Chuyên đề Xây dựng Website quản lý công việc tại trung tâm VASC E-CS

Sau thời gian thực tập tại Trung tâm VASC E-CS thuộc Công ty phát triển phần mềm VASC em đã thu được nhiều kiến thức thực tế, bổ sung cho vốn kiến thức của bản thân đã tiếp thu trong học tập. Đặc biệt các cán bộ và nhân viên của Trung tâm đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em áp dụng những kiến thức đã học áp dụng vào hoạt động thực tiễn của Trung tâm. Qua tìm hiểu thực tế hoạt động của Trung tâm, yêu cầu của cán bộ phụ trách Trung tâm và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn, em đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: Xây dựng Website Quản lý công việc tại Trung tâm VASC E-CS. Đề tài được triển khai dựa trên công nghệ xây dựng trang web động ASP.Net, sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual C#, hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2000. Hệ thống thông tin Quản lý công việc được xây dựng có ý nghĩa thực tế đối với Trung tâm VASC E-CS, nhằm trợ giúp cấp lãnh đạo trong việc đánh giá sự thực hiện công việc của nhân viên Trung tâm, giảm thời gian cho việc lập báo cáo công tác hàng tuần của cán bộ, nhân viên Trung tâm so với khi chưa có hệ thống. Đối với các nhân viên, hệ thống trợ giúp họ trong việc lập kế hoạch công tác, ghi nhật ký công việc và lập báo cáo công việc hàng tuần cũng như tự theo dõi, đánh giá năng lực bản thân để tự nghiên cứu học hỏi nâng cao trình độ. Đối với người quản lý, hệ thống sẽ trợ giúp họ trong việc quản lý, nắm bắt và đánh giá tình hình thực hiện công việc của các nhân viên, từ đó trợ giúp người quản lý ra những quyết định tác nghiệp đúng đắn đối với người lao động như: khen thưởng, kỉ luật, tăng lương hay thuyên chuyển vị trí công tác. Cấu trúc chuyên đề thực tập gồm có 3 chương: - Chương I: Trình bày các vấn đề tổng quan về Trung tâm VASC E-CS, về đề tài nghiên cứu, các phương pháp sử dụng để nghiên cứu đề tài. - Chương II: Trình bày phương pháp luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài:giới thiệu về dịch vụ World Wide Web, hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2000, công nghệ Microsoft .NET, ASP.NET và ngôn ngữ lập trình Visual C#.NET. - Chương III: Trình bày các kết quả: phân tích hệ thống, thiết kế lô gíc, thiết kế vật lý và các kết quả thử nghiệm.

doc118 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2002 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng Website quản lý công việc tại trung tâm VASC E-CS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Sau thời gian thực tập tại Trung tâm VASC E-CS thuộc Công ty phát triển phần mềm VASC em đã thu được nhiều kiến thức thực tế, bổ sung cho vốn kiến thức của bản thân đã tiếp thu trong học tập. Đặc biệt các cán bộ và nhân viên của Trung tâm đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em áp dụng những kiến thức đã học áp dụng vào hoạt động thực tiễn của Trung tâm. Qua tìm hiểu thực tế hoạt động của Trung tâm, yêu cầu của cán bộ phụ trách Trung tâm và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn, em đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: Xây dựng Website Quản lý công việc tại Trung tâm VASC E-CS. Đề tài được triển khai dựa trên công nghệ xây dựng trang web động ASP.Net, sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual C#, hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2000. Hệ thống thông tin Quản lý công việc được xây dựng có ý nghĩa thực tế đối với Trung tâm VASC E-CS, nhằm trợ giúp cấp lãnh đạo trong việc đánh giá sự thực hiện công việc của nhân viên Trung tâm, giảm thời gian cho việc lập báo cáo công tác hàng tuần của cán bộ, nhân viên Trung tâm so với khi chưa có hệ thống. Đối với các nhân viên, hệ thống trợ giúp họ trong việc lập kế hoạch công tác, ghi nhật ký công việc và lập báo cáo công việc hàng tuần cũng như tự theo dõi, đánh giá năng lực bản thân để tự nghiên cứu học hỏi nâng cao trình độ. Đối với người quản lý, hệ thống sẽ trợ giúp họ trong việc quản lý, nắm bắt và đánh giá tình hình thực hiện công việc của các nhân viên, từ đó trợ giúp người quản lý ra những quyết định tác nghiệp đúng đắn đối với người lao động như: khen thưởng, kỉ luật, tăng lương hay thuyên chuyển vị trí công tác... Cấu trúc chuyên đề thực tập gồm có 3 chương: Chương I: Trình bày các vấn đề tổng quan về Trung tâm VASC E-CS, về đề tài nghiên cứu, các phương pháp sử dụng để nghiên cứu đề tài. Chương II: Trình bày phương pháp luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài:giới thiệu về dịch vụ World Wide Web, hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2000, công nghệ Microsoft .NET, ASP.NET và ngôn ngữ lập trình Visual C#.NET. Chương III: Trình bày các kết quả: phân tích hệ thống, thiết kế lô gíc, thiết kế vật lý và các kết quả thử nghiệm. Cuối cùng em xin cảm ơn TS. Cao Đình Thi giáo viên hướng dẫn, kĩ sư Phạm Ngọc Minh, kĩ sư Hoàng Minh cán bộ Trung tâm VASC E-CS và các cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Hà Nội - 2003 Sinh viên Nguyễn Trung Kiên. Mục Lục Trang CÁC VẤN ĐỀ TỔNG QUAN. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM VASC E-CS. Công ty Phát triển phần mềm VASC là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (Vietnam Posts and Telecommunications Corp – VNPT), tiền thân là Trung tâm dịch vụ gia tăng giá trị, thành lập ngày 19/12/19997. Hiện nay, bộ phận sản xuất kinh doanh của công ty gồm có : Trung tâm phát triển hệ thống thông tin, Trung tâm VASC Orient, Trung tâm VASC E-CS, Trung tâm phần mềm bưu điện và Nhóm M – Commerce. Sau thời gian thực tập tại Trung tâm VASC E-CS, bản thân em đã tìm hiểu được nhiều vấn đề thực tế ở Trung tâm. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM VASC E-CS. Hiện tại, Trung tâm VASC E-CS có những chức năng nhiệm vụ sau: Nghiên cứu, phát triển giải pháp và sản phẩm VASC CA (Dịch vụ Chứng chỉ số). Xây dựng mô hình kinh doanh dịch vụ Chứng chỉ số, cung cấp giải pháp an toàn và bảo mật thông tin trên cơ sở giải pháp VASC CA. Nghiên cứu và phát triển giải pháp VASC Payment (Dịch vụ thanh toán trực tuyến). Xây dựng mô hình và tổ chức kinh doanh Dịch vụ thanh toán trực tuyến trên cơ sở sản phẩm và giải pháp VASC Payment. Nghiên cứu, phát triển giải pháp và sản phẩm VASC E-CS (Dịch vụ khách hàng trực tuyến). Xây dựng mô hình và tổ chức kinh doanh Dịch vụ khách hàng trực tuyến cho Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT), cung cấp giải pháp và dịch vụ khách hàng trực tuyến trên cơ sở giải pháp và sản phẩm VASC E-CS. Nghiên cứu, phát triển hệ thống và tổ chức kinh doanh dịch vụ Truongthi.com ( Luyện thi trực tuyến) trên cơ sở hợp tác với công ty TMC. Xây dựng, quản lý hệ thống VASC CRM (Hệ thống Quản lý quan hệ khách hàng) cho công ty. Kinh doanh (cung cấp giải pháp và sản phẩm) VASC CRM cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Phát triển các giải pháp, sản phẩm phần mềm theo yêu cầu của công ty và theo đơn đặt hàng của khách hàng. Hỗ trợ kỹ thuật và quản lý mạng lưới tại khối văn phòng công ty. CƠ CẤU TỔ CHỨC TRUNG TÂM VASC E-CS Bộ máy tổ chức trung tâm VASC E-CS được xây dựng gồm bộ máy lãnh đạo và các tổ phân công cơ bản theo các sản phẩm/dự án cụ thể sau: Bộ máy lãnh đạo gồm giám đốc và các phó giám đốc trung tâm thực hiện quản lý, chỉ đạo hoạt động của Trung tâm. Tổ Hành chính - Quản lý có chức năng giúp lãnh đạo trung tâm trong các công tác hành chính, nhân sự, quản lý hoạt động của trung tâm: Tiếp nhận, xử lý và quản lý công tác văn thư, công văn của Trung tâm. Tổ chức thực hiện và quản lý công tác thông tin báo cáo phục vụ lãnh đạo Trung tâm. Quản lý công tác tài chính kế toán, quản lý các quỹ thuộc phạm vi trung tâm. Hỗ trợ và phục vụ lãnh đạo Trung tâm trong công tác quan hệ với đối tác và khách hàng. Hỗ trợ lãnh đạo Trung tâm trong công tác quản lý sản phẩm /dự án, công tác kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động chuyên môn của các tổ sản xuất. Hỗ trợ lãnh đạo Trung tâm trong công tác quản lý và phân bổ sử dụng tài nguyên thiết bị kỹ thuật của Trung tâm. Hỗ trợ lãnh đạo Trung tâm trong công tác quản lý phân công sử dụng nhân lực của Trung tâm. Tổ CA là tổ sản xuất, đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển giải pháp và sản phẩm VASC CA và các nhiệm vụ chức năng khác có liên quan: Nghiên cứu, phát triển giải pháp và sản phẩm VASC CA. Xây dựng mô hình hoạt động và kinh doanh dịch vụ Chứng chỉ số phù hợp với công ty trong các giai đoạn cụ thể. Phối hợp tổ chức kinh doanh dịch vụ Chứng chỉ số theo chỉ đạo của lãnh đạo Công ty với vai trò quản trị hệ thống, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật. Thực hiện kinh doanh, cung cấp giải pháp và dịch vụ, đào tạo cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Tổ Payment có nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển giải pháp và sản phẩm VASC Payment, tổ chức kinh doanh Dịch vụ thanh toán trực tuyến: Nghiên cứu, phát triển Dịch vụ thanh toán trực tuyến. Xây dựng mô hình hoạt động và phương án kinh doanh Dịch vụ thanh toán trực tuyến. Cung cấp dịch vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị tổ chức có nhu cầu. Tổ E-CS là tổ sản xuất có chức năng nghiên cứu phát triển và tổ chức kinh doanh Dịch vụ khách hàng trực tuyến cho Tổng công ty: Nghiên cứu, phát triển Dịch vụ khách hàng trực tuyến. Xây dựng mô hình hoạt động và phương án kinh doanh Dịch vụ khách hàng trực tuyến cho Tổng công ty. Cung cấp dịch vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị tổ chức có nhu cầu. Tổ Truongthi là tổ sản xuất, có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển và điều hành kinh doanh dịch vụ Luyện thi trực tuyến (Truongthi.com). Nghiên cứu, phát triển dịch vụ Luyện thi trực tuyến. Phối hợp xây dựng, tổ chức phương án kinh doanh dịch vụ Luyện thi trực tuyến với công ty TMC. Tổ chăm sóc khách hàng thực hiện nhiệm vụ triển khai và phát triển dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng. Nghiên cứu, phát triển hệ thống VASC CRM (Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng). Tư vấn, hỗ trợ khách hàng các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực tin học. Tổ kinh doanh thực hiện nhiệm vụ tiếp thị, kinh doanh các sản phẩm của Trung tâm, tìm kiếm đơn đặt hàng của các doanh nghiệp có nhu cầu. Phối hợp với các tổ sản xuất kinh doanh có liên quan lập dự án tham gia các dự án đấu thầu. Sơ đồ tổ chức Trung tâm VASC E-CS. Ban lãnh đạo Trung tâm Giám đốc Trung tâm Phó Giám đốc Trung tâm Tổ Hành chính - Quản lý Tổ CA Tổ Payment Tổ Trường thi Tổ E - CS Tổ Kinh doanh Tổ Chăm sóc khách hàng TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC. Hiện nay với yêu cầu của thực tiễn trong các doanh nghiệp, việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý nói chung, quản lý nhân sự nói chung là rất cần thiết. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực đóng vai trò quan trọng nhất của doanh nghiệp, vì vậy quản trị nhân lực là một hoạt động quản trị phức tạp nhất trong các hoạt động quản trị kinh doanh và nó ngày càng trở lên phức tạp hơn với sự thay đổi của xã hội hiện đại, các quy định của pháp luật lao động. Mục tiêu của quản trị nhân lực là: cung cấp cho tổ chức nguồn nhân lực làm việc có hiệu suất cao, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người lao động, khuyến khích lòng trung thành của họ đối với tổ chức. Để đạt được các mục tiêu trên, bộ phận quản trị nhân lực của doanh nghiệp phải thực hiện các hoạt động cơ bản sau: Kế hoạch hóa nguồn nhân lực: Có nghĩa là xác định nhu cầu về nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu sản xuất kinh doanh, từ đó xây dựng kế hoạch để đáp ứng nhu cầu đó. Phân tích và thiết kế công việc: Phân tích công việc nhằm xác định được nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và yêu cầu đối với người lao động cần có để thực hiện được công việc. Thiết kế công việc là chỉ ra công việc của tổ chức do một người hay nhóm thực hiện cùng với quy trình thực hiện công việc đó. Biên chế nhân lực: Đây là hoạt động tổ chức, bố trí nhân sự vào các vị trí thích hợp, bao gồm các công việc như: Thu hút, tạo nguồn nhân lực; Biên chế và định hướng lao động mới; Bố trí lại lao động như thăng tiến( về lương thưởng, quyền hạn, vị trí...), thuyên chuyển vị trí, giáng chức; Giải quyết các quan hệ lao động như về hưu, tự thôi việc, sa thải... Đánh giá sự thực hiện công việc: Là việc đánh giá có tính hệ thống và chính thức về tình hình thực hiện công việc theo định kỳ của một cá nhân hay nhóm người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn mẫu và thảo luận về kết quả đánh giá đó với từng người lao động hoặc nhóm người lao động. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng của người lao động giúp họ hoàn thành chức năng, nhiệm vụ hiện tại tốt hơn. Phát triển nguồn nhân lực là định hướng và chuẩn bị cho con người theo kịp tổ chức khi nó thay đổi và phát triển trong tương lai cũng như phát triển khả năng làm việc của người lao động trong tương lai. Thù lao lao động: Là các khoản người lao động nhận được thông qua quan hệ thuê mướn lao động với doanh nghiệp gồm các khoản thù lao trực tiếp như tiền lương/ tiền công, thưởng; các khoản thù lao gián tiếp như các dịch vụ, phúc lợi: bảo hiểm, trợ cấp... Quan hệ lao động và bảo vệ lao động: Đây là hoạt động liên quan đến các mối quan hệ trước, trong và sau quá trình lao động. Để thực hiện các hoạt động trên, bộ phận quản trị nhân lực của doanh nghiệp cần có sự trợ giúp của hệ thống thông tin tự động hóa. Các hệ thống thông tin này không những trợ giúp bộ phận quản trị nhân lực lưu giữ các thông tin về nhân sự và các báo cáo định kỳ mà còn giúp bộ phận này trong việc lập kế hoạch sách lược, chiến lược bằng cách cung cấp các công cụ để mô phỏng, dự báo, phân tích thống kê và các chức năng xử lý thông tin khác. Hệ thống thông tin quản trị nhân sự cũng phải gắn liền với các hệ thống thông tin phân hệ khác của doanh nghiệp như hệ thống thông tin kế toán, hệ thống thông tin sản xuất, hệ thống thông tin Marketing... tạo thành một hệ thống thông tin hợp nhất phục vụ quản trị doanh nghiệp nói chung. Hệ thống thông tin quản trị nhân lực được chia thành ba mức sau: hệ thống thông tin mức tác nghiệp, hệ thống thông tin mức chiến thuật và hệ thống thông tin mức chiến lược. Hệ thống thông tin quản trị nhân lực mức tác nghiệp có nhiệm vụ cung cấp các thông tin các quản trị viên nhân lực nhằm hỗ trợ cho các quyết định nhân sự có tính thủ tục, lặp lại, như các hệ thống thông tin: hệ thống thông tin quản lý tiền lương, hệ thống thông tin quản lý vị trí làm việc, hệ thống thông tin đánh giá tình hình thực hiện công việc và con người, hệ thống thông tin báo cáo lên cấp trên...Các hệ thống này chứa các thông tin về các công việc và nhân lực của tổ chức và các quy định của chính phủ. Hệ thống thông tin quản trị nhân lực mức chiến thuật cung cấp các thông tin cho các cán bộ quản lý các thông tin tổng hợp thống kê có tính thường kỳ, các thông tin có liên quan đến phân chia nguồn nhân lực. Các thông tin trên thường được sử dụng trong các quyết định tuyển người lao động, quyết định phân tích và thiết kế công việc, quyết định phát triển và đào tạo nhân lực. Các hệ thống thông tin quản trị nhân lực mức chiến thuật gồm có hệ thống thông tin phân tích và thiết kế công việc, hệ thống thông tin đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Hệ thống thông tin quản trị nhân lực mức chiến lược cung cấp các thông tin có tính tổng quát hỗ trợ cán bộ quản lý cấp cao trong việc lập các kế hoạch chiến lược lâu dài như kế hoạch hóa nguồn nhân lực, dự báo cung cầu nguồn nhân lực. Nói chung các hệ thống thông tin này sẽ xác định các nguồn nhân lực, dự báo đặc điểm, chi phí, số lượng cho nguồn nhân lực đó cần để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp được vạch ra trong kế hoạch chiến lược. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. Sau khi khảo sát tình hình thực tế ở Trung tâm VASC E-CS, cùng với yêu cầu của cán bộ phụ trách Trung tâm và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu : Xây dựng Website Quản lý công việc tại Trung tâm VASC E-CS. Mục đích của đề tài là xây dựng tại Trung tâm một hệ thống thông tin quản lý công việc hỗ trợ cấp lãnh đạo và bộ phận quản trị nhân lực trong hoạt động đánh giá sự thực hiện công việc của nhân viên trong Trung tâm, giúp mỗi nhân viên lập kế hoạch công tác, ghi nhật ký công việc hàng ngày. Như đã trình bày, hoạt động đánh giá sự thực hiện công việc là một trong những hoạt động cơ bản của quản trị nhân lực. Đánh giá sự thực hiện công việc được hiểu là quá trình so sánh tình hình thực hiện công việc với các yêu cầu đề ra. Việc đánh giá này có tính hệ thống và tính chính thức vì nó bao gồm có nhiều mặt, nhiều chỉ tiêu, được phê chuẩn bằng các văn bản chính thức và có sự thảo luận, trao đổi với người lao động trước khi ra quyết định đánh giá. Mục đích của đánh giá sự thực hiện công việc: Đối với tổ chức: đánh giá sự thực hiện công việc là cơ sở để đưa ra các quyết định nhân sự hợp lý. Đối với người lao động: đánh giá sự thực hiện công việc là cơ sở cung cấp các thông tin phản hồi về mức độ hoàn thành công việc, điểm mạnh, điểm yếu của người lao động để tự điều chỉnh hành vi, lập kế hoạch cho bản thân. Tầm quan trọng của đánh giá công việc: Giúp bộ phận quản trị nhân lực biết được mức độ hoàn thành chức năng. Cung cấp thông tin phản hồi , phát triển đạo đức, thay đổi hành vi người lao động trong công việc. Xây dựng nguồn thông tin nhân lực làm cơ sở cho các hoạt động khác của quản trị nhân lực: kế hoạch hóa nguồn nhân lực , phân tích thiết kế công việc, biên chế nguồn nhân lực, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thù lao lao động... Hệ thống đánh giá bao gồm: Các tiêu chuẩn về thực hiện công việc, cơ sở so sánh, đo lường sự thực hiện công việc và các thông tin phản hồi cho người lao động và người quản lý. Với các mục tiêu của đánh giá tình hình thực hiện công việc và tầm quan trọng của nó, hệ thống đánh giá cần đảm bảo các yêu cầu như đảm bảo tính phù hợp, tính tin cậy nhất quán, các công cụ đánh giá phải được chuẩn hóa, được chấp nhận bởi cả người lao động và người quản lý, đảm bảo tính thực tiễn phản ánh đúng thực tế hoàn thành công việc. Như vậy, hệ thống thông tin quản lý công việc không chỉ cung cấp các thông tin cho các hệ thống thông tin khác mà nó cũng cần các thông tin của các hệ thống thông tin quản trị nhân lực khác. Hệ thống thông tin quản lý công việc là hệ thống thông tin mức tác nghiệp cung cấp cho quản trị viên nhân lực dữ liệu hỗ trợ cho các quyết định nhân sự có tính thủ tục, lặp lại. Đối với thực tế ở Trung tâm VASC E-CS đề tài có ý nghĩa sau: Hỗ trợ nhân viên Trung tâm trong việc lập kế hoạch công tác, ghi nhật ký và lập báo cáo công tác hàng tuần, tạo tác phong công nghiệp trong thực hiện công việc. Hỗ trợ các phụ trách tổ lập báo cáo tổng hợp hàng tuần cho các dự án nhanh và dễ dàng hơn. Giúp cán bộ quản lý đánh giá tình hình thực hiện công việc của các nhân viên thông qua các kế hoạch làm việc và báo cáo công tác của nhân viên. Hệ thống thông tin quản lý công việc cung cấp các thông tin tác nghiệp hỗ trợ cấp lãnh đạo, bộ phận quản trị nhân sự trong việc ra các quyết định nhân sự. Hệ thống cũng cung cấp cho bộ phận quản trị nhân sự các thông tin cần thiết cho việc tính tiền công, thưởng.... Giúp các nhân viên nâng cao trách nhiệm trong công việc, tự đánh giá bản thân để có phương hướng nâng cao trình độ nghề nghiệp. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. Đề tài cần phải đạt các mục tiêu sau đây: Đáp ứng các yêu cầu của người quản lý là: Trợ giúp nhân viên trung tâm trong việc lập kế hoạch và báo cáo công tác hàng tuần. Trợ giúp người quản lý nắm được tình hình thực hiện công việc của nhân viên theo các dự án. Trang Web có giao diện hợp lý, dễ sử dụng, phù hợp và thân thiện với người dùng. Tính bảo mật: mỗi nhân viên đăng nhập vào hệ thống với tên đăng nhập và mật khẩu của mình. Các phương pháp sử dụng nghiên cứu đề tài: Phương pháp thu thập thông tin trong giai đoạn phân tích chi tiết hệ thống: Phỏng vấn: Đây là phương pháp hiệu quả trong thu thập thông tin về hệ thống thông qua việc gặp trực tiếp những người có trách nhiệm trong thực tế. Phỏng vấn cho phép thu được các cách thức xử lý, các thông tin không được mô tả trong tài liệu; thu được những nội dung cơ bản khái quát về hệ thống mà nội dung có thể khó nắm bắt khi tài liệu quá nhiều. Nghiên cứu tài liệu: Cho phép nghiên cứu các vấn đề cụ thể và tỉ mỉ hơn như các vấn đề lịch sử hình thành và phát triển tổ chức, nhiệm vụ của các thành viên; trình tự thủ tục các xử lý; nội dung, hình dạng của các thông tin vào/ ra của hệ thống. Quan sát: Quan sát cho phép phân tích viên thấy được những gì không thể hiện trên tài liệu hoặc trong phỏng vấn, giúp phân tích viên thấy được các vấn đề của hệ thống một cách trực tiếp. Sử dụng các công cụ mô hình hóa: Có các công cụ mô hình hóa là sơ đồ luồng thông tin(IFD), sơ đồ luồng dữ liệu(DFD) và từ điển hệ thống. Phương pháp mô hình hóa trong thiết kế cơ sở dữ liệu: Đây là phương pháp sử dụng mô hình để biểu diễn mối quan hệ giữa các thực thể trong cơ sở dữ liệu lô gíc. Sau đây là các khái niệm cơ bản: Thực thể trong mô hình được dùng để biểu diễn những đối tượng cụ thể hoặc trừu tượng trong thế giới thực mà ta muốn lưu trữ thông tin về chúng. Liên kết dùng để chỉ mối liên hệ tồn tại giữa các thực thể. Số mức độ của liên kết giữa hai thực thể là cặp số cho biết số lần xuất của thực thể này tương tác với mỗi lần xuất của thực thể kia và ngược lại. Có các cặp số lượng liên kết: Một – Một, Một – Nhiều, Nhiều – Nhiều. Chiều của một liên kết chỉ ra số lượng các thực thể tham gia vào một liên kết.Có các loại chiều liên kết là: quan hệ một chiều là quan hệ có một thực thể trong liên kết; quan hệ hai chiều là quan hệ có hai thực thể tham gia liên kết; quan hệ nhiều chiều là quan hệ có nhiều hơn hai thực thể tham gia liên kết. Quan hệ nhiều chiều có nhiều hơn hai thực thể tham gia quan hệ, vì vậy quan hệ này thường phức tạp và mập mờ, ngườ ta thường chuyển quan hệ nhiều chiều thành dãy các quan hệ hai chiều. Các thuộc tính dùng để mô tả các đặc trưng của thực thể, có các loại thuộc tính: thuộc tính định danh, thuộc tính quan hệ, thuộc tính mô tả. Thuộc tính định danh dùng để xác định một cách duy nhất mỗi lần xuất của thực thể. Thuộc tính quan hệ dùng để chỉ đến một lần xuất nào đó trong thực thể có quan hệ. Thuộc tính mô tả dùng để mô tả về quan hệ. Chuyển đổi mô hình quan hệ thực thể sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu: Quan hệ một chiều loại Một - Một: Trong trường hợp này ta chỉ cần tạo ra một bảng chung duy nhất để biểu diễn thực thể đó, khóa của bảng là định danh của thực thể, các quan hệ tồn tại giữa các lần xuất của thực thể được thể hiện bởi việc dùng lại thuộc tính định danh. Quan hệ một chiều loại Một - Nhiều: Từ loại quan hệ này ta tạo ra một bảng từ thực thể, khóa của bảng là thuộc tính định danh của thực thể, quan hệ sẽ được thể hiện bằng dùng lại thuộc tính định danh như một thuộc tính không khóa. Qua
Luận văn liên quan