Chuyên đề Xây dựng chương trình quản lý thẻ ATM của ngân hàng VIBank chi nhánh Quang Trung, Hà Nội

Trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học công nghệ đang ngày một phát triển như vũ bão cùng với sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước trong nhiều năm qua thì công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi và trở nên vô cùng quan trọng trong tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực trong đời sống của con người. Đứng trước cơ hội to lớn đó, để phát triển và tự khẳng định chính mình, các tổ chức và doanh nghiệp đã từng bước và liên tiếp ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của tổ chức. Không tự tách mình ra khỏi quy luật phát triển chung của xã hội, hệ thống ngân hàng cũng đang lớn mạnh không kém. Tại Việt Nam thời gian gần đây có hàng loạt ngân hàng mới được thành lập bên cạnh những ngân hàng đã tồn tại lâu nay. Sự bùng nổ mạnh mẽ ấy đã kéo theo hàng loạt dịch vụ mới trong lĩnh vực ngân hàng ra đời, phục vụ đời sống cho người dân ngày càng tiện lợi hơn. Đặc biệt là sự ra đời của thẻ ATM. Tại Việt Nam thẻ ATM thường được hiểu là thẻ ghi nợ, hay còn gọi là thẻ ghi nợ nội địa, là loại thẻ có chức năng rút tiền dựa trên cơ sở ghi nợ vào tài khoản. Chiếc thẻ nhựa xinh xắn như một tấm danh thiếp đã trở thành một phần "tất yếu" của cuộc sống với nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Với việc dịch vụ thanh toán thẻ qua hệ thống ATM ngày càng mở rộng thêm nhiều tiện ích như: nộp phí bảo hiểm, tiền điện, nước, trả cước điện thoại. và Ngân hàng Nhà nước sắp đưa ra những quy định mới bảo vệ người sử dụng để chiếc thẻ sẽ trở thành sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Qua quá trình thực tập tốt nghiệp tại Ngân hàng VIBank chi nhánh Quang Trung, Hà Nội, được tìm hiểu về công tác quản lý cũng như sự quan trọng của thẻ ATM trong cuộc sống con người hiện nay em quyết định lựa chọn đề tài: “Xây dựng chương trình quản lý thẻ ATM của Ngân hàng VIBank chi nhánh Quang Trung, Hà Nội” để làm chuyên đề tốt nghiệp. Chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về Ngân hàng VIBANK và chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Nội dung: • Giới thiệu chung về ngân hàng VIBank và ngân hàng VIBank chi nhánh Quang Trung, Hà nội • Giới thiệu về đơn vị thực tập – Phòng đại lý phát triển thẻ VIBank • Giới thiệu đề tài Chương 2. Lý luận chung về phân tích thiết kế Hệ thống thông tin Nội dung: Chương này trình bày các vấn đề về phương pháp luận được sử dụng để nghiên cứu đề tài. CHƯƠNG 3. Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM tại ngân hàng VIBank chi nhánh Quang Trung, Hà Nội Nội dung: Chương này trình bày quá trình thiết kế chương trình quản lý thẻ ATM VIBank theo tài liệu khảo sát thu thập được về quản lý thẻ ATM tại Ngân hàng VIBank.

doc115 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4008 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng chương trình quản lý thẻ ATM của ngân hàng VIBank chi nhánh Quang Trung, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học công nghệ đang ngày một phát triển như vũ bão cùng với sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước trong nhiều năm qua thì công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi và trở nên vô cùng quan trọng trong tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực trong đời sống của con người. Đứng trước cơ hội to lớn đó, để phát triển và tự khẳng định chính mình, các tổ chức và doanh nghiệp đã từng bước và liên tiếp ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của tổ chức. Không tự tách mình ra khỏi quy luật phát triển chung của xã hội, hệ thống ngân hàng cũng đang lớn mạnh không kém. Tại Việt Nam thời gian gần đây có hàng loạt ngân hàng mới được thành lập bên cạnh những ngân hàng đã tồn tại lâu nay. Sự bùng nổ mạnh mẽ ấy đã kéo theo hàng loạt dịch vụ mới trong lĩnh vực ngân hàng ra đời, phục vụ đời sống cho người dân ngày càng tiện lợi hơn. Đặc biệt là sự ra đời của thẻ ATM. Tại Việt Nam thẻ ATM thường được hiểu là thẻ ghi nợ, hay còn gọi là thẻ ghi nợ nội địa, là loại thẻ có chức năng rút tiền dựa trên cơ sở ghi nợ vào tài khoản. Chiếc thẻ nhựa xinh xắn như một tấm danh thiếp đã trở thành một phần "tất yếu" của cuộc sống với nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Với việc dịch vụ thanh toán thẻ qua hệ thống ATM ngày càng mở rộng thêm nhiều tiện ích như: nộp phí bảo hiểm, tiền điện, nước, trả cước điện thoại... và Ngân hàng Nhà nước sắp đưa ra những quy định mới bảo vệ người sử dụng để chiếc thẻ sẽ trở thành sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Qua quá trình thực tập tốt nghiệp tại Ngân hàng VIBank chi nhánh Quang Trung, Hà Nội, được tìm hiểu về công tác quản lý cũng như sự quan trọng của thẻ ATM trong cuộc sống con người hiện nay em quyết định lựa chọn đề tài: “Xây dựng chương trình quản lý thẻ ATM của Ngân hàng VIBank chi nhánh Quang Trung, Hà Nội” để làm chuyên đề tốt nghiệp. Chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về Ngân hàng VIBANK và chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Nội dung: Giới thiệu chung về ngân hàng VIBank và ngân hàng VIBank chi nhánh Quang Trung, Hà nội Giới thiệu về đơn vị thực tập – Phòng đại lý phát triển thẻ VIBank Giới thiệu đề tài Chương 2. Lý luận chung về phân tích thiết kế Hệ thống thông tin Nội dung: Chương này trình bày các vấn đề về phương pháp luận được sử dụng để nghiên cứu đề tài. CHƯƠNG 3. Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý thẻ ATM tại ngân hàng VIBank chi nhánh Quang Trung, Hà Nội Nội dung: Chương này trình bày quá trình thiết kế chương trình quản lý thẻ ATM VIBank theo tài liệu khảo sát thu thập được về quản lý thẻ ATM tại Ngân hàng VIBank. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, quan tâm, phê bình của các thầy cô, các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn và có thể ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VIBANK VÀ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1. Giới thiệu chung về ngân hàng VIBank Tên Ngân hàng: Ngân hàng VIB( ngân hàng quốc tế) Địa chỉ: 64-68 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04. 942 6919 Fax: 04. 942 6929 E-mail: vib@vib.com.vn Website: www.vib.com.vn Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế - VIB Bank) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc Tế bao gồm các cá nhân và doanh nhân hoạt động thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Quốc Tế đang tiếp tục củng cố vị trí của mình trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam. Từ khi bắt đầu hoạt động ngày 18/09/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Việt Nam, Ngân hàng Quốc Tế đang phát triển thành một trong những tổ chức tài chính trong nước dẫn đầu thị trường Việt Nam. Là một ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng Quốc Tế tiếp tục cung cấp một loạt các sản phẩm, dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng với nòng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động lành mạnh và những cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định. Đến cuối tháng 9 năm 2007, vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc Tế là 1.500 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt trên 22.000 tỷ đồng. Ngân hàng Quốc Tế luôn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại tốt nhất theo các tiêu chí đánh giá hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp. Đến cuối tháng 9 năm 2007, ngoài Hội sở tại Hà Nội, Ngân hàng Quốc Tế gần 80 Chi nhánh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và mạng lưới 37 Tổ công tác tại 35 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Với phương châm “Luôn gia tăng giá trị cho bạn!”, Ngân hàng Quốc Tế không ngừng gia tăng giá trị của khách hàng, của đối tác, của cán bộ nhân viên ngân hàng và của các cổ đông. 2. Giới thiệu về ngân hàng VIBank chi nhánh Quang Trung, Hà nội Tên đơn vị: Ngân hàng Quốc Tế - VIB Bank Địa chỉ: 59-Quang Trung-Hai Bà Trưng-Hà Nội Website: www.vibcard.com.vn E-mail: card@vib.com.vn Điện thoại: (84-4) 9445289 Fax: (84-4) 944529 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Là một trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên tham gia Liên minh thẻ Vietcombank, Ngân hàng Quốc Tế đã đạt được những thành công đáng kể trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ: Ngày 18/09/2004, VIB Bank ra mắt thẻ ghi nợ nội địa Values Connect 24 liên kết phát hành với Vietcombank, đánh dấu sự tham gia thị trường thẻ của VIB Bank. Tháng 12/2005, VIB Bank là ngân hàng đầu tiên trong liên minh thẻ hợp tác với Vietcombank phát hành thẻ tín dụng quốc tế Mastercard Với những thành công trên, tháng 01 năm 2006, Trung tâm thẻ VIB Bank chính thức được thành lập. Kể từ ngày được thành lập với mô hình tổ chức hiện đại, chuyên nghiệp, Trung tâm thẻ Ngân hàng quốc tế đã tạo nên những dấu ấn quan trọng trong hoạt động kinh doanh thẻ: Triển khai thành công Hệ thống quản lý thẻ và chuyển mạch tài chính hiện đại với nhà cung cấp giải pháp thẻ hàng đầu Card Tech Limited. Tháng 5/2006, khai trương trụ sở mới Trung tâm Thẻ tại 59 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tháng 6/2006, trở thành thành viên chính thức của các Tổ chức thẻ quốc tế Visa và Mastercard Tháng 7/2006, độc lập phát hành thẻ ghi nợ nội địa VIB Values với những tính năng bảo mật vượt trội cho phép chủ thẻ có thể sử dụng thẻ tại hệ thống ATM và các điểm thanh toán thẻ của Vietcombank và 16 ngân hàng khác trong Liên minh. Tháng 10/2006, VIB Bank chính thức giới thiệu và đưa vào sử dụng hệ thống VIB ATM trên tòan quốc Hiện nay, Trung tâm thẻ Ngân hàng Quốc tế đang tích cực hợp tác với các tổ chức thẻ Quốc tế Visa và Mastercard để phát hành và thanh toán thẻ Visa, Mastercard trên nền tảng hệ thống công nghệ hiện đại của VIB Bank. Với mục tiêu “Luôn gia tăng giá trị cho bạn”, Trung tâm thẻ Ngân hàng Quốc tế luôn hướng tới những sản phẩm thẻ hiện đại với nhiều tiện ích và giá trị gia tăng cho khách hàng. 2.2. Sứ mệnh Phát triển bền vững cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đang vươn lên, Sáng tạo và đa dạng sản phẩm dịch vụ cho cá nhân có thu nhập. Dịch vụ tài chính ngân hàng toàn diện cho doanh nghiệp lớn, Liên minh, đối tác chiến lược với các định chế tài chính. 2.3. Giá trị cốt lõi Hướng tới Khách hàng, Năng động - Sáng tạo, Hợp tác - Chia sẻ, Trung thực - Tin cậy, Tuân thủ tuyệt đối. 2.4. Tầm nhìn Tầm nhìn trong những năm tới đây VIB Bank phấn đấu trở thành một những ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu trên thị trường, cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng đa năng, trọn gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm tại các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. 2.5. Sơ đồ tổ chức Giám đốc: Nhận quyết định từ cấp trên rồi ra quyết định, quản lý chung các công việc trong chi nhánh ngân hàng VIBank. Phòng marketing: Phát triển thông tin. Hoạt động nghiên cứu thông tin. Quảng bá và truyền thông sản phẩm. Thực hiện hoạt động xúc tiến bán hàng (như khuyến mãi, tổ chức sự kiện quảng bá…). Phòng ngiệp vụ: Hoạt động kế toán nội bộ. Nghiệp vụ thanh toán thẻ trên toàn hệ thống( phát hành và thanh toán thẻ) Hoạt động thanh toán liên ngân hàng. Hoạt động thanh toán với các tổ chức thẻ( như VISA, Master Card…) Phòng kinh doanh thẻ: Kinh doanh bán sản phẩm thẻ( thẻ nội địa và thẻ tín dụng) Phát hành thẻ liên kết giữa VIBank với các tổ chức khác Hỗ trợ hoạt động phát hành trên toàn hệ thống. Phòng phái triển thanh toán thẻ: .Phát triển dịch vụ thanh toán bằng thẻ. Thực hiện các nghiệp vụ phát sinh giao dịch trong quá trình thanh toán. Phối hợp thực hiện các chương trình gia tăng doanh số thanh toán thẻ. Phòng thẻ tín dụng: Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến phát hành thẻ tín dụng quốc tế Master Card. Thẩm định sản phẩm thẻ. Thu hồi dư nợ phát sinh của khách hàng. Phòng công nghệ: Quản lý hệ thống phát hành và thanh toán thẻ trên toàn hệ thống và liên ngân hàng. Quản lý giao dịch mạng ATM trên toàn hệ thống. Quản lý dịch vụ thanh toán điện tử. Phòng phát triển sản phẩm Nghiên cứu và đưa ra sản phẩm mới về thẻ. Phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng sản phẩm thẻ. Phát triển các dịch vụ thanh toán trên nền công nghệ( mobile banking, ebanking…) Làm mới sản phẩm hiện có của ngân hàng. Phòng kiểm soát rủi ro Xem xét và thống kê tất cả các giao dịch thẻ liên quan đến ngân hàng VIBank. .Phòng ngừa và kiểm soát các giao dịch thẻ giả, thẻ không hợp lệ. Giải quyết các thắc mắc của khách hàng liên quan đến giao dịch thẻ. Phòng dịch vụ khách hàng Giao dịch trực tiếp với khách hàng tại trung tâm thẻ. Phối hợp thực hiện và giải quyết giao dịch trực tiếp với khách hàng. Phòng phát hành Thực hiện hoạt động và phát hành thẻ trong toàn hệ thống. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến phát hành. Call center Giải quyết các giao dịch của khách hàng liên quan đến phát hành và thanh Stoán thẻ qua hệ thống điện tử. Phòng phát triển đại lý Phát triển hoạt động kinh doanh. Quản lý hệ thống Đại lý kinh doanh thẻ( đại lý tổ chức là doanh nghiệp, tổ chức) Phát triển mạng lưới khách hàng. Mở rộng hoạt động liên kết bán chéo với các đối tác khác… 3. Giới thiệu về đơn vị thực tập – Phòng phát triển đại lý thẻ VIBank 3.1. Nhiệm vụ Phát triển hoạt động kinh doanh gồm: Kinh doanh bán sản phẩm thẻ( thẻ nội địa và thẻ tín dụng). Phát hành thẻ liên kết giữa VIBank với các tổ chức khác. Hỗ trợ hoạt động phát hành trên toàn hệ thống. Phát triển dịch vụ thanh toán bằng thẻ. Quản lý hệ thống Đại lý kinh doanh thẻ: Đại lý tổ chức: là doanh nghiệp, tổ chức tài chính,… Đại lý cá nhân: cộng tác viên làm việc full time, half time. Phát triển mạng lưới khách hàng, làm việc trực triếp dưới sự quản lý của ngân hàng. Mở rộng hoạt động liên kết bán chéo với các đối tác khác( doanh nghiệp hoạt động tài chính và doanh nghiệp không hoạt động tài chính) Phát triển các điểm bán sản phẩm bên ngoai hệ thống ngân hàng như tại siêu thị, cửa hàng bản lẻ, … Hỗ trợ phát triển hình ảnh, sản phẩm thẻ bên ngoài ngân hàng. 3.2. Chức năng Phát hành và cung cấp 4 loại thẻ: Thẻ nội địa: ghi nợ nội địa, thẻ liên kết nội địa, ghi nợ nội địa trả trước. Thẻ quôc tế: Master Card Dịch vụ thanh toán: phát triển điểm thanh toán thẻ. Thẻ liên kết: liên kết nội địa. 3.3. Nhân sự Trưởng phòng: Nguyễn Chí Ánh Hoạt( quản lý toàn bộ hoạt động của phòng). 10 nhân viên chính thức, chia làm 4 nhóm quản lý: 2 nhân viên phụ trách thẻ nội địa. 2 nhân viên phụ trách thẻ quốc tế. 2 nhân viên phụ trách thẻ thanh toán. 4 nhân viên phụ trách thẻ liên kết. 7 đại lý tổ chức. 75 đại lý cá nhân. 4. Giới thiệu đề tài: Việc tin học hoá quản lý mang lại nhiều lợi ích hơn so với quản lý thủ công. Quản lý thông tin về thẻ trong trung tâm thẻ VIBank Hà Nội nói riêng và trong ngân hàng VIBank nói chung là một bài toán quan trọng và có nhiều ứng dụng trong việc quản lý hoạt động của ngân hàng... nhằm đưa ra các quyết định trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng đáp ứng các yêu cầu mới trong giai đoạn mới. Mục tiêu cơ bản của các dự án Tin học hoá quản lý là tạo được một hệ thống thông tin thống nhất phục vụ điều hành và quản lý. Việc tin học hóa Tổ chức quản lý thẻ mang lại nhiều lợi ích: Bộ máy quản lý gọn nhẹ, chỉ cần số ít nhân viên với hệ thống máy vi tính. Tổ chức quản lý, lưu trữ trên hệ thống máy vi tính làm tăng tính an toàn, bảo mật cao hơn. Phù hợp với các ứng dụng triển khai trên diện rộng. Chi phí ban đầu ít vì chỉ phải triển khai trên máy chủ. Dễ dàng phát triển ứng dụng, tất cả các dịch vụ chỉ phải triển khai trên máy chủ, do vậy dễ dàng bảo trì, phát triển hệ thống. Không phụ thuộc vào phạm vi ứng dụng. Việc mở rộng ít tốn kém. Đào tạo sử dụng chương trình ít tốn kém . Dễ dàng tích hợp với các ứng dụng khác trong một website. Khi thực tập trong môi trường của trung tâm thẻ của ngân hàng VIBank em đã nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề quản lý thẻ, nên em đã chọn đề tài “ Xây dựng chương trình quản lý thẻ ATM của Ngân hàng VIBank chi nhánh Quang Trung, Hà Nội.” CHƯƠNG II Lý luận chung về phân tích thiết kế Hệ thống thông tin Khái niệm Hệ thống thông tin Hệ thống thông tin ( HTTT ) là tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu…thực hiện hoạt động thu thập , lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong một tập hợp các ràng buộc được gọi là môi trường. Thực hiện các chức năng xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch tổ chức, chỉ huy và kiểm tra, kiểm soát của một tổ chức. Dưới đây là mô hình HTTT tổng quát của một tổ chức: HTTT được thể hiện bởi những con người, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị tin học hoặc không tin học. Đầu vào (Inputs) được lấy từ các nguồn (Sources) và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết quả xử lý (Outputs) được chuyển đến các đích (Destination) hoặc cập nhật vào kho dữ liệu (Storage). Các giai đoạn phát triển của một HTTT Giai đoạn đánh giá yêu cầu Mục đích Cung cấp cho lãnh đạo tổ chức hoặc hội đồng giám đốc những dữ liệu đích thực để ra quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả của một dự án phát triển hệ thống. Giai đoạn này được thực hiện tương đối nhanh và không đòi hỏi chi phí lớn. Các công đoạn của giai đoạn đánh giá yêu cầu Lập kế hoạch Mỗi giai đoạn của quá trình phát triển hệ thống cần phải được lập kế hoạch cẩn thận. Mức độ hình thức hóa của kế hoạch này sẽ thay đổi theo quy mô dự án và theo giai đoạn phân tích. Về cơ bản lập kế hoạch của giai đoạn thẩm định dự án là làm quen với hệ thống đang xét, xác định thông tin phải thu thập cũng như nguồn và phương pháp thu thập cần dùng. Số lượng và sự đa dạng của nguồn thông tin phụ thuộc vào kích cỡ và độ phức tạp của hệ thống nghiên cứu. Cụ thể trong giai đoạn lập kế hoạch phải chỉ rõ làm những công việc gì; thời gian thực hiện hết bao lâu; người thực hiện là ai; công cụ thực hiện là công cụ gìvà chi phí hết bao nhiêu, trong đó gồm hai loại chi phí là chi phí cố định và chi phí biến đổi. Làm rõ yêu cầu Mục đích là làm cho phân tích viên hiểu đúng yêu cầu của người yêu cầu. Xác định chính xác đối tượng yêu cầu, thu thập những yếu tố cơ bản của môi trường hệ thống và xác định khung cảnh nghiên cứu. Trước hết cần khảo sát sơ bộ môi trường và HTTT hiện có bằng cách: thứ nhất là phỏng vấn các cán bộ làm việc tại môi trường cần nghiên cứu; thứ hai là quan sát, xem xét môi trường và HTTT tại đó. Dựa vào đó phân tích viên phải đưa ra các nguyên nhân và giải pháp để phát triển một HTTT mới sau khi đã thực hiện khảo sát sơ bộ, sau đó phân tích viên phải xác định rõ các nguyên nhân dẫn đến yêu cầu phát triển HTTT, cuối cùng phân tích viên phải viết lại yêu cầu chính xác sau khi đã làm rõ yêu cầu. Viết dự án sơ bộ Đề cương sơ bộ Tên dự án. Mục đích. Cơ quan chủ trì. Cơ quan tài trợ. Tổng chi phí dự kiến. Thời gian thực hiện. Cụ thể: Nội dung. Mô tả bằng lời tổ chức và HTTT. Mô tả bằng các mô hình hoặc sơ đồ. Vấn đề hoặc cơ hội, giải pháp giải quyết bằng tin học hóa. Các hoạt động của dự án. Bảng tổng hợp chi phí. Bảng tiến độ thực hiện công việc. Đánh giá chung. Các đối tượng được hưởng lợi. Khái quát Ý kiến và đề nghị. Đánh giá khả thi Khả thi về kinh tế: trước hết về mặt tài chính, đó là cơ quan tài trợ có tài trợ cho dự án được không. Sau đó về mặt kinh tế, phải thấy hiệu quả kinh tế của việc phát triển HTTT. Khả thi về mặt kỹ thuật: phải xem xét liệu có đáp ứng được yêu cầu đề xuất về công nghệ của hệ thống tại thời điểm đó hay chưa, cụ thể là có phần cứng và phần mềm đáp ứng được yêu cầu của hệ thống mới không. Khả thi về mặt tổ chức và con người: đòi hỏi về mặt tổ chức đó là phải có sự hòa hợp giữa giải pháp dự kiến với môi trường tổ chức và về mặt con người đã đủ khả năng để vận hành và sử dụng HTTT mới chưa. Khả thi về mặt thời gian: cần phải đánh giá thời gian phát triển HTTT mới kéo dài trong bao lâu có ảnh hưởng đến hoạt động của môi trường nghiên cứu. Đạo đức kinh doanh: đây là vấn đề mới trong những năm gần đây vì vậy cần được nghiên cứu kỹ. Chuẩn bị và trình bày báo cáo Bao gồm tài liệu, công cụ trình bày báo cáo, thời gian báo cáo. Kết thúc giai đoạn đánh giá yêu cầu cần phải quyết định có tiếp tục thực thi dự án hay không. Giai đoạn phân tích chi tiết Mục đích Phân tích chi tiết được tiến hành sau khi có sự đánh giá thuận lợi về yêu cầu. Mục đích chính là hiểu rõ các vấn đề của hệ thống đang nghiên cứu, xác định những nguyên nhân đích thực của những vấn đề đó, xác định những đòi hỏi và ràng buộc áp đặt đối với hệ thống và xác định mục tiêu mà HTTT mới phải đạt được. Lập kế hoạch phân tích chi tiết Trước khi giai đoạn phân tích thực sự bắt đầu thì người chịu trách nhiệm của giai đoạn này phải lập kế hoạch về các nhiệm vụ phải thực hiện. Thành lập đội ngũ: kết cấu cuối cùng của đội ngũ phân tích phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tầm quy mô của hệ thống, kích cỡ của tổ chức, cách thức quản lý dự án trong tổ chức, sự sẵn sàng và kinh nghiệm của các thành viên tham gia. Và người sử dụng hệ thống sẽ đóng vai trò quan trọng trong dự án, bởi vì chính họ sẽ sử dụng hệ thống tương lai, họ có trách nhiệm bảo đảm rằng hệ thống đó sẽ đáp ứng yêu cầu của họ. Tùy theo những nguồn lực sẵn có và quy mô của hệ thống đội ngũ phân tích có thể chỉ có một phân tích viên thực hiện toàn bộ các khâu công việc phát triển hệ thống, với quy mô lớn và bản chất phức tạp đòi hỏi một đội ngũ nhiều thành viên hơn và thường là đa chuyên ngành. Lựa chọn phương pháp và công cụ: phân tích chi tiết bao gồm các công việc chủ yếu là thu thập thông tin, chỉnh đốn thông tin, xây dựng nên các mô hình của hệ thống nghiên cứu, chuẩn bị tài liệu về các mô hình đó và sử dụng các mô hình và tài liệu này để đưa ra chuẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp. Phương pháp làm việc và các công cụ của đội ngũ là các phương tiện làm dễ dàng việc thực hiện các nhiệm vụ. Xác định thời gian: phân tích viên hay người chịu trách nhiệm về dự án phải đảm bảo xác định đúng thời gian cần thiết cho mỗi công việc cầnphải thực hiện và để tuân thủ thời hạn đã ấn định. Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại Môi trường ngoài Xem tổ chức hoạt động ở ngành gì, lĩnh vực nào, làm ra sản phẩm hay dịch vụ gì. Tổ chức công cộng, tư nhân hay liên doanh. Sự phát triển chung của ngành đó như thế nào. Nghiên cứu cạnh tranh, thị phần ngành đó. Xu thế phát triển công nghệ của ngành đó. Bộ luật, chỉ thị ngành đó phải tuân thủ. Các yếu tố đảm bảo thành công cho tổ chức này còn gọi là CFS. Môi trường tổ chức Nhiệm vụ, chức năng của tổ chức. Lịch sử hình thành và phát triển. Kích cỡ: tổng số vốn, thị trường, năng lực thiết bị. Đội ngũ khách hàng. Cấu trúc tổ chức, mục tiêu ngắn và dài hạn, kế hoạch hành động. Quyền lực được phân bổ hay tập trung. Mức độ tập trung trách nhiệm cho nhà quản lý. Phân bố địa lý. Cách thức quản lý theo mô hình nào. Tình hình nhân sự của cơ quan, trình độ tin học của cơ quan. Tình
Luận văn liên quan