Chuyên đề Xây dựng kế hoạch xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường tỉnh an giang từ nay đến năm 2020

Để có cơ sở cho việc lập kế hoạch xã hội hóa bảo vệ môi trường cho tỉnh An Giang nói chung và xây dựng các chương trình tuyên truy ền, các hoạt động bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương nói riêng một cách hiệu quả và phù hợp với thực tế, dự án tập trung điều tra khảo sát các nội dung sau: - Nghề nghiệp, nguồn thu nhập, trình độ văn hóa để có cái nhìn khái quát về tình hình kinh tế xã hội của địa phương; - Tình hình cung cấp nước sạch tại khu vực nông thôn và nhu cầu sử dụng nước; - Tình hình vệ sinh môi trường tại điạ phương để xác định các vấn đề môi trường còn tồn tại.

pdf72 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2624 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng kế hoạch xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường tỉnh an giang từ nay đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ____________________ Kế hoạch điều tra xã hội học, phân loại các vấn đề cấp bách, xây dựng kế hoạch thực hiện xã hội hóa về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020 CHUYÊN ĐỀ: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH AN GIANG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 Tháng 12/2009 2 MỤC LỤC I. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ƯU TIÊN VÀ ĐỀ XUẤT NỘI DUNG THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN TỈNH AN GIANG ........ 4 1.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ SỰ QUAN TÂM CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .............................................................................. 4 1.2 XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ƯU TIÊN....................................... 29 II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 ............................ 30 2.1. KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ .......................... 30 2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 30 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 31 2.1.3. Kế hoạch thực hiện ...................................................................................... 31 2.2. KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU VỰC ĐÔ THỊ................................................................................................................. 34 2.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 34 2.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 34 2.2.3. Kế hoạch thực hiện ...................................................................................... 35 2.3. KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ..................... 38 2.3.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 38 2.3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 38 2.3.3. Kế hoạch thực hiện ...................................................................................... 39 2.4. KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI ............... 42 2.4.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 42 2.4.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 42 2.4.3. Kế hoạch thực hiện: ..................................................................................... 43 2.5. KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC TRỒNG VÀ BẢO VỆ CÂY XANH...... 45 2.5.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 45 2.5.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 45 2.5.3. Kế hoạch thực hiện ...................................................................................... 45 2.6. KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KHU VỰC NÔNG THÔN ....................................................................................................... 48 2.6.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 48 2.6.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 48 2.6.3. Kế hoạch thực hiện ...................................................................................... 49 2.7. KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN ....... 51 2.7.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 51 2.7.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 51 2.7.3. Kế hoạch thực hiện: ..................................................................................... 51 2.8. KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI TRONG CHĂN NUÔI ........................................................................................................ 55 2.8.1. Mục tiêu chung: ........................................................................................... 55 2.8.2. Mục tiêu cụ thể: ........................................................................................... 55 2.8.3. Kế hoạch thực hiện: ..................................................................................... 55 2.9. KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ................................................................... 58 3 2.9.1. Mục tiêu chung: ........................................................................................... 58 2.9.2. Mục tiêu cụ thể: ........................................................................................... 58 2.9.3. Kế hoạch thực hiện ...................................................................................... 58 2.10. KẾ HOẠCH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT ..... ..................................................................................................................... 62 2.10.1. Mục tiêu chung: ....................................................................................... 62 2.10.2. Mục tiêu cụ thể: ....................................................................................... 62 2.10.3. Kế hoạch thực hiện .................................................................................. 63 2.11. XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ................................................................................................ 68 2.11.1. Mục tiêu chung: ....................................................................................... 68 2.11.2. Mục tiêu cụ thể: ....................................................................................... 68 2.11.3. Kế hoạch thực hiện: ................................................................................. 69 4 I. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ƯU TIÊN VÀ ĐỀ XUẤT NỘI DUNG THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN TỈNH AN GIANG 1.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ SỰ QUAN TÂM CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Để đánh giá mức độ quan tâm của cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh An Giang cũng như để có cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường phù hợp và có hiệu quả với địa phương, một cuộc điều tra xã hội học đã được tổ chức thực hiện vào tháng 10/2009. 1.1.1. Mục tiêu khảo sát Cuộc khảo sát nhằm: (i) Xác định các vấn đề môi trường tồn tại, (ii) đánh giá mức độ quan tâm và nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, qua đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của địa phương. 1.1.2. Phạm vi và đối tượng thực hiện - Phạm vi thực hiện: Công tác khảo sát nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang được triển khai thực hiện tại 03 huyện/thành phố tỉnh gồm: Thành phố Long Xuyên, huyện Châu Phú và huyện Thoại Sơn. - Đối tượng: các nhà quản lý, các cơ quan ban ngành, đại diện đoàn thể và các hộ dân sinh sống làm việc trên địa bàn tỉnh (ở cả khu vực đô thị và nông thôn) với 1.193 phiếu khảo sát. 1.1.3. Nội dung khảo sát Để có cơ sở cho việc lập kế hoạch xã hội hóa bảo vệ môi trường cho tỉnh An Giang nói chung và xây dựng các chương trình tuyên truyền, các hoạt động bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương nói riêng một cách hiệu quả và phù hợp với thực tế, dự án tập trung điều tra khảo sát các nội dung sau: - Nghề nghiệp, nguồn thu nhập, trình độ văn hóa để có cái nhìn khái quát về tình hình kinh tế xã hội của địa phương; - Tình hình cung cấp nước sạch tại khu vực nông thôn và nhu cầu sử dụng nước; - Tình hình vệ sinh môi trường tại điạ phương để xác định các vấn đề môi trường còn tồn tại. 5 - Các vấn đề môi trường cần quan tâm và mức độ quan tâm đến môi trường của người dân để xây dựng các nội dung hoạt động cụ thể. - Tình hình phát động và phổ biến các thông tin, hoạt động bảo vệ môi trường trong khu vực. - Đề xuất của người dân để làm môi trường khu vực tốt hơn. 1.1.4. Đoàn nghiên cứu khảo sát Thành phần đoàn nghiên cứu khảo sát gồm: - Trường Cao Đẳng Tài Nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh - Chuyên gia xã hội học, phát triển cộng đồng của Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ - Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang Cuộc khảo sát được triển khai thực hiện từ ngày 30/11/2009 đến 15/12/2009 (kể cả thời gian viết báo cáo), trong đó thời gian làm việc ở thực địa là 08 ngày 1.1.5. Phương pháp điều tra, khảo sát Xuất phát từ mục tiêu của cuộc điều tra, để thu thập được các thông tin một cách đầy đủ và chính xác đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp thu thập khác nhau. Có những thông tin có thể lượng hoá được, song cũng có những thông tin không thể lượng hoá được. Vì vậy, cuộc khảo sát đã kết hợp cả phương pháp điều tra định tính và định lượng để thu thập thông tin kết hợp với việc phân tích số liệu và tài liệu có sẵn. Trong điều tra định tính, phương pháp đồng tham gia (nghiên cứu có sự tham gia của người dân) là phương pháp mang lại hiệu quả cao vì các thông tin được thu thập mang tính khách quan. Phương pháp này tạo ra một môi trường dân chủ cho người dân tham gia trao đổi, thảo luận về những vấn đề mà họ quan tâm. Do đó, tránh được sự áp đặt ý kiến chủ quan của điều tra viên, các thông tin thu thập được là trung thực và khách quan. Cuộc điều tra này đã sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng để thu thập thông tin, trong đó các kỹ thuật PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân) như thảo luận nhóm (group discussion). 1. Một số khái niệm cơ bản: 6 a) Mẫu: là tập hợp của những đối tượng nghiên cứu trong một cuộc điều tra xã hội học mà cơ cấu thành phần và đặc điểm, tính chất của nó mang tính đại diện cho tổng thể đối tượng được nghiên cứu. b) Tổng thể thống kê: là tập hợp các đơn vị (hay phần tử) thuộc hiện tượng nghiên cứu cần được quan sát, thu thập và phân tích theo một hoặc một số đặc trưng nào đó. Việc nghiên cứu trên một mẫu có tính đại diện thường tốt hơn nghiên cứu trên toàn bộ tổng thể, bên cạnh đó dữ liệu mẫu có thể có giá trị đo đạc lớn hơn dữ liệu thu thập từ tòan bộ tổng thể. Ví dụ trong dự án này, mẫu được lựa chọn là các hộ dân thuộc 3 huyện của tỉnh An Giang gồm: Thành phố Long Xuyên (đặc trưng cho khu vực đô thị phát triển mạnh về dịch vụ), Huyện Châu Phú (đặc trưng về nuôi trồng thủy sản), Huyện Thoại Sơn (đặc trưng về trồng lúa). Hình : Quy trình điều tra xã hội học 2. Những phương pháp sử dụng Xã hội hoá kết quả nghiên cứu Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu Kiểm định giả thuyết nghiên cứu Tập hợp tài liệu xử lý và phân tích Xử lý và phân tích thông tin Tiến hành thu thập thông tin Công tác tiền trạm Lựa chọn và tập huấn điều tra viên Lập biểu đồ tiến độ điều tra Chuẩn bị kinh phí điều tra Chọn thời điểm điều tra Thực tế xã hội Xác định vấn đề cần nghiên cứu Xây dựng khung lý thuyết, giả thiết Chọn phương pháp điều tra Chọn mẫu điều tra Xây dựng bảng câu hỏi điều tra Kết thúc công tác chuẩn bị 7 a) Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Niên giám thống kê của tỉnh An Giang qua các năm gần đây (2006, 2007, 2008), cập nhật các số liệu liên quan đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh và của từng huyện, thị xã, thành phố từ đó chọn ra các huyện mang tính đại diện cho tỉnh nhất để thực hiện khảo sát. Số liệu điều tra dân số năm 2008. b) Phương pháp định lượng Việc thu thập thông tin được thực hiện nhờ phỏng vấn cá nhân bằng bảng hỏi (questionnaire) đã được chuẩn bị sẵn, gồm 06 trang (xem Phụ lục). Các cá nhân trả lời thông tin chủ yếu là chủ hộ gia đình, người có toàn quyền quyết định đến hoạt động của hộ. Đây là kênh thông tin chính, quan trọng và cập nhật nhất cung cấp số liệu cho báo cáo. c) Phương pháp định tính Phỏng vấn sâu: Tại các Sở, ban ngành ở mỗi xã/huyện/thành phố, thực hiện phỏng vấn sâu đối với các nhà quản lý, các tổ chức đoàn thể,… Nội dung phỏng vấn sâu chủ yếu nhằm đánh giá sự quan tâm của chính quyền, đoàn thể đối với các vấn đề môi trường hiện nay cũng như những đề xuất kiến nghị có liên quan. Thảo luận nhóm: Tổ chức thảo luận nhóm từ 8-10người dân tại các địa bàn khảo sát. Nội dung thảo luận nhóm xoay quanh các vấn đề môi trường mà người dân quan tâm phản ánh. 3. Thiết kế mẫu a. Dung lượng mẫu: Để đảm bảo ý nghĩa thống kê, nguyên tắc chọn mẫu đầu tiên được tuân thủ là kích thước tối thiểu của mẫu không được phép nhỏ hơn 30 đơn vị nghiên cứu. Vì vậy, đoàn đã chọn ra một dung lượng mẫu đủ lớn để đại diện cho tổng thể và giảm thiểu ở mức thấp nhất sai số đồng thời cho phép đảm bảo về mặt thời gian, nhân lực cũng như tài chính để tiến hành điều tra. Số lượng mẫu nghiên cứu là 1200 hộ, trong đó chia đều cho Long Xuyên, Châu Phú, Thoại Sơn, tại mỗi huyện/thành phố có 400 hộ được chọn phỏng vấn. b. Phương pháp chọn mẫu 8 Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Việc chọn hộ gia đình được tiến hành theo các bước như sau:  Bước 1: Xác định tiêu chí của 3 địa bàn có tính chung nhất và đặc trưng về kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó khu vực khảo sát được nhóm nghiên cứu chọn là khu vực nông thôn và đô thị. Dựa trên cơ sở số liệu thống kê về kinh tế xã hội, chọn thành phố Long Xuyên và 2 huyện Châu Phú, Thoại Sơn làm đại diện. Trong mỗi huyện/thành phố chọn ra các phường, thị trấn, xã và lập danh sách của mỗi xã, thị trấn, phường được chọn.  Bước 2: Tại mỗi phường/thị trấn/xã chọn ngẫu nhiên 2-3 ấp/khóm điều tra. Lập danh sách hộ dân thuộc các ấp/khóm đã chọn để làm khung chọn mẫu.  Bước 3: Từ danh sách địa chỉ trên, chúng tôi chọn ngẫu nhiên hệ thống trong danh sách mẫu và tiến hành khảo sát hộ được chọn. 1.1.6. Tổ chức thực hiện a) Công tác chuẩn bị Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và khối lượng mẫu điều tra, Trung tâm đã thành lập một đoàn khảo sát gồm 16 người chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm do 01 nhóm trưởng phụ trách và dưới sự trực tiếp điều hành của chủ nhiệm dự án cùng 01 cán bộ hỗ trợ. Chủ nhiệm dự án cùng các chuyên gia chủ chốt đã soạn thảo các công cụ khảo sát như bảng hỏi, các hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Sau đó tập huấn cho các cán bộ điều tra tại An Giang. b) Điều tra thực địa Đoàn khảo sát đã làm việc với UBND huyện Châu Phú, Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên để thảo luận về kế hoạch khảo sát và làm các thủ tục cần thiết cho việc điều tra thực địa. Tại mỗi địa bàn khảo sát, nhóm khảo sát đều đươc cung cấp các thông tin cần thiết để nắm rõ tình hình và đặc thù của từng khu vực. Sau khi đến địa bàn, nhóm khảo sát làm việc với các trưởng, phó khóm/ấp để được hướng dẫn đến từng hộ dân có trong danh sách khảo sát thực hiện phỏng vấn thu thập thông tin. Để kiểm tra tính xác thực của thông tin thu thập, trong bảng hỏi điều tra viên phải điền đầy đủ thông tin về người trả lời như địa chỉ,… những phiếu thu được sẽ được 9 nhóm trưởng kiểm tra xác suất các thông tin trả lời thông qua gọi điện thoại, hoặc gặp trực tiếp. c) Xử lý số liệu và viết báo cáo Sau khi kết thúc điều tra thực địa, các nhóm tiến hành xử lý số liệu định tính và định lượng đã thu thập được và viết báo cáo. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS Chạy số liệu tần suất, tương quan. 1.1.7. Những thuận lợi và khó khăn của cuộc khảo sát Nhìn chung, đoàn khảo sát được sự giúp đỡ tích cực và tạo điều kiện thuận lợi của Phòng tài nguyên Môi trường Thành phố Long Xuyên, huyện Châu Phú và huyện Thoại Sơn, cùng các lãnh đạo của các xã, ấp, khóm thuộc các huyện và thành phố nói trên. Mặc dù đây là thời điểm cuối năm các lãnh đạo rất bận, nhưng họ đã rất nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để đoàn khảo sát hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đoàn khảo sát cũng gặp một số khó khăn nhất định do địa bàn khảo sát khá rộng, có những đoạn đồi dốc, có những đoạn phải di chuyển bằng ghe xuồng nên chi phí điều tra khảo sát thực tế nhiều hơn nhiều so với kinh phí được duyệt. 1.1.8. Kết quả điều tra 1. Các thông tin chung - Dân tộc và tôn giáo: Kinh 97.3% Khơme 2.2% Hoa 0.5% Phật Hoøa Haûo 87% Cao ñaøi 3% Khaùc 8% Thieân chuùa giaùo 2% 10 Nhận xét: Ngoài dân tộc kinh chiếm đa số, các dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ thấp chủ yếu ở khu vực đô thị. Đa số người dân theo đạo Phật giáo Hòa Hảo (chiếm 87%). Do đó cần lưu ý để có phương thức tổ chức tuyên truyền, phát động các chương trình bảo vệ môi trường phù hợp. - Nghề nghiệp: 27.3% 20.9% 22.5% 9.0% 6.6% 0.4% 13.2% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% Laøm Noâng nghieäp Buoân baùn Laøm möôùn Noäi trôï Caùn boä CNV Coâng nhaân Khaùc Nhận xét: Các hộ làm nông nghiệp và làm mướn (làm ruộng mướn) chiếm tỉ lệ khá cao trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn (nông thôn chiếm 40,8%, thành thị chỉ chiếm 13,0%). Qua đó nhận thấy, hoạt động nông nghiệp sẽ là một trong những nguồn gây ô nhiễm cho môi trường và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng nếu người dân không được cung cấp thông tin đầy đủ. - Trình độ văn hóa 11 Bieát ñoïc - Bieát vieát 13.0% Caáp 1 38.8% Caáp 2 27.9% Caáp 3 17.6% Trung, cao ñaúng - Ñaïi hoïc 2.7% Nhận xét: Trình độ học vấn ở mức cấp 1 chiếm tỉ lệ cao, trong đó tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn (nông thôn 51,7%, thành thị 37,3%). Ở khu vực đô thị trình độ học vấn có cao hơn nhưng cũng chiếm tỉ lệ thấp. Vì vậy trong công tác tuyên truyền, phát động các phong trào bảo vệ môi trường cần lưu ý để có phương thức tổ chức phù hợp. 2. Thông tin về cấp nước và thoát nước - Nguồn nước sử dụng Mục đích sử dụng nước Nước máy Nước giếng Nước mưa Nước sông Sinh hoạt 88.9% 71.2% 88.2% 73% n=737 n=111 n=90 n=278 Làm ruộng 0.4% 4.5% 3.9% 36.5% n=3 n=7 n=4 n=139 Chăn nuôi, tưới vườn 1.1% 5.1% 2.0% 7.6% n=9 n=8 n=2 n=29 Nuôi trồng thủy sản 0.5% 20.5% 6.9% 12.2% 12 n=2 n=32 n=7 n=101 Sản xuất, dịch vụ khác 2.4% 1.9% 1.0% 5.8% n=20 n=3 n=1 n=22 Nhận xét: Hiện nay nguồn nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt của người dân rất đa dạng gồm nước máy, nước giếng, nước sông,… Trong đó tỉ lệ người dân ở khu vực đô thị sử dụng nước máy cao hơn so với người dân ở nông thôn (chiếm chiếm 98,6% tương đượng với 476 phiếu /737 phiếu được hỏi ở cả hai khu vực đô thị và nông thôn). Ngược lại ở khu vực nông thôn tỉ lệ người dân sử dụng nước sông cho mục đích sinh hoạt cũng khá cao (nông thôn chiếm 79,9% tương đượng với 234 phiếu/381 phiếu được hỏi ở cả hai khu vực đô thị và nông thôn). Điều này phản ảnh đúng thực tế hiện trạng cấp nước hiện nay ở khu vực nông thôn của tỉnh An Giang. - Chất lượng nước sông đang sử dụng Tốt 78.4% Khoâng toát 21.6% Nhận xét: Đa số người dân cho rằng chất lượng nước sông hiện nay vẫn còn tốt (ở đô thị chiếm 88,7% và nông thôn 68,6%), vì sau khi lóng phèn nước vẫn sử dụng được không nghe mùi, vị lạ. Nhưng họ vẫn mong muốn được sử dụng nước máy và sẵn sàng chi trả tiền cho hoạt động này. - Tình hình sử dụng nước và nhu cầu sử dụng nước máy: 13 Đủ 86.1% Thừa 6.5% Thiếu 7% Coù 57.3% Khoâng 42.7% Nhận xét: Đa phần người dân cho rằng lượng nước sử dụng hiện nay đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của họ (đô thị 85,1%, nông thôn 87,1%), vì ngoài việc sử dụng nước máy, người dân quen với việc dùng nước sông, nước giếng, nước mưa phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mình. Vì vậy khi hỏi đến nhu cầu