Sau 22 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ và có những bước tiến vững chắc để vươn mình sánh vai với bạn bè thế giới. Trong những năm đầu của thế kỉ XXI, nền kinh tế Việt Nam đang phát triến vô cùng sôi nỏi với nhiều thành phần kinh tế hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Một trong những nhân tố góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhà chính là sự lien doanh, liên kết và đầu tư của các công ty nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Nguồn vốn và những kinh nghiệm, công nghệ và uy tín của các công ty nước ngoài chính là một nguồn lực to lớn tạo bàn đạp cho bước nhảy mạnh mẽ của nền kinh tế nôn trẻ Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam tồn tại rất nhiều hình thức đầu tư nước ngoài, một trong những hình thức khá phổ biến là việc liên doanh thành lập những công ty phân phối sản phẩm độc quyền. Những doanh nghiệp này là những hạt nhân kinh tế đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây, đây là những định chế pháp lý trung gian nhằm đưa các sản phẩm và công nghệ của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam, hoạt động của những công ty này đã đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân của nước ta, đồng thời tạo ra sự phong phú của nền kinh tế nước nhà, xây dựng một hình ảnh hết sức sinh động về nên kinh tế Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới, là một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại phòng kinh doanh của Công ty TNHH TM Phước Thạnh, em đã có cơ hội cọ sát với công việc thực tế, đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của sản phẩn Nano – một dòng sản phẩm do Phước Thạnh cung cấp, qua đó tiếp thu và tích luỹ được nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó, chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm Nano tại công ty TNHH TM Phước Thạnh” xin được trình bày đôi nét về tình hình phát triển thương hiệu của dòng sản phẩm nội địa duy nhất của Công ty TNHH TM Phước Thạnh, đồng thời đưa ra những nhận định và đánh giá về vấn đề này.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần cụ thể như sau:
Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH TM Phước Thạnh.
Chương II: Thực trạng xây dựng và phát triển dòng sản phẩm Nano của Công ty TNHH TM Phước Thạnh trong những năm qua.
Chương III: Một số kiến nghị và đề xuất nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm Nano của công ty TNHH TM Phước Thạnh.
78 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm Nano tại công ty TNHH thương mại Phước Thạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Sau 22 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ và có những bước tiến vững chắc để vươn mình sánh vai với bạn bè thế giới. Trong những năm đầu của thế kỉ XXI, nền kinh tế Việt Nam đang phát triến vô cùng sôi nỏi với nhiều thành phần kinh tế hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Một trong những nhân tố góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhà chính là sự lien doanh, liên kết và đầu tư của các công ty nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Nguồn vốn và những kinh nghiệm, công nghệ và uy tín của các công ty nước ngoài chính là một nguồn lực to lớn tạo bàn đạp cho bước nhảy mạnh mẽ của nền kinh tế nôn trẻ Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam tồn tại rất nhiều hình thức đầu tư nước ngoài, một trong những hình thức khá phổ biến là việc liên doanh thành lập những công ty phân phối sản phẩm độc quyền. Những doanh nghiệp này là những hạt nhân kinh tế đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây, đây là những định chế pháp lý trung gian nhằm đưa các sản phẩm và công nghệ của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam, hoạt động của những công ty này đã đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân của nước ta, đồng thời tạo ra sự phong phú của nền kinh tế nước nhà, xây dựng một hình ảnh hết sức sinh động về nên kinh tế Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới, là một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại phòng kinh doanh của Công ty TNHH TM Phước Thạnh, em đã có cơ hội cọ sát với công việc thực tế, đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của sản phẩn Nano – một dòng sản phẩm do Phước Thạnh cung cấp, qua đó tiếp thu và tích luỹ được nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó, chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm Nano tại công ty TNHH TM Phước Thạnh” xin được trình bày đôi nét về tình hình phát triển thương hiệu của dòng sản phẩm nội địa duy nhất của Công ty TNHH TM Phước Thạnh, đồng thời đưa ra những nhận định và đánh giá về vấn đề này.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần cụ thể như sau:
Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH TM Phước Thạnh.
Chương II: Thực trạng xây dựng và phát triển dòng sản phẩm Nano của Công ty TNHH TM Phước Thạnh trong những năm qua.
Chương III: Một số kiến nghị và đề xuất nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm Nano của công ty TNHH TM Phước Thạnh.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Hoàng Thanh Hương, Ban giám đốc cùng toàn thể nhân viên phòng kinh doanh Công ty TNHH TM Phước Thạnh đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và xây dựng chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM PHƯỚC THẠNH
I. Sự hình thành, phát triển và đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty TNHH TM Phước Thạnh.
1.1. Thông tin chung về công ty.
Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH TM Phước Thạnh.
Tên tiếng Anh : Fortune Enterprise Co., Ltd
Tên viết tắt : FEC
Ngày thành lập : 16/07/1991
Giấy phép ĐKKD số : 310816
Trụ sở : Ô 1 lô No 4A Khu Đô thị Đền Lừ II - Quận Hoàng Mai – TP. Hà Nội
Điện thoại : (84) 4. 634 0268
Fax : (84) 4. 634 0297
Mã số thuế : 0301047040-003
Số tài khoản : 7.100.0019348 tại VCB
Ngay từ những ngày đầu thành lập năm 1991 Công ty đã trở thành Nhà phân phối chiến lược cho các sản phẩm của tập đoàn Matsushita ở Việt Nam. Khởi đầu chỉ là một Công ty nhỏ, các hoạt động gói gọn trong địa bàn một thành phố, nay Công ty đã phát triển mạnh mẽ mở rộng quy mô ra khắp cả nước với 7 chi nhánh và hàng trăm đại lý uỷ quyền đặt tại tất cả 64 tỉnh thành trong cả nước. Nguyên tắc hoạt động của Công ty là “Uy tín - Chất lượng – Tin cậy”. Do vậy, Công ty luôn đề cao các đối tác kinh doanh của mình và có những chính sách phù hợp để có lợi cho cả hai bên. Công ty cũng chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng cuộc sống của đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm thúc đẩy năng lực phát triển cá nhân của họ.
1.2. Môi trường kinh doanh.
1.2.1. Môi trường kinh tế
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được coi như là đầu tàu kinh tế của Việt Nam.
Một số thành tựu của Hà Nội năm 2007 so với 2006:
GDP tăng 12,07%;
Công nghiệp tăng 21,4%;
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 21,9%;
Xuất khẩu tăng 22%, so với mức tăng bình quân 15,3% cho giai đọan 2000-2005; (Hà Nội đã mở quan hệ giao thương với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ)
Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 22%;
Thu ngân sách tăng 19,2%;
Hàng hóa vận chuyện tăng 8,4%; 365 triệu lượt khách đi xe buýt;
Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2,44%;
Tổng vốn huy động trên địa bàn tăng 36% so với 2006 lên 341,7 ngàn tỷ.
Mặc dù chỉ chiếm 3,9% về dân số (trên 3.5 triệu người) và khoảng 0,3% diện tích lãnh thổ (trên 921 km2), Hà Nội đóng góp 8,4% vào GDP cả nước, 8,3% giá trị kim ngạch xuất khẩu, 8,2% giá trị sản xuất công nghiệp, 9,6% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, 10,2% vốn đầu tư xã hội, 14,1% vốn đầu tư nước ngoài đăng ký và 14,9% thu ngân sách nhà nước.
Diện mạo của Hà Nội đang thay đổi. Các công trình xây dựng làm Hà Nội trở nên khang trang tuy nhất thời cũng gây ô nhiễm không khí. Đầu tư tăng cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng các tuyến đường, nút giao thông quan trọng, triển khai xây mới các cầu qua sông Hồng và chuẩn bị đầu tư các tuyến đường sắt đô thị.
Mức sống của người dân được cải thiện, GDP bình quân đầu người Hà Nội khoảng 18,2 triệu đồng/năm (2004), đứng thứ hai cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh. Mức chi dành cho tiêu dùng chiếm khoảng 12% thu nhập.
Qua những phân tích trên, ta thấy rằng hiện nay Công ty đang có nhiều cơ hội để gia tăng sản lượng hàng bán trong những năm tiếp theo.
1.2.2. Môi trường pháp luật
Môi trưòng đầu tư tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ngày càng thuận lợi và tạo điều kiện lớn cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời gian gần đây, nhằm phát triển thị trường bán lẻ, chính quyền Hà Nội đã ban hành các chính sách mới (cụ thể là quyết định…) cho phép các doanh nghiệp mở rộng hơn nữa vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Cũng cần phải nói rằng, hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng, tuy nhiên những văn bản luật còn thiếu đã hạn chế nhiều tới năng lực và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Cùng với đó tại Vịêt Nam cũng chưa có những quy định về việc cạnh tranh trong phân phối, dẫn đến việc các doanh nghiệp khá lúng túng trong việc tổ chức kênh phân phối của mình. Trong thời gian tới, khung pháp lý chắc chắn sẽ còn hoàn thiện để đáp ứng với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của lĩnh vực này.
Rõ ràng những yếu tố này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đó là cơ hội cho mọi doanh nghiệp hoạt động trong mọi ngành nghê. Phước Thạnh ý thức được điều đó và đang cố gắng tận dụng thời cơ, phát huy những thế mạnh của mình để tiếp tục có được sự những bước phát triển khởi sắc.
1.3. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu của doanh nghiệp.
1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm.
Với tư cách là nhà phân phối chiến lược các sản phẩm của tập đoàn Matsushita – Nhật Bản tại Việt Nam, Công ty TNHH TM Phước Thạnh phân phối đầy đủ tất cả các nhãn hàng của tập đoàn bao gồm 4 nhóm, cụ thể:
Nhóm thiết bị điện xây dựng.
Nhóm thiết bị chiếu sáng.
Nhóm quạt điện.
Nhóm máy bơm nước.
Ngoài ra một dòng sản phẩm nữa do Công ty cung cấp chính là dòng sản phẩm Nano do chính Công ty sản xuất.
1.3.2. Đặc điểm về thị trường và khách hàng.
Tính đến năm 2007 Phước Thạnh đã có thể khẳng định các sản phẩm của Công ty có mặt trên toàn bộ thị trường Việt Nam, điều đó được thể hiện qua hệ thống đại lý uỷ quyền của Công ty được trải rộng khắp 64 tỉnh thành trên khắp cả nước. Hơn thế nữa Công ty đã chiếm lĩnh được hơn 10 vị trí kinh tế trọng yếu và quan trọng của Việt Nam, đó là cơ sở để Phước Thạnh mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong thị trường cung ứng các thiết bị điện.
Như đã thấy ở trên, các sản phẩm do Phước Thạnh cung cấp đều là những sản phẩm hàm chứa nhiều yếu tố kỹ thuật, chính vì vậy những khách hang mà Công ty hướng tới chủ yếu là nhóm khách hang trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và những cá nhân có hiểu biết về kỹ thuật điện. Một nhóm khách hang chiến lược mà Công ty đang tập trung khai thác chính là những công trình xây dựng đang được triển khai ở khắp nơi trong nước. Trong hoàn cảnh nền kinh tế đang có những bước phát triển khởi sắc như hiện nay, việc xây dựng cơ sở hạ tầng đang hết sức được chú ý ở mọi nơi, đó chính là cơ hội để Phước Thạnh có được bước nhảy vọt trong hoạt động phân phối của mình.
1.3.3. Đặc điểm về cơ cấu lao động.
Hiện nay tổng số lao động của công ty là 252 người bao gồm cả lao động gián tiếp và trực tiếp. Có thể phân lao động công ty theo nhiều tiêu thức khác nhau, cụ thể:
Bảng 1: Cơ cấu nhân lực của Công ty năm 2006
(Đơn vị: người)
TT
Phân loại
Số lượng
Tỷ trọng
1
Phân loại theo hợp đồng
Hợp đồng không xác định thời hạn
Hợp đồng thời hạn từ 12 đến 36 tháng
245
7
97.22 %
2.78 %
2
Tính chất lao động
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
190
62
75.40 %
24.60 %
3
Phận loại theo trình độ lao động
Đại học và trên đại học
Cao đẳng và trung cấp
Công nhân kỹ thuật
Lao động khác
68
10
152
22
26.98 %
3.97 %
60.32 %
8.73 %
Tổng cộng
252
100,00%
(Nguồn:Phòng Tổ chức nhân sự)
Xét theo cơ cấu nam nữ một cách tổng thể: ta thấy tỉ lệ nam nữ là tương đương nhau do đây là ngành sản xuất không có đặc thù về lao động như các ngành may mặc, cơ khí tuy nhiên xét cụ thể từng bộ phận trong công ty ta thấy lao động nữ tập trung chủ yếu ở phân xưởng đóng hộp sản phẩm. Đây là đóng gói, dãn nhãn, đóng hộp nên mức độ lao động nhẹ nhàng phù hợp lao động nữ giới. Xét ở khu sản xuất gián tiếp thì không có sự phân biệt nam nữ
Xét theo cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp ta có đồ thị :
Nhìn vào đồ thị ta thấy cơ cấu lao động theo tính chất sản xuất có sự chênh lệch rõ rệt nhưng số lượng lao động gián tiếp vẫn còn khá cao xấp xỉ tỉ lệ LĐGT:LĐTT là 1:3 cho thấy bộ máy quản lý vẫn còn khá cồng kềnh
Xét cơ cấu theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Ta thấy trình độ đại học và sau đại học là 68 người chiếm 26.98 % so với tổng lao động của toàn công ty và chiếm 109.67 % so với lao động gián tiếp. Như vậy nếu xét chung trong tổng lao động công ty thì tỉ lệ này là không cao tuy nhiên nếu xét riêng trong lao động gián tiếp mà chính là đội ngũ lãnh đạo thì đây lại là một tỉ lệ khá cao. Trong tương lai công ty đang muốn nâng cao trình độ lao động gián tiếp nên dự định tuyển thêm 20 lao động có chuyên môn nghiệp vụ đại học. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến việc nhận thức của đội ngũ lao động đối với vai trò của thương hiệu trong sự phát triển của doanh nghiệp cũng như việc tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nhận thức cho cán bộ công ty về vai trò thương hiệu.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương chính, tiền thưởng, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn). Hình thức thưởng chủ yếu là tiền.
Bảng 2: Bảng lương bình quân của Công ty từ năm 2003-2007
Năm
Số lao động
(Người)
Lương binh quân
(VND)
2003
220
2.950.000
2004
228
3.086.000
2005
235
3.225.000
2006
348
3.305.000
2007
252
3.455.000
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự)
1.4. Quá trình ra đời và phát triển của công ty.
Năm 1991, Công ty TNHH TM Phước Thạnh được thành lập từ một hợp tác xã phân phối các thiết bị điện mang nhãn hiệu nước ngoài. Trong thời gian này Công ty chỉ vỏn vẹn có 10 thành viên với cơ cấu tổ chức vô cùng đơn xơ. Tuy nhiên, trong những bước đi đầu tiên Phước Thạnh đã có những thành tựu đáng kể tạo tiền để cho những bước tiến mạnh mẽ sau này.
Đến năm 1994, Công ty được chọn là nhà phân phối chiến lược các sản phẩm không dây của hãng MEW - Nhật Bản. Các sản phẩm này gồm có: Điện thoại di động, các thiết bị điều khiển từ xa, thiết bị điện quang. Ở thời điểm này, đây là những thiết bị không dây đầu tiên xuất hiện ở thị trường Việt Nam, nhờ bước đi tiên phong đó mà Phước Thạnh đã có bước nhày vọt, từ một công ty nhỏ với 10 nhân viên Công ty đã mở rộng hoạt động, phát triển thêm chi nhánh và tuyển thêm nhân viên đưa tổng số nhân viên của Công ty lên con số 35 nhân viên.
Năm 1995 là một trong những năm bước ngoặt trong hoạt động kinh doanh của Phước Thạnh, đây là năm mà lần đầu tiên Công ty giới thiệu ra thị trường Việt Nam các sản phẩm công tắc điện mang nhãn hiệu National của các hãng Matsushita - Nhật Bản.
Năm 1996, Công ty tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm của mình bằng việc giới thiệu thêm hai dòng sản phẩm nữa là thiết bị chiếu sáng và các loại đường ống dẫn.
Năm 1997, Phước Thạnh ký hợp đồng trở thành nhà phân phối chiến lược sản phẩm máy bơm nước của hãng MEI - Nhật Bản.
Năm 2001, Phước Thạnh thành lập nhà máy Fortune đầu tiên ở TP. Hồ Chí Minh sản xuất các sản phẩm ống nhựa dẻo và các thiết bị chiếu sáng. Đây là tiền thân của các nhà máy Nano sau này. Đến cuối năm 2001 Công ty đã chính thức giới thiệu nhãn hiệu cho các sản phẩm cho chính Công ty sản xuất là Nano. Hiện nay nhãn hiệu Nano vẫn là một nhãn hiệu khá nổi tiếng trong thị trường thiết bị điện của nước ta. Một hoạt động kinh tế nữa cảu Phước Thạnh trong năm 2001 đó là Công ty đã quyết định phân phối sản phẩm quạt thông gió do Công ty MEI cung cấp.
Năm 2003, Phước Thạnh mạnh rạn mở rộng thêm quy mô Công ty, thành lập thêm các chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Đồng thời trong năm này, Công ty cũng quyết định nhận phân phối các sản phẩm quạt điện của MEI.
Năm 2004, sản phẩm mang nhãn hiệu National của tập đoàn Matsushita đổi tên thành Panasonic, nhãn hiệu này vẫn tồn tại đến ngày nay và là nhãn hang quan trọng nhất mà công ty phân phối.
Năm 2007, Phước Thạnh tiếp tục mở rộng quy mô với việc khai trương nhà máy sản xuất sản phẩm Nano thứ 2 tại Long An và mở thêm cho nhánh tại TP. Hải Phòng. Đến thời điểm này, Phước Thạnh đã tuyển hơn 250 nhân viên vào nhiều vị trí. Đồng thời Công ty đã có mặt ở hơn 10 vị trí chiến lược trên khắp thị trường Việt Nam.
1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty.
Công ty TNHH TM Phước Thạnh hiện có 250 nhân viên với hơn 20 cán bộ quản lý. Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, đứng đầu là Ban giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty, bên dưới là các phòng ban và bộ phận chức năng. Công ty có 8 bộ phận chức năng cụ thể như sau:
Phòng kinh doanh
Phòng kế hoạch
Phòng tài chính kế toán
Phòng nghiên cứu và phát triển
Phòng kỹ thuật
Phòng tổ chức
Phòng chăm sóc khác hàng
Nhà máy sản xuất.
Mỗi phòng ban được phân công thực hiện một chức năng khác nhau giúp cho Ban Giám đốc thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Cụ thể như sau:
1.5.1. Ban Giám đốc
Đứng đầu Ban Giám đốc là Giám đốc, dưới Giám đốc là ba Phó Giám đốc bao gồm Phó Giám đốc Kinh doanh, Phó Giám đốc tài chính và nhân sự và Phó Giám đốc phụ trách sản xuất. Ban Giám đốc quyết định các mục tiêu phương hướng kinh doanh, kế hoạch và lập chiến lược kinh doanh, ra các quyết định về đầu tư mới hoặc thanh lý tài sản có giá trị lớn. Ban Giám đốc họp định kỳ 1 tháng một lần để tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động cũng như đưa ra phương hướng hoạt động cho giai đoạn mới.
1.5.2. Phòng kinh doanh
Nhiệm vụ của Phòng Bán hàng là xây dựng kế hoạch kinh doanh theo từng khách hàng và kênh phân phối; quản lý khách hàng; phát triển nhãn hàng tại điểm bán hàng; kiểm soát và đạt chỉ tiêu bán hàng; tối ưu hoá đầu tư khuyến mãi nhằm đưa sản phẩm của Công ty ra thị trường đến tận tay người tiêu dùng một cách tiện lợi nhất và tối ưu hoá bao phủ thị trường.
1.5.3. Phòng kế toán tài chính
Phòng kế toán tài chính có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý tài chính và hoạt động kế toán của Công ty đảm bảo tuân thủ chính sách và pháp luật kế toán – tài chính của Nhà nước. Ngoài ra phòng kế toán còn phân tích và hoạch định các chiến lược tài chính, quản lý chính sách giá cả sản phẩm, quản lý thuế, làm việc với các cơ quan thuế, tài chính, các tổ chức tín dụng và ngân hàng.
1.5.4. Phòng tổ chức nhân sự.
Trong Công ty, phòng tổ chức được xem là hạt nhân duy trì sự tồn tại và phát triển. Trách nhiệm của phòng tổ chức là tuyển dụng và phát triển nhân viên mới nhằm cung cấp nguồn nhân sự có chất lượng cao cho các phòng ban khác, đào tạo và phát triển nghề nghiệp, quản lý phúc lợi và lương bổng, từ đó xây dựng một môi trường làm việc tốt nhất và đảm bảo cơ cấu tổ chức có hiệu quả.
1.5.5. Phòng kế hoạch
Đây là bộ phận chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc trong việc thiết lập các kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn. Phòng kế hoạch cũng có trách nhiệm kiểm tra và đối chiếu kết quả kinh doanh trong hàng tháng và hang quý nhằm đảm bảo việc thực hiện kế hoạch theo đúng tiến độ. Phòng kế hoạch cũng quản lý trực tiếp những thông tin về thị trường được đội ngũ nhân viên bán hàng của Công ty thu thập được nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và báo cáo Ban giám đốc.
1.5.6. Phòng Chăm sóc khác hàng
Đây là một bộ phận rất quan trọng trong Công ty, sở dĩ như vậy vì Phước Thạnh là một công ty chủ yếu phân phối các sản phẩm nhập ngoại có tính kỹ thuật cao, chính vì vậy các yêu cầu về lắp đặt, bảo hành và các công tác sau bán hang là vô cùng quan trọng. Đó chính là nhiệm vụ của Phòng Chăm sóc khách hàng. Hàng ngày khối lượng công việc của các nhân viên trong phòng này là khá lớn, họ chính là một phần bảo đảm cho tuyên ngôn “Uy tín - Chất lượng – Tin cậy” của Công ty.
1.5.7. Phòng kỹ thuật
Đây là phòng có trách nhiệm xây dựng các chuẩn mực về chất lượng và những yếu tố khác có liên quan tới sản phẩm. Đồng thời cũng là phòng kiểm soát các yếu tố thuộc về cơ sở công nghệ thông tin của Công ty.
1.5.8. Phòng R & D
Đây là bộ phận có nhiệm vụ nghiên cứu các tính năng của sản phẩm, tìm cách phát triển sản phẩm mới cho công ty. Đây là một yếu tố sống còn đối với bất cứ Công ty nào trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay.
1.5.9. Nhà máy sản xuất.
Đây là bộ phận mang yếu tố sản xuất trực tiếp duy nhất trong Công ty. Hiện nay công ty có hai nhà máy sản xuất đóng tại TP. Hồ Chi Minh và tỉnh Long An. Hai nhà máy này chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm mang nhãn hiệu Nano.
II. Đánh giá khái quát tình hình hoạt động của công ty TNHH TM Phước Thạnh
2.1.Đánh giá năng lực hoạt động của Công ty.
2.1.1 Phân tích tài chính
Năm 2007, doanh thu của Công ty đạt hơn 63 tỷ VND và nộp ngân sách 4 tỷ VND. So với năm 2006 thì doanh thu của Công ty đã tăng 15.5%. Điều đó đã giúp cho công tác tài chính của Công ty tương đối ổn định. Trong các hoạt động tài chính của mình, Công ty luôn chủ động và có tốc độ luân chuyển cao.
Bảng 3: Tài sản và nguồn vốn Công ty qua các năm
Đơn vị: VND
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
A. Tài sản
12.720.020.125
14.537.545.090
Tài sản lưu động
7.276.826.446
8.450.815.825
1. Tiền mặt
2.152.951.085
3.666.044.945
2. Các khoản phải thu
4.323.760.961
4.738.027.517
3. Hàng tồn kho
493.298.585
527.203.864
4. Tài sản khác
406.815.815
519.539.499
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
5.443.193.679
6.086.729.265
1. Tài sản cố định
5.041.193.679
6.085.795.135
2. Xây dựng dở dang
402.000.000
934.130
B. Nguồn vốn
12.720.020.125
14.537.545.090
Nợ phải trả
5.714.451.138
5.884.336.464
1. Nợ ngắn hạn
2.965.657.348
2.788.523.986
2. Nợ dài hạn
2.748.793.790
3.095.812.478
Nguồn vốn chủ sở hữu
7.005.568.987
8.653.208.626
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính Công ty)
Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản:
Khả năng thanh khoản hiện thời: CR = TSLĐ/Tổng nợ ngắn hạn
CR2006 = 2.45 ; CR2007 = 3.03
CR2007>CR2006, như vậy khả năn