Cơ chế quản lý lãi suất tín dụng đối với ngân hàng thương mại và tín hiệu quả của nó

Cùng với sự phát triển của Thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước đi lên và đạt được những thành tựu to lớn đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Với đà thắng lợi của đất nước trong công cuộc đổi mới nền kinh tế ngành ngân hàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới của mình đã tiến được những bước quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý lãi suất được coi là nhạy cảm nhất nó thực sự là vấn đề nóng bỏng nhất thu hút được nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội. Lãi suất với tư cách là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ được nhiều nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu và từ lâu được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng như một công cụ hữu hiệu điều tiết nền kinh tế. Đặc biệt là trong cơ chế thị trường lãi suất trở thành công cụ đắc lực để NHNN thực thi chính sách tiền tệ nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế. Trong từng thời kỳ nhất định cho nên việc thi hành một cơ chế lãi suất thích hợp là vô cùng phức tạp mà vai trò đó thuộc ngân hàng nhà nước. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại đã không ngừng đổi mới và phát triển để phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước. Với trọng trách to lớn đó NHNN đã thường xuyên điều chỉnh lãi suất cho phù hợp phát triển khả năng linh hoạt của các Ngân hàng thương mại. Trước những xáo trộn của thị trường tiền tệ, cơ chế quản lý lãi suất tín dụng của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua đã và đang đem lại những kết quả tích cực, góp phần ổn định nền kinh tế. Xuất phát từ những vấn đề mang tính thời sự của lãi suất trên cơ sở những kiến thức đã học cùng với những kiến thức trong khuân khổ tài liệu cho phép, chúng em xin trình bày đề tài: “Cơ chế quản lý lãi suất tín dụng đối với ngân hàng thương mại và tín hiệu quả của nó”.

doc27 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2266 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ chế quản lý lãi suất tín dụng đối với ngân hàng thương mại và tín hiệu quả của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Cùng với sự phát triển của Thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước đi lên và đạt được những thành tựu to lớn đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Với đà thắng lợi của đất nước trong công cuộc đổi mới nền kinh tế ngành ngân hàng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới của mình đã tiến được những bước quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý lãi suất được coi là nhạy cảm nhất nó thực sự là vấn đề nóng bỏng nhất thu hút được nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội. Lãi suất với tư cách là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ được nhiều nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu và từ lâu được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng như một công cụ hữu hiệu điều tiết nền kinh tế. Đặc biệt là trong cơ chế thị trường lãi suất trở thành công cụ đắc lực để NHNN thực thi chính sách tiền tệ nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế. Trong từng thời kỳ nhất định cho nên việc thi hành một cơ chế lãi suất thích hợp là vô cùng phức tạp mà vai trò đó thuộc ngân hàng nhà nước. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại đã không ngừng đổi mới và phát triển để phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước. Với trọng trách to lớn đó NHNN đã thường xuyên điều chỉnh lãi suất cho phù hợp phát triển khả năng linh hoạt của các Ngân hàng thương mại. Trước những xáo trộn của thị trường tiền tệ, cơ chế quản lý lãi suất tín dụng của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua đã và đang đem lại những kết quả tích cực, góp phần ổn định nền kinh tế. Xuất phát từ những vấn đề mang tính thời sự của lãi suất trên cơ sở những kiến thức đã học cùng với những kiến thức trong khuân khổ tài liệu cho phép, chúng em xin trình bày đề tài: “Cơ chế quản lý lãi suất tín dụng đối với ngân hàng thương mại và tín hiệu quả của nó”. Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Những vấn đề chung về lãi suất: - Quan niệm về lãi suất: Lãi suất có vai trò đặc biệt quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia tuy nhiên việc nhận biết bản chất vai trò của lãi suất để sử dụng nó như một công cụ tiền tệ đặc biệt quan trọng vẫn còn nhiều vấn đề cần được làm rõ hơn. Có quan niệm cho rằng tỷ lệ % tăng thêm mà người sử dụng vốn vay phải trả cho người vay đối với một khoản tiền vay nào đó được gọi là lãi suất. Với quan niệm này thì với người cho vay lãi suất là một khoản thu nhập và với người đi vay thì lãi suất là 1 khoản chi phí. Như vậy bản chất kinh tế ở đây nên được hiểu như thế nào? Rõ ràng lãi suất là một loại giá mà với người cho vay thì nó là thu nhập còn với người sử dụng vốn vay thì nó lại là chi phí. Từ thực tiễn đó mà còn có quan niệm cho rằng lãi suất là giá của quyền sử dụng vốn vay trong 1 thời gian nhất định mà người sử dụng vốn vay phải trả cho người vay. - Khái niệm : Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho nguươì sở hữu nó. Lãi suất phải được trả bởi lẽ người đi vay đã sử dụng vốn của người cho vay phục vụ nhu cầu sinh lợi trong sản xuất kinh doanh hoặc nhu cầu tiêu dùng của mình . việc người cho vay chuển quyền sử dụng vốn cho người khác có nghĩa là anh đã hy sinh quyền sử dụng tiền tệ ngày hôm nay của mình . Đánh đổi cho sự chuyển quyền đó là quền người cho vay được trả lãi suất. 1.2. Phân loại: 1.2.1. Phân loại theo chủ thể trong quan hệ tín dụng Lãi suất được chia thành các loại sau: Lãi suất tín dụng thương mại được áp khi các doanh nghiệp cho nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa tùy theo thời hạn mua bán chịu, cung cầu về mua bán chịu và mức độ tín nhiệm giữa các doanh nghiệp tham gia quan hệ mà có mức lãi suất tín dụng khác nhau. Lãi suất tín dụng ngân hàng áp dụng trong quan hệ giữa ngân hàng với công chúng và DN trong việc thu hút tiền gửi và cho vay, trong hoạt động tái cấp vốn của NHTW cho các NH, và trong quan hệ giữa các NH với nhau trên thị trường liên NH. Lãi suất tiền gửi được áp dụng để tính tiền lãi cho người gửi tiền. Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào thời hạn gửi, quy mô gửi. Sự biến động lãi suất tiền gửi ở mức độ lớn không chỉ ảnh hưởng đến quy mô của NH mà còn ảnh hưởng đến khối tiền M1 và qua đó tới lạm phát. Chính vì vậy, việc áp dụng chính sách tăng mạnh lãi suất tiền gửi có hiệu quả cao trong kiềm chế, đẩy lùi lạm phát. Lãi suất tiền vay được áp dụng để tính lãi tiền vay mà khách hàng phải trả cho ngân hàng. Sự thay đổi lãi suất tiền vay có tác động đến quy mô cho vay và khả năng cung ứng tiền của hệ thống NHTG. Vì cơ chế này mà NHNN có thể thực hiện mục tiêu nới lỏng hoặc thắt chặt cung ứng tiền bằng cách ảnh hưởng tới lãi suất tiền vay của các ngân hàng áp dụng với nền kinh tế. Lãi suất chiết khấu là một lãi suất cho vay áp dụng cho NHTG, cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán và thỏa mãn các điều kiện chiết khấu theo quy định. Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của các giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng. Mức chiếu khấu được quy định bởi cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. Lãi suất tái cấp vốn áp dụng khi NHNN tái cấp vốn cho các ngân hàng dưới hình thức chiết khấu lại các giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng hoặc cho vay cầm cố các giấy tờ có giá. Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất cơ bản là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình, lãi suất cơ bản được hình thành tùy theo từng nước có thể do NHNN ấn định hoặc do bản thân các ngân hàng tự xác định tùy vào tình hình hoạt động cụ thể của ngân hàng mình và đó là mức lãi suất được áp dụng cho khách hàng có mức rủi ro thấp nhất… Lãi suất tín dụng nhà nước áp dụng khi nhà nước đi vay của các chủ thể khác nhau trong xã hội dưới hình thức phát hành trái phiếu hoặc tín phiếu. Loại lãi suất này có thể do nhà nước ấn định căn cứ vào lãi suất tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng và các yếu tố khác: sự biến động của lạm phát, nhu cầu cấp thiết về vốn của nhà nước… hoặc được hình thành thông qua hoạt động đấu thầu tín phiếu, trái phiếu nhà nước. Lãi suất tín dụng doanh nghiệp áp dụng khi doanh nghiệp đi vay của các chủ thể khác trong xã hội dưới hình thức phát hành trái phiếu. Lãi suất này do các doanh nghiệp ấn định hoặc được hình thành thông qua hoạt động đấu thầu trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Lãi suất tín dụng tiêu dùng: áp dụng khi doanh nghiệp cho người lao động vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân . 1.2.2. Phân loại theo giá trị thực của lãi suất (hay theo mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất) - Lãi suất danh nghĩa : Là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát . Lãi suất thực tế là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát .Hay nói cách khác là lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát - Lãi suất thực của hai loại + Lãi suất thực tính trước ( dự tính ): là lãi suất thực được điều chỉnh lại cho đúng theo đúng những thay đổi dự tính về lạm phát + Lãi suất thực tính sau : là lãi suất thực được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi trên thực tế về lạm phát Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát Hoặc Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát 1.2.3. Phân loại theo bản chất hợp đồng tài chính : Lãi suất được chia làm hai loại: - Lãi suất ổn định: là lãi suất áp dụng cố định trong suất thời hạn vay. Nó có ưu điểm: Người gửi tiền và vay tiền biết trước số tiền lãi được trả và phải trả. Bên cạnh đó nó có nhược điểm bị ràng buộc vào một lãi suất nhất định trong một thời hạn nào đó dù cho các loại lãi suất khác thay đổi như thế nào. - Lãi suất thả nổi: Là lãi suất có thể thay đổi lên xuống và có thể báo trước hoặc không báo trước. Lãi suất thả nổi có lợi cho cả hai bên khi nhận và trả tiền đều tính theo một lãi suất chung là lãi suất hiện tại. 1.2.4. Phân loại theo cách đo lường lãi suất: - Lãi suất đơn là lãi suất tính một lần trên số vốn gốc cho suất kỳ hạn vay Công thức tính : I = Co . i . n ( trong đó I số tiền lãi , Co vốn gốc , i là lãi suất , n số kỳ ) Trong đó thời kỳ gửi vốn phải tương đương với thời kỳ của lãi suất - Lãi suất kép là mức lãi suất có tính đến giá trị đầu tư lại của lợi tức thu được trong thời hạn sử dụng tiền vay. Nó thường được áp dụng cho các khoản đầu tư có nhiểu kỳ hạn thanh toán trong đó lãi suất của kỳ trước được nhập vào vốn gấp để tính lãi suất kỳ sau. Công thức : C = Co x ( 1-i)n Trong đó: C số tiền thu được theo lãi gộp sau n kỳ, Co vốn gốc ban đầu, i lãi suất n số kỳ gửi vốn 1.3. Vai trò của lãi suất : Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp vai trò của lãi suất được nhìn nhận một cách hết sức mờ nhạt và lệ thuộc nhiều khi được hiểu như là một sự phân phối cuối cùng của sản phẩm giữa những người sản xuất và người cho vay Chuyển sang nền kinh tế thị trường lãi suất giữ vai trò hết sức quan trọng là một trong những đòn bẩy kinh tế .Nó tác động đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân nói chung vai trò của lãi suất được thể hiện ở nội dung sau đây . 1.3.1. Lãi suất là công cụ để khuyến khích tiết kiệm đầu tư Lãi suất là công cụ khuyến khích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiết kiệm của các chủ thể kinh tế tạo nên quỹ cho vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Theo lý thuyết tài chính chúng ta có thể đưa ra phương trình về thu nhập như sau: Thu nhập = Tiêu dùng + Tiết kiệm Phương trình này không những đúng với đặc điểm tài chính của các hộ gia đình các doanh nghiệp mà còn đúng với cả nền kinh tế quốc gia .Giả trong điều kiện của một nền kinh tế bình thường tỷ lệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm là hợp lý để tăng tỷ lệ tiết kiệm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì biện pháp hiệu quả là tăng lãi suất huy động vốn .Khi lãi suất vốn tăng nên thì trước hết các hộ gia đình phải xem xét các khoản chi cho tiêu dùng thường xuyên có thể giảm chi hoặc hoãn một số khoản chi để tăng thêm khoản tiết kiệm trong tổng thu nhập. Sau từ khoản tiết kiệm này họ sẽ hướng đầu tư gửi vào Ngân hàng, vào quỹ bảo hiểm hay đầu tư vào thị trường trứng khoán khi thấy có lợi hơn. Ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới nền kinh tế vốn dang là vấn đề then chốt. Muấn huy động được vốn phải có biện pháp gọi vốn. Vấn đề là cần duy trì một mức lãi suất như thế nào để huy động tối đa vốn nhàn rỗi trong xã hội. 1.3.2. Lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chính sách lãi suất là một bộ phận trong chính sách tiền tệ của Nhà nước nhằm điều tiết lưu thông tiền tệ kích thích điều tiết và hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế - Lãi suất phải trả cho khoản vay là khoản chi phí của doanh nghiệp. Do vậy ,lãi suất sẽ khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại, lãi suất cho vay cao sẽ thu hẹp đâu tư của các doanh nghiệp. - Lãi suất là công cụ buộc các doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả . những ưu đãi về lãi suất về điều kiện cung cấp tín dụng và thanh toán là công cụ của Nhà nước nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các nghành các sản phẩm cần ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế. 1.3.3. Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô Lãi suất tạo nên khoản chi phí của người đi vay vì vậy sự biến động của lãi suất có tác động đến đầu tư đến tiêu dùng qua đó tác động đến các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô biểu hiện trong các trường hợp: - Lãi suất thấp ( kích thích đầu tư , kích thích tiêu dùng ( tăng tổng cầu ( sản lượng tăng, giá tăng, thất nghiệp giảm( nội tệ có xu hướng giảm giá so với ngoại tệ. - Lãi suất cao ( hạn chế đầu tư , hạn chế tiêu dùng ( giảm tổng cầu ( sản lượng giảm (giảm giá ( thất nghiệp tăng ( nội tệ có xu hướng tăng giá so với ngoại tệ. Như vậy, bằng cách tăng lãi suất Ngân hàng Nhà nước có thể làm giảm khả năng cho vay của Ngân hàng Thương mại do đó thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt giảm bớt khối lượng tiền cần thiết cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh và chi tiêu của người tiêu dùng . Cũng như vậy, bằng cách hạ thấp lãi suất Ngân hàng Nhà nước có thể tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế phát triển hoặc muốn kìm hãm tốc độ phát triển một nghành nghề nào đó, Ngân hàng Nhà nước có thể tăng hoặc giảm lãi suất cho vay để thu hẹp hoặc mở rộng đầu tư của các nghành nghề . Từ năm 1989 đến nay ,chính sách lãi suất luân được sử dụng để điều chỉnh kinh tế ở Việt Nam .Sau khi kiềm chế và giữ được lạm phát ở mức độ tương đối ổn định , Ngân hàng Nhà nước danh thực hiện hạ thấp dần khung lãi suất để khuyến hích huy động đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh khôi phục kinh tế . 1.3.4. Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại: Trong khung lãi suất cho phép, để tăng khối lượng nguồn vốn huy động đồng thời để mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng, các NHTM có thể nâng mức lãi suất tiền gửi và hạ lãi suất cho vay. Đây chính là hoạt động cạnh tranh giữa các NHTM. Thực chất của quá trình này là phân chia khối lượng tiền gửi và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng ra thị trường. Để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi, mỗi NHTM đều có chiến lược khách hàng của mình. Chiến lược này được thực hiện bằng lãi suất ưu đãi. Muốn vậy các NHTM đều tìm mọi biện pháp giảm thấp chi phí kinh doanh và chi phí quản lý. Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM sẽ tạo ra lợi ích kinh tế chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 1.3.5. Lãi suất là công cụ đo lường tình trạng của nền kinh tế: Người ta thấy rằng trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế lãi suất có xu hướng tăng do cung cầu quỹ cho vay đều tăng trong đó tốc độ tăng của cầu quỹ cho vay lớn hơn tốc độ tăng của cung quỹ cho vay. Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế lãi suất lại có xu hướng giảm xuống. Do vậy, thông thường nhìn vào xu hướng biến động của lãi suất ta thấy được tình trạng sưc khỏe của nền kinh tế. Lãi suất là biến số thường xuyên biến động trong nền kinh tế. Căn cứ vào sự biến động đó của lãi suất người ta có thể dự báo được các yếu tố khác của nền kinh tế như tính sinh lời của các cơ hội đầu tư, mức lạm phát dự tính mức thiếu hụt của ngân sách người ta có thể dựa vào lãi suất trong một thời kỳ để dự báo tình hình kinh tế trong tương lai. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 1.4.1. Mức cung cầu tiền tệ -Cung tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để giao dịch thanh toán trên thị trường. Các nhà kinh tế đã định nghĩa M là tiền giao dịch bao gồm: M1 là tổng số tiền kim khí và tiền giấy lưu thông bên ngoài ngân hàng cộng với tiền gửi ngân hàng có thể rút ra bằng séc và định nghĩa rộng hơn (M2) bao gồm những tài sản như tài khoản tiền gửi tiết kiệm ngoài tiền kim khí, tiền giấy và tiền gửi ngân hàng có thể rút ra bằng séc. Quyền kiểm soát mức cung tiền tệ được dành cho Chính phủ, bởi vì hạn chế mức cung tiền tệ là điều cần thiết để tiền có giá trị. - Cầu tiền tệ là nhu cầu về tiền của cá nhân, đơn vị, tổ chức để làm phương tiện giao dịch, trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ… Công chúng (các gia đình và các hàng kinh doanh) muốn giữ lượng tiền M1 khác nhau ở những mức lãi suất khác nhau, lãi suất thấp thì số tiền dôi ra lớn hơn. Giao điểm giữa cung và cầu trên đồ thị xác định lãi suất cân bằng. Đây là mức lãi suất ở điểm số lượng tiền do ngân hàng trung ương đề ra làm mục tiêu phù hợp với số tiền mà công chúng muốn nắm giữ. Sự thay đổi cung cầu tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến lãi suất. *Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ: khi ngân hàng trung ương muốn kiềm chế lạm phát, sẽ thực hiện một chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua công cụ của nó (thay đổi tăng mức dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chíết khấu, giảm hạn mức tín dụng). Làm cho lãi suất tăng, mức đầu tư sẽ giảm, mức cầu tiền tệ giảm, các nhà doanh nghiệp và các gia đình cắt giảm lượng tiền mặt và tài khoản séc của họ. *Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ: khi ngân hàng trung ương lo sợ sắp có suy thoái sẽ tăng mức cung tiền tệ bằng cách bơm tiền vào lưu thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ, lãi suất có xu hướng giảm xuống. Tín dụng trở nên dồi dào hơn, lãi suất giảm. Kết quả là việc tiến hành các dự án đầu tư mới trở nên có lợi hơn, số tiền chi tiêu về nhà máy, thiết bị, kho hàng tăng lên, người tiêu dùng có khuynh hướng mua nhiều hàng hơn…Vốn đầu tư tăng, tổng mức cầu tăng lên tạo ra thăng bằng trên thị trường. Ngoài ra những thay đổi dự định trong cầu tiền tệ (không phải do sự thay đổi trong mức giá cả, tổng sản phẩm, hoặc lãi suất gây ra) cũng ảnh hưởng đến lãi suất cân bằng. Nghiên cứu nhân tố cung cầu tiền tệ tác động qua lại đến lãi suất có một ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ. Khi nào thì ngân hàng trung ương bơm tiền ra lưu thông, khi nào thì hút tiền từ lưu thông về để điều chỉnh lãi suất thị trường một cách hợp lý, trên cơ sở đó ổn định thị trường, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, giảm lạm phát. 1.4.2. Lạm phát: Khi lạm phát tăng, dù ở từng mức lãi suất riêng lẻ hay ở tất cả mọi lãi suất, yếu tố kích thích làm tăng cung quỹ cho vay gần như triệt tiêu bởi giá trị thực tế của vốn gốc và tiền lời thu được đã bị hao mòn do tác động của lạm phát. Trong tình hình ấy những người có khả năng cho vay không muốn giữ tiền mặt, đổ xô đi mua hàng hóa dự trữ vàng, ngoại tệ. Điều đó dẫn đến cung quỹ cho vay giảm, dẫn đến lãi suất tăng. Hoặc khi lạm phát tăng, không chỉ làm giảm độ lớn của cung mà còn kéo theo việc tăng thêm quy mô về cầu quỹ cho vay. Bởi với lãi xuất danh nghĩa cho trước, khi lạm phát dự tính tăng lên, chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống , kích thích người ta đi vay hơn là cho vay. Người đi vay sẽ kiếm được khoản thu lợi do giá hàng hóa được mua bằng tiền đi vay sẽ tăng lên, lãi suất tăng. Theo Friedman, ông cho rằng trong mọi trường hợp tỷ lệ lạm phát của một nước là cực kỳ cao trong bất cứ thời kỳ kéo dài nào, thì tỷ lệ tăng trưởng của cung ứng tiền tệ là cực kỳ cao. Tóm lại, khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất tăng. Điều này có một ý nghĩa quan trọng trong việc dự đoán lãi suất khi nền kinh tế có xu hướng lạm phát tăng. Trên cơ sở đó, có một chính sách lãi suất hợp lý. Khi lạm phát cao, nhà nước cần phải nâng lãi suất danh nghĩa, đảm bảo cho lãi suất thực dương, hoặc nhà nước tung vàng, ngoại tệ ra bán để kiềm chế lạm phát. Nhiều nhà kinh tế đã khuyến nghị rằng cuộc chiến chống lạm phát nhất định sẽ thất bại nếu chúng ta muốn hạ thấp lãi suất. 1.4.3. Sự ổn định của nền kinh tế - Ảnh hưởng đến cung tiền vay: khi nền kinh tế ổn định và phát triển, của cải tăng lên, công chúng chỉ muốn giữ một số tiền nhất định đủ cho nhu cầu sử dụng, họ muốn đầu tư vào những tài sản thay thế có lợi tức dự tính cao: đầu tư vào các trái khoán công ty. Bởi vì khi nền kinh tế ổn định, thị trường trái khoán trở nên ổn định hơn, rủi ro trái khoán giảm, trái khoán trở thành một tài sản hấp dẫn hơn, vì vậy cung tiền vay tăng lên, đường cung dịch chuyển về bên phải, lãi suất có xu hướng giảm. - Ảnh hưởng đến cầu tiền vay: khi nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất là trong giai đoạn phát đạt của một chu kỳ kinh doanh, các công ty càng có nhiều ý định vay vốn và tăng số dư nợ nhằm tài trợ cho các cuộc đầu tư được trông đợi là sinh lời. Cầu tiền vay tăng lên, đường cầu dịch chuyển về bên phải, lãi suất có xu hướng tăng lên. Khi đường cung và đường cầu tiền vay tăng lên và dịch chuyển về bên phải, sẽ đạt được một điểm cân bằng mới về bên phải. Tuy nhiên nếu đường cung dịch chuyển nhiều hơn đường cầu thì lãi suất cân bằng mới có xu hướng giảm xuống, ngược lại, nếu đường cầu dịch chuyển nhiều hơn thì lãi suất cân bằng mới tăng lên. Trong nền kinh tế ổn định và có xu hướng phát triển, nhà nước nên sử dụng các công cụ lãi suất để tăng vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần phát triển cho sự cân đối của nền kinh tế, đặc biệt từ các nguồn vốn trên thị trường trái khoán. 1.4.4. Các chính sách củ