Trong thập kỷ trước, quá trình công nghiệp hóa và sự tăng trưởng kinh tế nhanh
chóng của Việt Nam đã dẫn tới mức tiêu thụ năng lượng ngày càng gia tăng. Việt
Nam lúc đó được dự đoán là nước phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhiên liệu hóa
thạch, và hiện đang là một quốc gia nhập khẩu ròng về năng lượng. Mục tiêu của
Việt Nam là tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng thương mại sơ cấp
từ 3% năm 2010 đến 5% năm 2020 và 11% năm 2050. Điều này cho thấy tiềm
năng rất lớn về năng lượng sinh học trong tương lai gần. Thông qua bản báo cáo
này, NL Agency sẽ xác định tiềm năng kinh doanh năng lượng sinh khối tại Việt
Nam.
Sinh khối ở Việt Nam sẵn có và dồi dào, được phẩn bố cả tập trung và rải rác trên
toàn quốc. Việt Nam không có nhiều nhận thức cũng như kiến thức về tiêu chuẩn
bên vững của Châu Âu và Hà Lan. Các vụ mùa năng lượng không dược trồng nhiều
và vì thế không tạo được một nguồn sinh khối đáng kể. Với nghị định mới tập trung
vào mảng nghiên cứu và phát triển (Research & Development – R&D), sử dụng các
sản phẩm của cây cọc rào (Jatropha), và áp lực ngày càng tăng đối với thị trường
sắn, các vấn đề về tính bền vững ngày càng trở nên quan trọng và cần được theo
dõi. Vì vậy, cần tăng cường nâng cao nhận thức liên quan đến vấn đề bền vững.
Một số chính sách liên quan đến năng lượng và môi trường hiện nay chủ yếu tập
trung vào các mục tiêu nhưng đồng thời cũng phản ánh được các khuyến khích, hỗ
trợ về đất đai và vốn, miễn giảm thuế, lệ phí cho hoạt động bảo vệ môi trường, .
Tuy nhiên, những ưu đãi này được nhìn nhận rằng không đủ tính khả thi cho dự án
năng lượng sinh học tại Việt Nam. Những ưu đãi dành cho biểu giá bán điện năng
lượng tái tạo (feed-in-tariff) chưa có và các cuộc đàm phán hợp đồng mua bán điện
được thực hiện đơn lẻ và chưa bao giờ đạt mức giá cao hơn mức giá bình quân. Vấn
đề này được nhận diện là một trong những rào cản chính.
90 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2119 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ hội kinh doanh năng lượng sinh khối tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ hội kinh doanh
Năng lượng sinh khối
tại Việt Nam
Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012
Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012
Trang 3 / 90
Colofon
Ngày Tháng 3/2012
Tình trạng Hoàn thành
Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Năng lượng sinh khối
Bền vững của Hà Lan, thực hiện bởi
Tên Tổ chức Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV
Người liên hệ Dagmar Zwebe
Mặc dù bản báo cáo này được nghiên cứu và biên soạn rất cẩn thận, sai sót là điều không thể
tránh khỏi và tổ chức NL Agency không chịu trách nhiệm đối với những sai sót này.
Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012
Trang 5 / 90
Liên hệ
Chương trình Năng lượng sinh khối Bền vững của Hà Lan
Carmen Heinze
NL Agency
NL Energy and Climate Change
Croeselaan 15, 3521 BJ Utrecht
P.O. Box 8242, 3503 RE Utrecht
The Netherlands
Email: Carmen.heinze@agentschapnl.nl
ĐT: +31 - 88 - 602 2407
www.agentschapNL.nl/biomass
Tổ chức phát triển Hà Lan SNV tại Việt Nam
Ir. Dagmar Zwebe
Quản lý Chương trình Năng lượng Tái tạo
Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV
Tầng 6, Nhà B, Khách sạn La Thành
218 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Việt Nam
Email: Zwebe@snvworld.org
Điện thoại: +84 (0) 1238163324
Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012
Trang 6 / 90
Phụ lục
1 Giới thiệu .............................................................................................................. 12
1.1 Giới thiệu sơ lược về ngành năng lượng của Việt Nam ........................ 12
1.2 Các hoạt động ..................................................................................................... 13
2 Năng lượng sinh khối sẵn có tại Việt Nam ........................................... 15
2.1 Tiềm năng năng lượng sinh khối – thuật ngữ và các vấn đề cần xem
xét .................................................................................................................................. 16
2.2 Loại hình năng lượng sinh khối có sẵn....................................................... 17
2.2.1 Tre .................................................................................................................... 17
2.2.2 Sắn ................................................................................................................... 18
2.2.3 Dừa ................................................................................................................... 20
2.2.4 Cà phê ............................................................................................................. 21
2.2.5 Ngô ................................................................................................................... 22
2.2.6 Cây cọc rào (jatropha) .............................................................................. 23
2.2.7 Chất thải chăn nuôi .................................................................................... 25
2.2.8 Chất thải rắn đô thị (hữu cơ) (OMSW) ............................................... 26
2.2.9 Lúa gạo ........................................................................................................... 27
2.2.10 Mía đường ...................................................................................................... 28
2.2.11 Gỗ phế liệu .................................................................................................... 30
2.2.12 Chất thải chế biến cá ................................................................................. 31
2.2.13 Chè ................................................................................................................... 32
2.2.14 Miscanthus ..................................................................................................... 32
2.2.15 Tảo .................................................................................................................... 32
2.3 Tóm tắt các nguồn lực ..................................................................................... 32
2.4 Công nghệ chuyển đổi ..................................................................................... 36
2.5 Các vấn đề về tính bền vững ......................................................................... 38
2.6 Tính bền vững và các vấn đề về kinh tế xã hội ...................................... 40
3 Chính phủ Việt Nam và Năng lượng ......................................................... 41
3.1 Chính sách về Năng lượng .............................................................................. 41
3.1 Các chính sách về môi trường ....................................................................... 43
3.2 Cơ cấu Chính phủ ............................................................................................... 44
3.2.1 Bộ Công thương ........................................................................................... 45
3.2.2 Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN & MT) ..................................... 46
3.2.3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN & PTNT) ......... 47
3.2.4 Bộ Xây dựng ................................................................................................. 47
3.2.5 Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH & CN) ........................................ 47
3.2.6 Vụ Hợp tác Quốc tế (ICD) ........................................................................ 47
3.3 Dự án Đầu tư Nước ngoài (FDI) ................................................................... 47
4 Cơ hội ...................................................................................................................... 50
Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012
Trang 7 / 90
4.1 Xây dựng năng lực và kiến thức ................................................................... 50
4.1.1 Nghiên cứu .................................................................................................... 50
4.1.2 Xây dựng năng lực ..................................................................................... 50
4.1.3 Tiêu chí về tính bền vững ........................................................................ 50
4.1.4 Tóm tắt về xây dựng năng lực và kiến thức ..................................... 51
4.2 Từ quan điểm của nhà lãnh đạo: Quản lý và tư vấn ............................ 51
4.3 Các cơ hội cho khí sinh học và khí từ rác thải ........................................ 51
4.3.1 Các chất thải rắn hữu cơ (OMSW) ........................................................ 52
4.3.2 Sản xuất khí sinh học và ứng dụng ..................................................... 52
4.3.3 Các cơ hội khác liên quan đến khí sinh học ...................................... 53
4.3.4 Công nghệ khí sinh học hộ gia đình .................................................... 53
4.3.5 Tóm tắt các cơ hội về công nghệ khí sinh học ................................ 54
4.4 Từ quan điểm về công nghệ .......................................................................... 54
4.4.1 Giới thiệu công nghệ nén ......................................................................... 54
4.4.2 Chuyển đổi năng lượng sinh khối nhiệt thành năng lượng ......... 56
4.4.3 Bếp đun cải tiến – ICS (quy mô hộ gia đình) .................................. 59
4.5 Từ quan điểm năng lượng sinh khối ........................................................... 60
4.5.1 Trấu .................................................................................................................. 60
4.5.2 Rơm .................................................................................................................. 60
4.5.3 Bột xơ dừa ..................................................................................................... 61
4.5.4 Bã mía ............................................................................................................. 62
4.5.5 Chất thải cà phê .......................................................................................... 62
4.5.6 Tóm tắt thông tin về năng lượng sinh khối sẵn có ........................ 62
4.6 Từ quan điểm tài chính .................................................................................... 62
4.7 Khuyến nghị về hợp tác ................................................................................... 63
5 Các rào cản .......................................................................................................... 65
5.1 Kinh doanh năng lượng (vận chuyển) ........................................................ 65
5.1.1 Bán điện cho mạng lưới ............................................................................ 65
5.1.2 Các dạng năng lượng khác ...................................................................... 66
5.2 Thiết bị đầu tư với chi phí cao ....................................................................... 66
5.3 Xuất khẩu năng lượng sinh khối và tính sẵn có của năng lượng sinh
khối ........................................................................................... 67
5.4 Trình độ kiến thức .............................................................................................. 67
5.5 Khu vực tư nhân ................................................................................................. 68
6 Phân tích các bên liên quan của ngành năng lượng sinh học ..... 69
7 Kết luận và khuyến nghị ............................................................................... 70
7.1 Kết luận ................................................................................................................. 70
7.2 Khuyến nghị ......................................................................................................... 71
Danh sách tài liệu tham khảo ............................................................................ 74
Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012
Trang 8 / 90
Phụ lục 1. Công nghệ chuyển đổi .................................................................... 77
Phụ lục 2. Các nhà đầu tư năng lượng sinh học Việt Nam ................... 80
Phụ lục 3. Các bên có liên quan Hà Lan ........................................................ 84
Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012
Trang 9 / 90
Tóm tắt
Trong thập kỷ trước, quá trình công nghiệp hóa và sự tăng trưởng kinh tế nhanh
chóng của Việt Nam đã dẫn tới mức tiêu thụ năng lượng ngày càng gia tăng. Việt
Nam lúc đó được dự đoán là nước phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhiên liệu hóa
thạch, và hiện đang là một quốc gia nhập khẩu ròng về năng lượng. Mục tiêu của
Việt Nam là tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng thương mại sơ cấp
từ 3% năm 2010 đến 5% năm 2020 và 11% năm 2050. Điều này cho thấy tiềm
năng rất lớn về năng lượng sinh học trong tương lai gần. Thông qua bản báo cáo
này, NL Agency sẽ xác định tiềm năng kinh doanh năng lượng sinh khối tại Việt
Nam.
Sinh khối ở Việt Nam sẵn có và dồi dào, được phẩn bố cả tập trung và rải rác trên
toàn quốc. Việt Nam không có nhiều nhận thức cũng như kiến thức về tiêu chuẩn
bên vững của Châu Âu và Hà Lan. Các vụ mùa năng lượng không dược trồng nhiều
và vì thế không tạo được một nguồn sinh khối đáng kể. Với nghị định mới tập trung
vào mảng nghiên cứu và phát triển (Research & Development – R&D), sử dụng các
sản phẩm của cây cọc rào (Jatropha), và áp lực ngày càng tăng đối với thị trường
sắn, các vấn đề về tính bền vững ngày càng trở nên quan trọng và cần được theo
dõi. Vì vậy, cần tăng cường nâng cao nhận thức liên quan đến vấn đề bền vững.
Một số chính sách liên quan đến năng lượng và môi trường hiện nay chủ yếu tập
trung vào các mục tiêu nhưng đồng thời cũng phản ánh được các khuyến khích, hỗ
trợ về đất đai và vốn, miễn giảm thuế, lệ phí cho hoạt động bảo vệ môi trường, ….
Tuy nhiên, những ưu đãi này được nhìn nhận rằng không đủ tính khả thi cho dự án
năng lượng sinh học tại Việt Nam. Những ưu đãi dành cho biểu giá bán điện năng
lượng tái tạo (feed-in-tariff) chưa có và các cuộc đàm phán hợp đồng mua bán điện
được thực hiện đơn lẻ và chưa bao giờ đạt mức giá cao hơn mức giá bình quân. Vấn
đề này được nhận diện là một trong những rào cản chính.
Hợp tác và đầu tư tại Việt Nam đòi hỏi sự tham gia của chính phủ. Cơ cấu của Chính
phủ và các Bộ ngành được xây dựng dựa trên cơ sở hợp tác đó. Các tổ chức nước
ngoài sẽ làm việc với cán bộ của Vụ Hợp tác Quốc tế (VHTQT) (International
Cooperation Department). VHTQT là một đơn vị hoạt động trong các cơ quan trực
thuộc Bộ và chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý quan hệ hợp tác quốc tế.
Nhiều cơ hội hợp tác đã được xác định giữa các tổ chức của Việt Nam và Hà Lan. Các
cơ hội chính được chia thành các lĩnh vực sau:
Chuyển giao kiến thức và xây dựng năng lực
Nhu cầu chung về chuyển giao kiến thức và xây dựng năng lực, tập trung vào
các công nghệ năng lượng sinh học. Lĩnh vực hợp tác khác có thể kể đến là hợp
tác trong lĩnh vực Nghiên cứu và Phát triển.
Kỹ năng quản lý và tư vấn
Quản lý và tư vấn quốc tế cũng là một cơ hội, đặc biệt liên quan đến các dự án
công nghiệp có quy mô lớn. Mặc dù đã có một số công ty Hà Lan hoạt động tại
Việt Nam trong lĩnh vực này nhưng phần lớn các công ty Hà Lan đều chưa nhận
thấy bất cứ cơ hội nào từ ngành năng lượng sinh học.
Khí sinh học và khí từ các bãi chôn lấp rác thải
Khí sinh học là một trong các ngành đang phát triển bùng nổ nhất tại Việt Nam.
Điều này tự tạo ra nhu cầu lớn cho các dự án trước đây và trong tương lai. Khí
Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012
Trang 10 / 90
thu hồi từ các bãi chôn lấp rác thải chưa được giới thiệu, và đây chính là lĩnh vực
có tiềm năng hợp tác cao.
Yêu cầu về công nghệ
- Công nghệ nén (viên nén, đóng bánh) cũng như công nghệ đốt và công nghệ
(đồng) phát điện (nhiệt điện kết hợp) chưa phổ biến rộng rãi tại Việt Nam.
Việt Nam hiện đang mong muốn được cung cấp công nghệ cũng như kiến
thức cần thiết.
- Ở cấp hộ gia đình, bếp đun cải tiến là một cơ hội kinh doanh cho cả Tổ chức
Phi Chính phủ cũng như các bên kinh doanh thương mại.
Năng lượng sinh khối sẵn có
Các nguồn năng lượng sinh khối sau đây không chỉ có sẵn mà còn có hại cho môi
trường hiện nay như trấu, rơm rạ, bột xơ dừa, bã mía và chất thải cà phê. Việc
tận dụng các loại năng lượng này chính là cơ hội và mang lại lợi ích cho môi
trường. Rơm rạ được xác định có tiềm năng lớn nhất, nhưng đồng thời cũng là
thách thức lớn nhất.
Các vấn đề về tài chính
Hợp tác về tài chính dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo ra một môi trường cho
vay vốn với nhiều điều kiện thuận lợi là nhu cầu hiện tại ở Việt Nam. Nhu cầu
này hiện đứng trong nhóm đầu trong danh mục ưu tiên.
Rào cản lớn nhất được xác định đó là thiếu sự hỗ trợ hoặc biểu giá bán điện dành
cho nguồn năng lượng xanh. Nhìn chung, để thúc đẩy năng lượng tái tạo thì những
sự hỗ trợ này là cần thiết do vốn đầu tư ban đầu cho công nghệ rất tốn kém (thường
nằm ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh chính của công ty). Rào cản này có thể
được giảm thiểu bằng cách tập trung vào sản xuất phân tán, khuyến nghị một dạng
tương tự, và cần hợp tác với các nhà sản xuất/ chủ sở hữu của một nguồn sinh khối
nào đó. Gánh nặng tài chính có thể được chia sẻ thông qua đồng sở hữu mua năng
lượng sinh khối và cung cấp năng lượng cho các nhà sản xuất năng lượng sinh khối
và từ các nhà sản xuất.
Có năm rào cản đã được xác định; trong đó rào cản quan trọng nhất liên quan đến
biểu giá điện từ năng lượng sinh học. Không có chính sách ưu tiên bổ sung đối với
lĩnh vực nhiên liệu sinh học và chất thải. Hơn nữa, đầu tư vào thiết bị có xuất sứ từ
châu Âu có chi phí tương đối cao đối với thị trường Việt Nam và do đó công nghệ cần
phải có chi phí thấp và điều chỉnh phù hợp với bối cảnh trong nước. Các rào cản
khác bao gồm nguồn năng lượng sinh khối có sẵn nhưng phân tán, trình độ kiến
thức, và khó thâm nhập vào khu vực phi chính phủ.
Các khuyến nghị quan trọng nhất bao gồm:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập mạng lưới và thúc đẩy các doanh
nghiệp Hà Lan cải thiện thương hiệu của mình trong lĩnh vực năng lượng sinh
học.
- Phối hợp với các chính phủ khác đang tiến hành khảo sát tương tự tại Việt Nam,
cũng tập trung vào năng lượng sinh học, như chính phủ Đức và Đan Mạch. NL
Agency có thể hợp tác với chính phủ của hai quốc gia này để cùng hỗ trợ thị
trường năng lượng sinh học tại Việt Nam
- Cung cấp trợ giúp, hỗ trợ cũng như kiến thức cho chính phủ Việt Nam trên con
đường duy trì và tăng cường mở rộng thị trường năng lượng tại Việt Nam.
- Cấp vốn cho các hoạt động đồng sáng kiến và nghiên cứu liên quan và tập trung
vào khu vực tư nhân
- Tăng cường nhận thức về các cơ hội ở Việt Nam để thu hút sự quan tâm nhiều
hơn của các doanh nghiệp Hà Lan.
Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012
Trang 11 / 90
- Các giải pháp quy mô nhỏ, như bếp đun cải tiến (ICS), không nên bị bỏ qua và
cần được hỗ trợ.
- Tài trợ và/ hoặc hỗ trợ cho giai đoạn phát triển sau của thị trường năng lượng
sinh học.
- Hỗ trợ tài chính có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản vay cho các doanh
nghiệp địa phương nếu có sự hợp tác với một tổ chức của Hà Lan.
- Không chỉ tập trung vào công nghệ biến đổi năng lượng mà còn bao gồm xử lý
năng lượng sinh khối.
Cơ hội Kinh doanh Sinh khối tại Việt Nam – Tháng 3/ 2012
Trang 12 / 90
1 Giới thiệu
Thông qua các quy định và chương trình khác nhau, NL Agency tạo điều kiện thuận
lợi và khuyến khích các dự án cũng như nghiên cứu bổ sung để thu được kinh
nghiệm trong sản xuất và các chứng nhận năng lượng sinh khối bền vững.
Các chương trình Năng lượng sinh khối Bền vững của Hà Lan (The Netherlands
Programmes Sustainable Biomass - NPSB) tập hợp kiến thức từ danh mục các dự án
năng lượng sinh khối của NL Agency, và hoàn thiện kiến thức này thông qua các
nghiên cứu bổ sung. Danh mục đầu tư dự án cho NPSB bao gồm các chương trình:
Chương trình Năng lượng sinh khối Bền vững Toàn cầu và Nhập khẩu Năng lượng
sinh khối Bền vững (Global Sustainable Biomass and Sustainable Biomass Import)
cũng như các dự án có liên quan của Quỹ Daey Ouwens. Thêm vào đó, kinh nghiệm
của các chương trình và đối tác khác cũng được sử dụng. Nhiệm vụ của NPSB là tạo
ra một nền sản xuất năng lượng sinh khối bền vững nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho việc chuyển đổi sang nền kinh tế dựa vào sinh học.
Vào tháng 7, NL Agency đã làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường của Việt Nam
để tiếp tục thảo luận về tiềm năng và cơ hội cũng như các rào cản đối với các dự án
năng lượng sinh khối ở Việt Nam. Dựa vào kết quả của cuộc họp này, kết hợp với kết
luận của đoàn đại biểu Cleantech thăm Việt Nam vào tháng 6 năm 2011, NL Agency
kết luận rằng các thành phần của khối tư nhân của Hà Lan cần có một cái nhìn cụ
thể và thống nhất hơn. Trong đó các ưu tiên, phát triển chính sách liên quan của
chính phủ Việt Nam, luật pháp và tiêu chí về tính bền vững cần được xác định rõ
ràng. Những cái nhìn này cũng sẽ đem lại lợi ích cho chính phủ Việt Nam bằng cách
giúp tìm kiếm các lựa chọn khả thi để xây dựng nhu cầu về một môi trường thuận lợi
phục vụ thị trường năng lượng sinh khối/ nhiên liệu sinh học bền vững. Vì vậy NL
Agency xuất bản cuốn “Điều khoản Tham chiếu các cơ hội kinh doanh năng lượng
sinh khối tại Việt Nam” trong đó đề cập đến quan điểm cần thiết này.
SNV đã được chọn và thực hiện nhiệm vụ này từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 2
năm 2012. Thông qua bản báo cáo này, Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV tại Việt Nam
sẽ trình bày các kết quả của mình.
1.1 Giới thiệu sơ lược về ngành năng lượng của Việt Nam
Trong thập kỷ vừa qua, quá trình công nghiệp hóa và sự tăng trưởng kinh tế nhanh
chóng của Việt Nam dẫn đến tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng nhanh. Tổng năng
lượng sơ cấp tiêu thụ