Kinh tế thế giới đang chuyển dịch dần theo hướng tăng tỷ trọng của các nền kinh
tế mới nổi và đang phát triển trong cả hoạt động sản xuất, đầu tư và tiêu dùng hàng hóa,
dịch vụ trong khi các n ền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đang trở nên
bão hòa.
Với tiềm lực tích lũy từ nhiều năm, các nền kinh tế phát triển lâu đời (nhóm 1) sẽ
vẫn có khả năng hấp thụ một lượng hàng không nhỏ từ các nước có nền kinh tế đang phát
triển, mới nổi (nhóm 2) và các nền kinh tế còn lại có tăng trưởng GDP thấp (nhóm 3)
Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng, đầu tư, sản xuất sẽ chuyển dần sang những thị trường
mới nổi và đang phát triển có khả năng sinh lời cao hơn.
85 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xác định những mặt hàng có tiềm năng, lợi thế xuất khẩu trong 5 năm tới và các biện pháp nhằm khuyến khích, đẩy mạnh xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG
DỰ ÁN HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN
EU – VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG CB - 2A “HỖ TRỢ BỘ CÔNG THƯƠNG
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT
NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2011 - 2020”.
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
XÁC ĐỊNH NHỮNG MẶT HÀNG CÓ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ
XUẤT KHẨU TRONG 5 NĂM TỚI VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM
KHUYẾN KHÍCH , ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
Người thực hiện: Đỗ Văn Chiến
Giám đốc Trung tâm Thông tin
Công nghiệp và Thương mại
Hà Nội, 11- 2010
1
2
Chuyên đề 4:
XÁC ĐỊNH NHỮNG MẶT HÀNG CÓ TIỀM NĂNG, LỢI THẾ XUẤT
KHẨU TRONG 5 NĂM TỚI VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM KHUYẾN
KHÍCH , ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
I. KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU NHU CẦU
ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG 5 NĂM TỚI
1. Sự chuyển dịch giữa các nền kinh tế trên thế giới
Kinh tế thế giới đang chuyển dịch dần theo hướng tăng tỷ trọng của các nền kinh
tế mới nổi và đang phát triển trong cả hoạt động sản xuất, đầu tư và tiêu dùng hàng hóa,
dịch vụ trong khi các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đang trở nên
bão hòa.
Với tiềm lực tích lũy từ nhiều năm, các nền kinh tế phát triển lâu đời (nhóm 1) sẽ
vẫn có khả năng hấp thụ một lượng hàng không nhỏ từ các nước có nền kinh tế đang phát
triển, mới nổi (nhóm 2) và các nền kinh tế còn lại có tăng trưởng GDP thấp (nhóm 3)1.
Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng, đầu tư, sản xuất sẽ chuyển dần sang những thị trường
mới nổi và đang phát triển có khả năng sinh lời cao hơn.
a) Các nền kinh tế phát triển (nhóm 1) sẽ vận động theo các xu hướng sau:
- Phát triển sản xuất các ngành đáp ứng nhu cầu nội địa, kể cả các ngành sản xuất
hàng hóa trước đây chủ yếu phải nhập khẩu để tái cân bằng cán cân thương mại và tạo
công ăn việc làm trong nước.
- Tận dụng mọi ưu thế mà các nước khác trong nhóm các nền kinh tế mới nổi
(nhóm 2) không có được, không thể sản xuất được, đặc biệt là hàng hóa công nghệ cao,
hàng cơ khí phức tạp, để phát triển sản xuất những hàng hóa mới, hàng hóa “thông minh”
và xuất khẩu sang các nước thuộc nhóm 2 và nhóm các nước đang phát triển khác (nhóm
3). Đây là yếu tố rất quan trọng liên quan đến chính sách tiền tệ, sức ép về mạnh yếu, các
đồng tiền, tỷ giá tiền tệ giữa nội bộ một nhóm nước và giữa các nhóm nước khác nhau
hiện nay và trong 5 năm nữa.
- Giảm sản xuất các ngành hàng mà đầu tư sang các nước nhóm 2 và nhóm 3 có
lợi hơn
b) Các nền kinh tế thuộc nhóm 2 có những dịch chuyển trong sản xuất nội địa
như sau:
1 Ở đây phân chia thành 3 nhóm nước với trình độ phát triển, triển vọng tăng trưởng kinh tế khác nhau để thuận lợi
cho việc phân nhóm các nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (về nhóm hàng hóa, sức mua của các
nhóm thị trường).
3
- Đẩy mạnh sản xuất các hàng hóa tiêu dùng lâu bền, công nghệ cao và cơ khí
nhằm đáp ứng yêu cầu trong nước và cạnh tranh với ưu thế hàng hóa từ các nước nhóm 1
- Buộc phải giảm sản xuất hàng hóa mà ở các nước nhóm 1 sẽ giảm nhập khẩu
(như đã phân tích ở phần 1.3.1), thay vào đó chuyển dịch sản xuất để xuất khẩu sang các
nước thuộc nhóm 2 và nhóm 3.
- Tăng cường đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị
trường để tạo ra những dòng sản phẩm mới, những công nghệ, mô hình sản xuất
mới. Đây sẽ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự bứt phá của các nền
kinh tế này trong tương lai.
2. Sự chuyển dịch trong sản xuất, tiêu dùng của các nền kinh tế tiêu biểu và
các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.
2.1. Hoa Kỳ
a) Kết quả hồi phục của các ngành kinh tế và trong lĩnh vực xã hội quan trọng
Kết thúc năm 2009, thị trường bất động sản của Mỹ vẫn trầm lắng, tăng trưởng
kinh tế trong năm 2009 âm 2,9%, chi tiêu của các hộ gia đình giảm 0,6%, Nhưng một số
tín hiệu phục hồi đã xuất hiện, nhất là khi tăng trưởng kinh tế quí IV/2009 đã đạt dương
(5,6%). Tuy nhiên, các chính sách kích thích tăng trưởng đã khiến thâm hụt ngân sách
của Hoa Kỳ lên tới 1,4 ngàn tỷ USD, nợ công là 12,3 ngàn tỷ USD, tương đương với
84% GDP2.
b) Đánh giá kết quả so với những năm trước khủng hoảng
So sánh kết quả của năm 2009 với các năm trước khủng hoảng có thể thấy sự sụt
giảm mạnh của cả GDP, xuất khẩu và nhập khẩu cũng như sản xuất công nghiệp, cho
thấy nền kinh tế này cần một khoảng thời gian lớn để có thể lấy lại sức mạnh trước đây.
Tăng trưởng GDP, Xuất khẩu, Nhập khẩu của Hoa Kỳ qua các năm
Tăng trưởng GDP, XK, NK của Hoa Kỳ
-20
-15
-10
-5
0
5
10
2007 2008 2009
Năm
T
ố
c
đ
ộ
t
ăn
g
t
rư
ở
n
g
(
%
)
GDP
XK
NK
Nguồn: Bộ Lao động và Bộ Thương mại Hoa Kỳ
2 Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Lao động Mỹ
4
c) Đánh giá về nhu cầu hàng hóa tiêu dùng mục tiêu:
Tính đến thời điểm kết thúc năm 2009, nhu cầu đối với hàng hóa tiêu dùng của
Hoa Kỳ vẫn chưa phục hồi rõ nét. Doanh số bán lẻ tăng giảm không đều trong các tháng
nửa đầu năm 2010. Theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ vào ngày 13/8/2010, bảy tháng
đầu năm 2010, doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ chỉ tăng nhẹ 6,4% so với
bảy tháng đầu năm 2009, trong đó nếu không tính ô tô và thiết bị phụ tùng ô tô thì doanh
số bán lẻ chỉ tăng 5,7%.
Tóm lại:
Kinh tế Hoa Kỳ đã bắt đầu có sự chuyển dịch từ những năm liền trước khủng
hoảng tài chính 2008, với xu hướng bão hòa trong tiêu dùng hàng hóa dân sinh và cao
cấp, trong khi sự bế tắc trong việc tìm ra những dòng sản phẩm, dịch vụ mới cũng
khiến tiêu dùng và sản xuất không có đủ động lực để duy trì nhịp tăng trưởng. Sự
chuyển dịch càng rõ nét hơn khi khủng hoảng diễn ra, như một quy luật khó cưỡng
lại được của chu kỳ kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của tiêu dùng, GDP và nhập khẩu đã
liên tục giảm trong giai đoạn 2007 cho thấy khả năng đóng góp của kinh tế Hoa Kỳ và
kinh tế thế giới đang giảm so với trước đây..
Dự báo thời kỳ 2010-2015, kinh tế Hoa Kỳ sẽ phục hồi so với thời gian diễn ra
khủng hoảng, nhưng không năng động như các giai đoạn trước, bởi hiện nay chưa
thấy những động lực khả quan cho tăng trưởng kinh tế của nước này như trong các
thập kỷ trước. Ở tầm vĩ mô, nền kinh tế sẽ chuyển từ trạng thái nợ nần và tiêu dùng
thái quá sang xuất khẩu và tiết kiệm; kéo theo những thay đổi về vi mô. Những hình
thức và môi trường kinh doanh mới sẽ xuất hiện trong thời gian tới.
2.2. Kinh tế EU
a) Những chỉ tiêu kinh tế quan trọng tính đến nay:
+ Tăng trưởng GDP từ nửa cuối năm 2009 đã có sự cải thiện, tuy nhiên vẫn thấp
hơn nhiều so với tăng trưởng tại các thị trường mới nổi.
Tăng trưởng GDP qua các quí của EU (%)
Q1/2009 QII/2009 QIII/2009 Q4/2009 Q1/2010 Q2/2010
-2,4 -0,3 0,3 0,
1
0,
1
0,
2
Nguồn: Eurostat
+ Doanh số bán lẻ: Tuy vẫn trong xu hướng giảm song doanh thu bán lẻ khu vực
EU đã có sự cải thiện tốt vào giai đoạn cuối năm
5
Diễn biến doanh thu bán lẻ của EU
Tháng
1/2010
Tháng
2/2010
Tháng
3/2010
Tháng
4/2010
Tháng
5/2010
Tổng doanh
thu
-0,5 +0,4 +0,6 -1,0 +0,4
Thực phẩm,
đồ uống
thuốc lá
-0,2 -0,3 +0,8 -1,1 +0,3
Hàng phi
thực phẩm
-0,3 +0,5 +1,0 -1,0 +0,5
Nguồn: Eurostat (2010)
+ Xuất nhập khẩu của EU với bên ngoài:
Biểu đồ: Xuất nhập khẩu của EU
trong các năm 2008, 2009
(ĐV: tỷ Euro) Năm 2008 Năm 2009 Tăng giảm
Xuất khẩu 1.306,6 1.093,4 -16%
Nhập khẩu 1.565,0 1.198,9 -23%
Cán cân -258,4 -105,5
Nguồn: Eurostat
+ Sản xuất công nghiệp: Sụt giảm mạnh từ năm 2008 khi khủng hoảng xảy ra
nhưng từ giai đoạn cuối năm 2009 bắt đầu khởi sắc.
b) Triển vọng thời kỳ 2010-2015
Thời kỳ 2010-2015, các nền kinh tế khu vực EU sẽ dần phục hồi từ khủng hoảng,
nhưng cũng giống như kinh tế Nhật Bản và Hoa Kỳ, động lực cho sự tăng trưởng mạnh
mẽ chưa xuất hiện. Đóng góp của khu vực này vào tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ ở mức
thấp hơn so với các nền kinh tế mới nổi và so với giai đoạn trước.
Tóm lại:Bên cạnh những hạn chế tương tự như kinh tế Hoa Kỳ (tiêu dùng có
dấu hiệu bão hòa ở những thị trường lớn, hoạt động sản xuất và kinh doanh kém
năng động so với các thị trường mới nổi), trong nền kinh tế EU còn những trở ngại
khác cho sự phục hồi và phát triển mạnh, đó là sự chênh lệch về trình độ phát triển và
chu kỳ kinh tế giữa các nhóm nước thành viên; đồng Euro đang được định giá cao so
với khu vực khác. Kinh tế khu vực EU nhìn chung mới chỉ là tạm thoát khỏi đáy suy
thoái và chưa phục hồi rõ rệt và còn phải cần rất nhiều thời gian để có thể đạt được
những thành tựu trước khủng hoảng.
2.3. Trung Quốc:
6
a) Những chuyển dịch trong nền kinh tế Trung Quốc:
Cũng phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như các nước
khác, nhưng với đà tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây và quỹ dự trữ ngoại
hối khổng lồ, lớn nhất thế giới, Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về mức độ phục hồi
và vươn lên trở thành một trong những cường kinh tế trên thế giới. Sự phát triển của
nền kinh tế Trung Quốc có những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong 5 năm trở lại đây với động lực chủ
yếu là xuất khẩu và đầu tư, trong khi tiêu dùng cũng có những cải thiện đáng kể :
Tham khảo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc qua các quí, từ Q1-
2006-Q2-2010
11,4 11,5 10,6 10,4
13 12,6
11,5 11,2 10,6 10,1
9
6,8
7,9
9,1
10,7
11,9
10,3
6,2
0
4
8
12
16
Q1
/06
Q2
/06
Q3
/06
Q4
/06
Q1
/07
Q2
/07
Q3
/07
Q4
/07
Q1
/08
Q2
/08
Q3
/08
Q4
/08
Q1
/09
Q2
/09
Q3
/09
Q4
/09
Q1
/20
10
Q2
/20
10
Nguồn: Tổng cục Thống kê Trung Quốc
Năm 2009 đánh dấu sức tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc. GDP các
quý trong năm 2009 của Trung Quốc tăng lần lượt 6,2% trong quý I, 7,9% trong quý II,
9,1% trong quý III và 10,7% trong quý IV. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tiếp tục
đạt 11,9% vào quí I/2010 trước khi hạ nhiệt còn 10,3% trong quí II/2010.
- Xuất khẩu và thu hút FDI tăng mạnh trong những năm gần đây, cộng với
thói quen tiết kiệm trong một thời gian dài đã giúp Trung Quốc tích lũy được quỹ
dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, giúp nước này chủ động hơn các nước khác trong
chính sách kích thích tăng trưởng, chính sách tỷ giá và quản lí ngoại hối cũng như
bình ổn thị trường trong nước và đầu tư ra nước ngoài.
+ Theo số liệu từ Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc, 7 tháng đầu năm
2010, xuất khẩu đạt 850,49 tỷ USD, tăng 35,6%; nhập khẩu đạt 766,56 tỷ USD, tăng
47,2%; thặng dư thương mại đạt 83,93 tỷ USD, giảm 21,2%
+ Theo thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc, các doanh nghiệp nước ngoài
đã đầu tư gần 66 tỷ USD vào nước này, tăng hơn 18% so với cùng giai đoạn năm ngoái
- Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ một lượng hàng hóa lớn của thế
giới và sức tiêu thụ ngày càng tăng:
7
Tiêu dùng trong nước cũng tăng mạnh, thể hiện qua mức tăng của doanh thu
bán lẻ: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc, doanh thu bán lẻ thực tế năm
2009 tăng 16,9%, mức tăng cao nhất kể từ năm 1986. Bảy tháng đầu năm 2010, doanh số
bán lẻ của Trung Quốc tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2009, cao gấp hơn 3 lần so với
mức tăng của doanh số bán lẻ tại Hoa Kỳ trong cùng giai đoạn.
Tham khảo tăng trưởng XNK của Trung Quốc từ tháng 1/2007
đến hết quí II/2010
40
60
80
100
120
140
160
T1/07 T7/07 T1/08 T7/08 T1/09 T7/09 T1/2010
Xu t kh u Nh p kh u
Nguồn: Tổng cục Thống kê Trung Quốc
- Trung Quốc đã tận dụng cuộc khủng hoảng như một cơ hội để tăng cường
nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu chiến lược trong bối cảnh giá thế giới giảm
mạnh. Họ cũng mua lại những nguồn tài nguyên và cổ phần của các công ty khai
khoáng lớn trên thế giới, nhờ thế mà họ đang ở thế thượng phong trong ngành năng
lượng toàn cầu. (Điều này sẽ được lí giải cụ thể hơn trong phần 3 của báo cáo)
- Nền kinh tế Trung Quốc đang có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ
trọng và tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ và ngành công nghiệp, xây dựng.
Trong năm 2009, giá trị gia tăng của ngành nông lâm ngư nghiệp: đạt 3.547,7 tỷ NDT,
tăng 4,2%; ngành công nghiệp và xây dựng đạt 15.695,8 tỷ, tăng 9,5%; ngành dịch vụ đạt
14.291,8 tỷ, tăng 8,9%.
- Năm 2011 dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục duy
trì ở mức cao.
+ Tiêu dùng nội địa của Trung Quốc cũng có triển vọng lớn nhờ mức tăng đáng kể
thu nhập của người dân và lĩnh vực xuất khẩu được cải thiện.
+ Thị trường ô tô diễn ra tích cực sẽ tạo đà phát triển cho đầu tư và tiêu dùng liên
quan tới lĩnh vực này.
8
+ Thị trường nhà đất sẽ tiếp tục được bình ổn. Tháng 8/2010, so với cùng kỳ năm
trước, giá bất động sản tại Trung Quốc tăng chậm nhất trong 8 tháng nhờ các biện pháp
mạnh mẽ của Chính phủ Trung Quốc nhằm hạn chế đầu cơ nhà đất.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế Trung Quốc cũng còn nhiều
khó khăn thách thức phía trước, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ lạm phát và đổ vỡ
bong bóng trên thị trường bất động sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu Chính phủ
không có những điều chỉnh đúng đắn trong chính sách tài khóa và tiền tệ.
b) Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trước và sau khủng
hoảng tài chính toàn cầu:
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc liên tục
tăng trưởng từ năm 2006 đến nay. Năm 2009, mặc dù xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn
sụt giảm nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng 8,3%, đạt trên 4,9 tỷ USD.
Năm 2010, xuất khẩu sang thị trường này nhìn chung tiếp tục khả quan, dự kiến xuất
khẩu cả năm sang thị trường Trung Quốc sẽ đạt trên 5 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giai đoạn 2001-8T đầu năm
2010 (Đvt: triệu USD)
2735,0 2960,0
2030,0
3357,0
4535,7
4909,0
4054,8
1770,01495,01418,0
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 8T đầu
2010
Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại xây dựng trên cơ sở số liệu của
Tổng cục Hải quan
Về các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, trong khi xuất khẩu cao
su, dầu thô và than đá sụt giảm năm 2009 (chủ yếu do việc hạn chế xuất khẩu nhiên liệu
thô của Việt Nam) thì xuất khẩu một số mặt hàng khác vẫn tiếp tục tăng, như gỗ và sản
phẩm từ gỗ, hải sản, hàng điện tử, hạt điều. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tăng 35,9% đối
với mặt hàng gỗ, 10,5% đối với hạt điều, 54% đối với hải sản và 1,6% đối với máy tính
linh kiện điện tử. Như vậy có thể nói, sự chuyển hướng kịp thời sang thị trường Trung
Quốc- với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, là một trong điều kiện quan trọng để duy trì
kim ngạch xuất khẩu trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường khác gặp khó khăn.
9
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực sang Trung Quốc
từ năm 2007-8T đầu năm 2010 (ĐVT: Triệu USD)
674,2
856,7
1056,9
838,8
603,2
935,8
724,8
650,6
229,6
462,6
603,5
281,4 250197,9145,6167,7
0
200
400
600
800
1000
1200
2007 2008 2009 8T đầu 2010
Cao su Than đá Dầu thô Gỗ & Sp gỗ
Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại xây dựng trên cơ sở số liệu của
Tổng cục Hải quan
2.4. Một số thị trường mới nổi khác:
Tính chung cả năm 2009, trên thế giới có 12 nước có GDP tăng trưởng dương.
Trong đó có những quốc gia đạt được mức tăng trưởng dương ấn tượng: Trung Quốc
(7,8%), Ấn Độ (ước tính khoảng 7-8%), Việt Nam (5,32%), Indonesia (4,5%), Sri Lanka
(3,5%), Hàn Quốc (0,2%), Philippines (0,9%), Australia (0,68%)… Nhìn chung, các nền
kinh tế tăng trưởng dương năm 2009 chủ yếu thuộc nhóm nước đang phát triển và các
quốc gia thuộc khu vực châu Á. Mức tăng trưởng của các quốc gia này cũng góp phần
đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Nguyên nhân chủ yếu là nhờ các gói cứu trợ lớn và kịp thời về tài chính của Chính
phủ, sự kích cầu mạnh mẽ, đầu tư tăng, thặng dư cán cân thương mại hoặc thâm hụt cán
cân thương mại giảm so với năm 2008.
Những nền kinh tế mới nổi đã có sự bứt phá mạnh mẽ trong tăng trưởng và tiêu
dùng, trở thành khu vực phát triển năng động và có khả năng sinh lời cao. Năm 2010,
tăng trưởng của nhóm nền kinh tế này dự báo đạt trên 7% trong khi tăng trưởng của
nhóm các nền kinh tế phát triển chỉ đạt khoảng 2,7%3. Họ đang trở thành điểm thu hút
hoạt động đầu tư của thế giới và động lực tăng trưởng mới của kinh tế toàn cầu. Đây là
một xu hướng tất yếu khách quan trong sự vận động của kinh tế thế giới.
Cùng với sự bứt phá đó, vị thế của các nền kinh tế này trên trường quốc tế đang
ngày càng được cải thiện. Đặc biệt là Trung Quốc, đang dần trở thành một đối trọng đối
với kinh tế Hoa Kỳ và EU.
3. Sự chuyển dịch trong hoạt động xuất, nhập khẩu giữa các nhóm nền kinh
tế trên thế giới và tác động đến cơ cấu nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
3 Dự báo của IMF vào tháng 10/2010.
10
3.1. Tác động của sự chuyển dịch trong kinh tế thế giới đến hoạt động xuất
khẩu của Việt Nam thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu:
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2009
14,48 15,03 16,71 20,15
26,49 32,45
39,83
48,56
62,69 57,1
25,5
3,8
11,2
20,6
31,5
22,5 22,7 21,9
29,1
-8,9
-20
0
20
40
60
80
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Kim ng¹ch % thay ®æi
Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại xây dựng trên cơ sở
số liệu của Tổng cục Hải quan
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (cụ thể là kim ngạch xuất khẩu) đã tăng trưởng
rất tốt trong 5 năm liền trước khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 2008, khi khủng
hoảng chưa tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam và các nền kinh tế khác trên thế
giới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt mức kỷ lục là 62,69 tỷ USD, tăng
trưởng tới 29,1% so với năm 2007. Đến năm 2009, sức mua tại các thị trường xuất khẩu
chính suy giảm mạnh do tác động của cuộc khủng hoảng đã khiến kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam giảm 8,9% so với năm 2009, chỉ đạt 57,1 tỷ USD.
Năm 2010, cùng với sự phục hồi của một số thị trường xuất khẩu và một số mặt
hàng bình dân của Việt Nam có lợi thế về giá so với hàng hóa của các nước đối thủ cạnh
tranh đã giúp kim ngạch xuất khẩu tăng trở lại, ước đạt khoảng 70-71 tỷ USD, tăng gần
24% so với năm 2009.
Những dịch chuyển trong nền kinh tế thế giới cũng dẫn đến những thay đổi về cơ
cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2009, trong khi xuất khẩu sang các thị
trường lớn truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản sụt giảm thì xuất khẩu sang Trung
Quốc và ASEAN lại có sự tăng trưởng tốt đối với nhiều mặt hàng. Ví dụ, xuất khẩu hàng
dệt may sang Hoa Kỳ và EU giảm lần lượt 2,38% và 3,84% thì xuất khẩu sang ASEAN5
lại tăng tới 22,9%. Xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ giảm 4,3%, sang EU giảm 13,7%
nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc lại tăng 8,24%...
Năm 2010, xuất khẩu sang các thị trường chủ lực nhìn chung hồi phục khả quan;
nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Brazil,
Ấn Độ, Nga cao hơn so với tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Ví dụ,
kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 09 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm, tăng 26,4% so
11
với cùng kỳ 2009. Kim ngạch xuất khẩu sang EU đang dần hồi phục, đưa kim ngạch xuất
khẩu sang thị trường này 8 tháng đầu năm đạt 6,89 tỷ USD, tăng 12,4%, so với mức tăng
chỉ có 7,8% của 6 tháng đầu năm. Trong khi đó xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 8
tháng đầu năm nay đã tăng rất mạnh, tăng 46%, đạt trên 04 tỷ USD. Ngoài ra xuất khẩu
sang một số thị trường mới nổi khác như Brazil, Ấn Độ, Nga cũng tăng rất mạnh.
3.2. Dự báo những tác động đến cơ cấu nhu cầu của thế giới đối với hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015:
3.2.1. Xu hướng xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa các nhóm nền kinh tế trên thế giới
Kinh tế thế giới đang chuyển dịch dần theo hướng tăng tỷ trọng của các nền kinh
tế mới nổi và đang phát triển trong cả hoạt động sản xuất, đầu tư và tiêu dùng hàng hóa,
dịch vụ trong khi các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đang trở nên
bão hòa.
Với tiềm lực tích lũy từ nhiều năm, các nền kinh tế phát triển lâu đời (nhóm 1) sẽ
vẫn có khả năng hấp thụ một lượng hàng không nhỏ từ các nước có nền kinh tế đang phát
triển, mới nổi (nhóm 2) và các nền kinh tế còn lại có tăng trưởng GDP