Chuyên đề Tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng

1. Tính cấp thiết của để tài: Trong điều kiện của một nền kinh tế thị trường mở, thương mại quốc tế trở thành phổ biến, việc thanh toán giữa các quốc gia nhất thiết phải sử dụng tiền tệ của nước này hay nước khác. Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ nước này sang nước khác, các quốc gia phải dựa vào tỷ giá hối đoái (hối suất). Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ giữa giá trị đồng tiền nước này với giá trị đồng tiền nước khác. Tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của nhà nước. Bởi vì tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập khẩu tư bản (vốn), giá cả hàng hóa trong nước, do đó nó có cũng tác động không nhỏ đến nền kinh tế quốc dân của một nước. Qua nhiều thập kỷ, chính sách quản lý ngoại hối được xem là một trong những thử thách khó khăn nhất cho những nhà hoạch định chính sách Việt Nam. Trước đây trong điều kiện của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tác dụng điều tiết của tỷ giá hối đoái bị hạn chế rất nhiều và hầu như không phát huy tác dụng, trong một thời gian dài ở nước ta tỷ giá hối đoái cố định được ấn định rất cao, vừa không phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối, vừa không phản ánh đúng giá trị của đồng tiền nội tệ. Tuy nhiên, trong xu thế cải cách từ một nền kinh tế kế hoạch đóng cửa sang một nền kinh tế thị trường mở, thể chế kinh tế mới ngày càng được xác lập và phát triển. Để thích ứng với nền kinh tế thị trường, đòi hỏi trong kinh tế đối ngoại cần triệt để phát huy tác dụng điều tiết của tỷ giá hối đoái đối với xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập khẩu tư bản. Chỉ sau một năm khi ra nhập WTO, nước ta đã phải đối mặt với khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 là sự phát triển và lan tỏa của cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007. Vậy trong khủng hoảng, Việt Nam đã có những cách ứng phó gì? Kết quả thực hiện như thế nào? Bằng những chính sách tỷ giá như vậy chúng ta đã có thể vượt qua khủng hoảng hay chưa? Những vẫn đề ấy được giải quyết trong đề tài “Tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở lý luận về tỷ giá, đề tài tập trung nghiên cứu diễn biến tỷ giá ở nước ta trong thời kỳ khủng hoảng. Bên cạnh đó, nêu ra và phân tích những động thái của ngân hàng trung ương về việc điều chỉnh tỷ giá trong thời kỳ đó để rút ra kết luận xác thực về những giải pháp mà ngân hàng trung ương đã tiến hành. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài lấy tỷ giá hối đoái giữa VND với các ngoại tệ khác làm đối tượng nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu là những nội dung cơ chế chính sách của Nhà nước đối với TGHĐ. Bên cạnh đó, phân tích mục tiêu mà ngân hàng trung ương đã đạt được trong việc điều chỉnh tỷ giá.

docx32 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6810 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của để tài: Trong điều kiện của một nền kinh tế thị trường mở, thương mại quốc tế trở thành phổ biến, việc thanh toán giữa các quốc gia nhất thiết phải sử dụng tiền tệ của nước này hay nước khác. Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ nước này sang nước khác, các quốc gia phải dựa vào tỷ giá hối đoái (hối suất). Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ giữa giá trị đồng tiền nước này với giá trị đồng tiền nước khác. Tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của nhà nước. Bởi vì tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập khẩu tư bản (vốn), giá cả hàng hóa trong nước, do đó nó có cũng tác động không nhỏ đến nền kinh tế quốc dân của một nước. Qua nhiều thập kỷ, chính sách quản lý ngoại hối được xem là một trong những thử thách khó khăn nhất cho những nhà hoạch định chính sách Việt Nam. Trước đây trong điều kiện của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tác dụng điều tiết của tỷ giá hối đoái bị hạn chế rất nhiều và hầu như không phát huy tác dụng, trong một thời gian dài ở nước ta tỷ giá hối đoái cố định được ấn định rất cao, vừa không phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối, vừa không phản ánh đúng giá trị của đồng tiền nội tệ. Tuy nhiên, trong xu thế cải cách từ một nền kinh tế kế hoạch đóng cửa sang một nền kinh tế thị trường mở, thể chế kinh tế mới ngày càng được xác lập và phát triển. Để thích ứng với nền kinh tế thị trường, đòi hỏi trong kinh tế đối ngoại cần triệt để phát huy tác dụng điều tiết của tỷ giá hối đoái đối với xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập khẩu tư bản. Chỉ sau một năm khi ra nhập WTO, nước ta đã phải đối mặt với khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 là sự phát triển và lan tỏa của cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007. Vậy trong khủng hoảng, Việt Nam đã có những cách ứng phó gì? Kết quả thực hiện như thế nào? Bằng những chính sách tỷ giá như vậy chúng ta đã có thể vượt qua khủng hoảng hay chưa? Những vẫn đề ấy được giải quyết trong đề tài “Tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở lý luận về tỷ giá, đề tài tập trung nghiên cứu diễn biến tỷ giá ở nước ta trong thời kỳ khủng hoảng. Bên cạnh đó, nêu ra và phân tích những động thái của ngân hàng trung ương về việc điều chỉnh tỷ giá trong thời kỳ đó để rút ra kết luận xác thực về những giải pháp mà ngân hàng trung ương đã tiến hành. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài lấy tỷ giá hối đoái giữa VND với các ngoại tệ khác làm đối tượng nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu là những nội dung cơ chế chính sách của Nhà nước đối với TGHĐ. Bên cạnh đó, phân tích mục tiêu mà ngân hàng trung ương đã đạt được trong việc điều chỉnh tỷ giá. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp thống kê phân tích, phân tích tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, phương pháp nghiên cứu trường hợp. Đồng thời kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, phân tích, tập hợp các ý tưởng thực tiễn tại Việt Nam, cũng như dựa trên quy luật tất yếu khách quan của một vấn đề kinh tế xã hội để hình thành nên chuyên đề. 5. Kết cấu đề tài CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Khái niệm tỷ giá hối đoái Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái Phân loại tỷ giá: II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỶ GIÁ: 1. Quan hệ cung – cầu về ngoại hối trên thị trường 2. Mức chênh lệch lãi suất 3. Mức chênh lệch lạm phát Sự can thiệp điều chỉnh của nhà nước Các yếu tố khác CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG I. THỰC TRẠNG TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN 1. Giai đoạn trước 1989: Cố định và đa tỷ giá 2. Thời kỳ 1989-1991 : “Thả nổi” tỷ giá hối đoái 3. Thời kỳ 1992-2/1999 4. Giai đoạn 1999 đến 2008: Thả nổi có điều tiết II. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VIỆT NAM THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG (2008-đầu 2010) Năm 2008 Năm 2009 Đầu năm 2010 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM 1. Các giải pháp điều hành chính sách tỉ giá trong khủng hoảng. 2. Giải pháp điều hành chính sách tỉ giá hối đoái sau khủng hoảng: 3. Phương hướng điều hành chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Khái niệm tỷ giá hối đoái Định nghĩa tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ nước này sang thành những đơn vị tiền tệ nước khác. Các hình thức biểu hiện: Biểu hiện trực tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ của nước mình. + Đặc điểm: Ngoại tệ là đồng yết giá, còn tiền trong nước là đồng định giá. ( Đây là phương pháp phổ biến trên thế giới hiện nay. Biểu hiện gián tiếp: Là phương pháp biểu thị một đơn vị tiền tệ trong nước bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ. + Đặc điểm: Tiền trong nước là đồng tiền yết giá, ngoại tệ là đồng định giá. ( Hình thức này phổ biến ở nước Anh và một số nước thuộc liên hiệp Anh. Vai trò của tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nó tác động đến giá cả tương đối của hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài. Qua đó tác động đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa và sự cạnh tranh hàng hóa giữa các nước với nhau trên thị trường quốc tế. + Khi đồng tiền của một nước tăng giá, hàng hóa của nước đó tại nước ngoài đắt hơn và hàng hóa nước ngoài tại nước đó rẻ hơn. Điều này dẫn đến những nhà sản xuất trong nước đó gặp khó khăn hơn trong việc bán hàng của họ ở nước ngoài. + Khi đồng tiền rẻ của mỗi nước sụt giá thì hàng hóa của nước đó tại nước ngoài rẻ hơn trong khi hàng hóa nước ngoài tại nước đó đắt hơn. ( Những nhà sản xuất trong nước có ưu thế cạnh tranh trong việc bán hàng ở thị trường nước ngoài, đồng thời hạn chế nhập khẩu. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái a. Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối Có cầu về tiền của nước A trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các nước khác mua hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra tại nước A. Một nước xuất khẩu càng nhiều thì cầu đối với đồng tiền nước đó càng lớn trên thị trường ngoại hối. Đường cầu về một loại tiền là hàm của tỷ giá hối đoái của nó dốc xuống phía bên phải, điều này cho thấy nếu tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hóa càng trở nên đắt hơn đối với những người nước ngoài và ít hàng hóa xuất khẩu hơn. b, Cung về tiền trên thị trường ngoại hối Để nhân dân nước A mua được các sản phẩm sản xuất ra ở nước B họ phải mua một lượng tiền đủ lớn của nước B, bằng việc dùng tiền nước A để trả. Lượng tiền này của nước A khi ấy bước vào thị trường quốc tế. Đường cung về tiền là một hàm của tỷ giá hối đoái của nó, dốc lên trên ở phia phải. Tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hóa nước ngoài càng rẻ và hàng hóa ngoại được nhập khẩu ngày càng nhiều. Các tỷ giá hối đoái được xác định chủ yếu thông qua các lực lượng thị trường của cung và cầu. Bất kỳ cái gì làm tăng cầu về một đồng tiền hoặc làm giảm cung của nó đều có xu hướng làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. Phân loại tỷ giá: Trong thực tế tùy từng nơi từng lúc khi quan tâm đến một khía cạnh nào đó của tỷ giá hối đoái người ta thường gọi đến tên đến loại tỷ giá đó. Do vậy cần thiết phải phân loại tỷ giá hối đoái. Dựa vào những căn cứ khác nhau người ta chia ra nhiều loại tỷ giá khác nhau: a. Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối, tỷ giá được chia ra làm hai loại: - Tỷ giá điện hối là tỷ giá ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng điện (telegraphic transfer – T/T) - Tỷ giá thư hối: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng thư (mail transfer – M/T) b. Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái chia ra các loại: - Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do nhà nước công bố được hình thành trên cơ sở ngang giá hàng. - Tỷ giá tự do: là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường do quan hệ cung cầu quy định. - Tỷ giá thả nổi: là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường và nhà nước không can thiệp vào sự hình thành và quản lý tỷ giá này. - Tỷ giá cố định: là tỷ giá không biến động trong phạm vi thời gian nào đó. c. Căn cứ trong phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá được chia ra các loại: - Tỷ giá séc là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ. - Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay là tỷ giá mua bán các loại trái phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ. - Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó việc chuyển khoản ngoại hối không phải bằng tiền mặt, bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng. - Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc chuyển trả ngoại hối bằng tiền mặt. d. Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối: - Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá vào đầu giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của chuyến giao dịch đầu tiên trong ngày. - Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá váo cuối giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của chuyến giao dịch cuối cùng trong ngày. - Tỷ giá giao nhân ngay: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện chậm nhất trong 2 ngày làm việc. - Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện theo thời hạn nhất định ghi trong hợp đồng (có thể là 1, 2, 3 tháng sau). e. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng tỷ giá chia ra làm hai loại: - Tỷ giá mua: là tỷ giá mà ngân hàng mua ngoại hối vào. - Tỷ giá bán: là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại hối ra. II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỶ GIÁ 1. Quan hệ cung – cầu về ngoại hối trên thị trường Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại. Sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế lại phụ thuộc vào các nguốn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao. 2. Mức chênh lệch lãi suất Lãi suất là công cụ được các ngân hàng trung ương sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường, điều chỉnh tỷ giá đối ngoại của nội tệ. Nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn nước khác thì vốn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, tỷ gái hối đoái sẽ giảm xuống. Chính sách lãi suất cao có xu hướng hỗ trợ sự lên giá của nội tệ. Tuy nhiên, đồng nội tệ lên giá tạo cho gái cả hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn và do đó tạo ra áp lực giảm giá hàng nội địa, làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế. 3. Mức chênh lệch lạm phát Lạm phát là nhân tố ảnh hưởng cùng chiều đến tỉ giá hối đoái danh nghĩa của đồng nội tệ. Lạm phát cao làm gia tăng lãi suất tương đối của tiền gửi bằng ngoại tệ so với đồng nội tệ, kéo theo sự giảm giá của đồng nội tệ, tức là tỷ giá hối đoái tăng. Nói cách khác, lạm phát có tác động ngược chiều với giá trị của đồng nội tệ. Lạm phát cao hơn tương đối so với nước ngoài dẫn đến tỷ giá tăng lên, sức mua của nội tệ giảm giá so với ngoại tệ. Theo điều kiện ngang giá sức mua, đồng nội tệ sẽ giảm giá và ngược lại, giá trị nội tệ sẽ gia tăng nếu lạm phát của quốc gia thấp hơn tỷ lệ lạm phát của nước có đồng tiền đối ứng. Tóm lại, trong một cặp hai đồng tiền, đồng tiền của quốc gia có tỷ lệ lam phát cao hơn sẽ bị giảm giá so với đồng tiền của quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp hơn, và ngược lại. Lạm phát tác động trực tiếp đến giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của quốc gia trên thị trường thế giới, qua đó làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Nếu tốc độ lạm phát của một quốc gia cao hơn nước khác, hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ của quốc gia này sẽ trở nên đắt hơn, khả năng cạnh tranh trơng thương mại quốc tế giảm xuống. Điều này đồng nghĩa với cung ngoại tệ giảm. Còn đối với nhập khẩu, giá trị nhập khẩu tăng nhẹ (do yếu tố lạm phát ở nước ngoài) nhưng mức tăng giá của hàng nhập khẩu thấp hơn so với mức tăng giá của hàng hóa trong nước (do tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn nước ngoài) nên cầu hàng nhập không giảm. Mặt khác, trong ngắn hạn, người tiêu dùng trong nước chưa kịp thay đổi thói quen tiêu dùng, các doanh nghiệp nội địa chua kịp sản xuất hàng thay thế hàng nhập, do đó nền kinh tế buộc phải trả một lượng ngoại tệ nhiều hơn để nhập hàng. Hậu quả là cầu ngoại tệ gia tăng, cung ngoại tệ giảm, tạo áp lực đẩy giá ngoại tệ lên, kéo nội tệ giảm giá. Do đó muốn quản lý được thị trường ngoại hối và điều tiết tỷ giá theo mục tiêu nhất định, cần kiểm soát lạm phát ở tỷ lệ hợp lý. Sự can thiệp điều chỉnh của nhà nước Vì tỷ giá có liên quan chặt chẽ tới ngoại thương cũng như các biến động kinh tế vĩ mô, cho nên tất cả các ngân hàng trung ương đều phải can thiệp vào tỷ giá khi cần thiết. Các biện pháp hành chính: nhà nước ban hành các chính sách, chế độ, quy định, qui chế, điều lệ… Áp dụng đối với hoạt động mua bán ngoại hối và các đối tượng tham gia mua bán ngoại hối. Phương pháp này có hiệu lực tức thời, nhanh chóng lập lại trật tự trên thị trường hối đoái, tăng chi phí lưu thông, xói mòn lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài, có thể gây ra những phản ứng từ phía các đối tác. Chính sách chiết khấu: là những chính sách thay đổi lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương, điều chỉnh lãi suất trên thị trường tiền tệ, làm thay đổi tỷ giá. Chính sách chiết khấu là chính sách điển hình của các nước kinh tế thị trường phát triển, những nước mà đồng tiền của họ có vị trí quan trọng trong thương mại và tài chính quốc tế, thường được mua bán trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, chính sách chiết khấu chỉ có ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với tỷ giá, vì lãi suất không phải là nhân tố duy nhất tác động tới những biến động tỷ giá. Chính sách hối đoái: còn gọi là chính sách thị trường mở (open market policy): nhà nước thông qua ngân hàng trung ương trực tiếp mua bán ngoại hối trên thị trường để điều chỉnh tỷ giá. Chính sách này trên thực tế cũng chỉ có tác dụng rất hạn chế, vì muốn can thiệp vào thị trường một cách có hiệu quả, nha nước phải có một lượng dự trữ ngoại tệ rất lớn. Nâng giá hoặc phá giá tiền tệ: Nâng giá thường chỉ xảy ra khi đồng tiền nước đó bị định giá thấp quá so với giá trị thực hoặc dưới sực ép của các nước khác do xuất siêu lớn, hay do nước đó muốn tăng nhập khẩu để tạo cân bằng trong cán cân thương mại, hạn chế lạm phát. Ngoài ra, nâng giá đồng tiền còn được xem là công cụ hữu hiệu để ngăn ngừa các đồng tiền bị mất giá chạy vào nước mình. Phá giá tiền tệ thường được tiến hành khi đồng tiền của nước đó bị mất giá trầm trọng. Phá giá là một trong những biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện tình trạng cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế. Các yếu tố khác Trên thực tế, tỷ giá còn chịu sự tác động của các yếu tố khác như những cú sốc kinh tế, chính trị, xã hội, hoạt động đầu cơ, hoặc các yếu tố tâm lý. Hành vi của các thành viên chủ yếu trên thị trường hối đoái cũng có thể có tác động tạm thời lên tỷ giá, bất chấp ảnh hưởng của những nhân tố cơ bản mang tính lâu dài. Chỉ cần sự kiện một nhà kinh doanh trên thị trường mua hoặc bán một lượng ngoại tệ lớn mà không rõ lý do, cũng có thể làm cho người khác hành động giống như vậy. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG I. THỰC TRẠNG TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN 1. Giai đoạn trước 1989: Cố định và đa tỷ giá Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đóng cửa và hướng nội. Đây là thời kỳ của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Các bạn hàng chủ yếu là các nước XHCN trong hội đồng tương trợ kinh tế. Hình thức trao đổi thương mại chủ yếu là hàng đổi hàng giữa các nước theo một tỷ giá đã được thoả thuận trong hiệp định ký kết song phương hay đa phương. Về giá cả, qua nhiều lần điều chỉnh, tổng điều chỉnh năm 1981-1982 và năm 1985, đến cuối năm 1987, đã điều chỉnh sát giá thị trường nhiều loại vật tư cơ bản và giá mua các loại nông sản. Cũng từ tháng 3-1989, bãi bỏ chế độ tỷ giá quyết toán nội bộ (khác xa với giá thực tế), đưa tỷ giá đồng Việt Nam/đô la Mỹ lên sát giá thị trường quốc tế. Có thể nói, trước năm 1987, toàn bộ chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Namthời kỳ này tập trung vào việc ấn định trực tiếp tỷ giá hối đoái theo chế độ tỷ giá hốiđoái cố định. Việc điều chỉnh tỷ giá giai đoạn này chủ yếu là do sự thay đổi bên ngoàinhư: việc mệnh giá đồng tiền, sự thay đổi hàm lượng vàng của các đồng ngoại tệ cóliên quan…Từ năm 1987 đến 3/1989, có một số sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái như sau: + Tại Quyết định số 290-CT ngày 10/10/1987, E(SUR/VND) = 150 thay cho5,64 từ năm 1959 (SUR mậu dịch); E(USD/VND) = 225 thay cho 18 từ năm 1985.Các tỷ giá này áp dụng để quyết toán nội bộ giữa đồng VND với SUR và USD. Cònđối với các đồng tiền của các nước khác XHCN, Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào tỷgiá kết toán nội bộ trên và mối tương quan với USD trên thị trường quốc tế để quyđịnh tỷ giá kết toán nội vụ cụ thể cho từng đồng tiền. + Tại Quyết định số 326-CT ngày 30/11/1987, đã xác định thêm tỷ giá phi mậudịch đối với đồng SUR là 204; tỷ giá chính thức E(USD/VND) = 638 thay cho 225như trên.Có thể nói, trong vòng 1,5 tháng Nhà nước đã tiến hành điều chỉnh tỷ giá chínhthức với USD lên gần gấp 3 lần và đưa thêm một loại tỷ giá mới vào thị trường, đó làtỷ giá phi mậu dịch. + Tại Quyết định số 43-CT ngày 3/3/1989, Hội đồng Bộ trưởng đã quyết địnhkhông áp dụng tỷ giá kết toán nội bộ đồng SUR và USD trong việc hạch toán, thanhtoán và quyết toán tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nước và xuất nhậpkhẩu mà sử dụng tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố. Trong giai đoạn 1985 - 1988, tỷ giá trên thị trường là E(SUR/VND) = 1500,E(USD/VND) = 3000. Rõ ràng, 1 Rup nhập khẩu Nhà nước phải bù lỗ số tiền là 1.350đồng và 1 Đôla phải bù lỗ 2.775 đồng (năm 1987) và 2.362 đồng từ đầu tháng12/1987. Tổng số tiền phải bù lỗ cho kim ngạch năm 1987 lên đến 900 tỷ VND. Tìnhhình này dẫn đến một thực trạng là những địa phương, những ngành nghề nào đó càngxuất khẩu thì ngân sách càng phải bù lỗ nhiều. nếu bù lỗ không đủ hay chậm trễ sẽ dẫnđến tình trạng nợ chồng chất lẫn nhau và tiếu vốn kinh doanh. Do tỷ giá chính thức Equy định thấp, các tổ chức kinh tế và cá nhân có ngoại tệ tìm cách không bán cho ngânhàng, các tổ chức đại diện nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài cũng hạn chế việcchuyển tiền vào tài khoản để chi tiêu mà thường đưa hàng từ nước ngoài vào hay sửdụng trực tiếp tiền mặt trên thị trường 2. Thời kỳ 1989-1991 : “Thả nổi” tỷ giá hối đoái Trong giai đoạn này trên thế giới diển ra tình trạng sụp đổ của các nước Đông Âu, Liên Xô. Quan hệ ngoại thương được bao cấp với các thị trường truyền thống bị gián đoạn, khiến chúng ta phải chuyển sang buôn bán với khu vực thanh toán bằng đồng Đô-la Mỹ. Quá trình đổi mới kinh tế thực sự diễn ra mạnh mẽ bắt đầu từ năm 1989. Năm  Tỷ giá USD/VND  Lạm phát    Giá chính thức của nhà nước  Giá thị trường tự do  Tăng giảm %    1989  4.200  4.570  +8.80  +34.070   1990  6.650  7.550  +13.50  +67.50   1991  12.720  12.550  -0.02  +68.00   Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, tỷ giá VND/USD qua các năm có biến động lên xuống. Tuy nhiên tổng quát mà nói, trong khoảng thời gian này, tỷ giá VND/USD có khuynh hướng tăng và được nhà nước điều chỉnh sát với giá thị trường tự do, điều này chứng tỏ nhà nước bắt đầu thả nổi tỷ giá, quan hệ cung cầu ngoại tệ đã được quan tâm đầy đủ hơn, tuy nhiên sự thả nổi đã: - Kích thích tâm lý đầu cơ
Luận văn liên quan