Đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế, bước vào giai đoạn hội nhập. Thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đi vào giai đoạn phát triển quá độ. Điều đó mang lại rất nhiều yếu tố tích cực cho xã hội: Chất lượng cuộc sống được nâng lên, con người được tiếp thu nhiều kiến thức hiện đại. Nhưng bên cạnh đó mặt trái của giai đoạn đổi mới này cũng là một vấn đề không nhỏ mà con người đang phải đối mặt: Sự tha hoá biến chất về lối sống đạo đức; sự cạnh tranh không lành mạnh để đạt được vị trí độc quyền, sự “ ganh đua” trong công việc, cố gắng bằng mọi cách để khẳng định bản thân, để đạt được mục đích. Đồng tiền như một ma lực khiến mọi người đặt lên làm trọng, tình cảm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũng từ đó mà rạn nứt. Tất cả đã tạo nên các mâu thuẫn để từ đó gây ra các tranh chấp. Những năm qua các vụ án hình sự và dân sự tăng lên gấp nhiều lần so với thời kỳ trước. Trong thời gian thực tập tại TAND tỉnh Bắc Giang, lại được trực tiếp làm việc tại Toà dân sự, tiếp xúc và làm việc với môi trường pháp lý thực tiễn em thấy rằng các tranh chấp Dân sự có xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt nổi trội và đáng chú ý là các vụ tranh chấp QSDĐ. Từ khi TAND cấp huyện được nâng thẩm quyền thì các vụ sơ thẩm về tranh chấp quyền sử dụng đất được giải quyết tại Toà án nhân dân tỉnh chiếm số lượng ít và không đáng kể. Nhưng các vụ phúc thẩm trong 04 năm qua( 2006 - đầu năm 2009) mà Toà Dân sự - TAND tỉnh Bắc Giang đã tiến hành thụ lý và giải quyết là tương đối lớn và chiếm phần lớn trong các tranh chấp về dân sự. Vì nó mang tính nóng và nổi bật nên em quyết định chọn đề tài “ Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự của Toà án địa phương” để làm báo cáo thực tập trong khóa thực tập này. Dưới đây là kết quả của quá trình thu thập thông tin, tài liệu cho đề tài mà em đã có được trong thời gian thực tập vừa qua.
22 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3176 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Về giải quyết tranh chấp đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I. GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ
Đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế, bước vào giai đoạn hội nhập. Thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đi vào giai đoạn phát triển quá độ. Điều đó mang lại rất nhiều yếu tố tích cực cho xã hội: Chất lượng cuộc sống được nâng lên, con người được tiếp thu nhiều kiến thức hiện đại. Nhưng bên cạnh đó mặt trái của giai đoạn đổi mới này cũng là một vấn đề không nhỏ mà con người đang phải đối mặt: Sự tha hoá biến chất về lối sống đạo đức; sự cạnh tranh không lành mạnh để đạt được vị trí độc quyền, sự “ ganh đua” trong công việc, cố gắng bằng mọi cách để khẳng định bản thân, để đạt được mục đích. Đồng tiền như một ma lực khiến mọi người đặt lên làm trọng, tình cảm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũng từ đó mà rạn nứt. Tất cả đã tạo nên các mâu thuẫn để từ đó gây ra các tranh chấp. Những năm qua các vụ án hình sự và dân sự tăng lên gấp nhiều lần so với thời kỳ trước. Trong thời gian thực tập tại TAND tỉnh Bắc Giang, lại được trực tiếp làm việc tại Toà dân sự, tiếp xúc và làm việc với môi trường pháp lý thực tiễn em thấy rằng các tranh chấp Dân sự có xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt nổi trội và đáng chú ý là các vụ tranh chấp QSDĐ. Từ khi TAND cấp huyện được nâng thẩm quyền thì các vụ sơ thẩm về tranh chấp quyền sử dụng đất được giải quyết tại Toà án nhân dân tỉnh chiếm số lượng ít và không đáng kể. Nhưng các vụ phúc thẩm trong 04 năm qua( 2006 - đầu năm 2009) mà Toà Dân sự - TAND tỉnh Bắc Giang đã tiến hành thụ lý và giải quyết là tương đối lớn và chiếm phần lớn trong các tranh chấp về dân sự. Vì nó mang tính nóng và nổi bật nên em quyết định chọn đề tài “ Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự của Toà án địa phương” để làm báo cáo thực tập trong khóa thực tập này. Dưới đây là kết quả của quá trình thu thập thông tin, tài liệu cho đề tài mà em đã có được trong thời gian thực tập vừa qua.
Phần II QUÁ TRÌNH TÌM HIỀU VÀ THU THẬP THÔNG TIN
A.Khái quát chung về quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin.
Về Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang được làm việc với thực tiễn và tiếp xúc với môi trường kỷ luật cao. Nên tuy thời gian thực tập chưa nhiều, nhưng được sự quan tâm của các cán bộ trong ngành Toà án. Đặc biệt là các cán bộ, các thẩm phán, thư ký trong Toà Dân sự đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc làm quen dần với công việc, cùng với sự cố gắng tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, em đã thu thập được nhiều vấn đề bổ ích cho bản thân và cho việc viết đề tài của mình. Quá trình làm việc như: Tham dự phiên toà, nghiên cứu các hồ sơ bản án đã xét xử đã giúp em có được những suy nghĩ tích cực cho quyết định chọn đề tài của mình. Những vụ tranh chấp dân sự xét xử đầu năm 2009 chủ yếu là các vụ về tranh chấp QSDĐ, đó là một lợi thế lớn cho việc thu thập thông tin của em, bên cạnh đó để có được cái nhìn bao quát nhất về đề tài “thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng tại Toà án địa phương” với sự giúp đỡ của Bác thẩm phán hướng dẫn trực tiếp em đã được đọc và nghiên cứu cùng với Thẩm phán về những vụ án tranh chấp QSDĐ từ giai đoạn lập hồ sơ cho đến khi chuẩn bị tiến hành xét xử, được tham dự vào các buổi hoà giải. Sau phiên toà được trao đổi với thẩm phán về những vấn đề chưa rõ trong vụ án vừa xét xử đó. Ngoài ra để tìm hiểu tình hình thực tiễn những vụ án tranh chấp quyền sự dụng đất trong vài năm trở lại đây em đã được làm việc trực tiếp tại phòng thường trực, vào sổ thụ lý, sổ kết quả, tổng hợp các số liệu thống kê, được tống đạt giấy tờ cùng các thư ký, được đi thực tế về địa phương nơi có đất đang tranh chấp để tìm hiểu, thu thập chứng cứ. Điều quan trọng nữa là được đọc các hồ sơ, bản án về tranh chấp QSDĐ đã xét xử. Do chủ yếu là các vụ dân sự phúc thẩm nên việc so sánh, đối chiếu bản án phúc thẩm với bản án sơ thẩm của cấp dưới là một phương pháp giúp em rút ra được nhiều vấn đề tiện ích cho việc đánh giá bản chất của từng vụ án. Trong dịp về thực tập em đã được tham dự
buổi trao đổi rút kinh nghiệm của Toà dân sự - TAND tỉnh bắc Giang với TAND Thành phố Bắc Giang về một số vụ án bị huỷ( từ thời điểm 10/2007 đến tháng 02/2009), đó là một may mắn giúp em nhận diện rõ hơn về những sai xót mà toà án cấp dưới thường mắc phải và giúp em góp phần hoàn thiện cho báo cáo của mình.
B. Phương pháp thu thập tư liệu, nguồn thu thập tư liệu và các thông tin thu thập được
I. Phương pháp thu thập tư liệu
Để có được kết quả cao trong việc thu thập tài liệu, đánh giá được những tài liệu đã thu thập được em đã sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp thu thập thông tin. Trong đó phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng và áp dụng nhiều vì đây là phương pháp tiếp cận có thể mô tả, phân tích được đặc điểm của vấn đề mà ta đang muốn làm rõ, nó phản ánh bản chất của sự việc. Trong các phương pháp nghiên cứu định tính thì phương pháp liệt kê được sử dụng trong việc lấy các số liệu thống kê, phương pháp phỏng vấn được áp dụng trong các buổi trao đổi với thẩm phán, thư ký Toà. Ngoài ra phương pháp so sánh và tổng hợp cũng được áp dụng trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, vào sổ thụ lý, sổ kết quả. Tất cả các phương pháp trên đều được kết hợp rất hài hoà nên có tác dụng lớn trong quá trình thu thập thông tin, tài liệu.
II. Nguồn thu thập thông tin.
Được thực tập tại Toà án nơi hàng ngày vẫn tiến hành xét xử các vụ án hình sự, dân sự… Nên nguồn tài liệu cung cấp cho việc viết báo cáo rất đa dạng và phong phú. Được sự hướng dẫn và giúp đỡ của các cán bộ trong Toà, em đã được tiếp xúc với những nguồn tài liệu vô cùng hữu ích cho đề tài của mình. Cụ thể bao gồm những nguồn tài liệu chủ yếu sau đây:
1. Sổ thụ lý phúc thẩm, sơ thẩm các vụ án dân sự.
2. Sổ kết quả phúc thẩm, sơ thẩm các vụ án dân sự.
3. Báo cáo kết quả tổng kết:
3.1 Báo cáo kết quả tổng kết năm 2005 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2006.
3.2 Báo cáo kết quả tổng kết năm 2006 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2007.
3.3 Báo cáo kết quả tổng kết năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008.
3.4 Báo cáo kết quả tổng kết năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009.
3.5 Báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác 06 tháng cuối năm.
4. Kết luận của TAND tỉnh Bắc Giang với toà cấp dưới:
4.1 Kết luận của TAND tỉnh Bắc Giang với TAND Huyện Việt Yên.
4.2 Kết luận của TAND tỉnh Bắc Giang với TAND Thành phố Bắc Giang.
5. Sổ quyết định đưa vụ án ra xét xử và sổ quyết định hoãn phiên toà.
6. Hồ sơ vụ án về tranh chấp quyền sử dụng đất đã xét xử qua một số năm.
* Lý do những tài liệu này được sử dụng làm nguồn là bởi vì:
- Sổ thụ lý: cho ta biết số lượng các vụ án đã được thụ lý trong các năm từ đó giúp ta đối chiếu, so sánh từng năm để rút ra nhận xét.
- Sổ kết quả: cho ta biết số lượng các vụ án đã được xét xử, thời gian xét xử, kết quả xét xử, tìm ra được lý do y án, huỷ án, sửa án đối với từng vụ án
- Báo cáo tổng kết: cho ta số liệu tổng hợp về các vụ án tranh chấp QSDĐ các loại tranh chấp đã thụ lý, đã giải quyết, tỷ lệ giải quyết so với số vụ thụ lý.
- Kết luận của Toà án cấp trên với Toà cấp dưới được sử dụng làm nguồn bởi: trong số các vụ án cần đem trao đổi với Toà cấp dưới có nhiều vụ án liên quan đến
tranh chấp QSDĐ. Lý do vì sao phải rút kinh nghiệm, những sai xót của Toà cấp dưới dẫn đến nguyên nhân án phải sửa, huỷ tại cấp phúc thẩm.
- Hồ sơ vụ án được sử dụng làm nguồn: Vì nó cho ta biết nội dung của tranh chấp và nhận ra các loại tranh chấp QSDĐ thường gặp, đặc trưng của loại tranh chấp QSDĐở địa phương này so với địa phương khác. Các vụ án điển hình của từng loại được lấy làm ví dụ điển hình trong báo cáo.
III. Các thông tin, tư liệu thu thập được.
Từ các nguồn được sử dụng để thu thập thông tin, tư liệu. Em đã chắt lọc và tổng hợp các thông tin cần thiết để cung cấp cho báo cáo của mình và kết quả thu thập được như sau:
Bảng số liệu.
* Bảng số liệu thống kê tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án sơ thẩm về tranh chấp QSDĐ tại TAND tỉnh Bắc Giang ( 2006 đến 04/2009): Báo cáo tổng kết của ngành TAND tỉnh Bắc Giang
Năm
2006
2007
2008
2009
Thụ lý
Dân sự
24
26
30
07
QSD Đ
02
04
01
0
Đã giải quyết
Dân Sự
23
25
27
07
QSD Đ
02
03
01
0
Còn lại
Dân Sự
01
01
03
0
QSD Đ
0
01
0
0
* Bảng số liệu thống kê các vụ án tranh chấp QSDĐ phúc thẩm đã thụ lý tại TAND tỉnh Bắc Giang( 2006 đến 04/2009):
Năm
2006
2007
2008
2009
Dân sự
130
113
99
30
QSD Đ
40
33
27
10
* Bảng số liệu thể hiện kết quả xét xử phúc thẩm các vụ án tranh chấp QSD Đ( 2006 đến 04/2009):
Năm
2006
2007
2008
2009
Kết quả xét xử
Dân sự
34
100
87
22
QSDĐ
Trong đó
11
31
19
10
Án huỷ sơ thẩm
05
09
06
05
Án y sơ thẩm
04
12
06
03
Án sửa sơ thẩm
01
08
06
01
Án huỷ và đình chỉ
0
01
01
01
Thoả thuận
01
01
0
0
* Bảng số liệu thể hiện số lượng các quyết định hoãn phiên toà liên quan đến tranh chấp QSDĐ(2006 đến đầu năm 2009): Sổ quyết định hoãn phiên toà dân sự của TAND tỉnh Bắc Giang
Năm
2006
2007
2008
2009
Số lượng
Trong đó
22
21
09
01
Chưa giao được bản án
1
0
0
0
Hoà giải
1
1
0
0
Xác minh thêm chứng cứ
5
4
3
0
Vắng mặt đương sự
4
5
3
0
Đơn đề nghị hoãn
4
8
2
0
Lý do khác
7
3
1
0
* Bảng số liệu thể hiện tình hình số lượng các vụ án về tranh chấp QSDĐ phúc thẩm có quyết định đưa ra xét xử( 2006 đến đầu năm 2009):3 Sổ quyết định đưa vụ án ra xét xử của Toà dân sự- TAND tỉnh Bắc Giang
Năm
2006
2007
2008
Đầu năm 2009
Quyết định đưa vụ án ra xét xử
70
54
35
10
* Bảng thống kê và thụ lý giải quyết các vụ án tranh chấp QSDĐ từ 10/2006 đến 01/2009: Báo cáo tổng kết của ngành TAND tỉnh Bắc Giang
Bảng 1: Bảng thống kê và thụ lý giải quyết tranh chấp QSDĐ(10/2006 đến 10/2007).
stt
loại vụ án
(1)
số vụ phải giải quyết
số vụ đã giải quyết
Phân tích các vụ án đã xét xử
đặc điểm của các vụ án
Cũ còn lại
(2)
mới thụ lý
(3)
Đình chỉ
(4)
Xét xử hoặc giải quyết
(5)
giữ nguyên bản án sơ thẩm
(6)
sửa án
(7)
huỷ và đình chỉ
(8)
huỷ và xét xử lại
(9)
Có người bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ
(10)
Có viện kiểm sát tham gia
(11)
1
1
t/c
QSD Đ
2
28
0
30
14
8
0
8
12
2
2
t/c
HĐ chuyển đổi QSD Đ
2
2
2
2
3
3
t/c
HĐ chuyển nhượng QSDĐ
2
12
1
13
9
3
1
4
4
t/c
HĐ thuê QSDĐ
5
5
t/c về
thừa kế QSDĐ
6
6
t/c về
đòi đất cho mượn
cho sử dụng nhờ, lấn chiếm đất
1
1
1
1
Bảng 2: Thống kê và giải quyết các tranh chấp QSDĐ(10/2007 đến 09/2008)
tt
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
1
1
t/c
QSDĐ
24
3
21
4
12
1
4
2
2
2
t/c
HĐ chuyển đổi QSDĐ
2
1
1
1
1
3
3
t/c
HĐ chuyển nhượng QSDĐ
6
6
4
2
4
4
t/c HĐ thuê QSDĐ
5
5
t/c về thừa kế QSDĐ
2
1
1
1
6
6
t/c về đòi lại đất cho mượn, cho ở nhờ lấn chiếm đất
2
2
Bảng 3: Thống kê và thụ lý giải quyết tranh chấp QSDĐ từ 10/2008 đến 01/2009
tt
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
11
t/c
QSDĐ
18
10
6
6
2
2
2
2
1
22
t/c
HĐ chuyển đổi QSDĐ
3
6
3
3
2
1
1
33
t/c
HĐ chuyển nhượng QSDĐ
44
t/c HĐ thuê QSDĐ
55
t/c về thừa kê QSDĐ
4
1
2
3
1
2
1
66
t/c về đòi lại đát, cho mượn, cho ở nhờ, lấn chiếm đất
2
2
2
2.Thực tiễn quá trình giải quyết tranh chấp QSDĐ theo thủ tục tố tụng dân sự của TAND tỉnh Bắc Giang.
Thực tiễn thụ lý vụ án.
- Đối với các vụ án sơ thẩm về tranh chấp QSD Đ được xét xử tại TAND tỉnh. Sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện của đương sự. Toà án sẽ tiến hành xem xét tính hợp pháp của đơn, hướng dẫn đương sự điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu của Pháp luật và tiến hành thụ lý đơn.
- Đối với các vụ án phúc thẩm. Sau khi nhận được đơn kháng cáo, kháng nghị, Toà án cấp sơ thẩm gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và các tài liệu cho Toà
Dân sự TAND tỉnh. Hồ sơ vụ án , tài liệu sẽ được Chánh Toà Dân sự kiểm tra và có chữ ký của người giao và nhận. khi thấy có đầy đủ giấy tờ và tài liệu thì Chánh toà giao cho phòng thường trực tiến hành vào sổ thụ lý, đồng thời Chánh toà Dân sự ra quyết định thành lập HĐXX phúc thẩm và phân công một thẩm phán làm chủ toạ phiên toà phụ trách việc giải quyết vụ án.
Thực tiễn lập hồ sơ và chuẩn bị xét xử.
Trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm, trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tài liệu. Thẩm phán được giao nhiệm vụ sẽ tiến hành một số công việc như: yêu cầu đương sự cung cấp tài liệu bổ sung, triệu tập đương sự lấy lời khai. Do tranh chấp đất đai thường là tranh chấp phức tạp nên đương sự thường có yêu cầu Toà án thu thập hộ chứng cứ. Trường hợp cần thiết thẩm phán được giao nhiệm vụ về tận địa phương nơi có đất tranh chấp để tìm hiểu và nghiên cứu tình hình. Các tài liệu thu thập được sẽ được đưa vào hồ sơ vụ án. Các tranh chấp QSDĐ đều được tiến hành hoà giải ở tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng. Nếu hoà giải thành Toà vẫn tiến hành mở phiên toà công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Thực tế thì việc tiến hành hoà giải các tranh chấp QSDĐ thường không thành chỉ có một vụ điển hình hoà giải thành vào tháng 03/2009. Nếu không tiến hành hoà giải được thì sau khi nghiên cứu nếu thấy có thể đưa ra xét xử được thẩm phán sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2.3 Thực tiễn tiến hành phiên toà tranh chấp QSD Đ
Được tiến hành theo đúng quy định của BLTTDS 2004 bao gồm:
Chuẩn bị khai mạc phiên toà và thủ tục bắt đầu phiên toà
Thủ tục hỏi tại phiên toà
Thủ tục tranh luận tại phiên toà
HĐXX nghị án và tuyên án.
Trong bốn giai đoạn trên, thực tiễn tham dự các phiên toà về tranh chấp QSD Đ em thấy thủ tục hỏi tại phiên toà thường chiếm rất nhiều thời gian bởi đây là thủ tục quan trọng nhất làm rõ, xác định các tình tiết và kiểm tra tính đúng đắn của các lời khai, đã có trong tài liệu, hồ sơ vụ án. Thủ tục tranh luận thường diễn ra ngắn, bởi các vụ tranh chấp QSDĐ phần lớn không có người bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ nên họ tự đứng ra tranh luận và thường không có nhu cầu hỏi phía bên kia. Họ giữ nguyên quan điểm của mình.
Phần III. KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐÃ THU THẬP ĐƯỢC
Căn cứ vào bảng số liệu thu thập đã được nêu ở trên và thực tiễn làm việc tại TAND tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua em thấy rằng
A. Đối với các án sơ thẩm
Xét xử tại TAND tỉnh Bắc Giang là không lớn. Bởi từ khi TAND huyện được nâng thẩm quyền thì TAND tỉnh chỉ xét xử sơ thẩm các tranh chấp QSDĐ có yếu tố nước ngoài. Số lượng các tranh chấp QSDĐ được xét xử sơ thẩm tại TAND tỉnh Bắc Giang:
Năm 2006 chiếm 8,3%
Năm 2007chiếm 15%
Năm 2008 chiếm 3,3%
Đầu năm 2009 là 0%. So với các vụ dân sự sơ thẩm được xử tại Toà.
B. Đối với các án phúc thẩm về tranh chấp QSDĐ
Ta thấy số lượng có sự biến động theo xu hướng giảm giữa các năm. Nhưng trong cơ cấu án Dân sự thì tranh chấp QSDĐ vẫn chiếm tỷ lệ khá cao cụ thể:
Năm 2006 chiếm 30,7%
Năm 2007 chiếm 29,2%
Năm 2008 chiếm 27,2 %
Đầu năm 2009 chiếm 33% so với các vụ Dân sự phúc thẩm được xét xử tại Toà trong từng năm.
C .So sánh số lượng thụ lý và số lượng quyết định đưa vụ án ra xét xử
Nếu nhìn vào bảng số liệu, căn cứ vào tình hình thụ lý và quyết định đưa vụ án ra xét xử ta thấy quyết định đưa vụ án ra xét xử với số lượng không lớn so với số lượng đã thụ lý, việc hoãn phiên toà còn là phổ biến. Thường do việc thu thập chứng cứ gặp nhiều khó khăn, các bên gây cản trở, không chịu hợp tác trong quá trình giải quyết. Nó còn dẫn đến án quý trước tồn đọng sang quý sau, năm trước tồn đọng sang năm sau.
D. Về chất lượng xét xử
Số án sửa, án huỷ còn nhiều. Cụ thể:
- Án huỷ:
+ năm 2006: 05 vụ chiếm 45% số vụ tranh chấp QSDĐ phúc thẩm và chiếm 14,7 % số vụ tranh chấp dân sự phúc thẩm nói chung.
+ Năm 2007: 09 vụ chiếm 29% số vụ tranh chấp QSDĐ phúc thẩm và 9% số vụ tranh chấp dân sự phúc thẩm nói chung.
+ Năm 2008: 06 vụ chiếm 32% số vụ tranh chấp QSD Đ phúc thẩm và 6,8% số vụ tranh chấp dân sự phúc thẩm nói chung.
* Lý do: Bản án sơ thẩm và quyết định sơ thẩm bị huỷ nhiều là bởi các nguyên nhân sau:
- Có vụ án do đương sự tự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án nên đã rút đơn kháng cáo, rút đơn khởi kiện nên phải huỷ án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
- Việc đánh giá chứng cứ chưa đúng dẫn đến xử sai quan hệ pháp luật
- Việc thu thập chứng cứ thực hiện không đúng thủ tục tố tụng, đánh giá chứng cứ không đầy đủ, không khách quan còn bỏ lọt tài sản và người tham gia tố tụng,
xác định sai tư cách nguyên đơn, bị đơn, sai quan hệ pháp luật, giải quyết không đúng yêu cầu của đương sự và quá hạn luật định.
Ví dụ: Vụ tranh chấp QSDĐ giữa nguyên đơn là anh Nguyễn Văn Thật và bị đơn là bà Phạm Thị Lịch. Anh Nguyễn Văn Thật kiện đòi bà Nguyễn Thị Lịch phải trả cho anh 196m2 đất theo giấy chứng nhận QSDĐ do Uỷ ban hành chính Thị xã Bắc Giang cấp cho anh. Bà Lịch cho rằng thửa đất trên bà chưa cho con nào. Anh thật là con trưởng khi lấy vợ bà đã mua cho mảnh đất khác. Bản án dân sự sơ thẩm 08/2008/DSST ngày 28/07/2008 TAND thành phố Bắc Giang xử: Bác yêu cầu của anh Thật và bà Lịch( do anh Nguyễn văn Ngọc đại diện), anh Nguyễn Văn Thanh phải trả cho anh Thật diện tích 196m2 đất ở. Ngày 08/08/2008 anh Thật nộp đơn kháng cáo không chấp nhận toàn bộ nội dung của bản án sơ thẩm. Bản án phúc thẩm số 03/2009/ DSPT xử huỷ bản án sơ thẩm của TAND thành phố Bắc Giang với lý do: Toà sơ thẩm không đưa UBND thành phố Bắc Giang vào tham gia tố tụng, không đưa anh Thanh, anh Trường, chị Hà, chị Ngân vào tham gia tố tụng là bỏ lọt người tham gia tố tụng.trong vụ án này anh Thành và anh Trường là những người đang chiếm hữu sử dụng một phần đất trong số 196m2 đất mà anh Thật kiện, lẽ ra toà sơ thẩm phải yêu cầu anh Thật sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện để đưa anh Thành và anh Trường tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghiã vụ liên quan.Trong vụ án này Toà sơ thẩm chưa định giá được toàn bộ phần đất tranh chấp mà tại Toà phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được. Ngoài ra bản án sơ thẩm còn có những vi phạm như không lập biên bản giao nhận thông báo thụ lý cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, dùng biên bản xác minh(BL114) do người không có thẩm quyền tiến hành cho việcgiải quyết. Bản án sơ thẩm ở phần xét thấy, nhận thấy, phần quyết định đều ghi là anh Nguyễn Văn Thanh nhưng tên đúng của anh là Nguyễn Văn Thành.
- Một số vụ án tranh chấp QSDĐ còn bị huỷ do: Việc nguyên đơn xin rút đơn khởi kiện không phải là tự nguyện mà do toà sơ thẩm giải thích cho nguyên đơn làm đơn xin rút đơn khởi kiện là không đúng quy định của pháp luật.
Ví dụ: Vụ tranh chấp QSDĐ giữa nguyên đơn là anh Dương Việt Toàn và bị đơn là anh Đoàn Thế Chung( toà huyện Việt Yên thụ lý). Tại đơn xin rút đơn khởi kiện anh Toàn trình bày: sau khi nghe giải thích của Thẩm phán là “ sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án mà thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND” nên nguyên đơn mới xin rút đơn khởi kiện, đơn này thẩm phán đã được xem nhưng không có ý kiến gì và đã căn cứ vào đó để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng.
E. Về các dạng tranh chấp QSDĐ thường gặp ở địa phương.
Các dạng tranh chấp đất đai hiện nay rất đa dạng và phong phú như : tranh chấp đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất; tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với QSDĐ khi vợ chồng ly hôn; tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; tranh chấp về Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng QSDĐ, tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý.
* Ở TAND tỉnh Bắc Giang thường thụ lý và xét xử với số lượng khá lớn các tranh chấp QSDĐ về:
- Hợp đồng chuyển đổi QSDĐ
- HĐ chuyển nhượng QSDĐ
- Thừa kế QSDĐ
- Đòi lại QSDĐ.
* Còn lại các tranh chấp thuộc dạng khác như tranh chấp HĐ thế chấp QSDĐ, hoặc tranh chấp HĐ cho thuê lại QSDĐ thì hầu như không xảy ra, bởi các quan hệ
pháp luật này là không phổ biến ở địa phương. Dưới đây là ví dụ điển hình về tranh chấp QSDĐ mà TAND tỉnh Bắc Giang hay thụ lý và giải quyết.
Ví dụ 1: Về tranh chấp đòi lại QSDĐ giữa nguyên đơn là bà Lê Thị Là, bị đơn là ông Vũ Đình Long. Với nội dung vụ án như sau: năm 1984 vợ chồng ông Thân,bà Là đổi được 445m2 nhà và hoa mầu của vợ chồng ông Duật và bà Thảo.Năm 1987 ông Long( cháu gọi ông Thân bằng cậu) có đặt vấn đề hỏi mượn một phần đất làm 03 gian nhà ngói