Cơ sở hình thành tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh

Dựa trên định hướng cơ bản của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người”. Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh chính là tư tưởng “thân dân”.

doc25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ sở hình thành tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dựa trên định hướng cơ bản của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, các nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người”. Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh chính là tư tưởng “thân dân”. I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG “THÂN DÂN” CỦA HỒ CHÍ MINH. Năm 1955, đến nói chuyện với tri thức Thủ đô sau giải phóng, Bác Hồ có lời bàn: “Hạt nhân của việc học có thể tóm tắt trong 11 chữ: Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân”. Người nói thêm: “…Minh minh đức là chính tâm, Thân dân tức là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết”. Cái tài tình và sâu sắc của Hồ Chí Minh là Người đã lấy ý từ sách Đại học: “ Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân”. Tân dân là làm mới nhân dân, ý tưởng này là tích cực khi Nho gia khuyên người đi học phải biết làm mới nhân dân. Hồ Chí Minh theo cách viết của Việt Nam, chỉ thêm chữ H và từ “tân dân” thành "thân dân". Cách diễn đạt của Hồ Chí Minh làm cho lý tưởng vốn đã đẹp của Nho gia trở nên nhân văn hơn, thiết thực hơn. Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ nhiều yếu tố, được hình thành trên cơ sở kế thừa truyền thống dân tộc, rút ra những bài học từ các bậc tiền bối và phát triển biện chứng chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác – Lênin đã được vận dụng và phát triển sáng tạo, phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng. 1. Đạo đức yêu nước thương dân - một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc bao giờ cũng được phát huy cùng sự trường tồn của dân tộc ấy. Qua mỗi giai đoạn lịch sử, dân tộc Việt Nam đã làm rạng rỡ những bài học quý giá của quá khứ, biến chúng thành những nhân tố góp phần chiến thắng cho cuộc đấu tranh hiện tại và góp phần mở ra triển vọng tươi sáng cho tương lai. Các anh hùng dân tộc của chúng ta sở dĩ làm nên nghiệp lớn, vì không bao giờ họ tách mình khỏi truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà ngược lại, bao giờ họ cũng tiêu biểu cho những nguyện vọng cao cả nhất, bức thiết nhất của mỗi thời đại. Là một anh hùng dân tộc vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế tục xứng đáng nhất sự nghiệp và công đức của những anh hùng đi trước, đã thu góp tinh hoa tư tưởng mà dân tộc ta đã xây dựng nên từ máu lửa của cuộc chiến đấu để sinh tồn và phát triển. Ngược dòng lịch sử dân tộc, chúng ta thấy hơn một ngàn năm bị phương Bắc thống trị thì cũng hơn một ngàn năm dân tộc Việt Nam đã kiên trì cuộc đấu tranh yêu nước bất khuất - để giành lại đất nước mở ra kỷ nguyên phát triển rực rỡ. Mở đầu là hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Đất nước sau 190 năm bị đặt dưới ách đô hộ của nhà Hán, dân tình khốn khổ trăm bề, hai Bà đã phát động cuộc chiến đấu với khẩu hiệu: Khôi phục sự nghiệp của các vua Hùng. Mặc dù chỉ giữ được nền tự chủ 3 năm (40-43) nhưng tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước đã ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tất cả các thế hệ người Việt Nam chúng ta. Tiếp bước hai bà Trưng, bà Triệu ở tuổi 23 đã phất cờ: Cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, đánh đuổi quân Ngô, dựng quyền tự chủ, cởi ách nô lệ cho giang sơn… Ý chí cao cả của Bà Trưng, Bà Triệu chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta lúc ấy cao biết chừng nào. Với ý chí không chịu khuất phục kẻ thù phất cờ khởi nghĩa của Lý Bôn, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Phùng Hải; rồi đến cuộc nổi dậy năm 905 của Khúc Thừa Dụ đã nắm quyền cai trị toàn bộ đất nước trong thực tế, chấm dứt ách đô hộ của người Hán. Người Hán mở hai cuộc phản kích hòng đặt lại ách đô hộ, nhưng đã bị Ngô Quyền đánh bại trên sông Bạch Đằng năm 938, chấm dứt vĩnh viễn thời kỳ Bắc thuộc. Thân dân vốn là chính sách nổi tiếng của các vua Hùng. Vua và dân cùng đi săn khi bắt được những con thú rừng (hươu, nai...) vua chỉ ăn bộ lòng còn thịt thì để nhường thần dân. Các triều Lê, Lý, Trần đều có chính sách sử dụng những người có tài năng, đức độ trong nhân dân, trong các tôn giáo; mở cửa cho sự du nhập các trào lưu tư tưởng của nước ngoài, khuyến khích sự chọn lọc, đồng thời Việt hoá, biến những giáo lý chính trị đạo đức của Nho giáo thành những tín điều yêu nước, thương dân, tín nghĩa với bạn bè, hoà thuận trong gia đình, kính trọng ông bà, cha mẹ, vợ chồng hiếu nghĩa, yêu thương lẫn nhau, lên án tệ chuyên quyền, áp chế và cuộc sống sa đoạ của vua, quan. Các vị vua anh minh, các anh hùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam đều có tư tưởng “thân dân”, đã biết dựa vào sức dân, phát huy sức mạnh toàn dân để xây dựng lực lượng vũ trang, tiến hành chiến tranh chống ngoại xâm. Trong Binh thư yếu lược, Trần Quốc Tuấn đưa ra kế sách “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”. Với niềm tin “chúng chí thành thành” (ý chí nhân dân là bức thành vững chắc), Trần Quốc Tuấn chủ trương lấy nông dân làm nguồn bổ sung dồi dào, vô tận cho quân đội thông qua hình thức bách tính giai vi binh (trăm họ là binh), tận dân vi binh (mỗi người dân là một người lính). Và đến thời của Nguyễn Trãi (thế kỷ XV) thì vai trò cứu nước của nhân dân chính thức được tuyên dương xứng đáng. Theo Nguyễn Trãi, “phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ” tức là sức của dân như nước, nước chở thuyền và cũng có thể lật thuyền. Sau chiến thắng chống quân Minh, Nguyễn Trãi đã viết Đại cáo Bình Ngô không chỉ ghi công cho trời thần, danh tướng, mà còn cẩn trọng ghi công lao của nhân dân lao khổ - sức mạnh đầu tiên xung phong đánh thắng giặc Minh: “dựng gậy làm cờ, bốn phương dân cày tụ họp”. Người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ cũng đã khẳng định rõ ràng tư tưởng vì dân, vì nước trong chiếu lên ngôi: “Ta sinh ra ở đất Tây Sơn, không có một tấc đất, vốn không có chí làm vua, chỉ vì gặp thời loạn, muốn giúp đời yên dân mà phải đứng ra gánh vác việc nước. Xong việc, ta sẽ trả lại tất cả, không ham phú quý. Ta sẽ làm một người thường, cưỡi một con lừa đỏ, rong chơi mọi miền đất nước cho thỏa lòng mong ước”. Tiếp sau truyền thống của dân tộc, truyền thống gia đình cũng là một nhân tố quan trọng giúp cho Hồ Chí Minh sớm hình thành quan điểm coi trọng dân, hiểu dân, đánh giá cao vai trò của dân. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một người có tư tưởng yêu nước, thương dân. Với quan niệm học để làm người chứ không phải học để làm quan, vả lại trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp thống trị, làm quan là làm tay sai cho giặc, là đắc tội với đồng bào, nên sau khi đỗ Phó bảng (năm 1901), cụ đã lần lữa việc ra làm quan nhiều năm. Mãi đến năm 1906, cụ được bổ nhiệm làm thừa biện Bộ Lễ, phụ trách “công việc trường ốc”. Tiếp xúc với học trò, cụ thường nói: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” nghĩa là: Làm quan là nô lệ trong đám nô lệ, lại càng nô lệ hơn. Sự tức chí đó khiến cụ bị triều đình cho là “bất phùng thời”, phải đi khỏi kinh đô để vào làm tri huyện Bình Khê (Bình Định). Ngồi ghế Tri huyện nhưng cụ thường giao du với các nhà Nho yêu nước ở địa phương hơn là có mặt ở công đường, tạo điều kiện cho những nông dân thiếu tiền thuế, những người tham gia phong trào chống thuế… đang bị giam cầm, trốn thoát. Cụ rất oán ghét bọn cường hào bức hiếp nông dân và thường đứng về phía nông dân chống lại chúng. Tư tưởng yêu nước, thương dân của người cha đã ảnh hưởng sâu sắc tới thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. Mặt khác, trong quá trình trưởng thành ở quê nhà, rồi đi học ở Huế, càng đi vào cuộc sống của nhân dân, Nguyễn Tất Thành càng thấm thía thân phận cùng khổ của người dân mất nước. Người đã tận mắt chứng kiến cảnh đoạ đày dân đi phu ở Cửa Rào (Nghệ An) và tự bản thân Người cũng đã tham gia những cuộc biểu tình đòi giảm sưu, giảm thuế của nông dân sáu huyện của tỉnh Thừa Thiên (tháng 4-1908). Ấn tượng theo suốt cuộc đời Người là hình ảnh những người dân mất nước cần được giải phóng khỏi đoạ đày, đau khổ, cần được sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Tư tưởng đó, thực tế đó đã nằm trong hành trang của Người khi xuất dương tìm đường cứu nước. Với dự định: “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”, ngay từ những ngày hoạt động cách mạng đầu tiên trên đất Pháp, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Qua 30 năm bôn ba đất khách quê người, Hồ Chí Minh càng đau lòng về tình cảnh các dân tộc thuộc địa bị chủ nghĩa đế quốc, tư bản bóc lột thậm tệ và sự bất công xã hội ở ngay những nước giàu có nhất. Người đã ý thức được một xã hội vô đạo đức sẽ đẻ ra biết bao tai hoạ mà Người đã chứng kiến ở những nơi Người đã đi qua. Trong con người Hồ Chí Minh, lý tưởng giải phóng dân tộc gắn liền với lý tưởng xây dựng nền tảng đạo đức cách mạng, ở đó quan hệ giữa người với người là quan hệ tình người, nhân nghĩa. Bởi thế khi về nước lãnh đạo phong trào cách mạng, ngay từ những lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên, Người đã có bài giảng quan trọng về đạo đức cách mạng “Tư cách của người cách mệnh” và trước khi qua đời bài viết cuối cùng của Người cũng là: "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân". 2. Rút ra bài học kinh nghiệm từ các bậc tiền bối. Đất nước ta luôn phải đối mặt với kẻ thù xâm lược, và ở bất cứ thời đại nào cũng đều sinh ra những người con ưu tú, những người có tấm lòng yêu nước, thương dân. Họ đứng lên khởi xướng các phong trào đấu tranh dành độc lập dân tộc, và cho dù thành công hay thất bại, họ cũng đều để lại cho hậu thế một sự trân trọng, kính yêu và ngưỡng mộ. Dưới đây là hai nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX, hai con người với hai quan điểm chính trị khác nhau, nhưng đều chung một mục đích là vì dân, vì nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh trên hành trình tìm hướng giải phóng dân tộc không thể không nghiên cứu con đường đấu tranh của các bậc tiền bối, qua đó kế thừa những quan điểm tích cực, tiến bộ, đồng thời rút ra bài học từ những sai lầm của người đi trước. 2.1. Phan Bội Châu (1867 – 1940) Phan Bội Châu là một nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động dưới thời kỳ Pháp thuộc. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du. Trong hàng ngũ các sĩ phu yêu nước vào đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu có lẽ là người đã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thức tỉnh hồn nước. Dưới ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng phương Tây, đặc biệt từ khi qua Nhật Bản và được chứng kiến một nước có truyền thống Nho học do biết tiếp nhận và vận dụng những tư tưởng tiến bộ của Phương Tây vào công cuộc duy tân mà trở nên hùng cường; được nghiên cứu và trao đổi về nguyên nhân cách mạng xã hội, về chính thể của các nước, về tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, dân quyền, dân trí và các biện pháp duy tân của Môngtexkiơ, Vônte, Rút xô..., ở Phan Bội Châu đã hình thành nên một quan niệm mới - quan niệm về dân quyền. Quan niệm này chứa đựng một nội dung mới mẻ và không kém phần phong phú, thể hiện mục đích thiêng liêng cứu nước, giải phóng dân tộc để đem lại tự do, hạnh phúc cho dân, đem lại quyền lực cho dân, để cho người dân trở thành chủ thể của các quyền lực trong xã hội. Trong Tân Việt Nam (1907), với sự khảo cứu lịch sử và hiện trạng của nước nhà, Phan Bội Châu đã vạch rõ: "Cái nọc độc chuyên chế của bọn người hại dân ấp ủ đã hàng ngàn năm nay từ bên Trung Quốc lây sang nước ta, đến nỗi một tên độc phu (vua) và vài vạn kẻ dung nhân (quan) làm cá thịt trăm họ dân ta. Thế mà dân ta ngu ngốc khờ dại, không biết giành dân quyền, giữ quốc mệnh, chỉ ngày đêm lo hết lòng hết sức đem máu mỡ của mình cung đơn cho bọn độc phu, dung nhân uống nuốt? Than ôi! Thật đáng thương thay". Trân trọng và đề cao quyền làm người, quyền của người dân là một trong những biểu hiện sinh động trong quan niệm của Phan Bội Châu. Phan Bội Châu chủ trương bạo động, một phần vì bản tính ("sinh bình tôi vốn ôm chủ nghĩa cấp khích") và một phần do áp lực của "bọn anh em trong phái cấp khích ở Nghệ Tĩnh... hối thúc tôi trong việc quân giới". Lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp bằng phương tiện võ trang (quân sự), đối với Phan Bội Châu, là phương cách duy nhất để lấy lại độc lập cho Việt Nam. Tuy nhiên, ông cho rằng người Việt tự mình không địch nổi người Pháp, do đó phải cậy vào một cường quốc khác. Sở dĩ Phan Bội Châu và các đồng chí trong Duy Tân Hội chọn Nhật Bản để cầu viện vì Nhật là nước "đồng văn đồng chủng" mà lại vừa mới thắng Nga. Sau khi bị nhà đương cuộc Nhật trục xuất khỏi Nhật, Phan Bội Châu chuyển hướng, muốn liên kết với các nước "đồng bệnh" - trước hết là Trung Quốc - chống lại "cường quyền". Tuy nhiên, suốt đời Phan Bội Châu không rời chủ nghĩa Liên Á (Asianism), tin rằng nếu không có sự giúp đỡ của các nước "đồng văn đồng chủng" như Trung Quốc, Nhật Bản... thì Việt Nam không thể nào lấy lại độc lập. Các sử gia Việt Nam cho rằng đóng góp của Phan Bội Châu vào nền độc lập của Việt Nam là một đóng góp cực kì lớn lao, nghĩa khí và lòng tận tụy của ông biến thành sao Bắc Đẩu cho các cao trào cách mạng bạo động Việt Nam. Ông hô hào nhân dân học hỏi từ các cuộc cách mạng và các lãnh tụ Đông Á, và cho rằng, với sự giúp đỡ của các nước Đông Á đồng văn, người Việt có thể giành lại độc lập cho chính mình. Tuy nhiên, khuyết điểm lớn nhất của ông là đã không lôi kéo được thành phần dân nghèo, số người chiếm 80% dân số Việt Nam thời điểm đó, vào công cuộc giành độc lập. Thay vì cố tập trung đấu tranh tại tầng lớp làng xã, ông và những người đồng chí hướng chỉ chú trọng vào tầng lớp đứng đầu xã hội, tin tưởng rằng dân chúng bần nông sẽ tự động theo gương đấu tranh của các bậc học giả trí thức. Chính điều này đã dẫn đến sự thất bại trong các hoạt động của Phan Bội Châu. Các lãnh tụ cách mạng bước sau ông và các nhà cách mạng tiên phong khác nhờ vậy học hỏi được từ sai lầm này, cũng như thấu hiểu được tầm quan trọng của việc vận động địa phương. 2.2. Phan Châu Trinh (1872 – 1926) Phan Châu Trinh là nhà cách mạng xã hội có tư tưởng dân chủ đầu tiên, là nhà văn hóa, một nhân cách lớn. Ông là một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20, một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Mặc dù rất đau xót trước cảnh người Pháp ngược đãi người Việt Nam, nhưng quan điểm của ông là trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, bởi vì ông thấy dân trí nước ta còn quá thấp. Theo ông, trong tình trạng như vậy thì dầu có giành được độc lập "cũng không phải là điều hành phúc cho dân". Phan Châu Trinh cho rằng nhiệm vụ cấp bách là phải: - Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế. - Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cũ, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa. - Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa... Phan Châu Trinh yêu cầu chính quyền thuộc địa sửa đổi chính sách cai trị hiện hành để có thể giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến đến văn minh. Ông đề cao phương châm "Tự lực khai hóa", vận động những người cùng chí hướng thức tỉnh dân chúng, tuyên truyền tư tưởng dân quyền. Phan Châu Trinh rất hoan nghênh việc Phan Bội Châu đã vận động được một số học sinh ra nước ngoài học tập và phổ biến những tài liệu tuyên truyền giáo dục quốc dân trong nước. Song, ông phản đối chủ trương bạo động và tư tưởng quân chủ muốn dựa vào ngôi vua của Phan Bội Châu. Vì Phan Bội Châu theo chủ thuyết bạo động nên không phải ngẫu nhiên mà phần lớn những sinh viên du học ở Nhật và Trung Quốc vào đầu thế kỷ (dưới ảnh hưởng của Phan Bội Châu) đã học những trường quân sự, và đại đa số những người này cuối cùng đã hy sinh trong những vụ bạo động, mưu toan ám sát người Pháp cùng những người Việt cộng tác với chính quyền thuộc địa, hay các binh biến lẻ tẻ. Than tiếc cho sự việc này, Phan Châu Trinh đã viết: "Phải chi dùng số người xuất dương đó phân tán trong nước, đem trí thức, trình độ cao đó khiến cho mười mấy triệu người trong nước cũng có trí thức cao lên để tranh dành với Pháp". Trong bức thư gửi cho Toàn quyền Paul Beau đề ngày 15-8-1906, Phan Châu Trinh chỉ trích Chính phủ Pháp không lo mở mang khai thác hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế cho nhiều, do đó dân đã khổ càng khổ hơn. Ông đề nghị chính phủ Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam, cải tổ mọi chính sách cai trị. Ông tỏ ra quá tin vào truyền thống cũ của cách mạng Pháp và lòng tốt của thực dân Pháp. Có đoạn có những lời lẽ có phần nghiệt ngã, cứng nhắc đối với chủ trương bạo động và phong trào đấu tranh vũ trang của dân tộc. Mặt khác, Phan Châu Trinh còn phê phán đánh giá trình độ của nhân dân ta quá kém, để từ đó dẫn đến mức không tin cậy vào khả năng cách mạng của nhân dân. Mặc dù vậy, bức thư một khi được công bố đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân, công khai nói lên tâm trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước. Phan Châu Trinh không những có mặt ở đỉnh cao của phong trào tại mấy tỉnh miền Trung mà còn đến trường Đông kinh Nghĩa thục diễn thuyết biên soạn những áng thơ văn kêu gọi lòng yêu nước và hô hào cải cách. Trong khi phong trào này hầu như ở khắp mọi nơi chỉ đề cập đến cải cách văn hóa xã hội, đến sự đổi mới tri thức và phong tục thì Phan Châu Trinh là người đề xướng cải cách hệ thống chính trị với tất cả tính nghiêm trọng và cấp bách của vấn đề này. Ông đả kích hệ thống quan lại mục nát, tham nhũng, hủ lậu và bất lực. Ông nêu ra vấn đề chức trách, phẩm giá và cơ chế hoạt động của cả tập đoàn quan liêu từ triều đình đến những tên nha lại hào lý hằng ngày sách nhiễu đè nén những người dân lương thiện. Nhưng ông không dừng lại ở sự phê phán tầng lớp quan liêu hào lý mà còn phê phán cả quyền chuyên chế của nhà vua, nhất là "tám mươi năm trở lại đây, vua thì dốt nát ở trên, bầy tôi thì nịnh hót ở dưới; hình pháp dữ dội, luật lệ rối loạn, làm cho dân không còn biết sống theo cách nào". Ông còn chỉ rõ một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đồi bại của bộ máy quan liêu là sự "dung túng của chính phủ Bảo hộ". Duy ở đây có điều là ông không thấy chính sách sử dụng bộ máy quan liêu sâu mọt như vậy để nô dịch nhân dân là bản chất của thực dân Pháp. Vì thế ông đã cố gắng thuyết phục chính phủ Bảo hộ thay đổi chính sách và tiếp thu những đề nghị của ông về cải cách hệ thống quan lại và mở rộng dân chủ cho nhân dân. Nhưng sự thuyết phục đó không thể thành công. Có thể khẳng định rằng Phan Châu Trinh là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ. Tuy nhiên, Phan Châu Trinh coi dân chủ còn cấp bách hơn độc lập và tưởng rằng có thể dùng luật pháp, cách cai trị có quy củ theo kiểu Âu Mỹ - dù là do thực dân nắm giữ - để quét sạch những hủ bại của phong kiến. Sai lầm chính của ông chính là ảo tưởng về chế độ dân chủ tư sản, về những khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái của nước Pháp. Phan Châu Trinh rất sắc sảo nhìn ra yêu cầu dân chủ hóa đất nước, nhưng ông cũng không có điều kiện suy nghĩ kỹ càng về các chủ trương dân chủ hóa. Trong tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh có những thiếu sót quan trọng mà ông không nhận ra không chỉ ở chỗ Phan Bội Châu nói: "Nước không còn nữa thì chủ cái gì". Song với tinh thần yêu nước nồng nhiệt, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, sóng gió, gian khổ và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ. Kết luận Tư tưởng, quan niệm của các bậc tiền bối và Chủ tịch Hồ Chí Minh về “thân dân” có chung một đặc điểm là cùng hướng đến lợi ích của dân chúng, cùng mong nhân dân được hưởng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, thoát khỏi sự áp