Nghề luật sư là một nghề cao quý và luật sư là những người được xã hội tôn vinh,
tin cậy. Sự tôn vinh, tin cậy của xã hội đối với luật sư không chỉ xuất phát từ chức năng
xã hội của luật sư là “góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”
1
, không chỉ xuất phát từ trình độ chuyên môn, sự chuyên
nghiệp của luật sư mà còn xuất phát từ những phẩm chất đạo đức cao quý và ứng xử nghề
nghiệp chuẩn mực của luật sư, trong đó có quy tắc “giữ bí mật thông tin”.
“Giữ bí mật thông tin về khách hàng” là một trong những nét đặc thù của nghề luật
sư, là một trong những yếu tố tạo nên uy tín và sự thành công của luật sư, tổ chức hành
nghề luật sư; đồng thời giữ bí mật thông tin về khách hàng còn là nghĩa vụ pháp lý, và là
một trong những quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư. Vậy, bí mật thông
tin về khách hàng là gì? Thông tin nào được xem là bí mật? Giới hạn và trách nhiệm của
luật sư trong việc giữ bí mật thông tin khách hàng đến đâu? Đây là những vấn đề đáng
bàn luận và cần phải nghiên cứu để làm sáng tỏ, để hiểu đúng và áp dụng đúng. Đây là lí
do tác giả lựa chọn nghiên cứu chuyên đề “Giữ bí mật thông tin về khách hàng – giới hạn
và trách nhiệm của luật sư”.
Bên cạnh đó, là một học viên của Khoa đào tạo Luật sư, Học viện Tư pháp, với mục
tiêu nghề nghiệp là sẽ trở thành một luật sư chân chính trong tương lai, người viết thiết
nghĩ mình cần phải nghiên cứu chuyên đề này để có nhận thức đúng, hiểu sâu hơn và nhớ
lâu hơn về vấn đề “giữ bí mật thông tin về khách hàng”. Việc nghiên cứu chuyên đề này
cũng góp phần chuẩn bị thiết thực cho việc hành nghề của người viết sau này. Nghiên cứu
chuyên đề này, tác giả cũng hy vọng kết quả nghiên cứu của mình sẽ đóng góp “chút ít”
giá trị khoa học trong những nghiên cứu về luật sư và nghề luật sư; đồng thời người viết
cũng hy vọng kết quả nghiên cứu của mình cũng là sẽ tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn
học, cho đồng nghiệp tương lai và các đối tượng khác có quan tâm.
Mặc dù chỉ là tiểu luận, nghiên cứu một chuyên đề nhỏ nhưng đòi hỏi tác giả cũng
phải làm việc nghiêm túc với sự vận dụng, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa
học. Về phương pháp luận, tác giả dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử. Về phương pháp nghiên cứu cụ thể, tác giả sử dụng đa dạng các phương pháp bao
gồm phân tích, tổng hợp, tổng – phân – hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch,
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2522 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vấn đề giữ bí mật thông tin về khách hàng – giới hạn và trách nhiệm của luật sư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ
BÀI TIỂU LUẬN
LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ
Chuyên đề:
VẤN ĐỀ GIỮ BÍ MẬT THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG –
GIỚI HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA LUẬT SƯ
Họ và tên: KIỀU ANH VŨ
Sinh ngày: 11 tháng 01 năm 1989
SBD: LS13MN – 755 Lớp: A Khóa: XIII (TP. HCM)
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2012
Kiều Anh Vũ – Giữ bí mật thông tin về khách hàng – Giới hạn và trách nhiệm của Luật sư 1
MỞ ĐẦU
Nghề luật sư là một nghề cao quý và luật sư là những người được xã hội tôn vinh,
tin cậy. Sự tôn vinh, tin cậy của xã hội đối với luật sư không chỉ xuất phát từ chức năng
xã hội của luật sư là “góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”1, không chỉ xuất phát từ trình độ chuyên môn, sự chuyên
nghiệp của luật sư mà còn xuất phát từ những phẩm chất đạo đức cao quý và ứng xử nghề
nghiệp chuẩn mực của luật sư, trong đó có quy tắc “giữ bí mật thông tin”.
“Giữ bí mật thông tin về khách hàng” là một trong những nét đặc thù của nghề luật
sư, là một trong những yếu tố tạo nên uy tín và sự thành công của luật sư, tổ chức hành
nghề luật sư; đồng thời giữ bí mật thông tin về khách hàng còn là nghĩa vụ pháp lý, và là
một trong những quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư. Vậy, bí mật thông
tin về khách hàng là gì? Thông tin nào được xem là bí mật? Giới hạn và trách nhiệm của
luật sư trong việc giữ bí mật thông tin khách hàng đến đâu? Đây là những vấn đề đáng
bàn luận và cần phải nghiên cứu để làm sáng tỏ, để hiểu đúng và áp dụng đúng. Đây là lí
do tác giả lựa chọn nghiên cứu chuyên đề “Giữ bí mật thông tin về khách hàng – giới hạn
và trách nhiệm của luật sư”.
Bên cạnh đó, là một học viên của Khoa đào tạo Luật sư, Học viện Tư pháp, với mục
tiêu nghề nghiệp là sẽ trở thành một luật sư chân chính trong tương lai, người viết thiết
nghĩ mình cần phải nghiên cứu chuyên đề này để có nhận thức đúng, hiểu sâu hơn và nhớ
lâu hơn về vấn đề “giữ bí mật thông tin về khách hàng”. Việc nghiên cứu chuyên đề này
cũng góp phần chuẩn bị thiết thực cho việc hành nghề của người viết sau này. Nghiên cứu
chuyên đề này, tác giả cũng hy vọng kết quả nghiên cứu của mình sẽ đóng góp “chút ít”
giá trị khoa học trong những nghiên cứu về luật sư và nghề luật sư; đồng thời người viết
cũng hy vọng kết quả nghiên cứu của mình cũng là sẽ tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn
học, cho đồng nghiệp tương lai và các đối tượng khác có quan tâm.
Mặc dù chỉ là tiểu luận, nghiên cứu một chuyên đề nhỏ nhưng đòi hỏi tác giả cũng
phải làm việc nghiêm túc với sự vận dụng, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa
học. Về phương pháp luận, tác giả dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử. Về phương pháp nghiên cứu cụ thể, tác giả sử dụng đa dạng các phương pháp bao
gồm phân tích, tổng hợp, tổng – phân – hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch,…
1 Điều 3 Luật Luật sư 2006.
Kiều Anh Vũ – Giữ bí mật thông tin về khách hàng – Giới hạn và trách nhiệm của Luật sư 2
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC
GIỮ BÍ MẬT THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG CỦA LUẬT SƯ
Trong Chương này, tác giả đề cập hai vấn đề chung về việc giữ bí mật thông tin về
khách hàng của luật sư. Một là, cơ sở của vấn đề luật sư giữ bí mật thông tin về khách
hàng. Hai là, khái niệm giữ bí mật thông tin về khách hàng trong hoạt động nghề nghiệp
của luật sư.
1.1. Cơ sở của vấn đề luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng
Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “cơ sở” được hiểu là cái làm nền tảng trong quan
hệ với những cái xây dựng trên đó hoặc dựa trên đó mà tồn tại, phát triển2. Theo nghĩa đó,
cơ sở của vấn đề luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng là cái mà luật sư dựa vào đó
để thực hiện. Hay nói cách khác cơ sở của vấn đề luật sư giữ bí mật thông tin về khách
hàng là câu trả lời của câu hỏi: Luật sư dựa vào đâu, căn cứ vào đâu để thực hiện việc giữ
bí mật thông tin về khách hàng?
Có hai cơ sở cho việc luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng. Đó là cơ sở pháp
lý và cơ sở đạo đức và ứng xử nghề nghiệp.
1.1.1. Cơ sở pháp lý
Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987
Pháp lệnh tổ chức luật sư số 2A-LCT/HĐNN ngày 18/12/1987của Hội đồng Nhà
Nước (Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987) là văn bản quy phạm pháp luật tương đối
hoàn chỉnh quy định về luật sư và nghề luật sư tại Việt Nam. Cũng chính trong Pháp lệnh
này, vấn đề luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng đã được đặt ra.
Pháp lệnh tổ chức Luật sư năm 1987 quy định việc giữ bí mật thông tin khách hàng
là nghĩa vụ của luật sư. Khoản 3 Điều 18 Pháp lệnh tổ chức Luật sư năm 1987 quy định
luật sư có nghĩa vụ: “Không được tiết lộ những bí mật mà mình biết được trong khi làm
nhiệm vụ giúp đỡ pháp lý”.
Pháp lệnh Luật sư năm 2001
Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 đã tạo ra bước ngoặt cho sự phát triển luật sư và
nghề luật sư ở Việt Nam. Với sự phát triển đó, Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 đã không
còn phù hợp, dẫn đến sự ra đời của Pháp lệnh số 37/2001/PL-UBTVQH10 ngày
25/7/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X về Luật sư (Pháp lệnh Luật sư năm
2001).
2 Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học Hà Nội 2004, tr 215.
Kiều Anh Vũ – Giữ bí mật thông tin về khách hàng – Giới hạn và trách nhiệm của Luật sư 3
Pháp lệnh Luật sư năm 2001 thay thế Pháp lệnh Tổ chức Luật sư năm 1987 tiếp tục
quy định về việc luật sư giữ bí mật thông tin khách hàng. Tuy nhiên, có sự khác biệt nhỏ
về quy định này giữa hai pháp lệnh này là Pháp lệnh Luật sư năm 2001 quy định về việc
giữ bí mật thông tin thông qua quy định về điều cấm đối với luật sư chứ không quy định
chung trong phần nghĩa vụ của luật sư như Pháp lệnh Tổ chức Luật sư năm 1987. Cụ thể,
khoản 3 Điều 16 Pháp lệnh này quy định cấm luật sư: “Tiết lộ thông tin về vụ việc, về
khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng
đồng ý hoặc quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, pháp luật có quy định khác”.
Luật Luật sư 2006
Từ năm 2001 – 2006, đội ngũ luật sư ở nước ta tăng nhanh về số lượng và chất
lượng, từng bước phát triển theo hướng chuyên nghiệp, có nhiều ưu điểm và thành tựu
nhưng cũng không ít hạn chế; trong khi đó đất nước đang trong quá trình hội nhập mạnh
mẽ, chuẩn bị các điều kiện đầy đủ về mặt pháp lý để gia nhập Tổ chức thương mại thế
giới (WTO). Trong bối cảnh đó, ngày 26/6/2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI đã
thông qua Luật số 65/2006/QH11 về Luật sư, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 (Luật Luật
sư 2006).
Trên cơ sở kế thừa và phát triển quy định về giữ bí mật thông tin khách hàng được
quy định trong hai Pháp lệnh trước đó, Luật Luật sư 2006 vừa quy định “giữ bí mật thông
tin khách hàng” là nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động hành nghề luật sư, vừa quy định
“giữ bí mật thông tin khách hàng” thông qua điều cấm đối với luật sư. Cụ thể, theo điểm c
khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư 2006, nghiêm cấm luật sư thực hiện hành vi: “Tiết lộ thông
tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp
được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác”. Đây là quy
định mang tính kế thừa và không khác gì về nội dung so với quy định tại khoản 3 Điều 16
Pháp lệnh Luật sư 2001.
Đồng thời với quy định tại khoản 1 Điều 9, Điều 25 Luật Luật sư 2006 còn quy định
về “Bí mật thông tin” như sau:
“1. Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết
được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc
pháp luật có quy định khác.
2. Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết
được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công
cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức
hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình”.
Kiều Anh Vũ – Giữ bí mật thông tin về khách hàng – Giới hạn và trách nhiệm của Luật sư 4
Như vậy, vấn đề giữ bí mật thông về khách hàng của luật sư là vấn đề mang tính
pháp lý, được quy định trong các vấn bản quy phạm pháp luật. Có nghĩa là việc luật sư
giữ bí mật thông tin về khách hàng là vấn đề có tính chất “bắt buộc chung” và là nghĩa vụ
pháp lý của luật sư.
1.1.2. Cở sở đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
Mỗi nghề nghiệp trong xã hội đều có những chuẩn mực riêng. Dù làm nghề gì thì
mỗi người cũng đều cần đến cái đức, cái tâm, cần những quy tắc ứng xử nghề nghiệp.
Nghề luật sư là một nghề cao quý, gắn liền với chế độ, xã hội dân chủ và Nhà nước pháp
quyền. Chính vì vậy, nghề luật sư cũng cần có những quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp để làm cơ sở cho thái độ, xử sự, hành vi của luật sư trong quá trình hành nghề,
trong các mối quan hệ nghề nghiệp. Một trong những quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp của luật sư là việc giữ bí mật thông tin về khách hàng.
Trong các mối quan hệ nghề nghiệp của luật sư, mối quan hệ giữa luật sư với khách
hàng là mối quan hệ cơ bản, nền tảng. Khách hàng tìm đến luật sư thường là những người
có các vấn đề, rắc rối về mặt pháp lý - “những con bệnh pháp lý” - cần sự giúp đỡ của luật
sư hoặc những người muốn đề phòng những rủi ro pháp lý. Để giải quyết vấn đề của
khách hàng, điều kiện tiên quyết là luật sư cần phải biết những thông tin về khách hàng,
thông tin về vụ việc mà khách hàng đang gặp phải. Để có được thông tin từ khách hàng,
luật sư phải là người đáng tin cậy để khách hàng có thể chia sẻ thành thật. Để tạo được sự
tin cậy cho khách hàng, luật sư không chỉ có chuyên môn, có kỹ năng nghề nghiệp mà
luật sư còn phải đảm bảo với khách hàng về việc giữ bí mật thông tin của họ. Như vậy,
ứng xử nghề nghiệp đòi hỏi và đã tạo cơ sở cho việc giữ bí mật thông tin về khách hàng
của luật sư. Có thể nói việc giữ bí mật thông tin về khách hàng của luật sư là quy tắc ứng
xử mang tính tự nhiên (tất nhiên, tất yếu) trong mối quan hệ nghề nghiệp giữa luật sư với
khách hàng.
Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
của Luật sư Việt Nam được xây dựng thành bộ quy tắc thành văn. Bộ quy tắc đạo đức và
ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam lần đầu tiên được ban hành là “Quy tắc mẫu về
đạo đức nghề nghiệp luật sư” được ban hành theo Quyết định số 356b/2002/QĐ-BTP
ngày 05/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Căn cứ vào Bộ Quy tắc mẫu này, Đoàn luật
sư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật
sư áp dụng đối với luật sư của Đoàn mình.
Bộ Quy tắc mẫu này gồm 04 chương và 14 Quy tắc. Trong đó, Quy tắc 9 quy định
về việc luật sư giữ bí mật thông tin của khách hàng với hai nội dung: “Luật sư không tiết
lộ thông tin về vụ việc, về khách hàng khi không được khách hàng đồng ý”; “luật sư có
trách nhiệm bảo đảm các nhân viên của mình cũng không tiết lộ thông tin về vụ việc, về
khách hàng của mình”.
Kiều Anh Vũ – Giữ bí mật thông tin về khách hàng – Giới hạn và trách nhiệm của Luật sư 5
Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư được căn cứ từ Pháp lệnh Luật sư năm
2001 và Nghị định 94/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn Pháp
lệnh này. Đến năm 2006, Luật Luật sư được ban hành thay thế Pháp lệnh 2001 với nhiều
quy định mới. Đặc biệt, ngày 12/5/2009, Liên đoàn Luât sư Việt Nam được thành lập.
Việc xây dựng và ban hàng Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam để
áp dụng thống nhất trên cả nước trở nên cần thiết. Do vậy, ngày 20/7/2001, Hội đồng Luật
sư toàn quốc đã ban hành Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ ban hành “Quy tắc đạo đức và
ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam”.
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam gồm 6 chương và 27
Quy tắc. Trong đó, Quy tắc 12 chương II (Quan hệ với khách hàng) quy định về “giữ bí
mật thông tin”: “Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện
dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý
hoặc theo quy định của pháp luật; luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên
quan và nhân viên của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được
và giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Như vậy, việc giữ bí mật thông tin về khách hàng của luật sư Việt Nam hiện nay dựa
trên cơ sở pháp lý là Luật Luật sư 2006 và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của
Luật sư. Trên cơ sở pháp lý, việc giữ bí mật thông tin về khách hàng là nghĩa vụ pháp lý
của luật sư. Tương ứng với nghĩa vụ này là quy định cấm luật sư tiết lộ thông tin về khách
hàng trong một số điều luật cụ thể. Trên cơ sở đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, việc giữ bí
mật thông tin về khách hàng là quy tắc nghề nghiệp mang tính tự nhiên của luật sư, luật
sư giữ bí mật thông tin về khách hàng một cách tự nguyện với lương tâm và trách nhiệm
nghề nghiệp của mình.
1.2. Khái niệm giữ bí mật thông tin về khách hàng
Việc định nghĩa khái niệm là việc làm mang tính chất khoa học cao, đòi hỏi sự đầu
tư nghiên cứu có chiều sâu và lâu dài. Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề này, tác
giả không tham vọng đưa ra một định nghĩa khoa học hoàn chỉnh cho các khái niệm được
đặt ra mà chỉ đưa ra cách hiểu đơn giản về các khái niệm đó, nhằm làm cơ sở cho việc
nghiên cứu ở các phần sau trong chuyên đề này.
1.2.1. Khái niệm thông tin về khách hàng
Trong quá trình tiếp xúc, trao đổi giữa luật sư và khách hàng, khách hàng sẽ truyền
đạt các thông tin về chính mình và các thông tin về vụ việc của họ cho luật sư để nhờ luật
sư tư vấn hoặc thực hiện một dịch vụ pháp lý nào đó.
Thông tin về khách hàng hay thông tin của khách hàng hay nói chung là thông tin
khách hàng là những tin tức, thông điệp khách hàng truyền đạt cho luật sư trong quá trình
tiếp xúc, trao đổi giữa luật sư và khách hàng hoặc do luật sư biết được, thu thập được
trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ việc của khách hàng.
Kiều Anh Vũ – Giữ bí mật thông tin về khách hàng – Giới hạn và trách nhiệm của Luật sư 6
Thông tin về khách hàng (trong mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng) là những gì
khách hàng đã nói, viết, trao đổi, truyền đạt, tiết lộ cho luật sư biết hoặc do luật sư thu
thập được bằng các biện pháp hợp pháp trong quá trình giải quyết vụ việc.
Thông tin về khách hàng bao gồm nhưng không giới hạn: thông tin cá nhân của
khách hàng, bí mật đời tư của khách hàng, tình hình tài chính, bí mật kinh doanh của
khách hàng,...
1.2.2. Khái niệm giữ bí mật thông tin về khách hàng
Theo Từ điển tiếng Việt3, giữ bí mật được hiểu là giữ kín trong phạm vi một số ít
người, không để lộ cho người ngoài biết. Theo định nghĩa này và căn cứ vào cơ sở pháp
lý và cơ sở đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư về việc luật sư giữ bí mật thông tin
khách hàng4, có thể định nghĩa vấn đề luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng như sau:
Giữ bí mật thông tin về khách hàng trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư là nghĩa vụ
pháp lý và quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư, theo đó luật sư giữ kín những thông
tin luật sư biết được về khách hàng, liên quan đến khách hàng trong quá trình giải quyết
vụ việc và không tiết lộ cho bất kỳ người nào khác ngoài luật sư và khách hàng.
“Giữ bí mật thông tin về khách hàng” gồm hai nội dung. Một là, đối với bản thân
luật sư, luật sư phải bảo mật thông tin về khách hàng, không tiết lộ các thông tin về khách
hàng. Hai là, đối với các chủ thể khác ngoài luật sư và khách hàng, luật sư phải hạn chế
các khả năng những thông tin về khách hàng bị tiết lộ, bị xâm phạm.
Từ định nghĩa trên, có thể rút ra một số đặc điểm trong việc giữ bí mật thông tin về
khách hàng của luật sư. Thứ nhất, việc giữ bí mật thông tin về khách hàng của luật sư là
hoạt động xuất phát từ hoạt động nghề nghiệp của luật sư, xuất phát từ dịch vụ pháp lý
giữa luật sư với khách hàng. Thứ hai, nguồn thông tin về khách hàng rất đa dạng, có thể
do khách hàng cung cấp hoặc do luật sư thu thập hoặc từ nguồn khác mà luật sư biết
được. Thứ ba, giữ bí mật thông tin về khách hàng trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư
vừa là nghĩa vụ pháp lý vừa là quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư, hay
nói cách khác là vừa mang tính bắt buộc vừa mang tính tự nguyện. Thứ tư, giữ bí mật
thông tin về khách hàng trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư là hoạt động mang tính
tín nhiệm, tin cậy: khách hàng tín nhiệm luật sư mới có thể thành thật, thẳng thắn trình
bày các thông tin của mình; ngược lại luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng để tạo sự
tin cậy.
3
4 Xem mục 1.1.
Kiều Anh Vũ – Giữ bí mật thông tin về khách hàng – Giới hạn và trách nhiệm của Luật sư 7
CHƯƠNG 2:
GIỚI HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA LUẬT SƯ
TRONG VIỆC GIỮ BÍ MẬT THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG
Như đã phân tích ở trên, giữ bí mật thông tin về khách hàng là nghĩa vụ pháp lý và
là quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư, luật sư giữ kín thông tin mà khách
hàng đã cung cấp hoặc do luật sư biết được và không tiết lộ cho bất kỳ người nào khác
ngoài luật sư và khách hàng. Vậy, luật sư giữ bí mật thông tin về khách hàng trong giới
hạn, phạm vi như thế nào? Trách nhiệm của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về
khách hàng ra sao? Đây là những nội dung được tác giả nghiên cứu trong chương này.
2.1. Giới hạn của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng
Giới hạn là hạn chế trong một phạm vi nhất định. Giới hạn của luật sư trong việc giữ
bí mật thông tin về khách hàng là phạm vi mà trong đó luật sư có nghĩa vụ và phải tuân
theo quy tắc ứng xử về giữ bí mật thông tin khách hàng. Giới hạn của luật sư trong việc
giữ bí mật thông tin về khách hàng giúp luật sư xác định rõ ranh giới của những thông tin
được bảo mật với những thông tin không được bảo mật, xác định trường hợp nào luật sư
cần bảo mật và trường hợp nào được tiết lộ thông tin về khách hàng.
Nói đến giới hạn của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng là đề cập
đến một số vấn đề như giới hạn thông tin về khách hàng cần được giữ bí mật; giới hạn
bảo mật về thời gian, không gian, chủ thể,...
2.1.1. Giới hạn những thông tin về khách hàng mà luật sư phải giữ bí mật
Khoản 1 Điều 25 Luật Luật sư 2006 quy định: “Luật sư không được tiết lộ thông tin
về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề”. Quy tắc 12 trong
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam quy định: “Luật sư có
nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý”. Quy định
này đặt ra vấn đề thông tin nào của khách hàng phải được luật sư giữ bí mật? Có sự giới
hạn về những thông tin cần được bảo mật hay không? Vấn đề này dẫn đến hai luồng quan
điểm: Một là, không có sự giới hạn, luật sư phải giữ bí mật tất cả các thông tin về khách
hàng. Hai là, có sự giới hạn, luật sư chỉ có nghĩa vụ bảo mật đối với những tin về khách
hàng được xem, được xác định là thông tin mật theo quy định của pháp luật hoặc theo
thỏa thuận bảo mật giữa luật sư và khách hàng.
Mỗi quan điểm đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Quan điểm “bảo mật tất cả
các thông tin” có ưu điểm là tạo được sự tin cậy tuyệt đối cho khách hàng, nâng cao quy
tắc ứng xử đạo đức nghề nghiệp của luật sư đối với khách hàng, nâng cao tinh thần trách
nhiệm của luật sư; quan điểm này cũng phù hợp với quy tắc “bảo vệ tốt nhất lợi ích của
khách hàng” vì việc tiết lộ thông tin về khách hàng có thể tiềm ẩn những rủi ro, bất lợi đối
với khách hàng. Hạn chế của quan điểm này là tính rủi ro cao đối với luật sư.
Kiều Anh Vũ – Giữ bí mật thông tin về khách hàng – Giới hạn và trách nhiệm của Luật sư 8
Quan điểm thứ hai có ưu điểm là tạo cơ chế rõ ràng trong việc bảo mật, dễ dàng xác
định nghĩa vụ, trách nhiệm của luật sư trong việc giữ bí mật thông tin về khách hàng vì đã
xác định rõ với khách hàng thông tin nào là thông tin mật, thông tin nào cần được bảo
mật. Hạn chế của quy tắc này là chưa phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm của luật sư
đối với khách hàng, có thể tạo sự không thoải mái cho khách hàng. Trong quá trình tiếp
xúc, giải quyết vụ việc, không phải bao giờ khách hàng cũng cung cấp đày đủ các thông
tin cho luật sư cùng một lúc mà mỗi giai đoạn, khách hàng có thể cu