Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam

Cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong những khoảng không gian và thời gian nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính và định lượng, cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế. Về bản chất: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tương ứng cuả chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợ.p thành.

doc49 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11549 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM MỤC LỤC Chương 1 : Tổng quan về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 2 I. Cơ cấu kinh tế 2 1.1. Khái niệm: 2 1.2. Các tính chất cơ bản của một cơ cấu kinh tế 2 II. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 2 2.1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế 2 2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ý nghĩa của nó 3 2.3.Tính quy luật về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 4 2.4 Những tiêu chí cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 5 2.5. Những nhân tố tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 6 III. Khái quát quan điểm, đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam qua các kỳ đại hội 7 Chương 2 : Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt nam 10 I. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam từ thập kỷ 1990 đến nay 10 1.1 Cơ cấu GDP 10 1.2 Cơ cấu lao động 18 II. Nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ đổi mới vừa qua 22 2.1 Nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 22 2.2 Nguyên nhân của những mặt hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 25 Chương 3 : Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam hiện nay 29 I. Những nhân tố mới ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam 29 1.1 Đặc điểm mới của bối cảnh kinh tế quốc tế 29 1.2 Điểm xuất phát mới của kinh tế Việt Nam 32 II. Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam hiện nay 36 2.1 Các giải pháp cơ bản dài hạn 37 2.2 Các giải pháp trực tiếp 39 2.3 Triển vọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở VN đến năm 2020 47 Chương 1 : Tổng quan về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế I. Cơ cấu kinh tế 1.1. Khái niệm: Cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong những khoảng không gian và thời gian nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính và định lượng, cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế. Về bản chất: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tương ứng cuả chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợ.p thành. 1.2. Các tính chất cơ bản của một cơ cấu kinh tế Một là, cơ cấu kinh tế mang tính chất khách quan Hai là, cơ cấu kinh tế mang tính chất lịch sử - xã hội cụ thể Ba là, cơ cấu kinh tế có tính động Bốn là, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình II. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 2.1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế _ Từ sự phân tích lý luận về cơ cấu kinh tế ở trên, chúng ta có thể hiểu: cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỉ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. _ Cơ cấu ngành kinh tế là một bộ phận cơ bản cấu thành cơ cấu của nền kinh tế quốc dân. Nó là một phạm trù trừu tượng, có quan hệ phức tạp với các bộ phận kinh tế khác, nên muốn nắm vững bản chất của cơ cấu ngành kinh tế và đưa ra được các giải pháp phù hợp nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhanh và hiệu quả cũng cần xem xét, làm rõ bản chất của các bộ phận kinh tế hợp thành khác. Đó là cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ và cơ cấu kinh tế thành phần kinh tế. 2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ý nghĩa của nó - Khái niệm: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chính là sự vận động phát triển của các ngành làm thay đổi vị trí, tỷ trọng và mối quan hệ tương tác giữa chúng theo thời gian để phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. - Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế luôn là một trong những vấn đề then chốt, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. + Một là, phát huy các lợi thế so sánh để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển của quốc gia, địa phương như về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn nguồn nhân lực, trên cơ sở đó tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phân bổ những nguồn lực từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn + Hai là, tạo ra sức sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn, chất lượng cao, đa dạng về chủng loại để đáp ứng nhu cầu cho nhân dân và xuất khẩu. + Ba là, góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm và không ngừng tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi thành phần trong xã hội vươn lên làm giàu chính đáng trong khuôn khổ pháp luật. + Bốn là, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mở ra cơ hội cho các ngành tiến hành công nghiệp hóa_hiện đại hóa, nâng cao trình độ áp dụng khoa học kĩ thuật – công nghệ cao và phương thức quản lí tiên tiến vào các hoạt động sản xuất – kinh doanh, mở ra cơ hội để thâm nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới… Việt Nam đã đạt được nhiều thành công vì đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đúng hướng. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 24,53% năm 2000 xuống còn 20,30% năm 2007: công nghiệp – xây dựng tăng từ 36,73% năm 2000 lên 41,58% năm 2007, dịch vụ giảm nhẹ từ 38,74% năm 2000 xuống còn 38,12% năm 2007. Điều đó đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt khá cao, với mức bình quân giai đoạn (2000 – 2007) đạt 7,7% Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam hiện nay còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như chưa đầu tư đúng mức cho các ngành công nghiệp công nghệ cao, vẫn còn nặng nề về công nghiệp sử dụng nhiều lao động, quá trình hiện đại hóa chưa được quan tâm đúng mức, chưa xác định được cơ cấu đầu tư hợp lý Ngành nông nghiệp về cơ bản vẫn sản xuất theo phương thức truyền thống, chưa tạo ra được nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra chậm chạp, trình độ sản xuất lạc hậu Các ngành dịch vụ cao cấp có hàm lượng chất xám cao, phát triển chậm, đóng góp vào GDP còn nhỏ. 2.3.Tính quy luật về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 2.3.1. Quy luật biến đồi chung của các ngành kinh tế vĩ mô Cơ cấu ngành kinh tế luôn có sự biến đổi và phát triển không ngừng theo nguyên lý của sự phát triển từ thấp đến cao. Các bộ phận hợp thành cơ cấu ngành kinh tế là các ngành kinh tế vĩ mô giữa chúng đều có mối liên hệ gắn bó hữu cơ với nhau, thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau, tạo ra những điều kiện, tiền đề cho nhau trong quá trình phát triển. Về bản chất, đây là sự chuyển dịch từ khu vực có năng suất lao ộng thấp sang khu vực có năng suất lao động cao hơn để tái cơ cấu lại nền kinh tế, ngành kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước trong xu thế toàn cầu hóa để tạo ra tốc độ phát triển nhanh và bền vững. 2.3.2. Quy luật biến đổi trong nội bộ các ngành kinh tế Về mặt lượng: các phân ngành có thể biến đổi theo hướng tăng lên hoặc giảm đi tùy theo điều kiện sản xuất ở các thời kỳ khác nhau. Về mặt chất: trong một ngành kinh tế, những phân ngành nào có trình độ sản xuất cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn thì sẽ ngày càng phát triển, còn những ngành nào có năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh tế kém thì sẽ phát triển chậm, quy mô sẽ ngày một thu hẹp lại hoặc thậm chí bị tiêu vong 2.3.3. Tính đặc thù về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đối với một địa phương Mỗi địa phương có các điều kiện khác nhau về tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống, kinh nghiệm sản xuất lực lượng lao động… nên việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng cũng mang tính đặc thù và không nhất thiết phải tuyệt đối tuân theo quy luật chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nên trên. Việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng phải dựa trên cơ sở chiến lược phát triển vùng miền. 2.4 Những tiêu chí cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 2.4.1 Cơ cấu tổng sản phầm quốc nội ( GDP) Trong đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế là một trong những tiêu chí quan trọng nhất phản ánh xu hướng vận động và mức độ thành công của công nghiệp hóa. Để đánh giá sát thực hơn cơ cấu ngành kinh tế, việc phân tích cơ cấu các phân ngành phản ánh sát thực hơn khía cạnh chất lượng và mức độ hiện đại hóa của nền kinh tế. 2.4.2. Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn được đánh giá qua một tiêu chí rất quan trọng là cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. So với cơ cấu GDP, cơ cấu lao động phân theo ngành được đánh giá cao là do tiêu chí này không chỉ phản ánh sát thực hơn mức độ chuyển biến sang xã hội công nghệp của một đất nước mà còn bị ảnh hưởng bởi nhân tố ngoại lai hơn. 2.4.3. Cơ cấu hàng xuất khẩu Trong điều kiện cả một nền kinh tế đang công nghiệp hóa, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng được xem như một tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Hầu hết các nước đã trải qua quá trình công nghiệp hóa để trở thành một nước công nghiệp phát triển đều cơ bản trải qua một mô hình chung trong cơ cấu sản xuất và cơ cấu hàng xuất khẩu là: từ chỗ chủ yếu sản xuất và xuất khẩu hàng sơ chế sang các mặt hàng công nghiệp chế biến , lúc đầu là sản phẩm của công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động , kỹ thuật thấp như dệt may, lắp ráp, chế biến nông lâm ngư nghiệp… chuyển dần sang sản phẩm sử dụng nhiều công nghệ kĩ thuật cao như hóa, điện tử, cơ khí chế tạo. 2.5. Những nhân tố tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 2.5.1 Nhóm các nhân tố đầu vào của sản xuất Nhóm này bao gồm toàn bộ các nguồn lực mà xã hội có thể huy động được vào quá trình sản xuất, bao gồm các nhân tố chính là: nguồn lực tự nhiên , nguồn lực con người, nguồn vốn và tiềm lực khoa học – công nghệ. 2.5.2. Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất ( yếu tố thị trường) Nếu các nhóm yếu tố đầu vào phản ánh sự tác động của các nguồn nhân lực có thể huy động cho sản xuất và sự phân bố chúng vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, thì nhóm các yếu tố đầu ra của sản phẩm quyết định xu hướng vận động của thị trường, nơi phát ra tín hiệu quan trọng bậc nhất dẫn dắt các nguồn vốn đầu tư cũng như các nguồn lực sản xuất khác quyết định phân bổ vào những lĩnh vực sản xuất nào, với quy mô bao nhiêu. Những nhân tố này bao gồm : dung lượng thị trường và thói quen của người tiêu dùng - Dung lượng thị trường: Độ lớn của dung lượng thị trường là một trong những nhân tố có ý nghĩa đối với sự di chuyển các nguồn lực được phân bổ vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau, dung lượng thị trường ( lượng cầu ) được quy định bởi quy mô dân số và mức thu nhập. Khi mức thu nhập của dân cư còn thấp, hầu hết thu nhập chỉ được chi dùng cho những mặt hàng thiết yếu . Nhưng khi thu nhập của dân cư tăng lên , cơ cấu tiêu dùng của họ cũng thay đổi theo hướng chi cho các mặt hàng cao cấp tăng lên. Rõ ràng những dấu hiệu dịch chuyển cơ cấu có khả năng thanh toán có động dẫn dắt hường đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư và vì thế, tác động không nhỏ dẫn đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. - Thói quen ( thị hiếu) của người tiêu dùng: Tính ưa thích theo thói quen tiêu dùng một số loại sản phẩm nào đó đòi hỏi các nhà đầu tư phải nghiên cứu để tìm cách đáp ứng, vì thế tình trạng thỏa dụng của người tiêu dùng đã trở thành một trong các chỉ tiêu tác động vào sự hình thành cơ cấu ngành kinh tế 2.5.3. Nhóm các nhân tố về cơ chế chính sách của nhà nước Qúa trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chịu sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố. Trong điều kiện hiện nay, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, thị trường hóa và tiến bộ khoa học công nghệ diễn ra nhanh chóng, bản thân những nhân tố tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng không ngừng biến đổi và hàm chứa những nội dung kinh tế không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, khi đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố cũng như tổng hợp các nhân tố đó, cần phải nhìn nhận chúng như những quá trình động để xem xét xu hướng tác động dài hạn lên quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế. Nhưng dù có tiếp cận vấn đề như thế nào đi nữa thì trong một nền kinh tế thị trường, tập hợp các nhân tố đầu vào ( nguồn lực sản xuất), đầu ra ( điều kiện thị trường) và cơ chế chính sách ( chủ yếu là sự tác động của nhà nước) vẫn là những tác nhân quan trọng nhất đối với xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế. III. Khái quát quan điểm, đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam qua các kỳ đại hội Ngay từ đại hội lần thứ III của Đảng (1960), vấn đề công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã được đề cập tới với quan điểm chỉ đạo là “ thực hiện công nghiệp hóa XHCN bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” _ Đại hội lần thứ IV của Đảng ( 1976) đã tái khẳng định việc “ đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN nước nhà” với phương châm “ưu tiên” phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý nhưng không phải “đồng thời”, mà thay vào đó là “trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. - Đại hội lần thứ V của Đảng ( 1982), trong khi tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ tiến lên CNXH, đã bước đầu chỉ ra sai lầm về chính sách cơ cấu mà điểm mấu chốt là thiếu chuẩn bị đầy đủ những điều kiện tiền đề có tính chất thiết yếu của nó. Đứng trước sự trì trệ có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng, Đại hội V đã nhấn mạng tính chất nhiều giai đoạn của hành trình công nghệp hoá. Vì vậy, thay vì quan điểm cho rằng phải “thúc đấy thực hiện công nghiệp hóa”, giờ đây, ở chặng đường đầu, vấn đề cơ cấu được nhận thức lại là “tập trung sức mạnh phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức đẩy mạnh hàng sản xuất, hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp quan trọng” - Từ đánh giá lại thực trạng của xuất phát điểm như trên, đại hội lần thứ VI (1986) xác định giải pháp cơ cấu là “phải thực sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được 3 chng trình mục tiêu về lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu” - Đến đại hội VII (1991), sau khi kiểm điểm lại tình hình tiến hành công cuộc “đổi mới” đã ghi nhận “ những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của 3 chương trình kinh tế ( lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu), đã đồng thời nhận định rằng :” khủng hoảng kinh tế - xã hội vẫn chưa chấm dứt”. Điều đó cũng có nghĩa là, chúng ta lại đứng trước “những năm trước mắt” mới của chặng đường đầu tiên với “mục tiêu tổng quát của 5 năm tới là vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế xã hội…, đưa đất nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay” và coi việc”phát triển, nông, lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội” - Đại hội lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam ( 1996), trên cơ sở những thành tựu bước đầu của hơn 10 năm thực hiện đổi mới kinh tế và những xu hướng vận động, phát triển mới của đời sống kinh tế quốc tế, trước những cơ hội và thách thức của thời đại , đã đề ra mục tiêu tổng quát là : “ra sức phấn đấu đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” vào năm 2020. Từ mục tiêu tổng quát đó, phương hướng chung về mô hình công nghiệp hóa được xác định là: “ xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước có hiệu quả” - Trên cơ sở kết quả bước đầu của 15 năm đổi mới kinh tế và về cơ bản đã hoàn thành những mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đầu tiên ( 1991 – 2000), Đại hội lần thứ IV của Đảng (4/2001) đã đặt một dấu mốc mới cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại Đại hội này, những mục tiêu mới của chiến lược phát triển kinh tế xã hội lần thứ hai ( 2001- 2010) cũng đã được thông qua là: “ Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” Đại hội tiếp tục khẳng định phát triển kinh tế, công nghiệp hóa – hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm, và “con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước vọt. Tóm lại, cùng với thời gian, quan điểm về vấn đề cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu trong thời kỳ công nghiệp hóa ở nước ta đã có sự chuyển biến lớn và căn bản. Cái trục xuyên suốt quá trình ấy là hiểu rõ mình hiện đang nằm ở đâu trong cái nấc thang phát triển kinh tế và vị trí nào trong mối quan hệ kinh tế quốc tế, những cái chi phối động tái của sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Chương 2 : Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt nam I. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam từ thập kỷ 1990 đến nay 1.1 Cơ cấu GDP Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng (gọi chung là công nghiệp) và thương mại - dịch vụ (gọi chung là dịch vụ), đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp). 1.1.1 Cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô Về cơ cấu ngành kinh tế, cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Đó là tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống 27,2% năm 1995; 24,5% năm 2000; 20,9% năm 2005, và đến năm 2008 ước còn 20,6%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%; năm 1995 tăng lên 28,8%; năm 2000: 36,7%; năm 2005: 41% và đến năm 2008 ước tính sẽ tăng đến 41,6%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 1990 là 38,6%; năm 1995: 44,0%; năm 2000: 38,7%; năm 2005: 38,1%; năm 2008 là khoảng 38,7%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi. Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đã có sự chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn đã tăng từ 17,3% năm 2001 lên 19,3% năm 2007. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần tuý giảm dần. Tỷ lệ hộ nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp) đã giảm 9,87%; tỷ lệ hộ công nghiệp tăng lên 8,78%. Năm 2007, số hộ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn có 3,6 triệu hộ, tăng 62% so với năm 2000. Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội nhập vào kinh tế toàn cầu, thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu/GDP (XK/GDP) ngày càng tăng, nghĩa là hệ số mở cửa ngày càng lớn, từ 34,7% năm 1992 lên 47% năm 2001, và đến năm 2005 là trên 50%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2001 - 2005 đã đạt 111 tỉ USD, tăng bình quân 17,5%/năm (kế hoạch là 16%/năm), khiến cho năm 2005, bình quân kim ngạch xuất khẩu/người đã đạt 390 USD/năm, gấp đôi năm 2000. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt mức cao - 40 tỉ USD, tăng 24% so với năm 2005; năm 2007 đạt gần 50 tỉ USD, tăng 21,5% so với năm 2006; năm 2008 tăng 29,5% so với năm 2007, đưa tỷ lệ XK/GDP đạt khoảng 70%. Nhiều sản phẩm của Việt Nam