Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Uỷ viên không thường trực Liên hợp quốc, thành viên chính thức ASEAN, APEC, và ngày càng khẳng định đựợc vai trò vị trí uy tín của mình trên thế giới! Năm 2009 là năm Việt Nam tiếp tục thực hiện các cam kết của mình khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Các doanh nghiệp Việt Nam luôn ý thức được những trọng trách và sứ mệnh của mình để góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển nền kinh tế Việt Nam Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ & Xây dựng Việt Nam (Gọi tắt là TECHCONVINA) cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam
( TECHCONVINA) với tầm nhìn sẽ trở thành một tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam và nằm trong top 10 các tập đoàn cùng ngành trong 5 năm tới thông qua việc cung cấp gói dịch vụ xây dựng với chất lượng và dịch vụ hoàn hảo từ tư vấn thiết kế đến hoàn thiện thi công các công trình dân dụng. Không nằm ngoài guồng quay của sự vận động phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển về quy mô của thị trường xây dựng nói riêng, TECHCONVINA đang từng bước khẳng định vị thế và tầm vóc của mình trên thị trường.
Việc nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã đem lại những cơ hội mới và nhiều thách thức to lớn cho sự phát triển của thị trường xây dựng nước ta trong giai đoạn sắp tới. Mức độ cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp trên thị trường xây dựng đòi hỏi từng doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng và khẳng định vị thế của mình. Chính vì vậy, hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu đã trở thành vấn đề cấp thiết và được các nhà quản trị nghiên cứu, quan tâm .Với mong muốn vận dụng những kiến thức Marketing nói chung và quản trị thương hiệu nói riêng. Tôi đã lựa chọn đề tài:
“ Xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam ( TECHCONVINA)”
Mục tiêu nghiên cứu: Công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam TECHCONVINA với hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 Chương:
Chương I:
Tổng quan về thị trường xây dựng và doanh nghiệp TECHCONVINA
Chương II:
Thực trạng hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu tại TECHCONVINA
Chương III:
Các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu TECHCONVINA
75 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam TECHCONVINA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Uỷ viên không thường trực Liên hợp quốc, thành viên chính thức ASEAN, APEC,… và ngày càng khẳng định đựợc vai trò vị trí uy tín của mình trên thế giới! Năm 2009 là năm Việt Nam tiếp tục thực hiện các cam kết của mình khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Các doanh nghiệp Việt Nam luôn ý thức được những trọng trách và sứ mệnh của mình để góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển nền kinh tế Việt Nam… Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ & Xây dựng Việt Nam (Gọi tắt là TECHCONVINA) cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam
( TECHCONVINA) với tầm nhìn sẽ trở thành một tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam và nằm trong top 10 các tập đoàn cùng ngành trong 5 năm tới thông qua việc cung cấp gói dịch vụ xây dựng với chất lượng và dịch vụ hoàn hảo từ tư vấn thiết kế đến hoàn thiện thi công các công trình dân dụng. Không nằm ngoài guồng quay của sự vận động phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển về quy mô của thị trường xây dựng nói riêng, TECHCONVINA đang từng bước khẳng định vị thế và tầm vóc của mình trên thị trường.
Việc nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã đem lại những cơ hội mới và nhiều thách thức to lớn cho sự phát triển của thị trường xây dựng nước ta trong giai đoạn sắp tới. Mức độ cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp trên thị trường xây dựng đòi hỏi từng doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng và khẳng định vị thế của mình. Chính vì vậy, hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu đã trở thành vấn đề cấp thiết và được các nhà quản trị nghiên cứu, quan tâm .Với mong muốn vận dụng những kiến thức Marketing nói chung và quản trị thương hiệu nói riêng. Tôi đã lựa chọn đề tài:
“ Xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam ( TECHCONVINA)”
Mục tiêu nghiên cứu: Công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam TECHCONVINA với hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 Chương:
Chương I:
Tổng quan về thị trường xây dựng và doanh nghiệp TECHCONVINA
Chương II:
Thực trạng hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu tại TECHCONVINA
Chương III:
Các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu TECHCONVINA
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn là Giáo sư_ Tiến sỹ Trần Minh Đạo trong giai đoạn thực tập vừa qua. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo Nguyễn Tâm- Giảng viên khoa Marketing và các anh chị trong phòng Marketing của TECHCONVINA. Được sự chỉ bảo tận tình và hướng dẫn của thầy cô đã cho em những kiến thức và nguồn thông tin phong phú về Marketing. Từ đó giúp em có được những suy nghĩ và thực hiện tốt Chuyên đề tốt nghiệp này.
CHƯƠNG I: Tổng quan về thị trường xây dựng và
doanh nghiệp TECHCONVINA.
1.1.Tổng quan về thị trường xây dựng:
1.1.1.Đặc điểm của thị trường xây dựng
Hoạt động thi công xây lắp công trình xây dựng của doanh nghiệp xây dựng là hoạt động sản xuất hàng hoá đặc biệt vì thế các hoạt động diễn ra trên thị trường xây dựng vừa có các đặc điểm chung của thị trường hàng hoá khác, vừa có những đặc điểm riêng đó là: đấu thầu xây dựng, thương thảo kí kết hợp đồng xây dựng giữa doanh nghiệp trúng thầu với chủ đầu tư...(do các sản phẩm xây dựng được sản xuất theo đơn đặt hàng). Do đó thị trường xây dựng có một số đặc điểm sau:
- Trên thị trường xây dựng, các chủ thể kinh doanh, chính là các doanh nghiệp xây dựng, phải có tính tự chủ cao, tự bù đắp chi phí, tự do liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác.
- Trên thị trường xây dựng, người mua nói chung không thể chọn những sản phẩm khác để mua vì sản phẩm xây dựng là hàng hoá đặc biệt, có tính đơn chiếc, giá trị cao và gắn liền với địa điểm sử dụng.
- Trên thị trường xây dựng, chủ đầu tư tự chọn người nhận thầu. Hợp đồng xây dựng thì đa dạng về hình thức, nội dung và giá cả. Kí kết hợp đồng xây dựng chính là biểu hiện của sự gặp nhau giữa cung và cầu, và là kết quả của sự thương lượng, thoả thuận giữa một bên là chủ đầu tư và một bên là các doanh nghiệp nhận thầu xây dựng.
- Trên thị trường xây dựng, cạnh tranh có thể được coi là đặc điểm quan trọng. Cùng với việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xây dựng đó là việc tạo uy tín cho doanh nghiệp. Muốn vậy thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, tìm tòi những biện pháp thi công tiên tiến, những dây chuyền sản xuất, những công nghệ mới... Đây là hai vấn đề có tác động tương hỗ cho nhau: cạnh tranh sẽ kích thích nâng cao chất lượng sản phẩm, các sản phẩm làm ra ngày càng tốt hơn sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt.
-Trên thị trường xây dựng, mối quan hệ trao đổi mua bán giữa chủ đầu tư và các đơn vị nhận thầu diễn ra chủ yếu thông qua đấu thầu, đàm phán, kí kết hợp đồng, thi công xây lắp, bàn giao công trình và thanh quyết toán.
Tóm lại, từ những đặc điểm trên của thị trường xây dựng, nên trọng tâm của Marketing trong lĩnh vực xây dựng là tìm hiểu những vấn đề liên quan tới chủ đầu tư, các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm... Sản phẩm xây dựng thuộc nhóm” hàng hoá giao sau” nên Marketing trong lĩnh vực xây dựng cần tăng cường hoạt động quảng cáo, thuyết phục chủ đầu tư thấy được rằng giá cả mà nhà thầu đưa ra là hợp lý, biện pháp thi công đảm bảo chất lượng và đúng thời gian qui định, ưu điểm của nhà thầu hơn so với các doanh nghiệp khác (về mặt công nghệ, chất lượng một số công trình đã thi công, đội ngũ công nhân lành nghề...). Và khi nhận hợp đồng, Marketing còn có nhiệm vụ lựa chọn các phương thức thanh quyết toán để bàn giao công trình nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.1.2.Khái quát về sự tăng trưởng và phát triển của thị trường xây dựng.
Thời kỳ Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 1991 – 2000, thông qua việc thực hiện các dự án ODA và tiếp thu các dự án FDI, đối với “dự án” đầu tư xây dựng như báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, đấu thầu tuyển chọn tư vấn, giám sát và tuyển chọn nhà thầu... , thông qua việc hợp tác với tư vấn và nhà thầu nước ngoài mà lực lượng khảo sát, thiết kế, thi công nước ta làm quen với cách quản lý dự án, quản lý thi công và tiếp nhận được nhiều công nghệ xây dựng hiện đại như cọc khoan nhồi, vải địa chất, nhà cao tầng, giàn khoan dầu khí, kết cấu kim loại nhà công nghiệp, máy xây dựng hiện đại, bê tông thương phẩm...
Thông qua sắp xếp tổ chức lại, lực lượng xây dựng của nhà nước được trao quyền tự chủ quản lý kinh doanh nhiều hơn và thực hiện cạnh tranh thị trường. Lực lượng xây dựng tư nhân bắt đầu hình thành, một số trở thành nhà thầu xây dựng chung, còn một số khác là nhà thầu chuyên môn hoá như làm nền móng, san ủi, hoàn thiện nội ngoại thất, điện nước, nhôm kính.... nhận làm thầu phụ cho nhà thầu chính.
Thị trường bất động sản bắt đầu hình thành với thị trường đất đai và thị trường nhà ở không chính thức, dần dần lớn lên với các dự án khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng TP.Hồ Chí Minh và Linh Đàm Hà Nội, các dự án khách sạn cao tầng 4, 5 sao và nhà nghỉ, sân gôn hiện đại.... Các nhà phát triển tạo lập bất động sản dần dần trở thành người đặt hàng lớn cho thị trường xây dựng.
Việc nâng cấp hệ thống cầu đường, cảng, sân bay, việc phát triển hệ thống điện lực, kết cấu hạ tầng đô thị, hệ thống thuỷ lợi đã đem lại nhiều công việc cho thị trường xây dựng thông qua các dự án đầu tư công. Thị trường xây dựng phát triển kéo theo sự phát triển các thị trường yếu tố sản xuất như vật liệu xây dựng, máy xây dựng, công nghệ xây dựng.... Thị trường vật liệu xây dựng phát triển nhanh và tiến lên hiện đại hoá, cung ứng cho thị trường xây dựng các vật liệu cần thiết như sắt thép, xi măng, đá ốp lát, gốm sứ vệ sinh, gạch men kính, kính nổi, tấm lợp kim loại, kết cấu thép, sơn nước... Thị trường máy xây dựng cũng trở nên nhộn nhịp. Đã xuất hiện nhiều công ty, thậm chí cả tư nhân cho thuê máy xây dựng.
Khuôn khổ pháp lý điều tiết thị trường xây dựng bắt đầu hình thành khá sớm để kịp thời đón nhận đầu tư nước ngoài và vốn ODA, nhưng đối với hoạt động đầu tư xây dựng trong nước vẫn còn mang nặng ảnh hưởng cơ chế kế hoạch hoá, chỉ quan tâm chủ yếu điều tiết quan hệ cạnh tranh thông qua cơ chế đấu thầu
Tóm lại, thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 là giai đoạn hình thành và phát triển bước đầu của thị trường xây dựng nước ta. Trong giai đoạn này, chủ đầu tư và nhà thầu đến từ mọi thành phần kinh tế chứ không chỉ là chủ đầu tư và nhà thầu nhà nước; Thị trường xây dựng trở thành điều kiện sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp xây dựng; thị trường xây dựng thúc đẩy sự phát triển của ngành Xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất, rút ngắn tiến độ thi công, nâng cao chất lượng và mức độ hoàn thiện của công trình xây dựng, hạ giá thành xây dựng.Tuy thế, thị trường xây dựng nước ta còn nặng tính tự phát nên trật tự rối loạn, quan hệ cạnh tranh thiếu lành mạnh, quan hệ cung cầu không cân đối, cơ chế giá cả chậm chuyển sang quỹ đạo thị trường.
Với những bước tiến và kinh nghiệm ban đầu như vậy, thị trường xây dựng nước ta tiến vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.
Sang giai đoạn này thị trường xây dựng tăng trưởng nhanh hơn. Nếu giả thiết giá trị giao dịch trong thị trường xây dựng chiếm tỷ lệ cố định trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì quy mô thị trường xây dựng của năm 2000 bằng 2,1 lần năm 1995, còn của năm 2005 thì bằng 2,27 lần năm 2000 và bằng 4,7 lần năm 1995, tức là cứ cách nhau 5 năm thì tăng hơn gấp đôi! Nói chung, tốc độ tăng trưởng của thị trường xây dựng bằng 2 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Để thích ứng với sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường xây dựng, các Tổng Công ty xây dựng nhà nước lớn mạnh không ngừng, thực hiện cổ phần hoá, phát triển theo hướng Công ty mẹ – Công ty con và tiến tới tập đoàn kinh tế. Phần lớn doanh nghiệp xây dựng nhà nước dần dần chuyển sang kinh doanh đa dạng để phân tán rủi ro, chủ yếu là đầu tư phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, nhà máy thuỷ điện và kinh doanh bất động sản. Một số doanh nghiệp đã có năng lực tổng nhận thầu EPC những dự án tầm cỡ quốc tế. Nhiều doanh nghiệp xây dựng tư nhân cũng lớn mạnh rất nhanh, có năng lực canh tranh cao và thường kinh doanh đa ngành.
Các doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp tư vấn nước ngoài vào hoạt động ngày càng đông hơn, nhiều quốc tịch hơn, không chỉ dự thầu dự án có vốn ODA và FDI mà cả các dự án khác có vốn nhà nước hay vốn tư nhân trong nước, khiến quan hệ cạnh tranh trong thị trường càng thêm sôi nổi.
Để thích ứng linh hoạt với quan hệ cung cầu trên thị trường, các doanh nghiệp xây dựng không còn phân chia theo ngành giao thông, dân dụng và công nghiệp và thuỷ lợi nữa, mà trở thành nhà thầu xây dựng chung. Các nhà thầu chuyên môn hoá như cung ứng bê tông tươi, làm nền móng, kết cấu kim loại, hoàn thiện nội ngoại thất... cũng phát triển nhanh, ngoài ra đã bắt đầu hình thành nhà thầu cung ứng nhân lực cho các nhà thầu chính, phụ.
Thị trường các yếu tố sản xuất vật liệu, xe máy, nhân lực, công nghệ, vốn được phát triển tương ứng cùng với thị trường xây dựng. Thị trường tư vấn, khảo sát thiết kế xây dựng cũng tăng trưởng nhanh chóng và phục vụ kịp thời nhu cầu của các dự án đầu tư xây dựng.
Bước vào thế kỷ 21, khuôn khổ pháp lý đầu tư và xây dựng dần dần được đồng bộ và hoàn chỉnh hơn, tuy vẫn còn cách xa mức độ hoàn thiện. Hai chủ thể chính trong thị trường xây dựng là các chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng. Điều tiết hoạt động của chủ đầu tư là các pháp quy về đầu tư.
Trải qua 20 năm từ lúc hình thành đến nay, thị trường xây dựng nước ta ngày càng lớn mạnh, vận hành ngày càng có quy tắc, đóng góp lớn vào quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở vật chất để nước ta tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thị trường xây dựng lớn lên cả về qui mô và năng lực, tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta hoà nhập quốc tế. Cơ chế cạnh tranh và cơ chế cung cầu ngày càng tác động mạnh mẽ vào sự vận hành của thị trường. Khuôn khổ pháp lý đã được hình thành về cơ bản.
1.1.3.Mức độ cạnh tranh trong ngành xây dựng
Việt Nam gia nhập WTO sẽ đón nhận làn sóng đầu tư mới, nghĩa là sẽ có nhiều nhà máy, xí nghiệp, công trường mở ra. Đây là cơ hội lớn cho lĩnh vực hoạt động xây dựng nói chung. Tuy nhiên thách thức cũng đặt ra đối với những doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ là có đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật khắc khe của nhà đầu tư hay không ? Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã thúc đẩy nguồn vốn FDI đầu tư mạnh mẽ vào nước ta, trong đó có những dự án vốn đầu tư hàng tỷ đôla Mỹ, từ đó sẽ kéo theo sự xâm nhập sâu rộng hơn và sự tham gia của các doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp tư vấn nước ngoài vào thị trường nước ta. Vài năm gần đây trên thị trường đã xuất hiện dấu hiệu cung không theo kịp cầu, ngược với thời kỳ trước đây.
Thị trường xây dựng tăng trưởng nhanh chóng trong những năm đầu của thế kỷ 21. Tốc độ tăng trưởng của thị trường xây dựng bằng 2 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Để thích ứng với sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường xây dựng, phần lớn doanh nghiệp xây dựng nhà nước dần dần chuyển sang kinh doanh đa dạng để phân tán rủi ro, chủ yếu là đầu tư phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, nhà máy thuỷ điện và kinh doanh bất động sản. Nhiều doanh nghiệp xây dựng tư nhân cũng lớn mạnh rất nhanh, có năng lực canh tranh cao và thường kinh doanh đa ngành. Quan hệ cạnh tranh trong thị trường diễn ra sôi động.
Trước sự phát triển không ngừng của thị trường xây dựng trong nước, cùng với đó là sự gia tăng số lượng các công ty xây dựng nhằm đáp ứng những nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của thị trường. Hiện nay, trên thị trường xây dựng, tên tuổi của các công ty xây dựng được các nhà đầu tư, chủ đầu tư và đông đảo công chúng biết đến đó là: Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – VINACONEX, Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị ( HUD), Tổng công ty Sông Đà, Licogi 9, Công ty xây dựng Trường Sơn, Công ty xây dựng 36- Bộ Quốc phòng, Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội, VICOMAX, Công ty xây dựng TECHCONVINA, Công ty xây dựng CDC, CBRE, Công ty cổ phần Xây dựng Sông Hồng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 (Viết tắt : LICOGI - 18),…
Những tiêu chuẩn của chủ đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn thi công, thiết kế ngày càng nâng lên so với giai đoạn trước. Chính vì vậy, doanh nghiệp nào đi tắt, đón đầu, doanh nghiệp nào nhạy bén với các thời cơ của thị trường. Doanh nghiệp nào có những lợi thế cạnh tranh và những công nghệ vượt trội, tiên tiến, khẳng định chỗ đứng trên thị trường hiệu quả thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Thị trường ngày càng phát triển, đem lại những cơ hội không nhỏ đối với các công ty xây dựng. Nhưng bên cạnh đó, những thách thức và rủi ro cũng được nhắc đến ở các thị trường mới. Mức độ cạnh tranh gia tăng giữa các công ty xây dựng, đòi hỏi các công ty phải phấn đấu và nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường này, đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh. Đây cũng là những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xây dựng khi tham gia vào thị trường sẽ phải đối mặt!
1.2.Tổng quan về TECHCONVINA:
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ và Xây dựng Việt Nam
( TECHCONVINA) được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0103006547 của Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội lập ngày 20 tháng 01 năm 2005. Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã tuyển dụng nhiều cán bộ kỹ thuật và công nhân đã thi công nhiều công trình phức tạp nhóm A và B trên địa bàn Hà Nội và toàn quốc. Công ty đã xây dựng được tập thể đội ngũ cán bộ trẻ có tri thức, có chung một phương châm hợp tác và cùng phát triển. Thực hiện được những hợp đồng có qui mô lớn và yêu cầu phức tạp về kỹ thuật, mỹ thuật công trình, cũng như tiến độ thi công ngặt nghèo. Đặc biệt những dự án khu công nghiệp mà Công ty làm Tổng thầu cho doanh nghiệp người Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Công ty hiện đã có tiềm năng cơ sở vật chất vững vàng, có đội ngũ cán bộ công nhân viên đạt trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm quản lý và tổ chức thi công những công trình lớn.
Thời gian hình thành và phát triển, TECHCONVINA đã không ngừng mở rộng thị trường, phát triển thêm nhiều ngành nghề kinh doanh mới. Ngoài những lĩnh vực mà công ty đang hoạt động thì trong năm 2009 tới, công ty sẽ tiến mạnh hơn tới nhiều lĩnh vực trọng điểm mà bất cứ một tập đoàn kinh tế lớn nào cũng nghĩ tới :
“ Tư vấn đầu tư, đầu tư bất động sản”.
* Sứ mệnh của công ty:
Sứ mệnh của TECHCONVINA là xây dựng một công ty vững mạnh, bền vững và đa dạng hóa ngành nghề.
Công ty sẽ đạt được mục đích này bằng cách trở thành một công ty dẫn đầu trong ngành xây dựng, xúc tiến đầu tư, dịch vụ tư vấn, cung cấp các dịch vụ xây dựng với chất lượng tốt nhất bằng trách nhiệm, cách thức an toàn và hiệu quả kinh tế cao.
* Phương châm hoạt động của TECHCONVINA :
Công ty luôn tâm niệm rằng: “Sự thành công của khách hàng cũng chính là sự thành công của TECHCONVINA”. Với phương châm đồng bộ và trọn gói, công ty luôn chủ động giới thiệu với khách hàng các công nghệ thi công mới nhất, nhanh chóng làm khách hàng cảm nhận được những ưu điểm trong việc ứng dụng kỹ thuật mới nhằm đem lại hiệu quả kinh tế nhất. Ngoài ra, công ty cũng thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, lắng nghe ý kiến phản hồi, nắm bắt và hiểu rõ yêu cầu của khách hàng từ đó, cùng khách hàng thiết lập mối quan hệ hợp tác mật thiết và bền lâu.
Sự thành tín trong hợp tác và một TECHCONVINA có chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng, là nguyện vọng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
TECHCONVINA dựa trên những giá trị cốt lõi, luôn cố gắng để trở thành một trong những tập đoàn hoạt động đa ngành và là một tập đoàn kinh tế hàng đầu tại Việt Nam.
1.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh
*) Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh:
(Nguồn: Phòng hành chính-nhân sự)
* Công ty Kỹ nghệ và Xây dựng TECHCONVINA:
Lĩnh vực hoạt động của công ty kỹ nghệ và xây dựng TECHCONVINA:
- Khảo sát địa chất;
- Quy hoạch & San lấp mặt bằng;
- Tư vấn;
- Thiết kế;
- Thi công;
- Giám sát thi công;
- Quản lý dự án.
Các công ty thành viên:
Công ty dịch vụ Chăm sóc nhà máy TECHCONVINA ( TECHCONVINA Factory Care) với lĩnh vực hoạt động chính là: bảo dưỡng dự phòng; tư vấn; xây lắp điện; xây lắp cơ khí; tự động hóa; di dời nhà máy; cung cấp nhân công kỹ thuật.
Công ty Giải pháp nhà thông minh TECHCONVINA ( TECHCONVINA Smart Home) với lĩnh vực hoạt động chính là: sản phẩm nhà thông minh; hệ thống chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời; hệ thống camera giám sát; hệ thống thiết bị an ninh; hệ thống điện nước; hệ thống viễn thông; hệ thống phòng cháy chữa cháy; xây lắp cơ điện.
Công ty Thương vận TECHCONVINA với lĩnh vực hoạt động chính là: vận tải container nội địa & quốc tế; vận tải hàng hóa siêu trường siêu trọng; đại lý tàu biển; dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác; khai báo hải quan; cho thuê container; xuất nhập khẩu xe ô tô mới và đã qua sử dụng; xuất nhập khẩu máy móc thi công xây dựng.
*) Kết quả kinh doanh qua 3 năm của công ty:
Tổng vốn điều lệ
30.000.000.000 VNĐ
Theo số liệu từ phòng tài chính kế toán sẽ thu được báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm hoạt động( từ 2006-2007-2008) như sau:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2006
STT
Chỉ tiêu
Năm nay
Lũy kế
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
626,090,067,725
626,090,067,725
2
Các khoản giảm trừ
1,025,980
1,025,980
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
626,089,041,745
626,089,041,745
4
Giá vốn hàng bán
596,980,235,921
596,980,235,921
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
29,108,805,824
29,108,805,824
6
Doanh thu hoạt động tài chính
2,547,678,161
2,547,678,161
7
Chi phí tài chính
354,698,204
354,698,204
8
Chi phí bán hàng
2,894,723,988