FTC là cơ quan cao nhất, là m ột cơ quan tư vấn và giám sát bao gồm các đại
diện cho bộ thương mại Để thực hiện chức năng của mình, FTC có Ban thư kí
và hơn 20 Ủy ban và nhóm làm việc (phụ lục 2001.2).
b. Chức năng:
Chức năng chính của ủy ban là giám sát sự thi hành Hiệp định vàxem xét
bất kỳ vấn đề nào có thể làm ảnh hưởng hoạt động và việc áp dụng Hiệp định.
Ủy ban đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp nảy
sinh từ việc giải thích, áp dụng và thi hành các điều khoản của Hiệp định.
Ủy ban giám sát công việc của tất cả các ủy ban và nhóm làm việc được
thành lập theo Hiệp định, quy định tại Phụ lục 2001.1.
c. Thẩm quyền:
FTC có quyền thành lập và ủy thác cho các ủy ban ad hoc hay thường trực,
các nhóm làm việc và các nhóm chuyên gia.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nhóm làm việc không ràng
buộc với chính phủ.
Thực hiện các hoạt động khác trong pham vi chức năng của nó do các bên
đồng ý.
41 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2831 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp khu vực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP KHU VỰC
A. Cơ chế giải quyết tranh chấp tại NAFTA:
I. Chương 20: Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc áp dụng, thi hành
và giải thích hiệp định
Chương 20 quy định việc thành lập Ủy ban thương mại tự do và Ban thư
kí - hai cơ quan thường trực gồm cả ba bên có trách nhiệm giám sát và thi hành
hiệp định. Chúng giúp cho việc quyết định liên quan đến hoạt động của Hiệp
định một cách thuận lợi.
Phần 1: Các cơ quan
1) Ủy ban thương mại tự do (FTC):
a. Cơ cấu:
FTC là cơ quan cao nhất, là một cơ quan tư vấn và giám sát bao gồm các đại
diện cho bộ thương mại Để thực hiện chức năng của mình, FTC có Ban thư kí
và hơn 20 Ủy ban và nhóm làm việc (phụ lục 2001.2).
b. Chức năng:
Chức năng chính của ủy ban là giám sát sự thi hành Hiệp định và xem xét
bất kỳ vấn đề nào có thể làm ảnh hưởng hoạt động và việc áp dụng Hiệp định.
Ủy ban đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp nảy
sinh từ việc giải thích, áp dụng và thi hành các điều khoản của Hiệp định.
Ủy ban giám sát công việc của tất cả các ủy ban và nhóm làm việc được
thành lập theo Hiệp định, quy định tại Phụ lục 2001.1.
c. Thẩm quyền:
FTC có quyền thành lập và ủy thác cho các ủy ban ad hoc hay thường trực,
các nhóm làm việc và các nhóm chuyên gia.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nhóm làm việc không ràng
buộc với chính phủ.
Thực hiện các hoạt động khác trong pham vi chức năng của nó do các bên
đồng ý.
d. Thủ tục hoạt động:
Ủy ban có các quy định và các thủ tục riêng. Tất cả các quyết định của Ủy
ban được tông qua bằng đồng thuận, trừ phi Ủy ban có sự nhất trí khác.
Ủy ban triệu tập hội nghị thường niên ít nhất mỗi năm một lần và các bên sẽ
lần lượt làm chủ tọa trong các phiên họp này.
2) Ban thư ký:
Ban thư ký bao gồm 3 khu vực quốc gia khác nhau, thực hiện chức năng như
nhau nhưng độc lập với nhau. Mỗi thành viên thành lập một văn phòng thường
trực của khu vực mình với Ban thư ký và ban lãnh đạo riêng. Mỗi chính phủ
thành viên có trách nhiệm đối với hoạt động và chi phí của khu vực mình, chi
trả tiền thù lao và phí tổn cho hội thẩm viên, các thành viên của các ủy ban và
ban thẩm định khoa học.
Ban thư ký hỗ trợ FTC và đảm nhận công tác hành chính cho ban hội thẩm
giải quyết tranh chấp. Chịu sự quản lý của FTC, Ban thư ký cũng hỗ trợ các ủy
ban, các nhóm làm việc và các điều kiện để thực hiện Hiệp định.
3) Ủy ban và nhóm làm việc:
FTC quy định thành lập một số ủy ban và nhóm làm việc xem xét và thảo
luận các vấn đề liên quan đến các vấn đề được phân công. Họ có thẩm quyền
giám sát việc thi hành hiệp định NAFTA trong khu vực mà hiệp định này có
ảnh hưởng
Phần 2: Giải quyết tranh chấp
Hệ thống giải quyết tranh chấp được hình thành theo thủ tục chương 20
trong ba phạm vi: sự bàn bạc giữa các bên, sự can thiệp của FTC, ban hội thẩm
tố tụng.
1, Phạm vi:
Chương 20 giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan đến:
(a) Việc giải thích các điều khoản và việc một bên không thực hiện nghĩa
vụ của mình theo hiệp định.
(b) Việc một bên thi hành các biện pháp hiện tại hoặc mới được đề xuât
mà việc thực thi này bị các bên khác coi là trái với Hiệp định.
(c) Việc một bên thi hành các biện pháp hiện tại hoặc mới được đề xuât
mà việc thực thi này bị các bên khác coi là việc áp dụng đó làm vô
hiệu hoặc làm suy yếu Hiệp định.
2, Sự lựa chọn tòa án WTO/NAFTA:
Khi ký kết hiệp định NAFTA, Mexico, Mỹ và Canada không từ bỏ quyền
của họ theo WTO. Do đó, các tranh chấp liên quan đến cả NAFTA và WTO sẽ
được giải quyết bởi tòa án theo ý muốn của các bên thưa kiện.(2005.1)
Quy tắc chung:
Để tránh các thủ tục song song và hơn hết là các quyết định mâu thuẫn nhau,
trong trường hợp sự viện dẫn của một quốc gia thành viên có thể hình thành nên
một sự vi phạm theo cả WTO và NAFTA, bên khởi kiện lựa chọn tòa án để giải
quyết tranh chấp mà không cần sự đồng ý của bên kia.
Khi xảy ra tranh chấp, trong trường hợp thủ tục giải quyết tranh chấp được
chọn là WTO thì bên thưa kiện sẽ phải thông báo ý định của mình đến bên thứ
ba trước khi tiến hành thủ tục, trong trường hợp bên thứ ba có lợi ích thực sự
trong vụ này và muốn đưa ra tòa NAFTA thì hai bên tiến thảo luận để nhất trí
về tòa án. Nếu không nhất trí được thì tòa án NAFTA sẽ được ưu tiên áp dụng.
Ngoại lệ: Đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, khu vực nông
nghiệp, các biện pháp vệ sing dịch tễ và các biện pháp tiêu chuẩn, bên kháng
kiện có thể phản đối việc viện dẫn Tòa WTO bằng việc thông báo sự phản đối
này cho Ban thư ký khu vực nước này và bên khởi kiện. Nói cách khác, trong
những trường hợp này, sự lựa chọn tòa án phụ thuộc vào bên kháng kiện.
3. Tham vấn
Bất kỳ bên nào cũng có thể đưa ra yêu cầu tham vấn với các bên khác bằng
văn bản về các biện pháp thực tế hoặc các biện pháp được đưa ra hoặc bất kỳ
vấn đề nào mà nó thấy rằng có thể ảnh hưởng đến việc thi hành Hiệp định.
Nếu thảo luận song phương thì tham vấn kéo dài 30 ngày, nếu thảo luận đa
phương thì tham vấn kéo dài 45 ngày kể từ ngày đưa ra yêu cầu tham vấn của
bên thưa kiện.
Các bên tham gia tham vấn phải cố gắng hết sức để đạt được một quyết định
thỏa mãn chung về mọi vấn đề thông qua tham vấn. Các bên tham gia tham vấn
phải cung cấp đầy đủ các thông tin đảm bảo cho việc xem xét làm thế nào các
biện pháp trên thực tế hoặc các biện pháp được đưa ra hoặc bất kỳ vấn đề nào
có thể ảnh hưởng tới việc thi hành Hiệp định; xem xét các thông tin mật và các
thông tin phù hợp được trao đổi trong buổi tham vấn trên cơ sở của bên cung
cấp thông tin; tránh các quyết định gây thiệt hại cho lợi ích của bất kỳ bên nào
khác theo Hiệp định.
Bên thứ ba mà được cho rằng có lợi ích xác thực trong vụ việc được quyền
tham gia tham vấn. Để làm được điều này, bên thứ ba phải trình một bản thông
báo đến Ban thư kí tại khu vực của nó và đến các bên khác.
4. Cơ chế giải quyết của FTC
Nếu tham vấn không đưa ra được cách giải quyết, bất kỳ bên nào có thể đưa
ra văn bản yêu cầu FTC tổ chức một cuộc họp. FTC giải quyết vấn đề trong 30
ngày, hoặc trong một khoảng thời gian khác theo sự nhất trí của các bên.
Thư của bên khởi kiện phải nêu rõ phạm vi và các vấn đề khác hoặc các vấn
đề khác mà nước này khiếu nại, chỉ ra các điều khoản của hiệp định có liên quan
và trình bày một tuyên bố tóm tắt về kết quả của tham vấn. Bên khởi kiện phải
gửi tới các bên khác và bên thư ký của khu vực quốc đó thư khiếu nại của mình.
Cơ chế giải quyết mà FTC sử dụng : trung gian, hòa giải.
Khi được yêu cầu giải quyết, trong vòng 10 ngày kể từ khi yêu cầu được
đưa ra FTC sẽ triệu tập . FTC có thể:
Triệu tập các cố vấn chuyên môn hoặc thành lập các nhóm làm việc
hay nhóm chuyên viên cần thiết.
Dựa vào các cơ chế trung gian, hòa giải, hoặc các thủ tục giải quyết
tranh chấp khác.
Thực hiện các khuyến nghị; hoặc
Hỗ trợ các bên tranh chấp trong việc thương lượng để tìm ra giải pháp
thỏa đáng.
Mục đích của sự thi hành FTC trong chương 20 là đưa ra lời khuyên cho các
bên trong tranh chấp khuyến khích không khí đàm phán và tránh các thủ tục tốn
kém và kéo dài.
Thủ tục tố tụng ban bồi thẩm trọng tài
Nếu trong 30 ngày mà FTC không giải quyết được vấn đề, một bên tham vấn
yêu cầu FTC bằng văn bản, thành lập 1 ban bồi thẩm trọng tài gồm 5 thành viên
(4 panellists và 1 chủ tọa).
Nếu trong vòng 15 ngày các bên tranh chấp không thể thỏa thuận được chủ
tọa thì trong 5 ngày họ sẽ chọn 1 chủ tọa là 1 thành viên trong bảng phân công
và không phải là một trong những công dân của họ. Nếu các bên tranh chấp
trong 15 ngày đã chọn được chủ tọa thì các thành viên tham gia sẽ rút thăm
chọn ra trong bảng phân công một trong những công dân của các bên khác trong
tranh chấp.
Quy định áp dụng cho thủ tục tố tụng
1) Nguyên tắc
Thủ tục tố tụng ban bồi thẩm được quy định trong chương 20 và trong Model
Rules của thủ tục ban hành theo điều 2012.3 của Hiệp định. Những thủ tục này
chứa các nguyên tắc:
Nguyện vọng tự chủ của các bên: thời gian trong chương 20 và
nguyên tắc mẫu có thể sửa đổi với sự thỏa thuận của các bên, trước
hoặc trong quá trình tố tụng.
Quyền điều trần: các bên có quyền điều trần, ít nhất 1 lần
Hưởng thủ tục pháp lý: thủ tục tố tụng ban bồi thẩm phải đảm bảo sự
công bằng giữa các bên và tạo điều kiện đầy đủ cho các bên thực hiện
quyền của mình.
Sự linh hoạt: nếu các nguyên tắc của thủ tục tố tụng không che phủ
bởi nguyên tắc mẫu, ban bồi thẩm có thể làm theo các thủ tục phù hợp
mà không trái với hiệp định.
Sự bảo mật thủ tục: nguyên tắc 25 đưa ra danh sách các cá nhân có thể
đại diện trong tố tụng: đại diện của các bên tranh chấp, cố vấn các bên
tranh chấp; nhân viên và viên phụ thẩm của Ban thư ký; phụ thẩm của
các thành viên tham gia.
Nguyên tắc 16 quy định rằng chỉ có Ban bồi thẩm có thể cho phép sự
tham gia của phiên dịch, phụ thẩm viên hành chính và nhân viên Ban thư ký.
2) Xác định sự miễn giảm hoặc các giới hạn về thẩm quyền giải quyết của
Ban bồi thẩm
Trong 20 ngày kể từ ngày đưa ra yêu cầu thành lập ban bồi thẩm, trừ khi
các bên tranh chấp có thỏa thuận khác, giới hạn về thẩm quyền giải quyết của
ban bồi thẩm sẽ:
Thẩm tra các quy định của hiệp định, vấn đề có liên quan tới Ủy ban và
sự tuyên án, sự xác định, khuyến cáo được quy định tại điều 2016.2.
3) Chuyên viên và cố vấn của ban bồi thẩm
Ban bồi thẩm, hoặc tự động hoặc theo yêu cầu của một bên tranh chấp, có
thể tìm kiếm thông tin và cố vấn chuyên môn từ bất kỳ cá nhân hoặc nhóm nào
thích hợp.
4) Bên thứ 3 có liên quan
Bên thứ 3 có lợi ích xác thực tronng vụ việc có thể tham gia với tư cách
một bên thưa kiện. Để thực hiện quyền này, bên thứ ba đưa ra bản thông báo
dưới dạng viết đến các bên tranh chấp trong 7 ngày kể từ ngày Ban hội thẩm
được thành lập theo yêu cầu của 1 bên tranh chấp.
5) Bên thứ 3 không liên quan
Bên thứ 3 không phải là một bên trong tranh chấp có quyền tham gia điều
trần, tranh tụng miệng và văn bản liên lạc đến ban bồi thẩm, nhận văn bản đệ
trình từ các bên tranh chấp.
6) Các nguyên tắc khác
Nguyên tắc mẫu đề cập đến các nguyên tắc khác liên quan đến sự chỉ dẫn
và sự phát triển của thủ tục tố tụng, liên quan đến:
Sự giải quyết và thi hành của ban thư ký
Thời gian, tính toán thời gian và đình chỉ vụ kiện.
Các phương pháp liên lạc giữa các bên với FTC, ban bồi thẩm với
nhau.
Số lượng các bản sao chép của các bản thông báo.
Chữa lỗi thủ tục.
Thay thế các trọng tài viên đã chết, xin từ chức hoặc bị cách chức.
Địa điểm buổi điều trần và hướng dẫn cho các bên.
Ghi chép lại buổi điều trần.
Ngôn ngữ của văn bản đệ trình và tranh tụng.
Trách nhiệm phải đưa ra chứng cứ.
Việc chọn lọc và giải thích của ban thẩm định khoa học.
Chi trả các phí tổn cho chuyên viên, bồi thẩm viên và viên phụ
thẩm và
Các nguyên tắc đặc biệt có thể áp dụng để đình chỉ thẩm quyền của
ban bồi thẩm.
II. CHƯƠNG 11: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐÀU TƯ
Chương 11 yêu cầu các bên phải làm theo các biện pháp hiện hành trong mối
quan hệ với các nhà đầu tư và việc đầu tư của nhà đầu tư của bên khác.
Hiệp định đưa ra một định nghĩa rộng về “đầu tư”: liên quan đến tổ chức
kinh doanh; cổ phần và trái phiếu; các khoản vay và sự bảo đảm nợ có kỳ hạn ít
nhất 3 năm hoặc các khoản vay và sự bảo đảm nợ giữa các công ty; tài sản hữu
hình và tài sản vô hình bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, quyền kinh doanh và
phương pháp sản xuất, các lợi ích và các quyền trong hợp đồng.
Hiệp định định nghĩa nhà đầu tư của một bên như một tổ chức kinh doanh
của một bên hay một chính phủ; hoặc là một quốc gia, một tổ chức kinh doanh
được thành lập hoặc thừa nhận theo luật ký kết giữa các nước, bất kể nguồn gốc
của vốn.
Hiệp định mở rộng sự bảo vệ chuyển nhượng đến “nhà đầu tư của một bên
khác”, “những vi phạm của nhà đầu tư được xác định trong lãnh thổ của các
bên”.
Tuy nhiên, 3 quốc gia vẫn không thừa nhận quyền theo chương này, từ chối
lợi nhuận của nhà đầu tư đến từ các nước không thuộc NAFTA tạo ra trên lãnh
thổ của mình trong các trường hợp sau:
(i) Nếu quốc gia nhận đầu tư không có quan hệ ngoại giao với quốc gia
mà nhà đầu tư của tổ chức kinh doanh đó là công dân.
(ii) Nếu quốc gia nhận đầu tư thực hiện các biện pháp chống lại một quốc
gia không thuộc NAFTA, hạn chế quan hệ với các nhà đầu tư là công
dân của quốc gia không thuộc NAFTA.
(iii) Nếu tổ chức kinh doanh không có “các hoạt động kinh doanh thực sự”
trên lãnh thổ quốc gia nơi nó thành lập.
Ngoại trừ:
Có một số trường hợp, mặc dù nằm trong phạm vi điều chỉnh của chương
11 nhưng không áp dụng chương này. Ví dụ, các trường hợp liên quan đến
ngành tài chính được điều chỉnh bởi chương 14 của Hiệp đinh, trừ những trường
hợp được quy định rõ ràng trong chương 14.
Hơn nữa, việc đưa ra một định nghĩa rộng của đầu tư trong một hiệp định
thương mại tự do gây khó khăn cho việc đạt được một chương độc lập về đầu
tư.
Vì tất cả những điều trên, đây là các điều khoản xuyên suốt hiệp định
được điều chỉnh giữa chương này và các chương khác trong đầu tư. đặc biệt,
điều 1112 quy định rằng: trong bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chương này và các
chương khác thì các chương khác sẽ chiếm ưu thế trong phạm vi mâu thuẫn”.
Các điều khoản trọng yếu:
- Điều 1102 (Đối xử quốc gia): Mỗi bên phải đối xử, trong những trường
hợp như nhau, với các nhà đầu tư và việc đầu tư của các nhà đầu tư của
một bên khác không kém ưu đãi hơn với các nhà đầu tư và việc đầu tư
của các nhà đầu tư trong nước trong các vấn đề thành lập, thu nhập, mở
rộng, quản lý, chỉ đạo, sản xuất hay kinh doanh.
- Điều 1103 (Đối xử tối huệ quốc): Mỗi bên sẽ phải đối xử, trong trường
hợp như nhau, với các nhà đầu tư và việc đầu tư của các nhà đầu tư của
các nước không tham gia hiệp định NAFTA trong các vấn đề thành lập,
thu nhập, mở rộng, quản lý, chỉ đạo, sản xuất hay kinh doanh.
- Điều 1104 (Tiêu chuẩn đối xử): Mỗi bên đều phải tuân theo “Đối xử quốc
gia” hay “Đối xử tối huệ quốc”, tùy theo điều kiện nào là tốt hơn, với các
nhà đầu tư hoặc việc đầu tư của các nhà đầu tư của các bên khác.
- Điều 1105 (Tiêu chuẩn đối xử tối thiểu): Mỗi bên có nghĩa vụ phải luôn
thỏa thuận việc đối xử với việc đầu tư của các nhà đầu tư đến từ các nước
thành viên khác theo Luật quốc tế. Có thể coi việc đối xử này là một
“base level”, bao gồm quyền được đối xử công bằng và được bảo vệ và
an ninh đầy đủ.
- Điều 1106 (Thực hiện các điều kiện cần thiết): hiệp định này cấm việc
đưa ra những yêu cầu lừa gạt trong lĩnh vực đầu tư, bóp méo chu trình
của thương mại quốc tế và đầu tư (các nước Canada, Mexico và Mỹ
không thể quy định công thức được quy định thành điều khỏan nào về sự
ưu tiên).
- Điều 1107 (Người đứng đầu ban lãnh đạo): Một bên tranh chấp có thể
đưa ra yêu cầu rằng người giữ vị trí cao nhất trong việc quản lý kinh
doanh tại một quốc gia (là một bên khác) phải có quốc tịch cụ thể. Tuy
nhiên, bên đầu tư có thể tự do đưa ra hơn 50% trong số các thành viên
của Ban lãnh đạo cùng quốc tịch với người giữ vị trí cao nhất về quản lý
kinh doanh, miễn là việc chỉ định đấy không làm ảnh hưởng gây tổn hại
đến khả năng điều khiển hoạt động đầu tư của nhà đầu tư.
- Điều 1109 (Chuyển nhượng, chuyển giao): Mỗi bên sẽ phải đồng ý
chuyển nhượng tất cả những gì liên quan đến đầu tư của các nhà đầu tư
đến từ một bên khác trong phạm vi lãnh thổ của mình một cách tự do và
không được trì hoãn. Đó là những thủ tục trong quá trình kinh doanh, lợi
nhuận, tiền lãi cổ phần, vốn thu về và các khoản thanh toán địa tô. Các
loại chuyển nhượng này có thể trao đổi tự do theo mức giá của thị trường
hiện hành.
- Điều 1110 ( Trưng thu tài sản và bồi thường thiệt hại): Không bên nào có
quyền tước đoạt việc kinh doanh của nhà đầu tư của một bên khác, hay
dùng bất cứ một biện pháp nào tương đương với hình thức tước đoạt, trừ
khi phục vụ cho mục đích công cộng, mục đích chung, dựa trên cơ sở
không phân biệt (non-discriminatory basic).
- Điều 1114 (Biện pháp bảo vệ môi trường): Các bên phải có những biện
pháp bảo vệ môi trường trong khu vực mình đầu tư. Nếu một bên cảm
thấy bên đầu tư vi phạm cam kết, họ có thể bàn bạc để quyết định kết
thúc hoạt động kinh doanh của bên đầu tư.
- Điều 1503 (Tổ chức kinh doanh quốc gia): Điều 1503 yêu cầu các hoạt
động của tổ chức kinh doanh quốc gia có thể cho là không được mâu
thuẫn với những quy định trong chương 11 với chương 14 về việc thi
hành hay sửa đổi các quy định của tổ chức kinh doanh, thẩm quyền hành
chính hay thẩm quyền khác của chính phủ, ví dụ như quyền tịch thu, cấp
giấy phép, tiến hành giao dịch thương mại hay bắt chịu thuế.
Trường hợp ngoại lệ: Có những trường hợp ngoại lệ được quy định trong
nguyên tắc đầu tư:
- Phần Bảo lưu được thêm vào ở cuối Hiệp định;
- Và trong Chương về các vấn đề bảo lưu cho các điều khỏan của Hiệp
định.
Cơ chế giải quyết tranh chấp: Chương 11, phần B đưa ra thủ tục cho cơ
cấu giải quyết tranh chấp đầu tư theo các nguyên tắc tồn tại dộc lập của Phần A
chương 11. Cơ chế này bao gồm các nguyên tắc:
- Đối xử ngang bằng với các nhà đầu tư của các bên theo nguyên tắc có đi
có lại.
- Bảo vệ quyền tự vệ của các bên.
- Sự công bằng trong việc thiết lập tòa án.
Những yêu cầu về mặt thủ tục:
- Trước khi tiến hành các thủ tục trọng tài,các bên tranh chấp sẽ phải trải
qua bước giải quyết đầu tiên là bàn bạc và đàm phán.
- Yêu cầu về mặt thời gian: Thủ tục tố tụng trọng tài sẽ bắt đầu trong vòng
3 năm kể từ khi nhà đầu tư phát hiện ra những cơ sở để khởi kiện thì có
thể khởi kiện. (Sau 3 năm, hết thời hạn khởi kiện thì không được khởi
kiện nữa)
- Các nhà đầu tư của tranh chấp cần phải gửi cho bên tranh chấp bản thông
cáo mà mình sẽ đưa lên trọng tài trong vòng là 90 ngày, trước khi yêu cầu
đó được đệ trình lên trọng tài. Yêu cầu có thể được đưa lên trọng tài sau 6
tháng kể từ khi phát hiện bên còn lại vi phạm nghĩa vụ của mình và gây
thiệt hại cho nhà đầu tư (điều 1120)
Các quy tắc áp dụng trọng tài:
- Công ước về giải quyết tranh chấp giữa chính phủ của các quốc gia khác
nhau (Công ước ICSID).
- Nguyên tắc bổ sung của ICSID; hoặc
- Các quy tắc trọng tài của Ủy ban Liên Hợp Quốc theo Luật thương mại
quốc tế (UNCITRAL).
Đồng thuận
- Sự đệ trình lên tòa án phụ thuộc vào sự đồng thuận của các bên trong
tranh chấp. Khi các nhà đầu tư đệ trình yêu cầu lên tòa án thì nó đảm bảo
rằng tất cả các thủ tục liên quan đến đồng thuận của các bên lên tòa sẽ
được thực hiện.
Cơ cấu tòa án
- Trừ khi các bên đưa ra được thỏa thuận khác, nếu không tòa án sẽ gồm 3
trọng tài. Mỗi bên tranh chấp chỉ định một trọng tài và trọng tài thứ 3 để
chủ trì tòa án trọng tài, theo hiệp định của các bên tranh chấp.
- Nếu trong vòng 90 ngày mà một trong những bên tranh chấp không chỉ
định được trọng tài hoặc không đồng ý chỉ định chủ tọa thì sự chỉ định sẽ
được làm bởi quyết định của bên tranh chấp khác hoặc bởi tổng ban thư
ký của ICSID.
- Tổng ban thư ký chỉ định một chủ tọa nhưng được lựa chọn từ 1 bảng
phân công của 45 trọng tài, đảm bảo rằng các chủ tọa không cùng quốc
tịch hoặc thuộc các bên tranh chấp. Nếu không được, tổng thư ký có thể
chỉ định từ ban bồi thẩm ICSID một chủ tọa không cùng quốc tịch với các
nước thành viên.
Sự thống nhất các yêu cầu:
- Bất cứ bên tranh chấp nào cũng có thể đòi hỏi việc thống nhất các yêu
cầu; quyết định thống nhất sẽ được Tòa được thiế lập theo quy tắc
UNCITRAL đưa ra. Một yêu cầu thống nhất sẽ được đệ trình lên Tổng
Thư kí của ICSID và Tòa sẽ được thiết lập trong vòng 60 ngày kể từ khi
nhận được yêu cầu thống nhất yêu cầu.
- Bất cứ bên tranh chấp nào cũng có thể yêu cầu việc trì hoãn, đình chỉ các
thủ tục tố tụng lên Tòa cho đến khi một phán quyết được thống nhất.
- Tòa sẽ gồm có 3 thành viên được Tổng thư ký của ICSID chỉ định.
- Các thành viên của Tòa sẽ được chỉ định từ danh sách c