Lao động và việc làm là một vấn đề mà bất cứ một xã hội nào, một đất nước nào cũng chú trọng. Đây là một vấn đề mang tính xã hội sâu sắc, vấn đề này tác động không nhỏ đến xã hội, đến sự phát triển bền vững của một quốc gia nhất định. Giải quyết vấn đề lao dộng luôn gắn với vấn đề việc làm, có không những góp phần cải thiện và nâng cao đời sống thu nhập cho mỗi cá nhân mà nó còn tạo ra sự ổn định chính trị - xã hội.
Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường và có sự điều tiết của Nhà nước đã và đang thu được những thắng lợi to lớn làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của nước nhà. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đáp ứng khả năng hội nhập khu vực và quốc tế. Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/ 2002 NĐ- CP và 187/ 2004 / NĐ - CP về chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có sự điều chỉnh vấn đề lao động và việc làm sau khi doanh nghiệp Nhà nước
Chuyến sang công ty cổ phần. Đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới: Toàn cầu hoá nền kinh tế.
Một trong những vấn đề quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan tâm là vấn đề lao động và việc làm khi chuyển sang hình thức sở hữu mới.
Giải quyết vấn đề này là một bài toán khó khăn với bất kỳ một doanh nghiệp Nhà nước nào không gây ra sự biến đông lớn trong xã hội, cũng như về mặt kinh tế của một bộ phận lao động trước đây.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong những năm qua khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, những kết quả đạt được đã minh chứng cho hướng đi mà chính quyền ta đã chọn là đúng đắn.
21 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vấn đề lao động, việc làm trong bối cảnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong ngành, cơ sở thực tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Phần I: Giới thiệu chuyên đề………………………………………………
2
Phần II: Quá trình thu nhập thông tin và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong bối cảnh cổ phần hoá trong doanh nghịêp Nhà nước…………………………………………………………..
3
1. Quá trình thu nhập thông tin……………………………………………
3
2. Cơ sở pháp lý…………………………………………………………...
4
Phần III: Thực trạng của công tác giải quyết lao động trong bối cảnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam…………………………..
7
1. Tình hình chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An……………………………
7
2. Công ty cổ phần Xây dựng Thuỷ lợi 3 Nghệ An……………………….
10
3. Công ty cổ phần lâm sản Nghệ An…………………………………….
13
Phần IV: Nhật xét và kiến nghị……………………………………………
19
1. Nhận xét………………………………………………………………...
19
2. Kiến nghị……………………………………………………………….
20
I. GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ
Lao động và việc làm là một vấn đề mà bất cứ một xã hội nào, một đất nước nào cũng chú trọng. Đây là một vấn đề mang tính xã hội sâu sắc, vấn đề này tác động không nhỏ đến xã hội, đến sự phát triển bền vững của một quốc gia nhất định. Giải quyết vấn đề lao dộng luôn gắn với vấn đề việc làm, có không những góp phần cải thiện và nâng cao đời sống thu nhập cho mỗi cá nhân mà nó còn tạo ra sự ổn định chính trị - xã hội.
Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường và có sự điều tiết của Nhà nước đã và đang thu được những thắng lợi to lớn làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của nước nhà. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đáp ứng khả năng hội nhập khu vực và quốc tế. Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/ 2002 NĐ- CP và 187/ 2004 / NĐ - CP về chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có sự điều chỉnh vấn đề lao động và việc làm sau khi doanh nghiệp Nhà nước
Chuyến sang công ty cổ phần. Đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới: Toàn cầu hoá nền kinh tế.
Một trong những vấn đề quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan tâm là vấn đề lao động và việc làm khi chuyển sang hình thức sở hữu mới.
Giải quyết vấn đề này là một bài toán khó khăn với bất kỳ một doanh nghiệp Nhà nước nào không gây ra sự biến đông lớn trong xã hội, cũng như về mặt kinh tế của một bộ phận lao động trước đây.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong những năm qua khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, những kết quả đạt được đã minh chứng cho hướng đi mà chính quyền ta đã chọn là đúng đắn.
Với những lý do trên tôi đã quyết định chọn chuyên đề này để nghiên cứu.
PHẦN II. QUÁ TRÌNH THU NHẬP THÔNG TIN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TRONG BỐI CẢNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
1. Quá trình thu thập thông tin.
1. a Thời gian thu thập thông tin:
Bắt đầu từ ngày 16.1. 2007 đến ngày 28.4.2007. được trường Đại học luật Hà Nội phân công về sở Lao động thương binh và xã hội Tỉnh Nghệ An học tập và làm quen với môi trường và công việc để thu thập những thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu chuyên đề đã đăng ký.
1.b Phương pháp thu nhập
Có nhiều phương pháp để tiếp cận và thu nhập thông tin, dưới đây là một số biện pháp mà tôi đã sử dụng để nắm bắt được các thông tin phục vụ cho việc viết chuyên đề:
-Trực tiếp tiếp cận và nắm bắt tình hình.
- Thông qua bộ máy quản lý và điều hành của cơ quan nơi thực tập là Sở Lao động thương binh và xã hội và cụ thể hơn là phòng hợp đồng – tiền lương.
- Tiếp cận và xử lý các thông tin qua hồ sơ, sách và các văn bản chỉ thị.
- Đi đến các cơ sở sản xuất, mà công ty đó là doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang hình thức mới là công ty cổ phần.
1.c Nguồn thu nhập thông tin.
- Cơ quan quản lý và giải quyết lao động và việc làm.
- Các văn bản pháp luật.
- Các báo cáo của Sở lao động thương binh và xã hội( của công ty đã cổ phần hoá).
- Các thông tin được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, tranh ảnh, sách, hoạ báo…
- Trực tiếp tiếp cận và quan sát tại một số doanh nghiệp cổ phần hoá trên địa bàn Tỉnh Nghệ An.
2. Cơ sở pháp lý cho việc thực hiện giải quyết lao động và việc làm trong cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Trong hoàn cảnh cả nước chuyển mình để hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới, để phù hợp với thực tế và điều chỉnh việc chuyển doanh nghiệp sang công ty cổ phần, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này.
Tài khoản 1 điều 8 của Nghị định 187 / 2004/ NĐ - CP của Chính phủ ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần có quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty cổ phần sau khi sắp xếp, chuyển đổi. Công ty cổ phần phải kế thừa mọi nghĩa vụ đối với người lao động từ công ty Nhà nước chuyển sang, công ty có trách nhiệm phải sắp xếp và sử dụng tối đa lao động tại thời điểm quyết định cổ phần hoá, nếu không bố trí được việc làm cho họ, công ty phải phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật tiến hành.
Khoản 8 Điều 36 Nghị định 187/ 2004/ NĐ/ CP quy định chính sách đối với người lao động cổ phần hoá:
Sau khi công ty Nhà nước chuyển sang công ty cổ phần, nếu do xắp xếp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, thay đổi công nghệ mà dẫn đến nguồn lao động bị mất việc hoặc thôi việc thì phải giải quyết các chế độ cho họ theo đúng điều kiện đó mà họ được hưởng các chế độ tương ứng.
Điều 37 Nghị định 187/ 2004/NĐ/ CP quy định các chính sách ưu đãi cho người lao động trong các doanh nghiệp cổ phần hoá.
Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm quyết định cổ phần hoá được mua tối đa 100 % cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực Nhà nước với giá giảm 40% so với gái đầu bình quân bán cho nhà đầu tư khác.
Người lao động vẫn được tiếp tục tham gia và hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, được hưởng chế độ hưu trí và quyền lợi khác nếu đáp ứng đủ các điều kiện tại thời điểm cổ phần hoá.
Còn nếu bị mất việc làm hoặc thôi việc thì được thanh toán trợ cấp mất việc và thôi việc theo quy định của Pháp luật.
- Về chính sách đối với lao động dân cư do xắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước được quy định trong nghị định 41/ 2002/ NĐ/ CP của chính phủ ngày 11 tháng 4 năm 2002, đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 155/ 2004/ NĐ/ CP của chính phủ ngày 10 tháng 08 năm 2004 của chính phủ.
Trong các văn bản pháp luật này, chia nguồn lao động thuộc diện dôi dư ra làm hai đối tượng:
+ Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn. ( Điều 3. NĐ .41/2002)
+ Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 đến 03 năm ( Điều 4. NĐ 41/ 2002NĐ CP).
- Nguồn kinh phí giải quyết lao động dôi dư cho quỹ hỗ trợ lao động dân cư do xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Theo quyết định số 85 / 2002/ QĐ - BTC ngày 01 tháng 07 năm 2002 của bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành quy chế quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do xắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước
- Thông tư số 11/ 2002/ TT – BLĐTBXH ngày 12 tháng 06 năm 2002 cảu bộ lao động thương binh xã hội, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 41 / 2002/ NĐ - CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của chính phủ về chính sách đối với Lao động dôi dư do xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà Nước.
- Thông tư số 11/ 2003/TT – BLĐTBXH ngày 22 tháng 5 năm 2003 cuả Bộ lao động , thương binh và xã hội về thực hiện một số điều của Nghị định số 41/ 2002/ NĐ - CP.
Ngày 13 tháng 8 năm 2002 uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An có chỉ thị số 30/ 2002 / CT – UB về việc triển khai thực hịên chính sách chính sách đối với lao động dôi dư do xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tỉnh quản lý.
- Ngày 22 tháng 07 năm 2005 Uỷ ban nhân dân Tỉnh có chỉ thị số 26/ 2005/ CT – UBND về việc đẩy nhanh, vững chắc công tác xắp xếp lao đổ mới các công ty Nhà nước do Tỉnh quản lý; Chấn chỉnh công tác xắp xếp lao động, giải quyết chế độ dân cư đúng đối tượng, có hiệu quả và theo đúng quy trình, quy định.
PHẦN III. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG VIỆC LÀM TRONG BỐI CẢNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI ĐỊA PHƯƠNG.
1) Tình hình chung trên địa bàn Tỉnh Nghệ An.
Từ năm 2002 , thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước mà cụ thể là các văn bản pháp luật: Nghị định 64/2002/NĐ/ CP và Nghị định 187/ 2004/ NĐ / CP; Nghị định 41/2002/ NĐ/ CP của chính phủ…Và các văn bản pháp luật tại địa bàn tỉnh Nghệ An. Tỉnh Nghệ An đã đổi mới xắp xếp lại nhiều doanh nghiệp Nhà nước sang các hình thức sở hữu mới:
Doanh nghiệp 100% cổ phần vốn Nhà nước; sát nhập, hợp nhất; Công ty TNHH một thành viên; doanh nghiệp bán, giải thể; cổ phần hoá;…
- Kết quả xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh:
+ Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2001; Tổng số doanh nghiệp do tỉnh quản lý là: 110 doanh nghiệp.
+ Đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 Tỉnh đã chuyển đổi xắp xếp lại 95 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá 69 doanh nghiệp.
_ Kết quả thực hiện chính sách cho người lao động dôi dư theo Nghị định 41/ 2002/ NĐ - CP.
Tính đến 31 tháng 12 năm 2006 đã có 69 doanh nghiệp cổ phần hoá, khi thực hiện xắp xếp, chuyển đổi đã giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư theo Nghị định 41/ 2002/ NĐ - CP, đã được Sở Lao động và thương binh xã hội, Sở tài chính cấp kinh phí chi trả. tính quỹ hỗ trợ lao động dôi đư – Bộ tài chính cấp kinh phí, kết quả cụ thể như sau.
- Tổng số lao động trong 69 doanh nghiệp tại thời điểm xắp xếp: 15402 người.
+ Số lao động trong các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng 10133 người, chiếm 65,8 %.
+ Số lao động dôi dư là: 5260 chiếm 34,2%.
Trong đó:
* Lao động thuộc đối tượng nghỉ hưu trước tuổi: 303 người chiếm 5,8% lao động dôi dư.
* Lao động thuộc đối tượng mất việc làm hưởng chế độ theo Nghị định số 41/ 2002/ NĐ - CP: 4612 người, chiếm 87,9 % lao động dôi dư.
* Đối tượng khác: 345 người, chiếm 6,6% ( bao gồn người lao động nghỉ việc theo chính sách quy địnhb của Bộ luật lao động, thuyên chuyển đến các đơn vị khác ..)
- Về thực hiện chế độ dôi dư lần hai: (đối với các công ty đơn vị đã thực hiên sắp xếp hoạt động trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) Đã có 24 doanh nghiệp thuộc các khối sản xuất kinh doanh như: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nông nghiệp, thương mại, xây dựng, dịch vụ, du lịch, giáo dục, thuỷ văn, văn hoá thực hiện lại phương án xắp xếp lại lao động, kết quả như sau:
- Tổng số lao động tại thời điểm xắp xếp là: 4164 người.
- Số lao động trong các doanh nghiệp có nhu cầu sử sụng: 3577 người.
- Số lao động không cần sử dụng: 582 người.
- Số lao động dôi dư được hưởng chính sách theo Nghị định 41/2002/NĐ - CP là 526 người, với số tiền là 18. 186.334.950 đồng , trong đó:
+ Chi trả cho người lao động nghỉ hưu trước tuổi: 28 người với số tiền là: 760.909. 050đồng.
+ Chi trả cho người lao động thuộc đối tượng mất việc làm: 498 người với số tiền là 17.425.900 đồng.
Trong quá trình sắp xếp lại, còn có khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện:
- Các doanh nghiệp thuộc diện xắp xếp, chuyển đổi còn chênh lệch với yêu cầu đặt ra.
- Hồ sơ lao động của người lao động còn thiếu các thủ tục cần thiết. Qua quá trình kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người lao động dôi dư để thực hiện chính sách theo Nghị định 41/2002/NĐ - CP, các văn bản thiếu trong hồ sơ gốc phổ biến là: Quyết định tiếp nhận ban đầu, quyết định thuyên chuyển, chuyển ngành… Bên cạnh đó do niên hạn sử dụng quá lâu nên khó xác định thời gian thực tế làm việc. Mặt khác, thời gian chờ đợi người lao động bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu nhiều đơn vị bổ sung chậm nên ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện sắp xếp, chuyển đổi đối với doanh nghiệp.
- Thực tế các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tỉnh quản lý , đa số trước thời điểm sắp xếp, chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh đều thua lỗ, không thiết lập được quỹ dự phòng mất việc làm để giải quyết chính sách cho người lao động. Trong khi đó Nhà nước chỉ hỗ trợ phần chi trả theo quy định ( Nhà nước trừ phần doanh nghiệp doanh nghiệp phải lập quỹ dự phòng mất việc hàng năm). Do đó các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi thực hiện chi trả trợ cấp đối với người lao động được hưởng theo quy định hiện hành.
- Việc tổ chức thực hiện chi trả kinh phí cho người lao động của một số doanh nghiệp, đơn vị tiến độ còn chậm; bên cạnh đó công tác báo cáo quyết toán nguồn kinh phí chi trả đến các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan của một số doanh nghiệp chưa đầy đủ kịp thời theo quy định cho nên việc tổng hợp, theo dõi, giám sát, quan sát gặp nhiều khó khăn.
Trên đây là những khó khăn vướng mắc điển hình khi giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong bối cảnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Nghệ An đã được tổng kết báo cáo số 112/BC/ LĐ - TBXH của sở Lao động , Thương binh và xã hội Tỉnh Nghệ An ngày 29 tháng 1 năm 2007, về kết quả đánh giá thực hiện giải quyết lao động dôi dư theo Nghị định 41/2002/NĐ - CP đến 31/12/ 2006.
Sau đây là các ví dụ cụ thể, điển hình của việc gải quyết lao động và việc làm sau khi chuyển đổi từ hình thức doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần, để thấy rõ hơn việc gải quyết lao động việc làm và những vấn đề liên quan.
2. Công ty cổ phần xây dựng Thuỷ Lợi 3 Nghệ An.
2.a. Tình hình chung của doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá:
Sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, bộ máy năng động hơn, kết quả sản xuất mặc dù vẫn còn đang khiêm tốn, nhưng có bước phát triển khá: năm sau cao hơn năm trước, 100% người lao động đủ việc làm ổn định trong suốt ba năm.
Một số kết quả hoạt động sau khi chuyển đổi:
Bảng biểu 1
TT
Danh mục
ĐVT
Năm thực hiện
2002
2003
Dự kiến 2004
1
Doanh thu
Tỷ đồng
24.207
26.113
25.0
2
Nộp ngân sách
Đồng
478.426.411
839.196.000
860.000.000
3
Lợi nhuận
Đồng
430.385.000
450.000.000
475.000.000
4
Thu nhập bình quân NLĐ đ/ người/ tháng
Đồng
800.000
1000.000
1000.000
2.b. Quy trình thủ tục thực hiện sắp xếp chuyển đổi các doannh nghiệp các bước triển khai khi tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp.
- Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc chuyển đổi doanh nghiệp: Quyết định số 2839 QĐ/ UBĐMDN ngày 13 tháng 8 năm 2002 của uỷ ban nhân dân Tỉnh Nghệ An chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty xây dựng Thuỷ Lợi 3 thành lập công ty cổ phần.
- Quyết định thành lập Ban đổi mới doanh nghiệp: Số 3823/ QĐ- UB ngày 22 tháng 10 năm 2001 của uỷ ban nhân dân Tỉnh Nghệ An.
- Xây dựng phương án sắp xếp chuyển đổi.
+ Đánh giá giá trị tài sản trước khi chuyển đổi: Giá trị tài sản : 3.175.000.000 đồng.
+ Dự kiến sắp xếp bố trí lao động:
* Tổng số lao động: 211 người trong đó nữ: 27 người
* Số lao động dự kiến bố trí được việc làm: 138 người, trong đó nữ là 14 người
* Số lao động dôi dư: 45 người trong đó nữ 9 người.
Chia ra: - Số lao động hợp đồng không xác định thời hạn: 37 người.
- Số lao động hợp đồng xác định thời hạn từ 1 đến ba năm: 8 người.
Số lao động dôi dư thuộc đối tượng thực hiện Nghị định 41/ NĐ - CP là 45 người.
Chia ra: - số lao động dân dư thuộc diện nghỉ hưu trước tuổi 1 người
Số lao động dôi dư được thực hiện chế độ trợ cấp mất việc làm: 36 người.
Số lao động dôi dư thuộc đối tượng thực hiện theo Bộ luật lao động: 8 người.
Đối tượng khác( thuyên chuyển) : 28 người.
- Thuận lợi và khó khăn trong việc sắp xếp bố trí lao động từ trướckhi chuyển đổi.
+Thuận lợi: Việc thực hiện cổ phần hoá tại doanh nghiệp đã tiến hành theo đúng lịch và kế hoạch của Ban đổi mới doanh ngiệp Tỉnh Nghệ An đề ra: Công tác tuyên truyền trong cán bộ công nhân viên đã làm chu đáo mọi người đều phấn khởi tham gia thực hiện cổ phần hoá, những người lao động dôi dư bản thân họ cũng cảm thấy mình thuộc dạng dôi dư không sắp xếp được do nhiều lý do như sức khẻo, tay nghề. Hoàn cảnh kinh tế gia đình để tham gia mua cổ phần nên họ cũng tự nguyện nghỉ việc để hưởng chế độ theo Nghị định 41.
+ Khó khăn: Sau khi thực hiện cổ phần hoá xong, việc tìm đủ việc làm cho người lao động trong doanh nghiệp là điều quan trọng. Một số cổ đông là người nghèo gặp khó khăn về đóng tiền mua cổ phần.
2.c. Quy trình thực hiện Nghị định 41/ NĐ - CP:
Các bước phát triển khai thác doanh nghiệp theo quy định tại cácvăn bản của Nhà nước.
- Tuyên truyền trong công nhân viên chức về chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá và nội dung của Nghị định 44/1998/NĐ - CP của chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cơ quan chức năng, để công nhân viên hiểu rõ mục đích cổ phần hoá, các quyền lợi, lợi ích cùng trách nhiệm của người lao động, nhằm tạo sự nhất trí để thực hiện chủ trương cổ phần hoá đạt kết quả cao.
- Kiểm kê tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp.
- Sắp xếp lại toàn bộ lao động tại doanh nghiệp để phân chia lại lao động.
Trong đó: + Tổng số lao động trước khi cổ phần hoá: 211 người
+ Lao động dôi dư: 45 người
+ Lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động xin chuyển nơi khác ; 28 người.
Để có cơ sở cho việc xem xét giải quyết chế độ người lao động dư dôi theo Nghị định 41/2002/ NĐ - CP, công ty cổ phần xây dựng Thuỷ Lợi 3 Nghệ An đã cùng với Sở lao động và Thương binh xã hội Nghệ An rà soát hồ sơ, năm công tác, của từng người và lập danh sách tri trả trình uỷ ban Nhân dân Tỉnh Nghệ An, phê duyệt thời điểm xong tháng 6 năm 2003.
- Uỷ ban nhân dân Tỉnh trình Cục tài chính doanh nghiệp cấp kinh phí tháng 9 năm 2003.
- Ngày 14 tháng 10 năm 2003 Cục tài chính doanh nghiệp chuyển trả số tiền hỗ trợ lao động dôi dư cho doanh nghịêp với tổng kinh phí là: 971.267.572 đồng bao gồm:
+ Hỗ trợ cho mỗi lao động dôi dư về hưu trước tuổi với số tiền là: 14.708.500 đồng.
+ Hỗ trợ 956.559.072 đồng cho 36 lao động thực hiện thời hạn không xác định bị mất việc làm.
- Thời gian đơn vị thực hiện chi trả: Đầu tháng 11 năm 2003.
- Kết quả thực hiện chi trả:
Đã chi trả tổng số: 45 người với tổng số tiền là 1.048.298.816 đồng.
Trong đó: + Nghỉ hưu trước tuổi 01 người số tiền là 14.708.500 đồng.
+ Thực hiện chế độ trợ cấp mất việc làm: 44 người số tiền là : 1.033.590.315 đồng.
Trong đó quỹ hỗ trợ: 956.559.072 đồng
Doanh nghiệp tích dự phòng mất việc làm chi trả 77.031.243 đồng.
Đến ngày 16 tháng 11 năm 2004 đơn vị đã chi trả hết cho người lao động, không có cá nhân nào chưa nhận tiền.
3. Công ty cổ phần lâm sản Nghệ An.
3.a. Một số kết quả hoạt động của đơn vị sau khi chuyển đổi đến nay.
Sau khi chuyển đổi đơn vị đã ổn định tổ chức, đi vào hoạt động, nguồn lao động có việc làm ổn định.
Các chính sách của doanh nghiệp đối với người lao động:
- Tiến hành ký hợp đồng lao động với người lao động.
- Đăng ký an toàn lao động trong sản xuất.
- Ra nội quy chế của công ty.
- Kiện toàn tổ chức đơn vị.
- Nguồn lao động yên tâm phấn khởi.
- Chế độ nguồn lao động luôn được đame bảo.
- Không nợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
- Người lao động đều có bảo hiểm y tế.
Kết quả kinh doanh:
Doanh thu : 5.501 triệu đồng.
Nộp ngân sách: 144 triệu đồng.
Lợi nhuận : 100 triệu đồng.
Thu nhập bình quân của người lao động: 850.000đồng/ tháng.
- Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau khi thực hiện sắp xếp chuyển đổi.
+ Thuận lợi: Số lao động không bố trí được việc làm được nhà nước hỗ trợ kinh phí nghỉ việc theo Nghị định 41/ NĐ - CP số lao động ở lại doanh nghiệp có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định.
Tập thể hội đồng Quản trị Ban kiểm soát trẻ, nhiệt tình có tinh thần đoàn kết xây dựng công ty.
Người lao động an tâm phấn khởi, quyền lợi được đảm bảo, lao động có tinh thần trách nhiệm hơn.
+ Khó khăn: Là đơn vị kinh doanh về mặt hàng lâm sản, nguồn nguyên nhiên liệu, khan hiếm, biến động.
Công tác bàn giao tài sản chính giữa công ty lâm sản ( Nhà Nước) cho công t