Chuyên đề Ứng dụng thương mại điện tử ở Pacific Airlines

Cuộc cách mạng số hóa đã một lần nữa đưa xã hội loài người lên một tầm cao mới, với sự thay đổi về mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hóa. Cuốn theo trào lưu của thời đại, hoạt động thương mại cũng biến đổi một cách mạnh mẽ. Giờ đây, bên cạnh hình thức thương mại truyền thống đã xuất hiện thêm một hình thức thương mại mới, thương mại điện tử. Thuật ngữ thương mại điện tử đang trở thành từ xuất hiện nhiều nhất trên các diễn đàn kinh tế. Giới kinh doanh đang thay đổi một phần quan điểm của mình, từ bỏ kiểu kinh doanh truyền thống để bước vào một kiểu kinh doanh hoàn toàn mới, thương mại điện tử. Tại Việt Nam, thương mại điện tử đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Những tập đoàn lớn và cả nhưng công ty nhỏ đều đã bắt đầu tìm thấy tác dụng của mạng Internet đối với khả năng phát triển và tồn tại của công ty mình. Đây cơ hội tốt nhất để các doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn ra thị trường thế giới. Pacific Airlines, hay Công ty Hàng không Cổ phần Pacific Airlines là một hãng hàng không giá rẻ có trụ sở tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hãng điều hành các dịch vụ bay chở hành khách và hàng hoá cũng như các chuyến bay thuê theo yêu cầu tới các điểm đến trong nước và quốc tế. Pacific Airlines được đánh giá là một trong hai Công ty triển khai thương mại điện tử toàn diện nhất ở Việt Nam. Qua quá trình tìm hiểu và làm việc tại Pacific Airlines, tôi nhận thấy thương mại điện tử là một bộ phận quan trọng trong chiến lược chiến lược kinh doanh của Công ty, thương mại điện tử dường như là một công cụ không thể thiếu để Pacific Airlines có thể chuyển đổi thành một hãng hàng không giá rẻ hàng đầu Việt Nam. Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài “Ứng dụng thương mại điện tử ở Pacific Airlines ”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc triển khai thương mại điện tử ở Pacific Airlines như thế nào với mục tiêu mô tả, phát hiện những mặt thành công cũng như hạn chế khi triển khai thương mại điện tử ở Pacific Airlines. Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng, thu thập và phân tích số liệu. Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để làm rõ tình hình ứng dụng thương mại điện tử ở Pacific Airlines. Được sự hướng dẫn của thạc sỹ Mai Xuân Được và Ban hỗ trợ&phát triển đại lý – chi nhánh miền Bắc, Công ty hàng không cổ phần Pacific Airlines, tôi đã hoàn thành chuyên đề gồm 3 chương chính: - Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HÀNG KHÔNG CỎ PHẦN PACIFIC AIRLINES - Chương II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT Ở PACIFIC AIRLINES TRONG THỜI GIAN QUA - Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TMĐT Ở PACIFIC AIRLINES

doc65 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3636 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Ứng dụng thương mại điện tử ở Pacific Airlines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Cuộc cách mạng số hóa đã một lần nữa đưa xã hội loài người lên một tầm cao mới, với sự thay đổi về mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hóa. Cuốn theo trào lưu của thời đại, hoạt động thương mại cũng biến đổi một cách mạnh mẽ. Giờ đây, bên cạnh hình thức thương mại truyền thống đã xuất hiện thêm một hình thức thương mại mới, thương mại điện tử. Thuật ngữ thương mại điện tử đang trở thành từ xuất hiện nhiều nhất trên các diễn đàn kinh tế. Giới kinh doanh đang thay đổi một phần quan điểm của mình, từ bỏ kiểu kinh doanh truyền thống để bước vào một kiểu kinh doanh hoàn toàn mới, thương mại điện tử. Tại Việt Nam, thương mại điện tử đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Những tập đoàn lớn và cả nhưng công ty nhỏ đều đã bắt đầu tìm thấy tác dụng của mạng Internet đối với khả năng phát triển và tồn tại của công ty mình. Đây cơ hội tốt nhất để các doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn ra thị trường thế giới. Pacific Airlines, hay Công ty Hàng không Cổ phần Pacific Airlines là một hãng hàng không giá rẻ có trụ sở tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hãng điều hành các dịch vụ bay chở hành khách và hàng hoá cũng như các chuyến bay thuê theo yêu cầu tới các điểm đến trong nước và quốc tế. Pacific Airlines được đánh giá là một trong hai Công ty triển khai thương mại điện tử toàn diện nhất ở Việt Nam. Qua quá trình tìm hiểu và làm việc tại Pacific Airlines, tôi nhận thấy thương mại điện tử là một bộ phận quan trọng trong chiến lược chiến lược kinh doanh của Công ty, thương mại điện tử dường như là một công cụ không thể thiếu để Pacific Airlines có thể chuyển đổi thành một hãng hàng không giá rẻ hàng đầu Việt Nam. Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài “Ứng dụng thương mại điện tử ở Pacific Airlines ”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc triển khai thương mại điện tử ở Pacific Airlines như thế nào với mục tiêu mô tả, phát hiện những mặt thành công cũng như hạn chế khi triển khai thương mại điện tử ở Pacific Airlines. Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng, thu thập và phân tích số liệu. Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để làm rõ tình hình ứng dụng thương mại điện tử ở Pacific Airlines. Được sự hướng dẫn của thạc sỹ Mai Xuân Được và Ban hỗ trợ&phát triển đại lý – chi nhánh miền Bắc, Công ty hàng không cổ phần Pacific Airlines, tôi đã hoàn thành chuyên đề gồm 3 chương chính: - Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HÀNG KHÔNG CỎ PHẦN PACIFIC AIRLINES - Chương II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT Ở PACIFIC AIRLINES TRONG THỜI GIAN QUA - Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TMĐT Ở PACIFIC AIRLINES Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HÀNG KHÔNG CỎ PHẦN PACIFIC AIRLINES 1.1. Các đặc điểm chủ yếu Công ty Hàng không cổ phần Pacific Airlines Thông tin chung: Tên doanh nghiệp: Công ty Hàng không cổ phần Pacific Airlines Tên tiếng Anh: Pacific Airlines Hình thức pháp lý: Công ty cồ phần Nhà nước Ngành nghề kinh doanh: dịch vụ vận tải hàng không Điện thoại: Tp Hồ Chí Minh: (84-8) 9.550.550 Hà Nội: (84-4) 9.550.550 Đà Nẵng: (84-511) 3.583.583 Webside: Cổ đông chính: Pacific Airlines đã và đang tiến hành tái cơ cấu thành hãng Hàng không đa sở hữu đầu tiên ở Việt Nam, bao gồm: - Cổ đông thuộc nhà nước: Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (State Capital Investment Corporation) - Cổ đông liên kết: Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist) - Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài: Qantas Airways (Úc). 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty - Các giai đoạn phát triển: Pacific Airlines là hãng hàng không lớn thứ hai ở Việt Nam, được thành lập vào năm 1991. Công ty có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở khai thác chính đặt tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Từ khi thành lập đến hết năm 2004, Pacific Airlines hoạt động dưới danh nghĩa là công ty độc lập, tuy nhiên thực chất lại là “công ty con” của Vietnam Airlines với sự nắm giữ đến 86% cổ phần của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (trụ cột là Vietnam Airlines). Trong suốt một thời gian dài, tình hình kinh doanh của Pacific Airlines liên tục lao dốc và thua lỗ trầm trọng: Báo cáo tài chính đến hết 2004 cho thấy Pacific Airlines lỗ khoảng 156 tỷ đồng, nhiều gấp 4 lần số vốn điều lệ và không có khả năng trả nợ, chính điều này đã đặt Pacific Airlines trước 2 tình thế: hoặc là bị giải thể hoặc là cơ cấu lại một cách hợp lý Do tình trạng thua lỗ nặng đến ngày 21/1/2005 , Pacific Airlines đã được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Bộ Tài chính theo Quyết định số 64/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức cũng như hoạt động SXKD của Công ty . Năm 2005, Pacific Airlines đã tích cực tái cơ cấu lại, cắt bớt đường bay không hiệu quả (tuyến Đà Nẵng – Hồng Kông, TP. Hò Chí Minh - Taipei, TP.Hò Chí Minh - Kaoshiung) và đàm phán lại để giảm chi phí thuê máy bay. Nhờ đó hãng đã phần nào giảm được các khoản lỗ. Từ tháng 02 năm 2007, Pacific Airlines chuyển đổi đồng bộ thành hãng hàng không giá rẻ đầu tiên ở Việt Nam. Việc chuyển đổi này cho phép công ty tổ chức kinh doanh phù hợp hơn với thị trường hàng không nội địa và khu vực trong phạm vi 5 giờ bay phản lực. Đối với thị trường này, các yếu tố giá vé rẻ và tần suất bay cao của Pacific Airlines trở nên quan trọng trong việc kích thích thị trường tăng trưởng nhanh và biến vận tải hàng không thành phương tiện giao thông công cộng cho nhiều đối tượng hành khách. Các biện pháp kiểm soát, cắt giảm chi phí theo mô hình hàng không giá rẻ cho phép Pacific Airlines kinh doanh hiệu quả, đồng thời hành khách của Pacific Airlines được hưởng lợi ích thiết thực từ giá vé máy bay rẻ hơn nhiều so với hàng không truyền thống. Ngày 26/4/2007 Qantas đã ký kết hợp đồng đầu tư với Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Qantas mua 30% cổ phần của Pacific Airline để trở thành đối tác chiến lược của hãng hàng không Pacific Airlines. Tới tháng 4 năm 2007, Pacific Airlines chiếm 30% thị phần vận chuyển hành khách trên tuyến bay chính của họ giữa thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội và chiếm tổng cộng 15% thị trường hàng không nội địa. Hiện nay, Pacific Airlines tập trung khai thác các đường bay thường lệ nội địa Việt Nam. Ngoài ra khi có yêu cầu, Pacific Airlines cũng khai thác thêm các chuyến bay thuê chuyến nội địa và quốc tế phục vụ các doanh nghiệp du lịch, các khách hàng công ty và các tổ chức quốc tế. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lí tài chính, thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tiến hành hoạt động kinh doanh theo pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ xã hội. Chăm lo, làm tốt công tác liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân viên trong công ty 1.1.2. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty 1.1.2.1.Thị trường và sản phẩm Thị trường: Hoạt động theo mô hình Hàng không giá rẻ, với số giờ bay thấp hơn 6 giờ bay, Pacific Airlines ngày càng nỗ lực hoàn thiện hơn nữa để phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng với phương châm “Ai cũng có thể bay”. Sản phẩm và dịch vụ cung ứng Các chuyến bay : Pacific Airlines là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam cung cấp các chuyến bay trong nước và quốc tế với các đường bay sau : Đường bay Tp. Hồ Chí Minh - Hà Nội Đường bay Tp. Hồ Chí Minh - Đà Nẵng Đường bay Tp. Hồ Chí Minh - Nha Trang Đường bay Tp. Hồ Chí Minh - Huế Đường bay Tp. Hồ Chí Minh - Hải Phòng Đường bay Tp. Hồ Chí Minh - Vinh Đường bay Tp. Hồ Chí Minh - Bangkok Đường bay Tp Hồ Chí Minh - Singapore - Kênh phân phối : Việc mua vé máy bay của Pacific Airlines có thể thực hiện dễ dàng hơn qua các kênh phân phối sau đây: Trang Web của công ty Khách hàng có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc đăng ký chỗ và thanh toán sau bằng tiền mặt tại các phòng vé của Pacific Airlines. Trung tâm phục vụ khách hàng (Guest Contact Centers) (hoạt động 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần) tại:       - Tp. Hồ Chí Minh: (84-8) 9.550.550                 - Hà Nội: (84-4) 9.550.550                 - Đà Nẵng: (84-511) 583.583 Phòng vé của Pacific Airlines tại các thành phố lớn và sân bay Đại lý được ủy quyền của Pacific Airlines trong và ngoài nước Nhằm phục vụ hành khách tốt hơn nữa, Pacific Airlines sử dụng rộng rãi mạng lưới đại lý bán vé máy bay chuyên nghiệp ở trong và ngoài nước. Hiện tại Pacific Airlines đã có gần 200 đại lý bán vé tại Việt Nam. Ngoài ra, Pacific Airlines tham gia 3 hệ thống bán vé máy bay toàn cầu (GDS) là Abacus, Amadeus và Galileo với tổng số trên 100.000 điểm bán (POS) trên toàn thế giới. Bất kỳ đại lý bán vé máy bay nào ở trong và ngoài nước có trang bị một trong các GDS thông dụng này đều có thể đặt chỗ, bán vé và thanh toán tiền vé bằng thẻ tín dụng cho các chuyến bay nội địa, quốc tế của Pacific Airlines. 1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 1.1.2.3.Quy trình sản xuất * Quy trình công nghệ thực hiện chuyến bay  * Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh 1.1.2.4. Đặc điểm về vốn, tài sản và trang thiết bị Tài sản Tỷ suất đầu tư = TSCĐ/Tổng TS Đơn vị tính: triệu Pacific Airlines  2005  2006  2007   Tài sản cố định  2235  2377  2646   Taì sản lưu động  1057  979  882   Tổng tài sản  3292  3356  3528   Tỷ suất đầu tư  67,89%  70,83%  75%   Nguồn: Phòng tài chính kế toán Tổng tài sản của Pacific Airlines tăng lên nhiều chủ yếu ở tài sản cố định, Nguyên nhân có thể là do tốc độ tăng trưởng của Pacific Airlines và chính sách đầu tư vào các tài sản cố đinh: mua sắm trang thiết bị, phát triển công nghệ hàng không. Nguồn vốn Để có thể nhìn khái quát về nguồn vốn của Pacific Airlines cần tập trung vào cơ cấu và tính ổn định thông qua: Vốn chủ sở hữu, vốn vay Cơ cấu nguồn vốn cần chú ý: Vốn vay / Tổng nguồn vốn. Pacific Airlines  2005  2006  2007   Vốn vay  1541  1539  1487   Vốn kinh doanh  1751  1817  2041   Tổng nguồn vốn  3292  3356  3528   Chỉ số mắc nợ  0,53  0.46  0,42   Nguồn: Phòng tài chính kế toán Vốn kinh doanh chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong tổng nguồn vốn chứng tỏ mức đảm bảo an toàn của Pacific Airlines càng cao. Đây là dấu hiệu mừng vì điều đó có nghĩa là giá trị Pacific Airlines tăng, tránh được rủi ro, làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư, chủ nợ,…nên thu hút được nhiều nguồn đầu tư hơn, làm tăng quy mô và chất lượng nguồn vốn được đầu tư. Hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị: Pacific Airlines hiện đang sở hữu hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bi hiện đại với : - Máy bay: 05 chiếc Boeing B737-400 - Xe đầu kéo hành lý : 24 chiếc . - Xe băng chuyền hành lý : 30 chiếc - Xe chở hành lý : 35 chiếc - Xe đẩy suất ăn : 250 chiếc - Xe chở hành khách :10 chiếc - Ngoài ra công ty còn có hệ thống văn phòng hiện đại ở cả 3 miền bao gồm:Trụ sở chính tại TP.Hồ Chí Minh,chi nhánh miền bắc tại Hà Nội , chi nhánh miền trung tại Đà Nẵng ;và các văn phòng đại diện ,đại lý tai Hải Phòng ,Vinh… 1.1.2.5.Đặc điểm về lao động Thực hiện đề án tái cơ cấu lại bộ máy tổ chức, Công ty đã kiên trì tuyển mộ, củng cố tổ chức, sắp xếp lao động. Do đó, công ty đã có bộ máy gọn nhẹ, có hiệu quả và mở ra sự công bằng trong phân phối lực lượng lao động, ai có năng lực, có trí tuệ và có khả năng cống hiến cho công ty, kết quả lao động cao sẽ được công ty trọng dụng và đương nhiên được hưởng những quyền lợi đặc biệt mà công ty dành cho các đối tượng. Tính đến ngày 31/12/2007 tổng số lao động trong Công ty là 650 người, trong đó : Đơn vị  Pacific Airlines   Kỳ báo cáo  Nov-07   STT  Tổng số cán bộ  650      Tuổi bình quân  32      Cơ cấu trình độ      1  Trên ÐH  38   2  Ðại học  386   3  Dưới ÐH  226      Cơ cấu nghiệp vụ      1  Quản lý  21   2  Kinh doanh  401   3  Đội bay  19   4  Chức năng  209      Thâm niên công tác      1  Trên 3 năm  190   2  Từ 1 đến 3 năm  333   3  Dưới 1 năm  127      Cơ cấu hợp đồng      1  Dài hạn  101   2  Lao động và đào tạo  215   3  Khác  0   4  Cơ bản  305   5  Học việc  27   Nguồn: Phòng nhân sự, tháng 12 năm 2007 Bộ máy nhân viên của PA nhìn chung là trẻ, trình độ nhân viên chiếm 65.23% là Đại học và trên Đại học, đủ tiêu chuẩn đáp ứng cho yêu cầu của công việc, thuận lợi cho doanh nghiệp vì đặc thù của ngành hàng không là công nghệ hiện đại và luôn thay đổi, cần nhanh nhạy nắm bắt công nghệ, theo kịp với đà phát triển của khu vực cũng như thế giới. 1.1.2.6. Tình hình sản xuất kinh doanh mấy năm gần đây Đơn vị : tỷ Nguồn: Phòng tài chính kế toán Từ biểu đồ ta có thể thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 5 năm trở lại đây có những điểm chính sau : Lợi nhuận của công ty trong 5 năm gần đây đều âm , điều này phản ánh tình trạng thua lỗ triền miên kéo dài của Công ty từ trước đến giờ : đó là 1 thực trạng thường thấy ở các công ty nhà nước đã quen hoạt động trong chế độ bảo trợ của nhà nước. Đến năm 2004, công ty đã thua lỗ ở mức rất cao (– 155.6 tỷ đồng ).Điều này phản ánh năng lực quản lý yếu kém , không có khả năng cạnh tranh của công ty, nguyên nhân dẫn đến điều này là do sự dựa dẫm quá lâu vào người anh cả Vietnam Airlines khi Pacific Airlines trực thuộc Tổng Công ty hàng không Việt Nam . Do tình trạng thua lỗ nặng đến ngày 21/1/2005 , Pacific Airlines đã được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Bộ Tài chính theo Quyết định số 64/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Điều này đã đánh dấu một bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động SXKD của Công ty . Năm 2005, dưới sự kiểm soát, chỉ đạo của Bộ Tài chính, Pacific Airlines đã tái cơ cấu lại Công ty, và ngay lập tức thu được những kết quả đáng kể: Tổng doanh thu tăng 94,8 tỷ đồng (13,64% ), lỗ giảm 70.1 tỷ đồng (45,05% ). Chi phí tuy tăng lên 1,7% so với năm trước nhưng đó là do sự gia tăng các chuyến bay và mua sắm một số trang thiết bị mới ,trên thực tế Công ty đã cắt giảm được khoản chi phí khổng lồ lên đến 130 tỷ đồng/ năm so với năm 2004. Năm 2006, doanh thu của Pacific Airlines tiếp tục tăng trưởng : doanh thu tăng 54,59% , lỗ giảm 22,57 % Đến năm 2007, khi Pacific Airlines chuyển đổi thành hãng hàng không giá rẻ đầu tiên ở Việt Nam, doanh thu tăng 1,59% , thua lỗ giảm 98,79 % , mặc dù doanh thu tăng chậm hơn so với năm trước nhưng thua lỗ giảm 65.4 tỷ đồng điều này là một thành công lớn trong tình hình giá xăng dầu trên thế giới đang tăng mạnh trong năm này. Như vậy , mặc dù Pacific Airlines đang lỗ nhưng với xu thế tăng trưởng và phát triển như những năm gần đây, cùng với chiến lược kinh doanh đúng đắn của ban lãnh đạo công ty, cùng với nỗ lực của mọi thành viên trong công ty, một viễn cảnh tươi sáng đang chờ đón Pacific Airlines , tin chắc Pacific Airlines sẽ thoát khỏi tình trạng thua lỗ và tiến tới phát triển thành một hãng hàng không giá rẻ hàng đầu Việt Nam có sức cạnh tranh trong nước cũng như trong khu vực 1.2.Những thuận lợi, khó khăn và những định hướng phát triển của Công ty 1.2.1.Thuận lợi và khó khăn Thuận lơi: - Từ khi Bộ Tài chính thay thế Tổng công ty Hàng không Viêt Nam làm cổ đông chi phối tại Pacific Airlines để kiểm soát đặc biệt và cơ cấu lại hoạt động theo quyết định số 64/2005/QĐ-TTg ngày 21/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ,dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Tài chính và các cơ quan của Bộ ,Ban chỉ đạo đề án tái cơ cấu, Hội đồng quản trị của Pacific Airlines , tình hình hoạt động công ty dần đi vào quỹ đạo, tăng năng lực và hiệu quả kinh doanh . - Cơ cấu tổ chức công ty dần ổn định, do chiến lược kinh doanh đúng đắn việc làm và thu nhập của cán bộ công nhân viên ổn định và ngày một cải thiện. Cán bộ công nhân viên đã thấy được tương lai của công ty , đặt niềm tin vào sự phát triển và nỗ lực hết mình làm tròn trách nhiệm của từng người, từng bộ phận để hướng tới mục tiêu, kế hoạch đã đề ra của Ban lãnh đạo . - Vừa qua Pacific Airline đã liên doanh với Jetstar Airways, Jetstar Airways sẽ hỗ trợ PA về kỹ thuật, lực lượng phi công, đào tạo, quản lý‎ vận hành, sửa chữa bảo hành máy bay, mở rộng mạng lưới bay nội địa và quốc tế hoạt động kinh doanh nói chung…ngoài ra, Pacific Airlines và Jetstar Airways sẽ liên kết thương hiệu, đây là một cơ hội lớn cho Pacific Airlines phát triển thương hiệu trong khu vực . - Cùng với sự phát triển kinh tế của toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, nhu cầu về vận tải bằng đường hàng không ngày càng tăng nhằm mục đích giao thương kinh tế, giao lưu văn hoá, và du lịch. Điều này góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành hàng không và hoạt động kinh doanh của Pacific Airlines . Khó khăn: - Trên thị trường nội địa, Pacific Airlines đang phải cạnh tranh khốc liệt với 2 doanh nghiệp là hãng Hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines và Công ty bay dịch vụ hàng không VASCO, tới đây, khi hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam Vietjetair đi vào hoạt động, sự cạnh tranh trên thị trường này ngày càng tăng. Trên các đường bay quốc tế, hiện nay trên thị trường dịch vụ hàng không Việt Nam đang có sự tham gia của 35 hãng hàng không nước ngoài, chủ yếu đến từ các nước Đông Nam Á. Đây thực sự là một thách thức lớn của Pacific Airlines khi hãng có ý định mở thêm các đường bay quốc tế đi và đến Việt Nam trong tương lai bởi các đối thủ này vốn có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Hàng không giá rẻ. - Biến động giá xăng dầu trên thế giới: giá xăng dầu trên thế giới ngày càng tăng mạnh , điều này tăng chi phí sản xuất kinh doanh và giảm lợi nhuận của công ty . - Sự bùng nổ tăng trưởng của hàng không thế giới, nhất là tại Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Trung Đông dẫn tới tình trạng khủng hoảng thiếu máy bay đối với các hãng hàng không. Pacific Airlines muốn có nhiều máy bay hơn song do phát triển hàng không thế giới quá nóng, việc thuê máy bay gặp nhiều khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng tới kế hoạch mở rông thị trường, mở thêm các đường bay mới và tăng tần suất các chuyến bay của Pacific Airlines. 1.2.2.Định hướng phát triển Mục tiêu chiến lược Pacific Airlines: trở thành hãng hàng không giá rẻ hàng đầu ở Việt Nam , có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới , kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo an toàn, an ninh cho hoạt động khai thác , góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội các địa phương và đất nước . Những ưu tiên và cam kết dịch vụ của Pacific Airlines với hành khách là an toàn, bay đúng giờ, các dịch vụ dưới đất, trên không tiện lợi và thân thiện, giá vé rẻ. Pacific Airlines mong muốn nhận được sự hiểu biết, ủng hộ và hợp tác của hành khách đối với các điều kiện đặc thù của hàng không giá rẻ, qua đó xây dựng mối quan hệ lợi ích bền chặt và đôi bên cùng có lợi. Mục tiêu chủ đạo năm 2008 của Pacific Airlines: ổn định khai thác , nâng cao hệ số sử dụng ghế, mở rộng thị trường khai thác và nâng cao hình ảnh của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Chương II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TMĐT Ở PACIFIC AIRLINES TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Sự cần thiết triển khai thương mại điện tử ở Pacific Airlines Lợi ích của thương mại điện tử : Đối với Công ty: Pacific Airlines đã lựa chọn sứ mệnh trở thành hãng hàng không giá rẻ đầu tiên ở Việt Nam. Quyết định này đồng nghĩa với việc Pacific Airlines phải tiết kiệm, giảm tối đa chi phí không cần thiết như: phòng bán vé, đại lý, con người, cơ sở vật chất và trước hết là tấm vé giấy. Tại Việt Nam, chi phí cho 1 tấm vé giấy thường từ 7-10 USD gồm: in ấn (ở nước ngoài), thiết kế, bảo quản, nhân viên phòng vé, kế toán… Các khoản chi phí này thường được tính vào giá vé, làm giảm đi rất nhiều sức cạnh tranh của các hãng hàng không. Còn khi chuyển sang vé điện tử, tổng chi phí cho một tấm vé sẽ giảm đến cực tiểu, chỉ bằng 1/10 so với vé giấy. Lợi ích này nhìn thấy rõ ràng và quá lớn . Trong quy trình bán vé giấy của các hãng hàng không thường có một bộ phận gọi là “tay xanh” (với Pacific Airlines ) hoặc “tay đỏ” (với Vietnam Airlines). Tên gọi này để chỉ các nhân v
Luận văn liên quan