Ngày nay, toàn cầu hóa đang là một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Đại diện cho xu thế toàn cầu hóa này là sự ra đời và phát triển của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). toàn cầu hóa hiện nay diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó rõ nhất là trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực thông tin. Hai lĩnh vực này có sức cuốn hút lớn và tác động rất mạnh đối với tất cả các nước, các cộng đồng và cả các cá nhân.Trải qua ba năm hội nhập với thế giới, sự tăng lên không ngừng của dòng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam nhiều hơn, sự mở rộng môi trường kinh doanh , nhiều doanh nghiệp mới được thành lập. đã tạo ra nhiều khả năng lựa chọn công việc- nhất là trong thời điểm nguồn nhân lực chất lượng cao đang thiếu như hiện nay. Và, hội nhập sẽ giúp sinh viên ra trường dễ dàng lựa chọn những môi trường làm việc vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Việt Nam gia nhập WTO là một thách thức mà cũng là cơ hội với chúng ta; rất có thể, trong một ngày không xa, Việt Nam sẽ trở thành một con rồng châu Á nếu biết tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức này. Góp phần không nhỏ vào việc khẳng định vị thế của Việt Nam đó là những Sinh viên Việt Nam.Toàn cầu hóa và hội nhập là xu hướng phải triển chung của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, một thực tế có thể thấy là có rất ít sinh viên hiểu rõ được những khó khăn và thách thức hiện nay đối với thế hệ thanh niên – những người chủ tương lai của đất nước. Những yếu kém và thiếu sót các kĩ năng mềm bên cạnh nghiệp vụ chuyên môn đã gây không ít trở ngại cho các bạn trẻ sau khi rời giảng đường đại học.
17 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8168 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ hội và thách thức cho sinh viên khi Việt Nam gia nhập WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO SINH VIÊN KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, toàn cầu hóa đang là một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Đại diện cho xu thế toàn cầu hóa này là sự ra đời và phát triển của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). toàn cầu hóa hiện nay diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó rõ nhất là trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực thông tin. Hai lĩnh vực này có sức cuốn hút lớn và tác động rất mạnh đối với tất cả các nước, các cộng đồng và cả các cá nhân.Trải qua ba năm hội nhập với thế giới, sự tăng lên không ngừng của dòng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam nhiều hơn, sự mở rộng môi trường kinh doanh , nhiều doanh nghiệp mới được thành lập... đã tạo ra nhiều khả năng lựa chọn công việc- nhất là trong thời điểm nguồn nhân lực chất lượng cao đang thiếu như hiện nay. Và, hội nhập sẽ giúp sinh viên ra trường dễ dàng lựa chọn những môi trường làm việc vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Việt Nam gia nhập WTO là một thách thức mà cũng là cơ hội với chúng ta; rất có thể, trong một ngày không xa, Việt Nam sẽ trở thành một con rồng châu Á nếu biết tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức này. Góp phần không nhỏ vào việc khẳng định vị thế của Việt Nam đó là những Sinh viên Việt Nam.Toàn cầu hóa và hội nhập là xu hướng phải triển chung của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, một thực tế có thể thấy là có rất ít sinh viên hiểu rõ được những khó khăn và thách thức hiện nay đối với thế hệ thanh niên – những người chủ tương lai của đất nước. Những yếu kém và thiếu sót các kĩ năng mềm bên cạnh nghiệp vụ chuyên môn đã gây không ít trở ngại cho các bạn trẻ sau khi rời giảng đường đại học.
CHƯƠNG I : VIỆT NAM VÀ HỘI NHẬP WTO
1.Việt Nam hội nhập WTO, cơ hội đi kèm với thách thức
Giới thiệu chung về WTO:
WTO là tên viết tắt từ tiếng Anh của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization). WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15-4-1994. WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-1995.
WTO ra đời trên cơ sở kế tục tổ chức tiền thân là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại ( The General Agreement on Tariffs and Trade - GATT). Đây là tổ chức quốc tế duy nhất đề ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết.
Ngày 7/11/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO.Chúng ta đã đàm phán 11 năm với hơn 200 cuộc, trong đó đàm phán đa phương (14 phiên), song phương (28 đối tác); nước nhanh nhất (3 phiên), nước chậm nhất (13 phiên).
Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trên đường hội nhập
- Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu
Khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, nước ta sẽ được tiếp cận mức độ tự do hoá này mà không phải đàm phán hiệp định thương mại song phương với từng nước. Hàng hoá của nước ta vì vậy sẽ có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Gia nhập WTO sẽ giúp chúng ta có được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài,tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào làm ăn tại Việt Nam
- Nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế
Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước, sẽ phải vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế
- Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Môi trường thương mại quốc tế, sau này nhiều nỗ lực của WTO, đã trở lên thông thoáng hơn. . Gia nhập WTO sẽ giúp ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế.
- Những lợi ích từ việc gia nhập WTO với lĩnh vực lao động và việc làm:
- Tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động và nâng cao chất lượng nhân lực cho lao động của Việt Nam, đặc biệt là lao động kỹ thuật trình độ cao. Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng về công nghệ và thiết bị sản xuất và các hoạt động trao đổi chuyên gia giữa các nước với Việt Nam sẽ làm cho trình độ chuyên môn kỹ thuật, hợp tác quốc tế về lao động có cơ hội phát triển, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nhân lực, để có thể làm chủ các công nghệ và thiết bị tiên tiến trên thế giới.
- Việc hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện và thúc đẩy việc thiết lập cơ cấu lao động theo định hướng thị trường. Đó là những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Trong khi những lao động không có chuyên môn kỹ thuật phải được cắt giảm. Tạo điều kiện cho nhân lực lao động của nước ta tham gia sâu rộng hơn vào phân công và hợp tác lao động quốc tế.
Bên cạnh cơ hội, việc gia nhập WTO cùng tạo ra một số thách thức lớn đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Đó là:
- Sức ép cạnh tranh
Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, loại bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường dịch vụ… sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp
- Thách thức của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Một trong những hệ quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực. Dưới sức ép của cạnh tranh, một ngành sản xuất không hiệu quả có thể sẽ phải mất đi để nhường chỗ cho một ngành khác có hiệu quả hơn. Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội.
- Thách thức của việc hoàn thiện thể chế và cải cách nền hành chính quốc gia.
Chúng ta phải liên tục hoàn thiện các quy định về cạnh tranh để đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng khi hội nhập,môi trường kinh doanh để thúc đẩy tính năng động và khả năng thích ứng nhanh
- Thách thức về nguồn nhân lực
Khi gia nhập WTO đòi hỏi nền kinh tế phải có một nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ và tay nghề cao .Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta trong những năm tới lên khoảng 6,5-8,5%, đầu tư toàn xã hội năm 2009 ở mức khoảng 40% GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta vốn đăng ký khoảng trên 60 tỷ USD và vốn thực hiện khoảng 9 tỷ USD thì nhu cầu lao động có đào tạo trong nước sẽ rất lớn
Cạnh tranh về lao động trình độ cao sẽ ngày càng gay gắt. Hội nhập, toàn cầu hoá trở thành xu thế chung, lao động nước ngoài (đặc biệt là lao động có kỹ thuật, trình độ quản lý…) tham gia vào thị trường lao động Việt Nam nhiều hơn, đồng thời lao động của Việt Nam cũng di chuyển ra nước ngoài nhiều hơn. Cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, nhiều người lao động bị mất việc làm; tốc độ đô thị hoá nhanh, người nông dân bị thiếu việc làm hoặc mất việc làm do thiếu đất canh tác…
Ngoài việc phải nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, mức độ lành nghề thì các yêu cầu khác về chất lượng nguồn nhân lực đang được đặt ra như những thách thức mới. Đó là yêu cầu về ngoại ngữ, tin học, tác phong và văn hoá ứng xử công nghiệp, hiểu biết về luật pháp và thông lệ quốc tế… Điều này đòi hỏi lao động phải nhanh chóng học tập những cái mới, cái ưu việt, nhưng cũng cần phải loại bỏ những yếu tố không phù hợp và đi ngược lại với đạo đức và văn hoá Việt.
Yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết không chỉ với nền kinh tế nói chung mà còn với sinh viên nói riêng.Sinh viên trong thời kì mới không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn của mình còn phải nâng cao khả năng nhận thức xã hội cũng như khả năng thích ứng trước sự biến đổi liên tục từ phía môi trường bên ngoài, biết dám chấp nhận sự đổi mới, rủi ro, chấp nhận sự cạnh tranh và xem nó là một cơ hội để thể hiện năng lực bản thân. Do vậy là những sinh viên trẻ - tầng lớp tri thức mới chúng ta cần phải mạnh dạn thay đổi suy nghĩ bước đi trên những con đường mới phù hợp với nhu cầu năng động mà xã hội đặt ra. Chúng ta cần có sự chuẩn bị từ lúc còn trên ghế nhà trường.Để thích ứng với xu hướng “Công dân toàn cầu”, đòi hỏi sinh viên (SV) phải có một “nội lực” đủ mạnh mới hội nhập tốt, trong đó không thể thiếu những kỹ năng sống, kỹ năng hội nhập…
2. Bài học từ các quốc gia thành công trong phát triển nguồn nhân lực cho hội nhập
Tri thức đang trở thành yếu tố then chốt trong việc xác định khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Hai con rồng của châu Á (Hàn Quốc và Singapore là những ví dụ sinh động nhất cho việc đầu tư vào giáo dục đem lại thành công cho phát triển kinh tế.
Các nước NICs đều đầu tư mở rộng hệ thống đại học và hướng theo nhu cầu của chính sách công nghiệp và kiểm soát chặt chẽ về nội dung và chất lượng chương trình học, đảm bảo thích ứng với ngành được khuyến khích (những ngành yêu cầu hàm lượng chất xám cao )
Cụ thể như Hàn Quốc trong những năm đầu hội nhập cũng vấp phải khó khăn về thiếu lao động chất lượng cao. Chính phủ đưa ra các chính sách kiểm soát chặt chẽ giáo dục đại học. Số lượng SV đại học được tuyển phù hợp với nhu cầu của kinh tế. Tại Singapore, chính phủ còn tài trợ cho sinh viên nước ngoài tiếp tục theo đuổi chương trình học Thạc sĩ, Tiến sĩ , khuyến khích họ ở lại sau khi tốt nghiệp.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG , CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM
1.Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng :
a. Nguồn nhân lực Việt Nam chưa đạt yêu cầu và còn yếu so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ lao động được đào tạo của nước ta tuy vẫn tăng đều qua các năm nhưng đến nay vẫn chỉ đạt 24% tổng lao động (tỷ lệ tương ứng của các nước trong khu vực là 50%). Tỷ lệ đào tạo lao động có bằng cấp còn thấp (tăng khoảng 7,3%/năm) và chưa tương ứng với nhu cầu lao động có đào tạo cho phát triển kinh tế.
Cơ cấu đào tạo theo ngành nghề, theo trình độ còn nhiều bất cập. Chất lượng thấp làm lao động Việt Nam mất thế cạnh tranh, ngay cả ở thị trường lao động nội địa. Với chất lượng nguồn nhân lực như hiện tại, khi hội nhập với thị trường lao động quốc tế, lao động Việt Nam sẽ mất lợi thế và phải chấp nhận nhiều thiệt thòi.
Việc làm” vẫn là một trong những vấn đề nóng bỏng của xã hội nói chung và sinh viên khi ra trường nói riêng với thực tế xã hội “cầu lớn hơn cung”, “thừa thầy thiếu thợ”.
b. Thực trạng sinh viên VN
Sinh viên thất nghiệp, doanh nghiệp thiếu người
Có một nghịch lý là học sinh phổ thông phải rất vất vả mới có thể chen chân vào giảng đường đại học với tỷ lệ chọi rất cao, kèm theo đó là vô số thứ tốn kém và hệ lụy khác. Thế nhưng khi tốt nghiệp ra trường, một bộ phận không nhỏ lại gặp rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy, trong vòng 3 năm kể từ khi tốt nghiệp ra trường, trên 20% cử nhân vẫn thất nghiệp hoặc chưa có việc làm ổn định. Con số này tuy có chiều hướng giảm nhưng không ổn định và vẫn ở mức cao, gấp đôi tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước.Nó phản ánh khá rõ những khó khăn trong tìm kiếm việc làm của giới trẻ”.
Theo các nhà xã hội học, tình trạng thất nghiệp còn được nhìn nhận dưới nhiều góc độ như: công việc không đúng với chuyên môn, một lúc làm nhiều việc nhưng không chịu trách nhiệm cụ thể, làm việc đúng chuyên môn nhưng không được bàn giao công việc cụ thể, đảm nhận những công việc chưa xứng với khả năng và chuyên môn được đào tạo... .Như theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tỷ lệ có việc làm đúng chuyên ngành của sinh viên khối tự nhiên là khoảng 60%, còn các trường thuộc khối xã hội thấp hơn nhiều. Một nghiên cứu gần đây cho thấy cứ 100 sinh viên khối xã hội mới tốt nghiệp ra trường chỉ có khoảng 10 người tìm được công việc đúng chuyên môn. Số còn lại làm những công việc khác để lo cho cuộc sống và chờ cơ hội. Bằng cấp đào tạo ở Việt Nam chưa được thị trường lao động quốc tế thừa nhận
Điểm mạnh của sinh viên Việt Nam nói chung:
Sinh viên VN là những người trẻ tuồi , họ ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên môn.Vì thế sinh viên dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo.
-Tính thực tế của sinh viên thể hiện ở việc chọn ngành chọn nghề, ở việc hướng đến lựa chọn những kiến thức để học sao cho đáp ứng nhu cầu thực tế, chuẩn bị kinh nghiệm làm việc cho tương lai, định hướng công việc sau khi ra trường, thích những công việc đem lại thu nhập cao, v. v... Nói chung là tính mục đích trong hành động và suy nghĩ rất rõ.
-Nhiều SV vừa đi học vừa đi làm (làm thêm bán thời gian, hoặc có khi là thành viên chính thức của một cơ quan, công ty), hình thành tư duy kinh tế trong thế hệ mới (thích kinh doanh, muốn tự mình lập công ty ngay khi đang còn là SV), thể hiện sự tích cực chủ động (tham gia phong trào tình nguyện). Nhiều SV cùng một lúc học hai trường.Đây là một điều cần thiết trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa.
- SVVN còn có một lý tưởng sống cụ thể.Đang có một sự thay đổi trong lý tưởng sống gắn liền với sự định hướng cụ thể. Một câu hỏi vẫn thường được đặt ra là: SV hôm nay sống có lý tưởng không, lý tưởng ấy là gì, có sự phù hợp giữa lý tưởng của cá nhân và lý tưởng của dân tộc, của nhân loại không. Có thể khẳng định lŕ có, nhưng đang xuất hiện những đặc điểm lý tưởng có tính thế hệ, lý tưởng gắn liền với bối cảnh đất nước và quốc tế rất cụ thể. Lý tưởng hôm nay không phải là sự lựa chọn những mục đích xa xôi, mà hướng đến những mục tiêu cụ thể, gắn liền với lợi ích cá nhân.
- Những người trẻ luôn có xu hướng mở rộng các mối quan hệ, đặc biệt là những quan hệ đồng đẳng, cùng nhóm. Các nghiên cứu của hai nhà xã hội học người Pháp về bản sắc xã hội dưới góc độ nhóm là Taspen và Turnez, đã đưa đến kết luận: Tính nhóm phụ thuộc vào môi trường xã hội xung quanh chúng ta đang sống. Sự thay đổi của đời sống tinh thần trong SV trước xu hướng toàn cầu hoá (cả mặt thuận lợi và hạn chế của xu hướng này) đang hướng mạnh đến tính cộng đồng.
- Đặc biệt trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ, đặc biệt rõ trong những người trẻ có học vấn là SV. Họ tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Dường như có sự đề cao lợi ích hơn nghĩa vụ cá nhân. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác thấp đi, và nếu có thì đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Xuất hiện thái độ bàng quan với xung quanh ở một bộ phận SV.
Sự phân tách các đặc điểm trên chỉ có tính tương đối để phục vụ công tác nghiên cứu, còn trên thực tế các đặc điểm ấy đan xen và có tác động qua lại lẫn nhau. Tính cá nhân không tách rời tính liên kết, tính năng động gắn liền với tính thực tế. Mỗi đặc điểm, qua những biểu hiện cụ thể của nó, luôn bộc lộ tính hai mặt: Vừa có những tác động tích cực, vừa có những tác động tiêu cực.
Tuy nhiên bên cạnh điểm mạnh chúng ta vẫn còn có một số tồn tại cần phải được rút kinh nghiệm để sửa chữa
Sinh viên ra trường thiếu kỹ năng, thiếu kiến thức, không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Các doanh nghiệp mong muốn tuyển chọn những sinh viên có ngoại ngữ, khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, những hiểu biết về môi trường văn hóa doanh nghiệp và tác phong làm việc công nghiệp.Về mặt này, ngay cả những sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu cũng chưa đáp ứng được.Một phần nữa là trình độ ngoại ngữ của hầu hết svvn còn chưa tốt hoặc nói đúng ra là rất kém.
SVVN gặp khó khăn với tư duy trừu tượng dù SVVN luôn tự hào là nước có nhiều người tư duy rất tốt về toán.Một bằng chứng tiêu biểu cho khả năng của người Việt Nam trong lĩnh vực này là sự kiện giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong 2 người châu Á đầu tiên đạt giải thưởng FIELS- được coi như giải thưởng Nobel cho toán học.Lý do là các bạn không được tiếp cận với các vấn đề khác nhau và còn tự giam mình trong chuyên môn và dễ dàng bằng lòng với việc tiếp thu những kỹ năng cụ thể mà không tự trang bị kiến thức
Tại hội thảo khoa học “Định hướng nghề nghiệp việc làm cho SV” ngày 23-12-2009 các nhà khoa học đưa ra con số 60% sinh viên (SV) sau khi ra trường phải đào tạo lại tại nơi tuyển dụng từ 6 tháng đến 1 năm. Các nội dung đào tạo lại không chỉ là chuyên môn nghiệp vụ mà cả thái độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp, kỉ luật lao động cho đến các kĩ năng cơ bản trong việc ứng phó và giải quyết các vấn đề thực tiễn của lao động sản xuất kinh doanh.
Tình trạng này dẫn đến sự giảm sức hấp dẫn của các công ty ,tổ chức nước ngoài việc tuyển dụng lao động Việt Nam do chi phí để tuyển được nhân viên cao hơn ở các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Malaysia…
2. Sinh viên thiếu tự tin, kém năng động trong tìm kiếm cơ hội, thụ động trong việc thực hành , tiếp xúc thực tế; định hướng nghề nghiệp còn thiếu và yếu. Họ chưa chủ động trong việc tìm kiếm thông tin. Hầu hết, nguồn tài liệu chính mà sinh viên Việt Nam tiếp cận chính là giáo trình, là bài giảng của thầy giáo, những bài nghiên cứu, sách chuyên ngành trên thư viện mà bỏ qua những luồng thông tin khác cũng rất quạn trọng như báo chí, như internet,……
3. Sinh viên nhất là sinh viên năm thứ nhất, thứ hai thường gặp khó khăn, lúng túng trong việc cân đối giữa việc học với những hoạt động khác; thường bỏ phí rất nhiều thời gian vào những việc mà không đem lại mấy hiệu quả. Họ chưa có định hướng rèn luyện thực sự rõ ràng cho bản thân. Nói như Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, sinh viên phải xác định học là cho mình chứ không phải cho người khác, cho thầy giáo.
2.Nguyên nhân
a. Sinh viên không thật sự có khả năng
- Lỗi từ hệ thống giáo dục.
Đào tạo nhiều hơn nhu cầu. Hiện nay có rất nhiều nghành nghề trong các trường Cao đẳng- Đaị học được tuyển sinh và đào tạo ồ ạt, chỉ tiêu đào tạo vượt quá chỉ tiêu tuyển dụng. Giáo dục đại học Việt Nam đang ở trong giai đoạn mở rộng và tăng trưởng nóng. Theo số liệu được đưa ra trong kỳ họp Quốc hội vào tháng 6/2010 vừa qua, số trường đại học được thành lập tại Việt Nam trong giai đoạn 1998 đến 2009 là hơn 300 trường, tức cứ trung bình chưa đến hai tuần lại có một trường đại học mới - một con số quá sức ấn tượng, đến mức làm cho một số người có cái nhìn thận trọng không khỏi nghi ngại. Tất nhiên, mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục đại học là điều rất quan trọng đối với bất kỳ đất nước nào để đào tạo ra nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế. Nhưng câu hỏi đặt ra là, liệu có nên mở trường đại học bằng mọi giá, đặc biệt khi chưa có những nghiên cứu kỹ lưỡng về giá trị của việc học đại học đối với chính người học và sự phát triển nền kinh tế của đất nước?
Chất lượng đào tạo còn yếu kém. Khoảng cách về chất lượng của GD-ĐT Việt Nam vẫn còn khá xa so với khu vực và thế giới.Chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng tài năng còn lạc hậu, chưa tiếp cận được với trình độ tiên tiến và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việt Nam không có một trường đại học nào có chất lượng được công nhận. Không đại học nào của Việt Nam được xếp vào danh sách 200 trường đại học hàng đầu của khu vực châu Á.Về phương diện này thì Việt Nam khác xa với cả những nước Đông Nam Á khác, hầu hết các nước này đều có thể kiêu hãnh về ít nhất một vài cơ sở có đẳng cấp. .Các trường đại học Việt Nam phần lớn bị cô lập khỏi các dòng chảy kiến thức quốc tế.
Các trường đại học Việt Nam chưa sản sinh được lực lượng lao động có trình độ như đòi hỏi của nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Các cuộc điều tra do các hiệp hội thuộc Chính phủ thực hiện cho thấy khoảng 50% sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam không tìm được việc làm đúng chuyên môn, một bằng chứng cho thấy sự thiếu liên kết nghiêm trọng giữa giảng dạy và nhu cầu của thị trường. Với hơn 25% chương trình học ở đại học là dành cho các môn bắt buộc quá nặng về tuyên truyền chính trị, không phải băn khoăn nhiều về việc sinh viên Việt Nam được trang bị rất kém cho cả việc đi làm lẫn việc đi du học.
Quốc gia
Số bằng sáng chế được cấp năm 2006
Hàn Quốc
102.633
Trung Quốc
26.292
Singapore
995
Thailand
158
Malaysia
147
Philippines
76
Việt Nam
0
Nguồn: World Intel