Chuyên đề Ước lượng cung cầu

Về mặt hàng lúa gạo, năm 2011, nguồn cung lúa cả năm là 41,57 triệu tấn. Tiêu dùng nội địa cả năm 27,52 triệu tấn lúa bao gồm để giống, để ăn, hao hụt và chăn nuôi. Như vậy, cân đối cung cầu trong năm nay, sau khi trừ đi lượng lúa tiêu dùng nội địa còn 14,05 triệu tấn lúa, tương đương trên 7 triệu tấn gạo hàng hóa để phục vụ xuất khẩu. Dự báo trong năm 2012, tổng cung lúa là 41,52 triệu tấn, tiêu dùng nội địa 27,33 triệu tấn lúa. Trong năm tới, sau khi cân đối cung cầu sẽ có khoảng 14,19 triệu tấn lúa, tương đương 7,2 triệu tấn gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Đối với mặt hàng thực phẩm, năm 2011, tổng lượng thịt các loại sản xuất trong nước và nhập khẩu ước khoảng 100 ngàn tấn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Trong năm tới, dự kiến, tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất được sẽ tăng 6,2% so với năm 2011 ước đạt 4,515 triệu tấn thịt các loại. Dự kiến sẽ nhập khẩu 60-70 ngàn tấn thịt các loại. Tổng khối lượng thịt các loại tiêu dùng trong nước ước khoảng 3,3 triệu tấn thịt xẻ quy đổi, tăng khoảng 6,5-7% so với năm 2011.

doc31 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2463 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Ước lượng cung cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔN: MARKETING NÔNG NGHIỆP Chuyên đề ƯỚC LƯỢNG CUNG CẦU Giáo viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện: TS. BÙI VĂN TRỊNH NHÓM 1.3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔN MARKETING NÔNG NGHIỆP -------------aõb-------------- Chuyên đề 3: GIẢNG VIÊN: NHÓM SINH VIÊN: TS.BÙI VĂN TRỊNH Nhóm 3 Danh sách nhóm 1.3 STT Họ và tên MSSV Mức độ tham gia (%) Mức độ đóng góp(%) 1 Dương Thị Thùy Dung 4105036 100 100 2 Nguyễn Thị Thu Hà 4105043 100 100 3 Nguyễn Ngọc Lam 4105052 100 100 4 Trang Tú Ngoan 4105062 100 100 5 Văng Thị Bích Ngọc 4105063 100 100 6 Mai Quốc Phú 4105070 100 100 7 Đặng Trần Kim Phượng 4105072 100 100 8 Nguyễn Thanh Tân 4105076 100 100 9 Nguyễn Trường Thạnh 4105077 100 100 10 Lý Thu Thảo 4105079 100 100 11 Trần Thị Kim Thương 4105086 100 100 12 Nguyễn Thị Thanh Trúc 4105093 100 100 MỤC LỤC Trang 3.1 TÌNH HÌNH CUNG CẦU LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM NĂM 2011 ...........................................................................................................................5 3.2 ƯỚC LƯỢNG CUNG………………………………………………….. 5 3.2.1 Cung thực tế.........................................................................................6 3.2.2 Cung trong tương lai................................................................................. 9 a. Phân tích xu hướng theo thời gian.......................................................9 b. Mô hình phản ứng cung......................................................................12 3.3 ƯỚC LƯỢNG CẦU...............................................................................17 3.3.1 Cầu hiện tại....................................................................................... 17 a. Phương pháp tiêu chuẩn.....................................................................17 b. Phương pháp tỉ số chuỗi (phương pháp chuỗi hệ số - chain ratio method)...................................................................................................18 c. Phương pháp tổng hợp thị trường…………………………………..18 3.3.2 Cầu trong tương lai 19 a. Điều tra về ý kiến khách hàng và đánh giá nhu cầu 19 b. Tham khảo ý kiến chuyên gia 20 c. Thử nghiệm thị trường........................................................................21 d. Sử dụng các tham số định chuẩn........................................................ 22 e. Phân tích chuỗi số thời gian............................................................... 23 f. Phương pháp hồi qui...........................................................................25 g. Dãy số thời gian ........................................................................................27 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................31 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Diện tích trồng bưởi tập trung tại tỉnh Vĩnh Long (2004)…………...9 Hình 2: Diện tích trồng bưởi phân tán tại tỉnh Vĩnh Long (2004)……………9 Hình 3: Đồ thị hàm tuyến tính thể hiện xu thế tăng hoặc giảm theo đường thẳng…………………………………………................................................10 Hình 4: Hàm logarit thể hiện xu thế tăng (hoặc giảm) theo tốc độ tăng %.....10 Hình 5: Đồ thị hàm parabol thể hiện xu thế tăng (hoặc giảm) của lượng cung sản phẩm.............................………………………………………….............11 Hình 6: Tiêu thụ thực phẩm………………………………………………..17 Hình 7: Các phương pháp thu thập số liệu giúp dự báo về cầu…………..20 Hình 8: Quy trình thử nghiệm……………………………………………...22 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Sản lượng lúa Đông Xuân ở Vĩnh Long…………………………....11 Bảng 2: Mô hình hồi quy ước lượng sản lượng lúa Đông Xuân ở Vĩnh Long ……………………………………………………………………………….12 Bảng 3: Tình hình tiêu thụ (tuần lễ 23/05/2011-27/05/2011)…………….18 Bảng 4: So sánh các phương pháp tính mức tăng trưởng và tỉ lệ tăng trưởng trung bình…………………….........................................................................24 Bảng 5: Dự báo nhu cầu tiêu thụ trong tương lai.....……………...................25 Bảng 6: Các dạng hàm số thường dùng để ước lượng cầu và hệ số co dãn tương ứng.........................................................................................................26 Bảng 7: Số liệu về lượng hàng bán được (Y-tấn/tháng) và đơn giá cửa hàng A (X-ngàn đồng/kg)……………………………………………………………27 Bảng 8: Mô hình hồi quy ước lượng lượng hàng bán được ở cửa hàng A..27 Bảng 9: Cầu về lượng gạo nước ta từ năm 2009-2011…………………....28 Chuyên đề 3: ƯỚC LƯỢNG CUNG CẦU 3.1 TÌNH HÌNH CUNG CẦU LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM NĂM 2011 Về mặt hàng lúa gạo, năm 2011, nguồn cung lúa cả năm là 41,57 triệu tấn. Tiêu dùng nội địa cả năm 27,52 triệu tấn lúa bao gồm để giống, để ăn, hao hụt và chăn nuôi. Như vậy, cân đối cung cầu trong năm nay, sau khi trừ đi lượng lúa tiêu dùng nội địa còn 14,05 triệu tấn lúa, tương đương trên 7 triệu tấn gạo hàng hóa để phục vụ xuất khẩu. Dự báo trong năm 2012, tổng cung lúa là 41,52 triệu tấn, tiêu dùng nội địa 27,33 triệu tấn lúa. Trong năm tới, sau khi cân đối cung cầu sẽ có khoảng 14,19 triệu tấn lúa, tương đương 7,2 triệu tấn gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Đối với mặt hàng thực phẩm, năm 2011, tổng lượng thịt các loại sản xuất trong nước và nhập khẩu ước khoảng 100 ngàn tấn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Trong năm tới, dự kiến, tổng sản lượng thịt hơi các loại sản xuất được sẽ tăng 6,2% so với năm 2011 ước đạt 4,515 triệu tấn thịt các loại. Dự kiến sẽ nhập khẩu 60-70 ngàn tấn thịt các loại. Tổng khối lượng thịt các loại tiêu dùng trong nước ước khoảng 3,3 triệu tấn thịt xẻ quy đổi, tăng khoảng 6,5-7% so với năm 2011. Đối với mặt hàng muối, năm 2011 tổng cung là 1.327.000 tấn, tổng cầu 1.200.000 tấn. Như vậy, lượng muối còn tồn kho sẽ chuyển sang năm 2012 là 127.000 tấn, ngoài ra còn cả lượng muối đã cấp hạn ngạch nhưng chưa nhập khẩu về (59.000 tấn) phục vụ cho sản xuất hóa chất và y tế. Dự báo trong năm 2012, tổng cung muối sẽ đạt 1.364.000 tấn và nhu cầu tiêu thụ khoảng 1.210.000 tấn. [1, tr. 1] 3.2 ƯỚC LƯỢNG CUNG 3.2.1 Cung thực tế Cung hàng hóa trong nông nghiệp là mô tả một số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người bán sẵn lòng bán ở các mức giá khác nhau, trong một khoảng thời gian xác định trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Khi giá hàng hóa tăng lên thì cung của hàng hóa đó tăng lên và ngược lại. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung: Giá của bản thân hàng hóa đó; Giá của các yếu tố sản xuất; Công nghệ sản xuất có thể áp dụng; Chính sách thuế và các quy định của chính phủ; Số lượng người sản xuất; Các kỳ vọng của người sản xuất trong tương lai.[4, tr. 29] Cung thực tế có thể được tính như sau: diện tích gieo trồng thực tế diện tích thu hoạch năng suất trung bình/ ha X = Sản lượng sản xuất tại địa phương vào một năm cụ thể Ví dụ: Tình hình sản xuất bưởi năm roi ở Vĩnh Long vào năm 2010 như sau: Theo UBND Vĩnh Long đến năm 2010 diện tích bưởi 5 roi là 8.000 ha tập trung các huyện Bình Minh, Tam Bình mở rộng diện tích sang huyện Trà Ôn thuộc các xã Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Tích Thiện. Năng suất trung bình 15 tấn/ ha. Ta có: + Diện tích thu hoạch: 8000 ha + Năng suất trung bình: 15 tấn/ ha => Sản lượng bưởi năm roi = 8 * 15 = 120 tấn. Tổng cung = sản lượng sản xuất địa phương + tồn kho kỳ trước + nhập từ nơi khác. Ví dụ: Tổng cung bưởi năm roi vào năm 2010 ở Vĩnh Long + Tồn kho kỳ trước: 1.2 tấn + Nhập kho từ nơi khác: 3 tấn => Tổng cung = 120 + 1.2 + 3=124.2 tấn Nếu không thể ước lượng trực tiếp về diện tích gieo trồng của các sản phẩm khác nhau hoặc năng suất trung bình thì có thể sử dụng các cách tiếp cận khác nhau căn cứ vào mức độ thông tin có được. Ước đoán về phạm vi thặng dư hoặc thiếu hụt so với tình hình bình thường. Sản xuất bình thường của năm hiện tại có thể được xác định từ việc phân tích các ước lượng về tình hình sản xuất của các năm trước. Từ đó ước tính về sản lượng năm nay có thể được tính toán từ các thông tin trên. Ví dụ: Vĩnh Long là tỉnh có diện tích bưởi 5 roi lớn nhất ở ĐBSCL. Hiện nay Vĩnh Long đã có một vài giống bưởi chất lượng ngon, cho trái quanh năm như năm roi, da xanh: bưởi năm roi Bình Minh nổi tiếng chất lượng ngon, không hạt; bưởi da xanh hiện cũng đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Vùng đất Vĩnh Long thích hợp cho việc trồng bưởi. Riêng huyện Bình Minh là nơi thích hợp nhất cho giống bưởi 5 roi. Mặc khác vùng đất Vĩnh Long có nhiều thuận lợi về địa hình sông nước, đất đai về các chính sách thông thoáng của tỉnh trong việc khuyến khích đầu tư trồng bưởi trên diện rộng, cũng như có sự quan tâm và giúp đỡ từ các viện nghiên cứu (miền Nam, các học viện nước ngòai), trường đại học Cần Thơ, nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức quan tâm phát triển Nhiều công nghệ, tiến bộ kĩ thuật trong cải thiện giống, sản xuất cây giống đã và đang được thực hiện tại đây Theo dự án phát triển của UBND tỉnh Vĩnh Long, đến năm 2010, diện tích trồng bưởi cả tỉnh phát triển lên đến 9.000 ha. => Từ những điểm mạnh đó cho thấy năng suất bưởi năm roi sẽ tăng qua các năm. Sử dụng số liệu theo xu hướng từ các năm trước trong trường hợp điều kiện phát triển cây trồng và việc cung ứng vật tư là bình thường cũng như không có những tác động khác ảnh hưởng đến diện tích gieo trồng. Ví dụ: Diện tích trồng bưởi ở Vĩnh Long không đổi qua các năm, thời tiết cũng không có thay đổi lớn, không có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật vẫn cung cấp đầy đủ cho việc chăm sóc cây trồng. Bên cạnh đó, năng suất bưởi phụ thuộc nhiều vào việc trồng tập trung hay phân tán: Đối với diện tích trồng tập trung thì năng suất đạt khá cao khỏang 20-30 tấn/ha trong đó số hộ đạt trên 15 tấn/ha chiếm 75%, cao nhất đạt tới 80 tấn/ha. Đối với diện tích trồng phân tán thì năng suất trung bình đạt thấp hơn, chỉ khỏang 10,028 tấn/ha. Đa số nông dân trồng bưởi Vĩnh Long hiện vẫn đang trồng bưởi tự do, phân tán theo qui mô kinh tế hộ gia đình. Hình 1: Diện tích trồng bưởi tập trung tại tỉnh Vĩnh Long (2004) Hình 2: Diện tích trồng bưởi phân tán tại tỉnh Vĩnh Long (2004) Đồ thị 1 cho thấy rõ tổng diện tích trồng bưởi tập trung của xã Bình Minh chiếm gần 50% tổng diện tích trồng bưởi tập trung trong tỉnh, là xã trồng bưởi với quy mô lớn và tập trung nhất. Các xã khác chưa có xã nào đạt được 1.000 ha trồng tập trung. Trong khi đó, đồ thị 2, bưởi được trồng phân tán, với diện tích khá cao, đặc biệt 3 tỉnh Vũng Liêm,Trà Ôn và Tam Bình với tổng diện tích đang cho trái cao gấp 100 lần so với diện trồng tập trung hiện nay đa số sản phẩm hiện vẫn còn đang được trồng phân tán là chủ yếu và không đồng bộ. Từ đó cho thấy năng suất bưởi năm roi ở Vĩnh Long vẫn còn thấp.[2, tr. 1] 3.2.2 Cung trong tương lai a. Phân tích xu hướng theo thời gian Trong quá trình phân tích, các dạng hàm tương quan được xác định từ diễn biến thực tế của số liệu. Các phương trình có thể được sử dụng là: Mô hình dự báo theo phương trình hồi quy đường thẳng: Y = a + bt Trong đó: a,b là những tham số quy định vị trí của đường hồi quy. Từ phương trình này, bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất hoặc thông qua việc đặt thứ tự thời gian (t) trong dãy số để tính các tham số a,b.  Nếu đặt thứ tự thời gian t sao cho t∑ khác 0 ( t ∑=0), ta có các công thức tính tham số sau: a = ∑ y / n b = ∑ y.t / ∑ t2 Y = a + bX Y = a - bX Hình 3: Đồ thị hàm tuyến tính thể hiện xu thế tăng hoặc giảm theo đường thẳng Xu hướng dạng hàm số mũ: Y =  aXb Phương trình này có thể được chuyển sang dạng log: Log Y = log a + b log X. log y = a + bX log y = a - bX Hình 4: Hàm logarit thể hiện xu thế tăng (hoặc giảm) theo tốc độ tăng % Dạng Parapol: Y = a + bX + cX2. Trong đó: Y = lượng cung sản phẩm. X = biến thời gian. a, b, c = các tham số. Hàm parabol thể hiện xu thế tăng (hoặc giảm) lúc đầu chậm, song về sau nhanh hơn. y = a + bx + cx2 y = a - bx - cx2 Hình 5: Đồ thị hàm parabol thể hiện xu thế tăng (hoặc giảm) của lượng cung sản phẩm Bảng 1: Sản lượng lúa Đông Xuân ở Vĩnh Long Năm X Y ( Nghìn tấn ) 2000 1 434.2 2001 2 403.4 2002 3 444.3 2003 4 421.9 2004 5 422.6 2005 6 437.7 2006 7 424.9 2007 8 418.8 2008 9 431.3 2009 10 427.5 2010 11 453.9 (Nguồn : Giá trị sản xuất Nông nghiệp theo giá so sánh 1994 phân theo địa phương, Tổng cục Thống kê, www.gso.gov.vn) Bảng 2: Mô hình hồi quy ước lượng lúa Đông Xuân ở Vĩnh Long . reg Y X Source | SS df MS Number of obs = 11 -------------+------------------------------ F( 1, 9) = 1.17 Model | 210.036111 1 210.036111 Prob > F = 0.3084 Residual | 1621.70958 9 180.189953 R-squared = 0.1147 -------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.0163 Total | 1831.74569 10 183.174569 Root MSE = 13.423 ------------------------------------------------------------------------------ Y | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------- X | 1.381817 1.279879 1.08 0.308 -1.51347 4.277105 _cons | 420.8455 8.680562 48.48 0.000 401.2087 440.4823 ------------------------------------------------------------------------------ Ta có kết quả từ mô hình hồi quy như sau: Y=420 .8455 + 1.381817X Kết Luận: Trong giai đoạn từ 2000 đến 2010, bình quân sản lượng lúa Đông Xuân ở Vĩnh Long tăng 1.381817 nghìn tấn/năm. b. Mô hình phản ứng cung Mô hình phản ứng cung xác định quan hệ giữa lượng cung và các nhân tố ảnh hưởng tới nó. Mục tiêu ước lượng của mô hình là: Định lượng hóa tác động của các nhân tố; Ước lượng các tham số cụ thể; Dự báo dựa vào kết quả ước lượng. Trong thực tế, một nhà sản xuất khi sản xuất ra sản phẩm của mình cần phải nghiên cứu, so sánh các số liệu trong quá khứ và thăm dò thị trường để nắm được số lượng sản phẩm cần sản xuất ra thị trường là bao nhiêu để đạt được doanh thu tối đa và từ đó đạt được tối đa hóa lợi nhuận. Trong nông nghiệp cũng vậy, khi sản xuất ra sản phẩm cần phải quan tâm, xem xét đến nhiều yếu tố tác động như: chi phí sản xuất, giá sản phẩm tạo ra, trình độ khoa học kĩ thuật, thời tiết,… nhằm mục đích cung ứng số lượng sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường ở hiện tại và tương lai. Chi phí sản xuất (giá cả của các yếu tố đầu vào): khi chi phí sản xuất biến động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhà sản xuất (người nông dân), cụ thể khi chi phí sản xuất của một mặt hàng cụ thể tăng khiến nông dân thu lại lợi nhuận thấp hơn buộc họ phải chuyển sang đối tượng sản xuất khác sao cho chi phí mà họ bỏ ra sẽ thấp hơn nhưng vẫn đem lại lợi nhuận bằng hoặc cao hơn so với đối tượng sản xuất trước kia. Chi phí sản xuất giảm sẽ có hiệu ứng ngược lại. Chính sách thuế và các quy định của chính phủ: khi chính phủ tăng thuế đối với sản phẩm nông nghiệp sẽ đẩy giá tăng lên dẫn đến cầu của người tiêu dùng giảm và khi đó ảnh hưởng đến cung sản phẩm sẽ giảm . Giá sản phẩm: khi giá tăng lên cao, lượng cung của người bán tăng lên và ngược lại. Nông dân có xu hướng mở rộng nguồn cung khi giá tăng và ngược lại. Trình độ khoa học kĩ thuật: trình độ khoa học kĩ thuật được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra năng xuất cao, chất lượng tốt. Góp phần tăng lượng cung ra thị trường, thúc đẩy sản xuất đối với nông dân. Thời tiết: Sản xuất nông nghiệp của nước ta còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết nên ảnh hưởng của yếu tố thời tiết là rất lớn đến kết quả sản xuất nông nghiệp. Điều kiện thời tiết thuận lợi giúp cho quá trình canh tác và thu hoạch được tốt hơn do đó ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cũng như nguồn cung sản phẩm. Trong khi hạn hán và lũ lụt có hiệu ứng ngược lại. Sâu bệnh cũng có tác động tiêu cực đến năng suất và nguồn cung. Có 2 phương pháp ước lượng phản ứng cung: Trực tiếp và gián tiếp. Phương pháp trực tiếp: Tất cả các biến số có khả năng tác động đến cung sản phẩm đều được đưa vào mô hình theo phương trình dạng tuyến tính như: Qt = a + b1*Pct-1 + b2*Pat-1 + b3* Pft-1 + b4*T + b5*Rt. (1) (Tương tự dạng tuyến tính Q= a + bX) Mô hình sản xuất bưởi có dạng như sau: Qt = a + b1*Pct-1 + b2*Pat-1 + b3* Pft-1 + b4*T + b5*Rt. (1) Trong đó: Qt : lượng bưởi cung ứng (tấn); Pct-1 : đơn giá bưởi (ngàn đồng/tấn); Pat-1: giá của sản phẩm cạnh tranh (ngàn đồng/tấn); Pft-1: đơn giá phân bón (đồng/kg); T: công nghệ; R: lượng mưa (milimet); a: hằng số; b1...b5: tham số ước lượng; t: thời điểm hiện tại; t-1: thời điểm trước đó. Phương trình (1) thể hiện các yếu tố tác động trực tiếp đến lượng cung bưởi (Qt). Ở đây ta thấy đơn giá bưởi (Pct-1), giá của sản phẩm cạnh tranh (Pat-1), đơn giá phân bón (Pft-1), công nghệ (T), lượng mưa (R) thay đổi theo những tham số nhất định (b1…b5) dẫn đến lượng cung bưởi (Qt) cũng thay đổi theo (Qt tăng hay giảm tùy thuộc vào các yếu tố). Điều này chứng tỏ rằng, khi ước lượng lượng cung bưởi (Qt) thì cần chú ý đến sự biến động của các yếu tố khác nhằm tính toán lượng cung sản phẩm hợp lí làm giảm chi phí đến tối thiểu và đạt được lợi nhuận tối đa khi doanh thu lớn nhất. Ví dụ: Đơn giá bưởi = 7.000.000 đồng/tấn; Giá của sản phẩm cạnh tranh = 7.200.000 đồng/tấn; Giá phân bón = 50.000 đồng/kg; Công nghệ = 5.000.000; Lượng mưa = 500mm; Với: a = 1.8000.000 ,b1 = 10 ,b2 =1 ,b3 = 100 ,b4 = 2 ,b5 = 20 (Nguồn: nhóm tạo ra) Theo (1) ta có: - Lượng bưởi cung ứng là: Qt =1.800.000 + 10*7.000.000 + 1*7.200.000 + 100*50.000 + 2*5.000.000 + 5000*20 = 94.100.000 Phương pháp gián tiếp: các hàm diện tích và năng suất được ước lượng riêng biệt sau đó mới nhân với nhau để tính sản lượng cung ứng. Sản lượng bưởi cung ứng có thể được ước lượng như sau: Qt = f (At * Yt) (2) Trong đó: At = a1 + b1*Pct-1 + b2*Pat-1 + b3* At-1 (2a) Yt = a2 + b4*Pct-1 + b5*Pat-1 + b6* Pft-1 + b7*PWt-1+ b8T + b9*Rt (2b) At: diện tích trồng bưởi (ha); Yt: năng suất bưởi (tấn/ha); Pct-1 : đơn giá bưởi (ngàn đồng/tấn); Pat-1: giá của sản phẩm cạnh tranh (ngàn đồng/tấn); Pft-1: đơn giá phân bón (đồng/kg); PWt-1: giá của ngày công lao động; T: công nghệ; R: lượng mưa (milimet); a: hằng số; b1...b9 : tham số ước lượng; t: thời điểm hiện tại; t-1: thời điểm trước. Mô hình này xác định mối quan hệ giữa lượng cung bưởi và các nhân tố tác động đến nó. Lượng cung bưởi (Qt) ở phương pháp này cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố như ở phương pháp trực tiếp nhưng được biểu thị bằng hàm đa thức.Trong đó, hàm diện tích đất trồng bưởi (At) được nhân với hàm năng suất bưởi (Yt). Theo cách tính thông thường thì diện tích nhân với năng xuất sẽ bằng tổng sản phẩm, vì vậy ta sẽ ước lượng được lượng cung bưởi (Qt). Ví dụ: Giá bưởi = 6.000 (ngàn đồng/tấn); Giá của sản phẩm cạnh tranh = 7.000 (ngàn đồng/tấn); Diện tích trồng bắp ở thời điểm trước đó = 2(ha); Với : a1 = 200 , b1 = 1 , b2 = 1 , b3 =1 Giá của phân bón = 50 (ngàn đồng/kg) Giá trị ngày công lao động = 100 (ngàn đồng) T = 5.000 Rt =20 mm Với a1 = 300 , b4 = 1 , b5 =1 , b6 = 20 , b7 = 5 , b8 = 1 , b9 = 10 (Nguồn:do nhóm tạo) Theo (2a), (2b) ta có: - Diện tích trồng bắp là: At = 200 + 6.000*1 + 7.000*1 + 20.000*1 = 33200 () =3.32 (ha) - Năng suất bưởi là: Yt = 300 + 6.000*1 + 7.000*1 + 50*20 + 100*5 + 5.000*1 + 20*10 = 20.000 (ngàn đồng/tấn) 3.3 ƯỚC LƯỢNG CẦU 3.3.1 Cầu hiện tại Tổng cầu thị trường đối với một sản phẩm là tổng khối lượng sản phẩm sẽ được mua bởi một loại khách hàng nhất định, tại một khu vực địa lý nhất định, trong một thời gian nhất định ở một môi trường marketing nhất định, dưới một mức độ và phối hợp nhất định các nỗ lực marketing của ngành sản xuất sản phẩm đó. Hình 6: Tiêu thụ thực phẩm (Nguồn:Dùng hàng Việt, Có nhiều phương pháp để ước lượng tổng cầu thị trường, sau đây là hai phương pháp đơn giản và được áp dụng khá phổ biến. Phương pháp tiêu chuẩn: Q = n * q * p (3) Trong đó: Q là tổng cầu thị trường; n là số lượng người mua trong thị trường; q là số lượng mà một khách mua trung bình đã mua trong 1 năm; p là mức giá trung bình của một đơn vị sản phẩm. Ví dụ: Tại một của hàng kinh doanh các mặt
Luận văn liên quan