các tiện
nghi-nhà kho, trung tâm phân phối, khu lưu trữ, văn phòng, dịch vụ xếp dỡ… đã được
xây dựng ở đó. Để phù hợp với nguyên tắc tự do thị trường, một trung tâm Logistics
phải có khả năng cho phép các công ty bao gồm các hoạt động của nó được thiết lập và
hoạt động. Một trung tâm Logistics phải được trang bị đầy đủ các tiện nghi công cộng
cần thiết choviệc thực hiện các hoạt động trên. Nếu có thể, nó nên bao gồm các dịch vụ
công cộng cho những người làm việc tại đó. Để khuyến khích vận chuyển đa phương
thức, trung tâm Logistics tốt nhất nên được trang bị các loại phương tiện vận tải khác
nhau-đường sắt, đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không…
Và điều quan trọng là trung tâm Logistics phải được điều hành bởi một cơ quan
trung lập có thẩm quyền (tốt nhất là cơ quan hợp tác giữa nhà nước và tư nhân) nếu sự
hợp tác về thương mại và điều phối được đảm bảo.
1.2. Những yếu tố quan trọng
Khái niệm trung tâm Logistics dựa trên 3 yếu tố quan trọng:
· Hoạch định vùng và hợp lý hóa cơ sở hạ tầng
· Chất lượng hoạt động chuyên chở
· Phát triển vận tải đa phương thức
1.2.1. Hoạch định vùng và hợp lý hóa cơ sở hạ tầng
Trung tâm Logistics là một khu vực chuyên biệt nơi tất cả các hoạt động liên quan
đến vận tải, Logistics, và phân phối hàng hóa…được thực hiện bởi nhiều nhà khai thác
khác nhau.
Trang 5
Dành một khu vực riêng cho vận tải, Logistics, và phân phối hàng hóa, điều đó
nhằm nói tới việc hoạch định vùng và hợp lý hóa cơ sở hạ tầng để sử dụng một cách có
hiệu quả khu vực đó, để bảo vệ môi trường (di dời các hoạt động vận tải làm ảnh
hưởng đến khu vực dân cư vào trung tâm Logistics), và xây dựng cơ sở hạ tầng nhờ có
các tiêu chuẩn riêng biệt dựa trên nhu cầu hoạt động.
1.2.2. Chất lượng của hoạt động chuyên chở
Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ cao là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong
việc đảm bảo hiệu quả cạnh tranh, đặc biệt khi mà ngày nay cạnh tranh có nghĩa là
cạnh tranh toàn cầu.
Toàn cầu hóa, sự gia tăng trong vận chuyển, gia tăng cạnh tranh giữa tất cả các
vùng sản xuất buộc các ngành công nghiệp phải nâng cao hiệu quả vận chuyển và giải
pháp logistic: nghĩa là phải loại bỏ những cản trở và những hoạt động không hiệu quả.
Sự chuyên môn hóa là một từ khóa. Trung tâm Logistics có thể cung cấp các giải
pháp tôt nhất trong chuỗi Logistics, vận chuyển và lưu trữ cho các vùng sản xuất. Điều
này bao gồm cả việc giảm giá vận chuyển và tăng hiệu quả cạnh tranh công nghiệp.
Mục tiêu chính của tất cả các công ty hoạt động trong trung tâm Logistics là để
đảm bảo mức độ cao nhất trong chất lượng, tạo nên hiệu ứng hệ thống vận tải:
Tối ưu chuỗi Logistics
1. Sử dụng tối ưu các phương tiện chuyên chở
2. Sử dụng tối ưu nhà kho
3. Tối ưu tổ chức nhân sự
4. Giảm chi phí vận chuyển
5. Giảm chi phí công nghiệp
6. Giảm chi phí nhân sự
7. Tăng doanh thu vận chuyển hàng hóa
Trang 6
1.2.3. Phát triển vận tải đa phương thức
Vận tải đường bộ vẫn là hình thức vận tải phổ biến nhất. Nhu cầu vận tải đường bộ
tăng liên tục trong 20 năm qua, bất chấp sự sụt giảm trong cước phí vận tải đường sắt.
Xem xét vấn đề này, mục tiêu quan trọng nhất của trung tâm Logistics là:
· Củng cố nguồn hàng của các nhà vận tải và Logistics
· Cung cấp giải pháp vận tải thuận tiện và các giải pháp đồng vận (đường sắt,
đường bộ, đường thủy nội địa, vận tải đường biển ngắn), sử dụng xe lửa chạy
ngắn hoặc xà lan trong các chuyến đường dài.
1.3. Vị trí
Vị trí là nhân tố chìa khóa của tất cả các nhà khai thác vận tải với hoạt động chủ
yếu là di chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện vận tải khác
nhau. Sự tối ưu hóa trong thời gian giao hàng đến điểm đích hay đến tuyến tiếp theo
của chuỗi logistic là một trong những nhân tố có thể tạo nên sự khác biệt quan trọng
khi chọn một nhà vận tải. Đảm bảo tính lưu động giữa các đầu mối vận tải và sự phối
hợp giữa các hình thức vận tải là một trong những nhiệm vụ của trung tâm Logistics.
Đó là lý do vì sao hầu hết các trung tâm Logistics của Châu Âu nằm ở trung tâm vận
tải và phân phối. Nằm ở các điểm trung tâm, nói ngắn gọn có nghĩa là gần đường sắt,
xa lộ và tuyến đường biển huyết mạch.
1.4. Hoạt động
Đây là những hoạt động riêng biệt của cơ quan quản lý trung tâm Logistics.
1.4.1. Định nghĩa về cơ sở hạ tầng cần thiết
Đó là: sự kết nối của hệ thống đường bộ, đường sắt và các cảng.
1.4.2. Sự sắp xếp của trung tâm Logistics
Bao gồm:
· Hệ thống thanh toán bù trừ
· Các dịch vụ bưu điện, ngân hàng, bảo hiểm
· Khu vực văn phòng
· Bến đỗ cho các phương tiện vận tải
Trang 7
· Nhà kho
· Các dịch vụ chung khác
1.4.3. Kế hoạch kinh doanh
Quản lý một trung tâm Logistics cũng có nghĩa là đầu tư và phát triển các kế hoạch
về các hệ thống của trung tâm Logistics.
1.4.4. Cơ sở hạ tầng chung, nhà kho và các dịch vụ
Cơ quan quản lý trung tâm Logistics chịu trách nhiệm về việc xây dựng tất cả cơ
sở hạ tầng, khi mà các kế hoạch bố trí và dự án kinh doanh hoàn thành
1.4.5. Đất cho các doanh nghiệp thuê/nhà kho và văn phòng cho thuê/bán
Cơ quan quản lý trung tâm Logistics chịu trách nhiệm tiến hành cho thuê hay bán
nhà kho và văn phòng, cả về mặt thương mại, marketing và các thủ tục pháp lý.
1.4.6. Quản lý, tài chính, thương mại, và vận hành trung tâm Logistics
Cơ quan quản lý trung tâm Logistics phải giữ gìn, duy trì và quản lý những tài sản
chung của trung tâm Logistics.
2. Các đặc trưng của một trung tâm Logistics
2.1. Cơ sở hạ tầng
Quan trọng nhất là nhà kho và bãi dành cho các phương tiện vận tải.
Nhà kho là nơi chủ yếu diễn ra hoạt động của các doanh nghiệp, có nhiều loại nhà
kho, tùy thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp và hàng hóa mà doanh nghiệp đóng
gói, vận chuyển.
· Nhà kho chung để chứa hàng
· Nhà kho lớn –cho các hoạt động Logistics
· Nhà kho để chuyển đổi vận chuyển đường sắt – đường bộ
· Nhà kho tại nơi bốc hàng
· Nhà kho dành cho hàng lạnh
· Intermodal Terminal-road/rail: Thường được tạo thành từ một hoặc nhiều đường
ray tàu hỏa được liên kết với đường ray chính và vùng phụ cận, nơi được dùng
Trang 8
để bốc và dỡ hàng với dàn cần trục hoặc dụng cụ đóng gói hàng di động. Thêm
nữa, trung tâm Logistics được liên kết với đường thủy nội bộ hoặc các tuyến
đường biển ngắn.
2.2. Các dịch vụ
Tóm lại, trung tâm Logistics đơn giản là một nơi được hoạch định và xây dựng để
điều phối một cách tốt nhất tất cả các hoạt động liên quan đến vận chuyển hàng hóa.
Cũng tương tự như một khu dân cư, một trung tâm Logistics bao gồm không chỉ cơ sở
hạ tầng mà còn cả các dịch vụ cần thiết để đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu đang gia
tăng trong hoạt động vận tải.
· Bưu điện/điện thoại công cộng/xe buýt
· Khu vực đỗ xe và xếp dỡ hàng hóa
· Nhà hàng/cafe
· Trạm xăng…
2.3. Thuận lợi
Hoạt động trong một khu vực chuyên biệt chỉ dành riêng cho vận tải và được
trang bị tất cả các dịch vụ liên lạc tạo nên lợi nhuận từ nhiều lợi thế.
· Sự kết nối với mạng lưới giao thông đường bộ/sắt/cảng
· Hiệu quả vận tải
· Sử dụng các dịch vụ Logistics tích hợp
· Sử dụng các dịch vụ công
2.4. Cấu trúc tổ chức
Private – Public Partnership [PPP] là cấu trúc tổ chức phổ biến và hiệu quả nhất
cho các công ty quản lý Logistics. Nguồn vốn đầu tư được chia theo tỷ lệ phần trăm
khác nhau giữa nhà nước và tư nhân. Trong hầu hết các trường hợp, nhà cầm quyền
thành lập một công ty và làm cổ đông chính.Việc lựa chọn hình thức PPP cũng như sự
tham gia của nhà nước có liên quan đến lý do về tài chính, cơ sở hạ tầng và kế hoạch
đầu tư.
Trang 9
Xây dựng một trung tâm Logistics đòi hỏi một nguồn vốn khổng lồ để đầu tư xây
dựng nhà kho, đường vào có công suất lớn cho các phương tiện vận tải bao gồm các
công cụ xếp dỡ đa phương tiện.
Trung tâm Logistics là một dự án đầu tư dài hạn, ít nhất là trong giai đoạn ban đầu,
không phải là dự án hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân, sự đầu tư tài chính của nhà nước
trở thành một nhân tố chìa khóa cho sự phát triển của một trung tâm Logistics.
Trung tâm Logistics với quy mô hàng triệu mét vuông và tác động mạnh mẽ đến
ngành kinh tế địa phương, đã trở thành một phần trong kế hoạch phát triển vùng.
2.5. Cổ đông.
Dựa trên những điều đã được công bố trước, việc phân chia nguốn vốn giữa các
công ty được thỏa thuận giữa:
· Cơ quan hoạch định đất đai của quốc gia và địa phương
· Các công ty đường sắt quốc gia và địa phương
· Hiệp hội vận tải địa phương
· Phòng thương mại
· Ngân hàng
· Công ty bảo hiểm
· Các hiệp hội công nghiệp
Trang 10
CHƯƠNG II
NHỮNG DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA CÁC TRUNG TÂM LOGISTICS
TRONG KHU VỰC CẢNG BIỂN
A. Sự thay đổi vai trò của những cảng biển: từ những dịch vụ truyền thống
sang những dịch vụ Logistics giá trị gia tăng (GTGT)
Ngày nay, sự thành công của một cảng biển thương mại có thể xuất phát từ lợi thế
năng suất của dịch vụ xếp dỡ hàng hóa truyền thống, từ dịch vụ GTGT, hoặc từ sự kết
hợp của cả hai yếu tố. Lợi thế năng suất chủ yếu đến từ quy mô và mức độ của nền
kinh tế, theo sự gợi ý này thì những cảng thành công sẽ là những cảng được trang bị
khả năng cung cấp dịch vụ xếp dỡ hàng hóa với quy mô lớn và/hoặc chi phí trên từng
đơn vị hàng hóa giảm xuống nhờ công tác quản lý hiệu quả.
Nhiều hãng tàu và nhà vận tải chọn những cảng tư nhân không chỉ dựa trên khả
năng cung cấp dịch vụ xếp dỡ hàng hóa mà còn dựa trên những lợi ích của khả năng
“chuyển tải hàng hóa”. Nếu một cảng biển không thể cung cấp lợi ích cao hơn của các
đối thủ cạnh tranh về khía cạnh chức năng, thì khách hàng có thể thích chọn những
cảng dựa trên giá cả nhiều hơn. Sự thật này đã làm dấy lên một câu hỏi là làm thế nào
để một cảng đạt được những giá trị khác biệt cho khách hàng.
Vào những năm 1970, hầu hết các cảng biển đều cung cấp các gói dịch vụ cơ bản
cho mọi khách hàng. Tuy nhiên, ngày nay điều đó rất khó cho các cảng cạnh tranh dựa
trên những dịch vụ xếp dỡ hàng hóa cơ bản đó. Mà đã có một sự hội tụ công nghệ
trong việc cung cấp các loại hình xếp dỡ hàng hóa. Điều này có nghĩa là những kĩ thuật
mới đôi khi sẽ cung cấp những cơ hội tốt hơn trong việc cải thiện hiệu suất, trong nhiều
trường hợp thì những kĩ thuật này cũng xuất hiện ở các đối thủ cạnh tranh. Và khi đó sẽ
không thể nào cạnh tranh hiệu quả dựa trên những dịch vụ truyền thống, những dịch vụ
cơ bản của cảng biển. Chính vì lý do đó, các cảng biển cần tìm ra những phương tiện
mới, cách thức mới để có được khả năng cạnh tranh biên.
Cuối thập niên 80, ta có thể thấy xuất hiện những sự thay đổi lớn. Khách hàng đã
bắt đầu yêu cầu những cảng biển cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng hơn. Cung cấp những
Trang 11
dịch vụ GTGT là một cách hiệu quả để xây dựng thế cạnh tranh vững chắc. Các hãng
tàu và những khách hàng của cảng biển đang đòi hỏi nhiều hơn. Khách hàng bây giờ có
khuynh hướng tìm kiếm những dịch vụ GTGT như là một phần không thể thiếu trong
chuỗi cung ứng của họ. Kết quả là các cảng biển phải nỗ lực để thỏa mãn những nhu
cầu đó bằng cách cung cấp những dịch vụ chuyên biệt. Điều này đặt ra một thách thức
cho khâu quản trị cảng biển.
Những nghiên cứu chỉ ra rằng sự thành công của hầu hết các cảng là không chỉ dựa
vào lợi thế năng suất trong những dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, mà còn dựa vào việc cung
cấp các dịch vụ GTGT. Vì vậy, có một vài lựa chọn khả thi cho các cảng để phát triển
như trong sơ đồ II.1
Sơ đồ II.1 – Ma trận lợi thế cạnh tranh
Các cảng cung cấp những dịch vụ truyền thống nằm ở phía dưới bên trái của ma
trận thì không thể phân biệt được với các đối thủ cạnh tranh. Biện pháp duy nhất cho
những cảng loại này là di chuyển sang bên phải của ma trận, hướng đến lợi thế năng
suất, hoặc di chuyển lên phía trên để hướng tới những dịch vụ GTGT. Chúng ta có thể
Tính tích hợp
Dịch vụ GTGT
Dịch vụ cơ bản
Truyền thống Dịch vụ cảng Năng suất cao
Những dịch vụ
truyền thống ở
cảng
Những dịch vụ
cạnh tranh của
cảng
Những dịch vụ
cao cấp ở cảng
Trang 12
thấy rằng có một sự đòi hỏi liên tục trong việc cung cấp những dịch vụ cơ bản, xếp dỡ
hàng hóa truyền thống, và luôn có nhiều hơn nữa các khách hàng đòi hỏi những dịch
vụ đó. Có lẽ vì lý do này mà nhiều cảng biển ở các nước phát triển vẫn tiếp tục tập
trung vào việc cải thiện hiệu suất dựa trên những chức năng truyền thống của cảng.
Tuy nhiên, một điều rõ ràng là trong tương lai sẽ càng có ít cảng thành công chỉ
dựa trên lĩnh vực này. Hơn nữa, chúng ta sẽ thấy sự thống lĩnh của những cảng tiên
phong trong việc cung cấp những dịch vụ có lợi thế năng suất và lợi thế về dịch vụ
GTGT. Giữa những cảng cung cấp dịch vụ truyền thống và những cảng cung cấp dịch
vụ cao cấp là những cảng cung cấp những dịch vụ cạnh tranh. Đó là những cảng đang
trên đà phát triển thành những cảng cung cấp dịch vụ cao cấp.
Một số cảng biển đã phản ứng theo khuynh hướng này bằng cách tập trung vào
những dịch vụ GTGT như là một phương tiện để đạt được lợi thế cạnh tranh. Trong
v