Chuyên đề Vấn đề cơ bản của triết học và các trường phái triết học trong lịch sử

Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết họ, mặt khác nó cũng là là tiêu chuẩn để xác lập trường thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ. Theo Ăngghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại” Vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt: - Mặt thứ nhất, giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào? - Mặt thứ hai, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Việc giải hai mặt cơ bản của triết học là xuất phát điểm của các trường phái triết học. Trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã xuất hiện nhất nguyên luận khi lấy việc thừa nhận chỉ một trong hai thực thể (vật chất hoặc ý thức) là cái có trước và quyết định cái kia, nghĩa là cho rằng thế giới chỉ có một nguồn gốc duy nhất. Nhất nguyên luận bao gồm nhất nguyên luận duy tâm (chủ nghĩa duy tâm, triết học duy tâm) và nhất nguyên luận duy vật (chủ nghĩa duy vật, triết học duy vật). Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm bản chất của thế giới là ý thức, ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức có trước và quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội, đó là sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hoá, thần thánh hoá một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức, đồng thời thường gắn với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Mặt khác, chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cũng thường có mối liên hệ mật thiết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người, khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân. Đại biểu là Gióocgiơ Béccli ông là nhà triết học duy tâm chủ quan, vị linh mục người Anh. Triết học của ông chứa đầy tư tưởng thần bí, đối lập với chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần. Ông dựa vào quan điểm của các nhà duy danh luận thời trung cổ để khẳng định rằng, khái niệm về vật chất không tồn tại khách quan, mà chỉ tồn tại những vật thể cụ thể, riêng rẽ; sự tranh cãi về khái niệm vật chất là hoàn toàn vô ích, khái niệm đó chỉ là cái tên gọi thuần tuý mà thôi. Vậy đối với triết học Béccli thì các vật thể cụ thể cảm tính được hiểu như thế nào? Với tính cách một nhà triết học duy tâm chủ quan, ông đưa ra một mệnh đề triết học nổi tiếng “vật thể trong thế giới quanh ta là sự phức hợp của các cảm giác”. Thí dụ, cái bàn, đó không phải là một vật thể hữu hình mà chỉ là do mắt ta nhìn thấy nó có hình khối; màu sắc, hương vị của hoa quả cũng chỉ do cảm giác của con người nhận biết. Chúng không tồn tại thật. Nói tóm lại, theo Béccli, mọi vật thể chỉ tồn tại trong chừng mực mà người ta cảm biết được chúng. Ông tuyên bố: tồn tại có nghĩa là được cảm biết. Như vậy chủ nghĩa duy tâm chủ quan cuối cùng đã đưa triết học của Béccli đến chủ nghĩa duy ngã, đến chỗ phủ nhận sự tồn tại khách quan, tồn tại thật sự của sự vật, kể cả con người, chỉ loại trừ chủ thể đang nhận thức (tức con người có cảm giác), loại trừ cái “tôi” mà thôi. Để cố gắng tránh rơi vào chủ nghĩa duy ngã đầy phi lí, Béccli đã chuyển từ chủ nghĩa chủ nghĩa duy tâm chủ quan sang chủ nghĩa duy tâm khách quan. Ông khẳng định rằng: chủ thể nhận thức thì không phải chỉ có một, khi một vật nào đó khi không còn nhận thức bởi một chủ thể này thì nó lại tiếp tục được nhận thức bởi các chủ thể khác. Và thậm chí tất cả các chủ thể (con người) không còn nữa thì vật thể vẫn tồn tại như là tổng số tư tưởng trong trí tuệ Thượng đế. Và Thượng đế cũng là một chủ thể, nhưng tồn tại vĩnh cữu và luôn luôn đưa vào trong ý thức những chủ thể riêng lẽ (con người) nội dung của cảm giác.

doc27 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 16194 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vấn đề cơ bản của triết học và các trường phái triết học trong lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ____(((____ Chuyên đề triết học : VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC VÀ CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC TRONG LỊCH SỬ ( Giảng viên: Nguyễn Cảnh Chắt Sinh viên thực hiện: Phan Đình Tương Nhóm: 6 Huế, 04/2011 Bài làm: Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết họ, mặt khác nó cũng là là tiêu chuẩn để xác lập trường thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ. Theo Ăngghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại” Vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt: - Mặt thứ nhất, giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào? - Mặt thứ hai, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Việc giải hai mặt cơ bản của triết học là xuất phát điểm của các trường phái triết học. Trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã xuất hiện nhất nguyên luận khi lấy việc thừa nhận chỉ một trong hai thực thể (vật chất hoặc ý thức) là cái có trước và quyết định cái kia, nghĩa là cho rằng thế giới chỉ có một nguồn gốc duy nhất. Nhất nguyên luận bao gồm nhất nguyên luận duy tâm (chủ nghĩa duy tâm, triết học duy tâm) và nhất nguyên luận duy vật (chủ nghĩa duy vật, triết học duy vật). Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm bản chất của thế giới là ý thức, ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức có trước và quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội, đó là sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hoá, thần thánh hoá một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức, đồng thời thường gắn với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Mặt khác, chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cũng thường có mối liên hệ mật thiết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người, khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân. Đại biểu là Gióocgiơ Béccli ông là nhà triết học duy tâm chủ quan, vị linh mục người Anh. Triết học của ông chứa đầy tư tưởng thần bí, đối lập với chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần. Ông dựa vào quan điểm của các nhà duy danh luận thời trung cổ để khẳng định rằng, khái niệm về vật chất không tồn tại khách quan, mà chỉ tồn tại những vật thể cụ thể, riêng rẽ; sự tranh cãi về khái niệm vật chất là hoàn toàn vô ích, khái niệm đó chỉ là cái tên gọi thuần tuý mà thôi. Vậy đối với triết học Béccli thì các vật thể cụ thể cảm tính được hiểu như thế nào? Với tính cách một nhà triết học duy tâm chủ quan, ông đưa ra một mệnh đề triết học nổi tiếng “vật thể trong thế giới quanh ta là sự phức hợp của các cảm giác”. Thí dụ, cái bàn, đó không phải là một vật thể hữu hình mà chỉ là do mắt ta nhìn thấy nó có hình khối; màu sắc, hương vị của hoa quả cũng chỉ do cảm giác của con người nhận biết. Chúng không tồn tại thật. Nói tóm lại, theo Béccli, mọi vật thể chỉ tồn tại trong chừng mực mà người ta cảm biết được chúng. Ông tuyên bố: tồn tại có nghĩa là được cảm biết. Như vậy chủ nghĩa duy tâm chủ quan cuối cùng đã đưa triết học của Béccli đến chủ nghĩa duy ngã, đến chỗ phủ nhận sự tồn tại khách quan, tồn tại thật sự của sự vật, kể cả con người, chỉ loại trừ chủ thể đang nhận thức (tức con người có cảm giác), loại trừ cái “tôi” mà thôi. Để cố gắng tránh rơi vào chủ nghĩa duy ngã đầy phi lí, Béccli đã chuyển từ chủ nghĩa chủ nghĩa duy tâm chủ quan sang chủ nghĩa duy tâm khách quan. Ông khẳng định rằng: chủ thể nhận thức thì không phải chỉ có một, khi một vật nào đó khi không còn nhận thức bởi một chủ thể này thì nó lại tiếp tục được nhận thức bởi các chủ thể khác. Và thậm chí tất cả các chủ thể (con người) không còn nữa thì vật thể vẫn tồn tại như là tổng số tư tưởng trong trí tuệ Thượng đế. Và Thượng đế cũng là một chủ thể, nhưng tồn tại vĩnh cữu và luôn luôn đưa vào trong ý thức những chủ thể riêng lẽ (con người) nội dung của cảm giác. Về bản chất giai cấp, triết học Béccli là phản ánh hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đã giành được chính quyền, rất sợ tư tưởng tiến bộ, cách mạng. Vì vậy không phải ngẫu nhiên trong triết học của mình, Béccli đã sử dụng phép siêu hình, chủ nghĩa cơ giới để chống lại những tư tưởng tiến bộ trong khoa học, như chống lại quan niệm của Niutơn về không gian như bể chứa những vật thể trong tự nhiên; chống lại luận điểm của Lốccơ về nguồn gốc của khái niệm vật chất và không gian. Do vậy, triết học của Béccli là mẫu mực và là một trong những nguồn gốc của các lí thuyết triết học tư sản duy tâm chủ quan cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Chủ nghĩa duy tâm khách quan - thừa nhận tính thứ nhất của tinh thần, ý thức những tinh thần, ý thức ấy được quan niệm là tinh thần khách quan, ý thức khách quan có trước và và tồn tại độc lập với giới tự nhiên và con người. Thực thể tinh thần, ý thức khách quan này thường được mang các tên gọi khác nhau như “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần tuyệt đối”, “lí tính thế giới”. Đại biểu là Platôn (427- 347 TCN) ông là nhà triết học duy tâm khách quan. Điểm nổi bật trong hệ thống triết học duy tâm của Platôn là “học thuyết về ý niệm”. Trong thuyết này, Platôn đưa ra quan điểm về hai thế giới: thế giới các sự vật cảm biến là không chân thực, không đúng đắn, vì các sự vật không ngừng sinh ra và mất đi, luôn luôn thay đổi, vận động, trong chúng không có cái gì bền vững, ổn định, hoàn thiện. Còn thế giới ý niệm là thế giới của cái phi cảm tính, phi vật thể, là thế giới của đúng đắn, chân thực sự cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm. Nhận thức của con người, theo Platôn không phải là phản ánh các sự vật cảm biến của thế giới khách quan, mà là nhận thức về ý niệm. Thế ý niệm có trước thế giới các vật cảm biết, sinh ra thế giới cảm biết. Ví dụ: cái cây, con ngựa, nước sinh ra. Hoặc khi nhìn các sự vật thấy là bằng nhau vì trong đầu ta đã có sẳn ý về sự bằng nhau. Từ quan niệm trên, Platôn đưa ra khái niệm “tồn tại” và không “tồn tại”. “Tồn tại” theo ông là cái phi vật chất, cái được nhận biết bằng trí tuệ siêu nhiên, là cái có tính thứ nhất. Còn “không tồn tại” là vật chất, cái có tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất. Như vậy, học thuyết về ý niệm và tồn tại của Platôn mang tính chất khách quan rõ nét. Lí luận nhận thức của Platôn cũng có tính chất duy tâm. Theo ông tri thức, là cái có trước sự vật cảm biết mà không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận các sự vật đó. Nhận thức cảm tính có sau nhận thức lý tính, vì linh hồn trước khi nhập vào thể xác con người ở trần thế thì ở thế giới bên kia đã có sẳn các tri thức. Do vậy nhận thức con người không phải phản ánh các sự vật của thế giới khách quan, mà chỉ là quá trình nhớ lại, hồi tưởng lại của linh hồn những cái đã lãng quên trong quá khứ. Platôn cho rằng, những ý kiến xác thực được khơi dậy, được hồi tưởng lại nhờ các câu hỏi đối thoại giữa loài người thì sẽ trở thành tri thức; Platôn gọi cách thức đối thoại như vậy là phương pháp biện chứng. Trên cơ sở đó, Platôn phân ra thành hai loại tri thức: tri thức hoàn toàn đúng đắn, tin cậy và tri thức mờ nhạt. Loại thứ nhất là tri niệm ý niệm, tri thức của linh hồn trước khi nhập vào thể xác có được nhờ hồi tưởng. Loại thứ hai là tri thức nhờ vào nhận thức cảm tính, ở đó lẫn lộn đúng sai và không có chân lý. Quan niệm lý tưởng của ông về xã hội thể hiện tập trung trong quan niệm về nhà nước lý tưởng. Ông phê phán ba hình thức nhà nước trong lịch sử. Một là, nhà nước của bọn vua chúa xây dựng trên sự khát vọng giàu có ham danh vọng đưa tới sự cướp đoạt. Hai là, nhà nước quân phiệt nhà nước của số ít kẻ giàu có áp bức số đông, nhà nước đối lập giữa giàu và nghèo đưa tới các tội ác. Ba là, nhà nước dân chủ là nhà nước tồi tệ, quyền lực thuộc về số đông, sự đối lập giàu nghèo trong nhà nước này là hết sức gay gắt. Còn nhà nước lí tưởng của mình, Platôn phân ra thành ba lớp người làm các công việc khác nhau. Tầng lớp người thấp nhất trong xã hội là người nông dân, thợ thủ công, thương nhân làm các công việc đồng ruộng, thủ công và buôn bán. Tầng lớp vệ quân làm công việc chiến tranh. Tầng lớp các nhà thông thái, các nhà triết học thì làm chính trị gia, điều hành xã hội. Sự tồn tại và phát triển của nhà nước lý tưởng dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất, sự phân công hài hoà các ngành nghề và giải quyết mâu thuẫn giữa các nhu cầu xã hội. Để khắc phục tình trạng phân chia giàu nghèo, theo Platôn, cần xoá bỏ gia đình và sở hữu. Trẻ em sinh ra cần được đưa vào các cơ sở giáo dục riêng, lựa chọn những đứa trẻ khoẻ mạnh rèn luyện và nuôi dưỡng trở thành vệ quân. Các nhà thông thái cầm quyền cũng được lựa chọn trong số vệ quân. Sự vinh quang của nhà nước phụ thuộc vào các phẩm chất: sự thông thái, sự dũng cảm, sự chính nghĩa và phong độ duy trì chuẩn mục xã hội. Trong đó sự thông thái chính là tri thức cao nhất và là niềm vinh quang của riêng nhà triết học. Còn theo Hêgghen (1770 - 1831) cũng là một trong những nhà biện chứng đồng thời nhà triết học duy tâm khách quan, triết học của ông đầy mâu thuẩn. Nếu phương pháp biện chứng của ông là hạt nhân hợp lý, chứa đựng thiên tài về sự phát triển, thì hệ thống triết học duy tâm của ông phủ nhận tính chất khách quan của những nguyên nhân bên trong, vốn có của sự phát triển của tự nhiên và xã hội. Ông cho rằng khởi nguyên của thế giới không phải là vật chất mà là “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới”. Tính phong phú, đa dạng của thế giới hiện thực là kết quả của sự vận động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn, “ý niệm tuyệt đối”, theo nhận xét của Lênin, chỉ là một cách nói theo đường vòng, một cách nói khác về thượng đế mà thôi. Cho nên triết học của Hêghen là sự biện hộ cho tôn giáo. Ông là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử tư duy dưới dạng một quá trình, nghĩa là trong sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Đồng thời trong khuôn khổ của hệ thống triết học duy tâm của mình Hêghen không chỉ trình bày các phạm trù như chất, lượng, phủ định, mâu thuẩn…mà còn nói đến cả các quy luật như “lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại”, “phủ định của phủ định”, và quy luật mâu thuẩn. nhưng tất cả những cái đó chỉ là quy luật vận động và phát triển của bản thân tư duy, của ý niệm tuyệt đối. Trong hệ thống triết học của của Hêghen, không phải ý thức, tư tưởng phát triển trong sự phụ thuộc vào sự phát triển của tự nhiên và xã hội, mà ngược lại, tự nhiên, xã hội phát triển trong sự phụ thuộc vào sự phát triển của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới là tính thứ nhất, giới tự nhiên là tính thứ hai, do ý niệm tuyệt đối và tinh thần thế giới sinh ra và quyết định, là một “sự tồn tại khác” của tinh thần sau khi trải qua giai đoạn “tồn tại khác” ấy, ý niệm tuyệt đối hay tinh thần thế giới mới trở lại “bản thân mình” và đó là giai đoạn cao nhất, giai đoạn tột cùng, được Hêghen gọi là “tinh thần tuyệt đối”. Ngoài Gióocgiơ Béccli và Hêgghen còn nhiều nhà triết học thuộc nhiều trường phái khác nhau nhưng họ đều là những nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm như : Plato, George Berkeley, Arthur Collier, Immanuel Kant, Fichte …. Theo Palato một phạm trù là mọi thứ cùng có một tính chất cụ thể nào đó. Ví dụ, bức tường, mặt trăng và một tờ giấy trắng đều có màu trắng; "trắng" là phạm trù mà tất cả những thứ gì màu trắng cùng chia sẻ. Plato lập luận rằng chính các phạm trù, các hình thức hay các ý niệm Plato là có thật, chứ không phải từng vật cụ thể. Do quan niệm này khẳng định rằng các thực thể tinh thần đó là "có thực", nên nó được gọi là "chủ nghĩa hiện thực Plato (điều này rất dễ gây nhầm lẫn); theo nghĩa này, "chủ nghĩa hiện thực" đối lập với thuyết duy danh (nominalism) - quan niệm rằng các trừu tượng hóa trong trí óc chỉ là những các tên không có sự tồn tại độc lập. Tuy nhiên, nó là một hình thức của chủ nghĩa duy tâm vì nó đặt vị thế của ý niệm về các phạm trù lên cao hơn so với những sự vật vật lý. Còn với George Berkeley   tri thức của ta phải được dựa trên các nhận thức của ta. Điều đó dẫn ông tới kết luận rằng đằng sau nhận thức của ta thật sự không có đối tượng thực "khả tri" nào, rằng cái "có thực" là chính nhận thức. Tư tưởng đó được đặc tả trong khẩu hiệu của Berkeley: "Esse est aut percipi aut percipere" hay "Tồn tại nghĩa là nhận thức hay được nhận thức", có nghĩa là một thứ gì đó chỉ tồn tại, theo cách cụ thể mà nó được xem là tồn tại, khi nó đang được nhận thức (nhìn thấy, sờ thấy,...) bởi một chủ thể. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan hay chủ nghĩa duy tâm giáo điều này đã dẫn đến việc ông đặt toàn bộ sức nặng của sự minh giải lên các tri giác của ta. Điều này để lại cho Berkeley một vấn đề, tương tự như với các hình thức khác của chủ nghĩa duy tâm, đó là giải thích tại sao mỗi người trong chúng ta đều có vẻ có các tri giác ít nhiều giống nhau về một đối tượng. Ông đã giải quyết vấn đề này bằng cách đưa Chúa trời vào can thiệp với vai trò nguyên nhân trực tiếp của mọi tri giác của ta. Cũng như George Berkeley nhà triết học Arthur Collier cho rằng vật chất, vì chỉ là nguyên nhân cho tấm hình đại diện đó, là không thể tưởng tượng được và do đó không là gì đối với chúng ta. Một thế giới bên ngoài không có liên hệ gì với một người quan sát, trong vai trò chủ đề tuyệt đối, không tồn tại trong các nhận thức của con người. Vì chỉ là một biểu lộ của tâm trí, vũ trụ không thể nào tồn tại dưới dạng chúng ta đang thấy nếu không có tâm trí để lãnh hội nó. Như vậy Arthur Collier cũng là một trong những nhà triết học duy tam chủ quan. Còn Immanuel Kant thì cho rằng khi ta nhận thức thế giới, tâm thức ta định hình thế giới theo không gian và thời gian. Kant chú trọng vào quan niệm rút từ chủ nghĩa kinh nghiệm Anh (và các triết gia của trường phái đó như Locke, Berkeley và Hume) cho rằng tất cả những gì ta có thể biết là các ấn tượng trí óc, hoặc các hiện tượng, mà thế giới bên ngoài (có thể tồn tại hoặc không tồn tại) tạo ra một cách độc lập trong tâm thức ta; tâm thức ta không bao giờ có thể nhận thức thế giới bên ngoài một cách trực tiếp. Kant bổ sung rằng tâm thức không phải là một tấm bảng trống trơn (ngược lại với John Lock) mà nó được trang bị các phạm trù để sắp xếp tổ chức các ấn tượng giác quan. Kiểu chủ nghĩa duy tâm này của Kant mở ra một thế giới của các trừu tượng hóa (nghĩa là, các phạm trù phổ quát mà tâm thức sử dụng để hiểu về các hiện tượng) để cho lý tính khám phá, nhưng trái ngược với chủ nghĩa duy tâm Plato ở chỗ nó khẳng định sự không chắc chắn về một thế giới không thể biết được ở bên ngoài tâm thức của chính ta. Ta không thể tiếp cận vật tự thân (tiếng Đức: Ding an Sich) nằm ngoài thế giới tâm thức của ta. (Chủ nghĩa duy tâm của Kant được gọi là chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm.) Với Johann Fichte phủ nhận vật tự thân của Kant, ông cho rằng ý thức tự xây dựng cơ sở cho mình, rằng cái tôi tinh thần của bản thân không dựa vào thế giới bên ngoài, và rằng giả thiết về một vật bên ngoài thuộc bất cứ kiểu nào cũng giống như thừa nhận về một vật chất có thực. Ông là người đầu tiên thử xây dựng một lý thuyết về tri thức mà không dựa trên bất cứ một phỏng đoán nào, trong đó không có cái gì bên ngoài tư duy được giả thiết là tồn tại bên ngoài phân tích khởi đầu về khái niệm. Nhờ đó nhận thức có thể đặt nền móng chỉ trên chính nó, và không giả định bất cứ điều gì mà không suy dẫn từ đó trước nhất. (Quan điểm này khá tương tự với chủ nghĩa duy tâm thực tế (actual idealism) của Giovanni Gentile, chỉ khác ở chỗ lý thuyết của Gentile tiến xa hơn, đến chỗ thậm chí phủ nhận cả cơ sở cho một bản ngã hay cái tôi được tạo ra từ tư duy.) Ngược lại, chủ nghĩa duy vật là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm bản chất của thế giới là vật chất, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất là cái có trước và quyết định ý thức. Chủ nghĩa duy vật có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học và thực tiễn, thường gắn với lợi ích của giai cấp và lực lượng tiến bộ trong lịch sử. Nó là kết quả của quá trình đúc kết khái quát kinh nghiệm đề vừa phản ánh những thành tựu mà con người đã đạt được trong từng giai đoạn lịch sử, vừa định hướng cho các lực lượng xã hội tiến bộ hoạt động trên nền tảng của những thành tựu ấy. Chủ nghĩa duy vật  là một hình thức của thực hữu luận  với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất. Khoa học sử dụng một giả thuyết, đôi khi được gọi là thuyết tự nhiên phương pháp luận, rằng mọi sự kiện quan sát được trong thiên nhiên được giải thích chỉ bằng các nguyên nhân tự nhiên mà không cần giả thiết về sự tồn tại hoặc không-tồn tại của cái siêu nhiên. Với vai trò một học thuyết, chủ nghĩa duy vật thuộc về lớp bản thể học nhất nguyên. Như vậy, nó khác với các học thuyết bản thể học dựa trên thuyết nhị nguyên hay thuyết đa nguyên. Xét các giải thích đặc biệt cho thực tại hiện tượng, chủ nghĩa duy vật đứng ở vị trí đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm. Từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa duy vật đã trải qua 3 giai đoạn cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật chất phác ra đời vào thời cổ đại ở Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp. Hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật thể hiện khá rõ ở các nhà triết học từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII. Tuy những quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình có tính chất kế thừa từ những quan điểm của chủ nghĩa duy vật chất phác nhưng nó có sự phát triển hơn do cơ học cổ điển thời kỳ này đạt được những thành tựu rực rỡ. Đến những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã ra đời mà C.Mác và Ăngghen là những người xây dựng và Lênin là người hoàn thiện và bổ sung. Trước hết ta xét hình thức thứ nhất của chủ nghĩa duy vật là Chủ nghĩa duy vật cổ đại còn gọi là chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ, xuất hiện trong chế độ chiếm hữu nô lệ như ở Ấn Độ, Trung Hoa, Hylạp. Về thế giới quan là duy vật có ý nghĩa chống lại những tư tưởng sai lầm của triết học duy tâm và tôn giáo; nhưng về mặt phương pháp luận thì chưa có cơ sở khoa học, bởi nó mang tính trực quan, cảm tính chủ yếu dựa vào tri thức kinh nghiệm của chính bản thân các nhà triết học hơn là những khái quát khoa học của bản thân tri thức triết học. Vì, quan niệm về thế giới là vũ trụ, là vạn vật, vật chất là vật thể cụ thể hoặc thuộc tính của vật thể cụ thể, v.v… còn ý thức là linh hồn, là cảm giác nhưng nó phụ thuộc vào vật chất. Ănghen viết: “Quan niệm về thế giới một cách nguyên thủy, ngây thơ, nhưng căn bản là đúng ấy, là quan niệm của các nhà triết học Hy lạp thời cổ, và nguời đầu tiên diễn đạt được rõ ràng quan niệm ấy là Héraclite: mọi vật đều tồn tại nhưng đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều luôn ở trong quá trình xuất hiện và biến đi”. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này nói chung là đúng đắn nhưng mang tính ngây thơ chất phác vì chủ yếu dựa vào quan sát trực tiếp, chưa dựa vào các thành tựu của các bộ môn khoa học chuyên ngành vì lúc đó chưa phát triển. Tiêu biểu cho chủ nghĩa duy vật cổ đại còn gọi là chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ là Đêmôcrít (460 – 370 TCN). Ông là nhà Triết học duy vật cổ đại nhất trong thế giới cổ đại. Ông là người hiểu biết sâu rộng rất nhiều lĩnh vực: Triết học, toán học, đạo đức học, sinh vật học… là học trò và người kế tục phát triển quan điểm của Lơxip. Nổi bật trong triết học duy vật của ông là học thuyết về nguyên tử. Đêmôcrit cho rằng nguyên tử không nhìn thấy được, không âm thanh, màu sắc và mùi vị. Chúng đồng nhất với nhau về chất nhưng khác n
Luận văn liên quan