Cơ cấu FDI tại Việt Nam theo hình thức đầu tư

1.Cơ cấu FDI của Việt Nam theo hình thức đầu tư. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay ở Việt Nam bao gồm: 1.Thành lập các tổ chức kinh tế 100% vốn nước ngoài. 2.Thành lập các tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. 3.Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC, BOT, BTO, BT. 4.Đầu tư phát triển kinh doanh (mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường). 5.Mua cổ phần, góp vốn để tham gia quản lý đầu tư. 6.Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. 2. Cơ cấu FDI của Việt Nam theo hình thức đầu tư trong thời gian qua. Giai đoạn 1988 – 2006: Trong giai đoạn đầu thu hút FDI vào Việt Nam (1988 – 1990), liên doanh vẫn là hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu vào Việt Nam, tiếp đến là hình thức hợp tác kinh doanh. Một trong những nguyên nhân là do trong thời kỳ đầu thu hút FDI, các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa am hiểu về môi trường đầu tư của Việt Nam, về những thủ tục pháp lý cần thiết… vì thế họ lựa chọn hình thức liên doanh để tìm hiểu thêm về môi trường đầu tư của Việt Nam thông qua các đối tác liên doanh của mình. Tính tới tháng 12 năm 2006, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm đến 76,18% số dự án; 40,13% tổng vốn đầu tư thực hiện Tiếp theo là hình thức liên doanh; các hình thức đầu tư khác đã xuất hiện như hình thức liên doanh kiểu công ty mẹ – con nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ. (xem bảng).

doc5 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 4520 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ cấu FDI tại Việt Nam theo hình thức đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Cơ cấu FDI của Việt Nam theo hình thức đầu tư. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay ở Việt Nam bao gồm: Thành lập các tổ chức kinh tế 100% vốn nước ngoài. Thành lập các tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC, BOT, BTO, BT. Đầu tư phát triển kinh doanh (mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường). Mua cổ phần, góp vốn để tham gia quản lý đầu tư. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. 2. Cơ cấu FDI của Việt Nam theo hình thức đầu tư trong thời gian qua. Giai đoạn 1988 – 2006: Trong giai đoạn đầu thu hút FDI vào Việt Nam (1988 – 1990), liên doanh vẫn là hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu vào Việt Nam, tiếp đến là hình thức hợp tác kinh doanh. Một trong những nguyên nhân là do trong thời kỳ đầu thu hút FDI, các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa am hiểu về môi trường đầu tư của Việt Nam, về những thủ tục pháp lý cần thiết… vì thế họ lựa chọn hình thức liên doanh để tìm hiểu thêm về môi trường đầu tư của Việt Nam thông qua các đối tác liên doanh của mình. Tính tới tháng 12 năm 2006, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm đến 76,18% số dự án; 40,13% tổng vốn đầu tư thực hiện Tiếp theo là hình thức liên doanh; các hình thức đầu tư khác đã xuất hiện như hình thức liên doanh kiểu công ty mẹ – con nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ. (xem bảng). BẢNG: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 1988 - 2006. (tính tới ngày 18/12/2006 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực). Nguồn: tổng cục đầu tư Việt Nam. STT  Hình thức đầu tư  Số dự án  Tổng vốn đầu tư  Đầu tư thực hiện         Số lượng  Tỷ trọng (%)  Số vốn (Tỷ USD)  Tỷ trọng (%)  Số vốn (tỷ USD)  Tỷ trọng (%)   1  100% vốn nước ngoài  5190  76.18  35.145  58.12  11.543  40.13   2  Liên doanh  1408  20.67  20.194  33.39  10.952  38.08   3  Hợp đồng hợp tác KD  198  2.91  4.320  7.14  5.967  20.74   4  Hợp đồng BOT, BT, BTO  4  0.06  0.440  0.73  0.071  0.25   5  Công ty cổ phần  12  0.18  0.275  0.46  0.215  0.75   6  Công ty mẹ - con  1  0.01  0.098  0.16  0.014  0.05   BIỂU ĐỒ CƠ CẤU FDI THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ Ở VN GIAI ĐOẠN 1988 – 2006. Nhìn vào biểu đồ ta thấy nguồn vốn FDI phân bố không đồng đều. Các công ty 100% vốn nước ngoài chiểm tỷ trọng cao nhất trong tổng số vốn FDI được đầu tư (58.12%). Sở dĩ mà doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài chiếm tỷ trọng cao như vậy là do nhà đầu tư đã hiểu thêm về chính sách, luật pháp và phong tục tập quán, cách thức hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, hơn nữa, thực tế khả năng của các bên đối tác Việt Nam trong liên doanh thường yếu cả về vốn lẫn trình độ quản lý, dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Từ đó các đối tác nước ngoài có xu hướng rút dần ra khỏi liên doanh, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đứng lên làm chủ toàn bộ doanh nghiệp mình bỏ vốn đầu tư. Các công ty liên doanh chiếm tỷ trọng khá cao 33.39%. Các công ty cổ phần, công ty mẹ con và các công ty theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT còn ít, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu FDI tại Việt Nam. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này Việt Nam vẫn chưa có hệ thống pháp luật chặt chẽ để có thể sử dụng các hình thức đầu tư trên. Năm 2007: Tính đến hết năm 2007, chủ yếu các doanh nghiệp ĐTNN thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài, có 6.685 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký 51,2 tỷ USD, chiếm 77,2% về số dự án và 61,6% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức liên doanh có 1.619 dự án với tổng vốn đăng ký  23,8 tỷ USD, chiếm 18,8% về số dự án và 28,7% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 221 dự án với tổng vốn đăng ký  4,5 tỷ USD chiếm 2,5% về số dự án và 5,5% tổng vốn đăng ký.  Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT, BT, BTO. Có thể so sánh tỷ trọng dự án hoạt động theo hình thức 100% vốn nước ngoài tính đến hết năm 2004 là 39,9%, theo hình thức  liên doanh là 40,6% và theo hình thứuc hợp doanh là 19,5% để thấy được hình thức 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư lựa chọn hơn. STT  Hình thức đầu tư  Số dự án  Vốn đầu tư((tỷ USD)  Vốn điều lệ((tỷ USD)   1  100% vốn nước ngoài  1003  9720  976   2  Liên doanh  162  2131  621   3  Hợp đồng hợp tác KD  19  174  384   4  Hợp đồng BOT, BT, BTO  0  0  0   5  Công ty cổ phần  31  377  155   6  Công ty mẹ - con  0  0  0   Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài. Năm 2008: BẢNG: ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRỰC TIẾP VÀO VIỆT NAM NĂM 2008 (Các dự án còn hiệu lực tính đến 31/12/2008). TT  Hình thức đầu tư  Số dự án  Vốn đầu tư đăng ký (USD)  Vốn điều lệ (USD)   1  100% vốn nước ngoài  7,854  96,419,448,348  32,404,185,991   2  Liên doanh  1,849  52,742,398,481  15,310,348,943   3  Hợp đồng hợp tác KD  219  4,564,622,409  4,093,109,490   4  Công ty cổ phần  173  4,193,256,824  1,249,864,828   5  Hợp đồng BOT,BT,BTO  9  1,746,725,000  466,985,000   6  Công ty mẹ con  1  98,008,000  82,958,000      Tổng số  10,105  159,764,459,062  53,607,452,252   Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài. BIỂU ĐỒ CƠ CẤU FDI THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM NĂM 2008. Các công ty 100% vốn nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài. Các công ty cổ phần, liên doanh đã có sự tăng nhẹ nhưng không đáng kể. Năm 2009: BẢNG: TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2009. TT  Hình thức đầu tư  Số dự án cấp mới  Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD)  Số lượt dự án tăng vốn  Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD)  Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD)   1  100% vốn nước ngoài  449  5,182.2  132  4,548.8  9,731.0   2  Liên doanh  118  1,590.8  32  269.6  1,860.4   3  Hợp đồng hợp tác kinh doanh  6  398.4  2  2.4  400.8   4  Cổ phần  10  502.1  2  46.8  548.9      Tổng số  583  7,673.4  168  4,867.6  12,541.0   Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài. BIỂU ĐỒ CƠ CẤU FDI THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM NĂM 2009 Các công ty 100% vốn nước ngoài tăng khá nhanh trong năm 2009. Các công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh có sự tăng nhẹ. Các công ty liên doanh giảm khá mạnh.
Luận văn liên quan