Chuyên đề Vận dụng marketing - mix nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa của công ty TNHH vận tải D'MAX

Nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực, chúng ta đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO các dịch vụ về logistics là lĩnh vực được ưu tiên mở cửa. Điều đó tạo rất nhiều cơ hội cho sự phát triển của doanh nghiệp vận tải trong thời kì mới nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp như là đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt không chỉ của doanh nghiệp trong nước mà cả doanh nghiệp nước ngoài. Các đơn vị hoạt động kinh doanh muốn đứng vững và phát triển được trên thị trường cần phải xuất phát từ nhu cầu thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tối đa. Cùng với xu hướng đó, vai trò của hoạt động Marketing ngày càng được khẳng định trên thị trường. Nó giúp cho các đơn vị định hướng hoạt động kinh doanh của mình. Từ việc nghiên cứu thị trường, nhu cầu thị trường đến việc thúc đẩy tiêu thụ tăng doanh số bán và tăng sự thoả mãn khách hàng. Marketing được coi là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp và là công cụ cạnh tranh có hiệu quả. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp vận tải cần sử dụng các công cụ của marketing một cách hợp lí nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trong điều kiện mới. Đối với Công ty TNHH Vận Tải D'MAX việc ứng dụng các công cụ marketing một cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tạo tiền đề cho doanh nghiệp xâm nhập sâu hơn vào thị trường. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH vận tải D’MAX, em thấy được sự cần thiết của việc đẩy mạnh vận dụng các biến số marketing-mix để nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp và phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy kết hợp giữa kiến thức được trang bị ở nhà trường và thực tiễn hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, em chọn đề tài: “Vận dụng marketing-mix nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty TNHH vận tải D’MAX” để nghiên cứu và thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh tại công ty D’MAX, đề tài tập trung đánh giá việc ứng dụng marketing-mix trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của Công ty qua đó đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh việc vận dụng các tham số cơ bản của marketing để nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty. Hoạt động marketing-mix của công ty được tập trung phân tích, nghiên cứu trên 5 tham số cơ bản. Đó là: tham số con người, tham số sản phẩm, tham số giá, tham số phân phối và tham số xúc tiến. Ngoài phần “Lời mở đầu” và “Kết luận”, bản chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Vận Tải D’Max Chương 2: Thực trạng vận dụng marketing-mix trong hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty TNHH Vận Tải D’Max Chương 3: Một số giải pháp vận dụng marketing-mix nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty TNHH vậ tải D’MAX

doc50 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3660 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng marketing - mix nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa của công ty TNHH vận tải D'MAX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực, chúng ta đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO các dịch vụ về logistics là lĩnh vực được ưu tiên mở cửa. Điều đó tạo rất nhiều cơ hội cho sự phát triển của doanh nghiệp vận tải trong thời kì mới nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp như là đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt không chỉ của doanh nghiệp trong nước mà cả doanh nghiệp nước ngoài. Các đơn vị hoạt động kinh doanh muốn đứng vững và phát triển được trên thị trường cần phải xuất phát từ nhu cầu thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tối đa. Cùng với xu hướng đó, vai trò của hoạt động Marketing ngày càng được khẳng định trên thị trường. Nó giúp cho các đơn vị định hướng hoạt động kinh doanh của mình. Từ việc nghiên cứu thị trường, nhu cầu thị trường đến việc thúc đẩy tiêu thụ tăng doanh số bán và tăng sự thoả mãn khách hàng. Marketing được coi là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp và là công cụ cạnh tranh có hiệu quả. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp vận tải cần sử dụng các công cụ của marketing một cách hợp lí nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trong điều kiện mới. Đối với Công ty TNHH Vận Tải D'MAX việc ứng dụng các công cụ marketing một cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tạo tiền đề cho doanh nghiệp xâm nhập sâu hơn vào thị trường. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH vận tải D’MAX, em thấy được sự cần thiết của việc đẩy mạnh vận dụng các biến số marketing-mix để nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp và phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy kết hợp giữa kiến thức được trang bị ở nhà trường và thực tiễn hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, em chọn đề tài: “Vận dụng marketing-mix nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty TNHH vận tải D’MAX” để nghiên cứu và thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn hoạt động kinh doanh tại công ty D’MAX, đề tài tập trung đánh giá việc ứng dụng marketing-mix trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của Công ty qua đó đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh việc vận dụng các tham số cơ bản của marketing để nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty. Hoạt động marketing-mix của công ty được tập trung phân tích, nghiên cứu trên 5 tham số cơ bản. Đó là: tham số con người, tham số sản phẩm, tham số giá, tham số phân phối và tham số xúc tiến. Ngoài phần “Lời mở đầu” và “Kết luận”, bản chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Vận Tải D’Max Chương 2: Thực trạng vận dụng marketing-mix trong hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty TNHH Vận Tải D’Max Chương 3: Một số giải pháp vận dụng marketing-mix nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa của Công ty TNHH vậ tải D’MAX CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI D'MAX 1.1. Thông tin chung về công ty Công ty TNHH vận tải D’MAX tên tiếng anh là D’MAX Logistics Company Limited, viết tắt là D’MAX CO, LTD được thành lập năm 2006 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 07/11/2006. Ngay từ khi mới thành lập, Ban lãnh đạo công ty đã xác định sứ mệnh cho công ty là cung cấp một cách hiệu quả nhất các dịch vụ vận tải cho khách hàng, thông qua đội ngũ nhân viên “chuyên nghiệp từ suy nghĩ đến hành động”. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu vào cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ nội địa. Với hơn 5 năm thành lập và không ngừng phát triển, công ty đã thu được nhiều thành công đáng ghi nhận, doanh thu, lợi nhuận cũng như thị trường của công ty ngày một tăng. Sau đây là một số thông tin về công ty: Tên thành lập: Công ty TNHH vận tải D’Max Tên giao dịch quốc tế : D’Max Logistics Trụ sở chính: Số 164 – Khu giãn dân Yên Phúc – Phường Phúc La – Quận Hà Đông – TP Hà Nội - Việt Nam Website: www.dmaxlogistics.com Điện thoại: 0433545420 Fax: 0433545421 Mã số thuế: 0102066176 Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Vận tải hàng hóa Thuê và cho thuê nhà xưởng, kho, bến bãi Vận tải hành khách theo tuyến cố định và theo hợp đồng Dịch vụ cho thuê xe ô tô tự lái Dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa ô tô Đại lý mua-bán-ký gửi hàng hóa Mua bán ô tô và xe có động cơ khác Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác  1.2. Quá trình hình thành và phát triển Với hơn 5 năm đi vào hoạt động kinh doanh, công ty TNHH vận tải D’MAX đã có những điểm mốc đáng chú ý sau: Đăng ký kinh doanh lần 1 – 07/11/2006 – số vốn điều lệ 50 triệu đồng. Trụ sở kinh doanh tại số 115 – khu tập thể vật tư thủy lợi – xã Tứ Hiệp – huyện Thanh Trì – TP Hà Nội với tổng diện tích mặt bằng là 41m2 Đăng ký kinh doanh lần 2 – 10/05/2008 – số vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. Công ty chuyển trụ sở về số 46 – Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội với tổng diện tích mặt bằng là 160m2 Đăng ký kinh doanh lần 3 – 19/06/2009 – số vốn điều lệ là 2 tỷ đồng Ngày 18/02/2011 công ty đã chuyển trụ sở về địa chỉ số 164 – khu giãn dân Yên Phúc – Phường Phúc La – Hà Đông – Hà Nội với tổng diện tích mặt bằng 258m2 Trong quá trình kinh doanh của mình, D’MAX luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử công bằng. Bởi vậy, D’MAX luôn nỗ lực ở mức cao nhất để mỗi nhu cầu của khách hàng đều được đáp ứng nhanh nhất, hiệu quả nhất và chuyên nghiệp nhất. Sự hài lòng và tin cậy của khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững của công ty. Sau 5 năm đi vào hoạt động D’MAX đã nhận được rất nhiều sự tin tưởng và sự hài lòng của khách hàng cho những dịch vụ mà công ty cung cấp. Doanh thu, lợi nhuận, tài sản và nguồn vốn của công ty tăng nhanh theo từng năm. Lợi nhuận trước thuế của công ty tăng từ 8,6 trăm triệu năm 2007 lên 3,7 tỷ đồng năm 2010, số lượng nhân viên năm 2007 là 10 nhân viên đến nay công ty đã có hơn 100 nhân viên được đào tạo và làm việc hiệu quả. Trong tương lai gần, D’MAX sẽ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để phục vụ nhu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn. Kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh của công ty là “Chuyên nghiệp từ suy nghĩ đến hành động” và “khách hàng luôn luôn đúng, nếu khách hàng sai xem lại chính mình” nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu riêng biệt của mỗi khách hàng.  Sơ đồ 1.1: Quá trình phát triển của Công ty Nguồn: Công ty D’MAX 1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty TNHH vận tải D’MAX là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên do ông Đoàn Định Luận và ông Bùi Duy Tấn Đạt góp vốn thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó ông Đoàn Đình Luận là chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc công ty, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty. Sơ đồ 1.2: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp Vai trò của các bộ phận trong công ty: - Hội đồng thành viên: bao gồm hai thành viên sáng lập, đây là cơ quan có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi và nghĩa vụ của công ty. Hội đồng thành viên có trách nhiệm định hướng chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty thông qua việc hoạch định các chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời kỳ phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra, hội đồng thành viên và các thành viên trong hội đồng cũng có quyền và trách nhiệm khác theo quy định của điều lệ công ty và điều 47 Luật Doanh nghiệp 2005. - Ban Giám đốc: là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty, có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. - Phòng hành chính tổng hợp: Trợ giúp cho Hội đồng thành viên và Giám đốc công ty quản lý và hoạch định các chính sách phát triển nguồn nhân lực, cũng như đảm bảo tốt môi trường làm việc và đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên và người lao động. - Phòng tài chính kế toán: Là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng thành viên và giám đốc công ty trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác Tài chính - Kế toán theo đúng quy chế tài chính và điều lệ công ty. Phòng tài chính kế toán bám sát và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao bao gồm: Kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu chi tiêu kịp thời và đầy đủ, báo cáo kịp thời chính xác các chứng từ hợp đồng kinh tế, lập và gửi báo cáo thống kê, báo cáo tài chính hàng quý và cuối niên độ kế toán để gửi lên Hội đồng thành viên và Ban giám đốc công ty. Ngoài ra Phòng tài chính kế toán còn đảm bảo hoàn thành tốt công tác lên kế hoạch tài chính, lập các báo cáo đột xuất phát sinh. - Phòng điều hành (phòng kinh doanh): chịu trách nhiệm lên phương án điều xe, thông báo kế hoạch điều xe cho đội xe và cán bộ điều hành tại nhà máy. Quản lý, lưu giữ chứng từ, sổ sách nhập – xuất – kiểm kê kho, biên bản bàn giao hàng hóa và định kỳ lập các báo cáo theo yêu cầu quản lý. Tổ chức triển khai giao hàng trong nội tỉnh và làm thủ tục vận chuyển hàng hóa nội ngoại tỉnh. - Phòng Kế hoạch - Marketing: lập kế hoạch vận chuyển và lưu kho hàng hóa và thông báo cho phòng điều hành của D’MAX về kế hoạch thu gom, phân phối đến các đại lý. Bên cạnh đó lên kế hoạch xúc tiến thương hiệu cho công ty. Trong nội tại công ty, đôi khi các bộ phận chức năng có lợi ích riêng không thống nhất với nhau. Đây là một trong những nguyên nhân từ bên trong dẫn đến sự thất bại của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Do đó ban lãnh đạo công ty cần phải đảm bảo tính hệ thống trong liên kết nội tại này, làm cho các bộ phận thống nhất lợi ích để cùng hướng tới mục đích chung của công ty. 1.4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty 1.4.1. Yếu tố khách quan 1.4.1.1. Môi trường kinh tế Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nền kinh tế đã phục hồi kéo theo sự vực dậy của các ngành kinh tế nước nhà. Theo đó ngành vận tải có những bước phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng. Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những bước biến động mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ khoảng 6,7% thấp hơn tốc độ 8,48% của năm 2007, lạm phát ở mức 22,9 % cao nhất kể từ năm 1992 trở lại đây, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2008 đạt khoảng 17.328.227 VNĐ. Năm 2009 và 2010 nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình 7.3%/năm. Điều này góp phần nâng cao mức chi tiêu cũng như tăng mức nhu cầu giao lưu, đi lại của người dân trong đời sống hiện đại hóa như ngày nay. Như vậy đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp tận dụng và tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải. Bảng 1.3: Khối lượng hàng hóa vận chuyển theo phương thức vận tải của Việt Nam giai đoạn 2007-2010 Đơn vị: Nghìn tấn Năm  Tổng  Đường Sắt  Đường Bộ  Đường Sông  Đường Biển  Hàng Không   2007  513 575,1  9 153,2  338 623,3  122 984,4  42 693,4  120,8   2008  569 534,8  9 098,2  369 776,9  139 324,4  51 205,2  130,4   2009  614 354,5  10 007,2  404 744,5  140 256,4  56 324,5  213,9   2010  670 645,8  10 907,7  442 170,3  152 879,6  61 393,1  324,1   Nguồn: Tổng Cục Thông Kế Trong suốt 20 năm đổi mới, chỉ số GDP của Việt Nam đã tăng liên tục. Thể hiện qua các giai đoạn: GDP tăng trưởng đã đạt nức 8,2% từ năm 1991-1995. Ở giai đoạn tiếp theo 1996-2000 tốc độ tăng GDP của Việt Nam đạt 7,5% thấp hơn nửa đầu thập niên 1990 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Từ năm 2001 tới nay tốc độ tăng GDP của nước ta dần dần phục hồi và tăng dần qua các năm đạt 7.76%/năm. Hơn nữa tốc độ công nghiệp hóa, mở rộng hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới ngày càng nhanh chóng. Các loại hàng hóa ngày càng được sản xuất ra nhiều hơn về số lượng cũng như về chủng loại, mức sống của người dân ngày càng tăng. Việc đó đồng nghĩa với sự tăng lên của số lượng hàng hóa được phân phối, nghĩa là ngành vận tải ngày càng phát triển. Cùng với tốc độ tăng cao của GDP, các thành phần kinh phần kinh tế cũng được chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước trong đó kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về qui mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề hoạt động mà pháp luật không cấm. Điều này cho thấy trong tương lai, môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành nghề của nền kinh tế nói chung, doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải nói riêng sẽ trở nên gay gắt. Điều này cũng có nghĩa trong điều kiện hội nhập của đất nước như hiện nay, D’MAX sẽ phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp nội địa cũng như doanh nghiệp của nước ngoài, doanh nghiệp lớn trên thế giới. Một yếu tố đóng một vai trò rất quan trọng trong tổng chi phí của ngành vận tải đó là chi phí cho xăng dầu. Vì vậy giá xăng dầu có ảnh hưởng vô cùng đặc biệt đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu giá xăng dầu tăng đột biến sẽ làm tăng chi phí kinh doanh và doanh nghiệp không kịp phản ứng để có thể điều chỉnh ngay giá cước vận chuyển, gây thiệt hại cho công ty. Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế của Việt Nam cũng đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Xu thế này sẽ tạo điều kiện bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ và phương thức kinh doanh hiện đại đồng thời khai thác tiềm năng của đất nước. Như vậy các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải như D’MAX sẽ được thừa hưởng những thành quả về khoa học công nghệ, hệ thống cơ sở vật chất của đất nước ngày càng hiện đại và thuận lợi. 1.4.1.2. Yếu tố Chính trị - Xã hội Hiện nay Việt Nam được đánh giá là một trong những môi trường đầu tư an toàn nhất với tình hình chính trị ổn định. Chính phủ có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO với lộ trình giảm thuế cam kết sẽ tạo ra những cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt đối với lĩnh vực logistics là lĩnh vực được chính phủ chú trọng và có sự mở cửa lớn theo quy định của WTO sẽ tạo ra những cơ hội kinh doanh lớn cũng như sự cạnh tranh khốc liệt cho các doanh nghiệp vận tải. Tuy nhiên hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động giám sát còn lỏng lẻo và chưa có qui định rõ ràng đối với việc kinh doanh dịch vụ vận tải gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Một yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp vận tải Việt Nam hiện nay là khuôn khổ chính sách của chính phủ như: tính tự chủ trong quyết định giá cước, các điều kiện gia nhập thị trường và đặc biệt là, các điều kiện hoạt động kinh doanh, như tốc độ chạy xe, quy định về trọng tải, điều kiện lái xe....Hoạt động dịch vụ vận tải là ngành hàng đòi hỏi tính liên kết rất cao. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay các DN vận tải của Việt Nam rất nhỏ, hoạt động theo hướng tách ra. Chủ yếu các doanh nghiệp vận tải Việt Nam đều chủ động đưa ra những biện pháp để tăng năng suất, hiệu quả hoạt động bằng cách tăng giá cước, chở quá tải, khoán gọn cho lái xe, đổi mới phương tiện và “làm luật”. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của xã hội ngày càng được tăng cao, nhu cầu của người dân cũng có sự thay đổi nhanh chóng. Việc ứng dụng khoa học công nghệ tạo nên một bước tiến mạnh mẽ nâng cao hiệu quả công việc, đẩy mạnh chất lượng cuộc sống của con người. Cùng với sự gia tăng của thu nhập, nhu cầu của con người ngày càng phát triển một cách phong phú 1.4.1.3. Môi trường khoa học công nghệ Khoa học công nghệ là lĩnh vực phát triển với tốc độ chóng mặt trong vài thập niên trở lại đây chính vì vậy sản phẩm công nghệ thông tin thay đổi về các tính năng, công dụng cũng như mẫu mã, kiểu dáng một cách nhanh chóng. Các sản phẩm PC, laptop, điện thoại di động ngày càng trở nên phổ biến đối với người dân. Các sản phẩm về phần mềm cũng được nâng cao về tính năng để tương thích với chức năng của sản phẩm chính. Đặc biệt những năm gần đây Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng của khu vực Đông Nam Á nói riêng khu vực châu Á nói chung. Năm 2008 cùng với Philippines và Indonesia, Việt Nam là các nước trong khu vực có tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu công nghệ thông tin trên 10%. Năm 2009, trong tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng tăng trưởng của Việt Nam vẫn dương ( hơn 1%). Như vậy có thể thấy sự phát triển của khoa học công nghệ tác động tới toàn bộ các khía cạnh của nền kinh tế xã hội. Đặc biệt là với các doanh nghiệp kinh dịch vụ vận tải thì cơ sở hạ tầng, kỹ thuật công nghệ của nền kinh tế như: hệ thống đường giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc…ảnh hưởng lớn đến việc tăng giảm các chi phí về nhiên liệu, sữa chữa , chi phí về thời gian vận chuyển của công ty. Việt Nam đang có xu hướng vận chuyển hàng hóa trong container thay vì bằng xe tải. Hệ thống đường bộ đã được nâng cấp và vận chuyển hàng hóa đóng container được cho là phương thức tiết kiệm hơn nhiều. Thị trường vận tải Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, nhiều biến động; vì vậy để giữ vững và mở rộng thị phần vận tải, chiến lược kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp vận tải là không tập trung vào việc thay đổi sản phẩm, mà quan tâm nhiều hơn đến cảm nhận của khách hàng. Các công ty vận tải đều thiết lập các Website, cập nhật các chiến lược kinh doanh, quảng cáo các dịch vụ và giá cả dịch vụ, hướng dẫn trực tuyến, sử dụng phần mềm quản lý khách hàng, nhận và phản hồi các phàn nàn của khách hàng 1.4.1.4. Đặc điểm của đối thủ cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh luôn là vấn đề diễn ra sôi động, cấp bách và gay gắt. Bất cứ một doanh nghiệp nào để tồn tại trước tiên phải có vốn, nguồn lao động và kỹ thuật nhưng phải biết sử dụng và quản lý một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó các doanh nghiệp luôn phải có các công cụ và phương pháp cạnh tranh thì mới có thể đứng vững và phát triển. Khi đóng vai trò là yếu tố tích cực cạnh tranh chính là bước tạo đà, là động lực để các doanh nghiệp vươn lên phát triển, theo kịp với xu thế phát triển kinh tế thế giới, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh, đóng góp vào ngân sách nhà nước, đem lại cuộc sống ấm no cho người lao động. Cạnh tranh được coi là yếu tố tiêu cực khi nó gây ra áp lực, dẫn đến đường lối làm ăn vi phạm chuẩn mực xã hội. Cạnh tranh là biểu hiện của tính hai mặt đối lập nhau tuy nhiên nó không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Thông thường khi xuất hiện đối thủ cạnh tranh thì việc đẩy mạnh marketing, định vị thương hiệu của doanh nghiệp sẽ phải được chú trọng và thực hiện một cách hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tạo cho mình một chỗ đứng trong thị trường, có thị trường và uy tín. Nếu doanh nghiệp không nắm bắt được thị trường, không nắm bắt được xu hướng phát triển thì sẽ bị bỏ rơi và có thể bị khách hàng lãng quên. Cạnh tranh trong ngành vận tải đang rất căng thẳng. Sự di chuyển, vận động của dòng hàng hóa và con người diễn ra một cách nhanh chóng kéo theo nó là sự bủng nổ của hệ thống các hình thức, phương thức vận tải ra đời. Sự xuất hiện ngày càng nhiều số lượng các công ty, tập đoàn vận tải đang tạo một sức ép cạnh tranh to lớn lên các doanh nghiệp. Điều này khiến cho việc đẩy mạnh ứng dụng marketing – Mix vào hoạt động của các doanh nghiệp vận tải ngày càng quan trọng 1.4.2. Yếu tố chủ quan 1.4.2.1. Đặc điểm sản phẩm dịch vụ vận tải Có nhiều khái niệm khác nhau về vận tải nhưng khái niệm được đánh giá là chung nhất “Vận tải là quá trình di chuyển con người, hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con n
Luận văn liên quan