Quan niệm nghệ thuật về con người chịu sự chi phối bởi cá tính sáng tạo của nhà
văn. Khi tư duy nghệ thuật của nhà văn vận động biến đổi phù hợp với từng giai đoạn, từng
thời kỳ, từng trào lưu văn học thì quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nhà văn
cũng thay đổi. Vì vậy, quan niệm về con người là một trong những vấn đề then chốt của đổi
mới văn học. Thông qua việc nghiên cứu quan niệm con người, chúng tôi xác định được mức
độ chiếm lĩnh, thể hiện, cắt nghĩa về con người ở tầm vi mô lẫn vĩ mô, ở chiều sâu không
gian lẫn thời gian của bất kỳ hiện tượng văn học nào. Nhờ đó, chúng ta có thể đánh giá được
sự đóng góp của một hiện tượng văn học qua phương thức phản ánh nội dung và hình thức
biểu đạt nghệ thuật cho tiến trình phát triển văn học.
1.2. Từ sau 1986, với công cuộc đổi mới xã hội, các nhà văn Việt Nam có sự thay đổi
về tư duy nghệ thuật trong việc tiếp cận với hiện thực đời sống con người. Theo đó, họ có cơ
hội nhìn lại, làm mới quan niệm nghệ thuật về con người theo một trường thẩm mỹ mới phù
hợp với nhu cầu tiếp nhận văn học. Con người trong văn học thời kỳ Đổi mới được các nhà
văn quan niệm không còn đơn giản, xuôi chiều, thay vào đó, nhà văn nhìn con người ở nhiều
thang bậc giá trị, ở những tọa độ ứng xử khác nhau, ở nhiều chiều kích, chân thực và toàn
diện hơn. Nhờ sự thay đổi quan niệm về con người, nhà văn đã cắt nghĩa các vấn đề cuộc
sống liên quan đến con người theo hướng đa chiều. Chính vì vậy, cấu trúc thế giới nghệ thuật
ở mọi thể loại văn học, từ đề tài, chủ đề phản ánh, kiểu thức kết cấu cho đến thế giới nhân
vật, đã có những thay đổi sáng tạo, thử nghiệm mới mẻ, giúp nhà văn đi sâu khám phá thế
giới bên trong đầy bí ẩn và phức tạp của con người.
26 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4999 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Con người trong tiểu thuyết Việt Nam
thời kỳ đổi mới
Nguyễn Thị Kim Tiến
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận án TS. ngành: Lý luận văn học; Mã số: 62 22 32 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Khánh Thành, PGS.TS. Đoàn Đức Phương
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người và con người trong thể
loại tiểu thuyết. Phân tích hình tượng con người trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới:
con người dưới góc nhìn bản chất xã hội (người lính, người nông dân, người tri thức
); con người dưới góc nhìn loại hình văn học (con người lịch sử - văn hóa, con người
"huyền thoại", con người "dị biệt"). Tìm hiểu nghệ thuật biểu hiện con người trong
tiểu thuyết thời kỳ đổi mới qua nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ nghệ
thuật.
Keywords. Lý luận văn học; Nghiên cứu văn học; Tiểu thuyết; Văn học Việt Nam;
Con người
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người chịu sự chi phối bởi cá tính sáng tạo của nhà
văn. Khi tư duy nghệ thuật của nhà văn vận động biến đổi phù hợp với từng giai đoạn, từng
thời kỳ, từng trào lưu văn học thì quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nhà văn
cũng thay đổi. Vì vậy, quan niệm về con người là một trong những vấn đề then chốt của đổi
mới văn học. Thông qua việc nghiên cứu quan niệm con người, chúng tôi xác định được mức
độ chiếm lĩnh, thể hiện, cắt nghĩa về con người ở tầm vi mô lẫn vĩ mô, ở chiều sâu không
gian lẫn thời gian của bất kỳ hiện tượng văn học nào. Nhờ đó, chúng ta có thể đánh giá được
sự đóng góp của một hiện tượng văn học qua phương thức phản ánh nội dung và hình thức
biểu đạt nghệ thuật cho tiến trình phát triển văn học.
1.2. Từ sau 1986, với công cuộc đổi mới xã hội, các nhà văn Việt Nam có sự thay đổi
về tư duy nghệ thuật trong việc tiếp cận với hiện thực đời sống con người. Theo đó, họ có cơ
hội nhìn lại, làm mới quan niệm nghệ thuật về con người theo một trường thẩm mỹ mới phù
hợp với nhu cầu tiếp nhận văn học. Con người trong văn học thời kỳ Đổi mới được các nhà
văn quan niệm không còn đơn giản, xuôi chiều, thay vào đó, nhà văn nhìn con người ở nhiều
thang bậc giá trị, ở những tọa độ ứng xử khác nhau, ở nhiều chiều kích, chân thực và toàn
diện hơn. Nhờ sự thay đổi quan niệm về con người, nhà văn đã cắt nghĩa các vấn đề cuộc
sống liên quan đến con người theo hướng đa chiều. Chính vì vậy, cấu trúc thế giới nghệ thuật
ở mọi thể loại văn học, từ đề tài, chủ đề phản ánh, kiểu thức kết cấu cho đến thế giới nhân
vật, đã có những thay đổi sáng tạo, thử nghiệm mới mẻ, giúp nhà văn đi sâu khám phá thế
giới bên trong đầy bí ẩn và phức tạp của con người.
1.3. Tiểu thuyết được xem là một thể loại năng động và linh hoạt nhất. Với tính chất
tổng hợp cao, tiểu thuyết vừa có khả năng bao quát hiện thực rộng lớn, vừa có khả năng đi
sâu khám phá đời tư, tâm hồn con người một cách toàn diện. Phát huy triệt để mọi khả năng
thể loại, tiểu thuyết có cơ hội đối thoại với cuộc đời, từ “cái hôm nay bề bộn, ngổn ngang
bóng tối và ánh sáng” đến những “âm vang của tiếng lòng bí ẩn trong con người” qua cấu
trúc ngôn từ “động” của nó.
Bằng việc đổi mới tư duy nghệ thuật và quan niệm thể loại, tiểu thuyết sau Đổi mới
1986, vượt qua khung cấu trúc thể loại, đã đa dạng hóa các kiểu hình nhân vật, mở rộng khả
năng khám phá nhiều mặt khác nhau trong con người, thể hiện sự đổi mới trong quan niệm
nghệ thuật về con người, nhằm đột phá và kiến giải một “thực tại mới”. Điều này khiến tiểu
thuyết khẳng định được bước tiến của thể loại với nhiều thành tựu nổi bật hơn cả so với thơ
và truyện ngắn, nhất là ở giai đoạn văn học sau 1986, trong hành trình phát triển của toàn bộ
nền văn học Việt Nam.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Con người trong tiểu thuyết Việt
Nam thời kỳ Đổi mới. Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đến hai mục đích. Thứ nhất,
chúng tôi tái khẳng định vấn đề con người luôn là đối tượng trung tâm của văn học. Thứ hai,
với tư cách là “công cụ hữu hiệu của văn học”, tiểu thuyết đã giúp nhà văn đưa tâm điểm của
văn học vào trong một trường nhìn mới đầy cởi mở và đa chiều về giá trị con người “chưa
hoàn kết” trong xã hội hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Là cách hiểu, cách cắt nghĩa về con người, quan niệm nghệ thuật về con người quyết
định đến việc miêu tả, thể hiện chủ đề, đề tài, nhân vật, ngôn ngữ… trong sáng tác. Với vị trí
quan trọng như vậy, vấn đề con người luôn được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan
tâm, đặc biệt là con người trong văn học Việt Nam hiện đại. Nhiều tác giả đã đề cập và lựa
chọn nó như cơ sở lý thuyết về mặt quan niệm tư duy nghệ thuật có tác động trực tiếp đến
mọi yếu tố của văn học. Chúng tôi xin đề cập một số công trình nghiên cứu trực tiếp vấn đề
này.
Đối với văn học trước 1975, các công trình tập trung nghiên cứu quan niệm con người
và biểu hiện của nó trong từng thời kỳ. Cụ thể:
Lê Thị Dục Tú có công trình Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn
đoàn. Nguyễn Văn Long với Quan niệm nghệ thuật về con người và những đặc điểm của sự
thể hiện con người trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Tác giả Phùng Ngọc Kiếm
trong chuyên luận Con người trong truyện ngắn Việt nam 1945 - 1975 (bộ phận văn học cách
mạng). Đồng tác giả Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình ra mắt cuốn Quan niệm nghệ thuật về
con người trong văn xuôi Việt Nam sau cách mạng tháng Tám. Trong bài viết Mấy vấn đề trong
quan niệm con người của văn học Việt Nam thế kỷ XX, Trần Đình Sử nhận định con người
trong văn học mất dần tính nguyên phiến sử thi mà hiện ra chiều sâu mâu thuẫn, nhất là trong
tình cảm, đạo đức. Ở bài Con người trong văn học Việt Nam sau 1945, tác giả đã nhận định
năm 1986 các vấn đề của văn học tiền đổi mới, trong đó vấn đề về con người thế sự đời tư,
triết lý văn hóa mới thực sự trở thành bước ngoặt.
Sau 1975, văn học có sự vận động nội tại theo quy luật của văn học thời bình. Đặc biệt,
sự cởi trói tư tưởng cho văn học của thời kỳ Đổi mới, các thế hệ nhà văn đã có một sự thay
đổi căn bản về tư duy nghệ thuật, khi họ có điều kiện đánh giá lại tính chất “văn học minh
họa” một thời, được tiếp xúc giao lưu với các thành tựu văn học hiện đại phương Tây trong
bầu không khí cởi mở, dân chủ của văn học. Nhờ vậy, việc tìm hiểu về con người trong văn
học cũng được giới nghiên cứu tiếp cận, lý giải tập trung, đầy đủ từ những nhân tố tác động
khách quan và chủ quan, với sự thay đổi cả về lượng và chất qua những bài viết tiêu biểu sau:
Bài viết của Lê Ngọc Trà về Vấn đề con người trong văn học khẳng định: Văn học là
sự thật về con người. Huỳnh Như Phương với Văn xuôi những năm 80 và vấn đề dân chủ hóa
nền văn học. Bùi Việt Thắng trong Tạp chí Văn học số 6/1991 qua bài viết Văn xuôi gần đây
và quan niệm con người lý giải tính chất “áp sát” tới cuộc sống và con người của văn học
trong đó bộc lộ một “quan niệm tiến bộ về con người”. Tôn Phương Lan với Một vài suy nghĩ
về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi mới ở Tạp chí Văn học số 9/2001 đã nêu ra vấn đề
con người trong thế tương quan so sánh qua đó khẳng định cái mới trong việc thể hiện con
người. Trong bài Đổi mới văn học vì sự phát triển, Vũ Tuấn Anh cho rằng “đổi mới văn học
khởi đầu từ 1986 là sự tự ý thức của văn học trên một chặng đường mới của lịch sử và của
chính nó”. Nguyễn Bích Thu có bài Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975.
Ngoài ra có một số luận án, trong quá trình nghiên cứu đã xem quan niệm con người là tư
duy nghệ thuật có tác động trực tiếp đến sự thay đổi của tư duy văn học, là chìa khóa vạn
năng mở cánh cửa khám phá các hình tượng văn học như: Nguyễn Thị Bình với Văn xuôi
Việt Nam 1975 - 1995 những đổi mới cơ bản. Nguyễn Văn Kha - Đổi mới quan niệm về con
người trong truyện Việt Nam 1975 - 2000. Mai Hải Oanh năm 2007 với đề tài Những cách
tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1986 - 2006. Trần Thị Mai Nhân (2008) -
Những đổi mới trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 - 2000.
Nhìn chung các công trình nêu trên đã khẳng định vị trí trung tâm của văn học là con
người - mối quan tâm hàng đầu để khám phá những biểu hiện mới của văn học Việt Nam
qua từng thời kỳ. Vấn đề về con người trong văn học được các nhà nghiên cứu xem xét ở
nhiều bình diện, qua đó phần nào đã cho thấy sự vận động của văn học thể hiện đầu tiên ở
những biến chuyển trong quan niệm nghệ thuật về con người. Mối quan tâm đó được các
bài viết khảo sát và khai thác sâu chủ yếu ở giai đoạn 1945 - 1975. Mặt khác, qua nhiều bài
viết, các tác giả đều cho rằng, sự thay đổi về tư duy văn học gắn với việc kinh tế xã hội, văn
hóa tư tưởng đã có những tác động, đòi hỏi nhà văn có một cái nhìn mới trong việc mô tả
con người sau 1986. Điều này sẽ giúp cho giới nghiên cứu có điều kiện khai thác nhiều góc
độ, nhiều chiều hướng, nhiều cách hiểu khác nhau trong văn học để đi đến tận cùng cái con
người chiều sâu phức tạp của đời sống hiện đại.
Tiếp nối và kế thừa mối quan tâm về vấn đề đa dạng này, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề
tài này nhằm đánh giá rõ ràng hơn “mối bận tâm” của văn học về con người qua thể loại tiểu
thuyết sau 1986. Thứ nhất về mặt thời gian chúng tôi chọn lựa từ năm 1986 đến nay vì chúng tôi
cho rằng mốc 1986 đánh dấu sự “cởi trói” cho văn học dưới tác động của cả xã hội lẫn văn hóa tư
tưởng. Vì vậy, sự thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người theo chúng tôi cũng bộc lộ toàn
diện và mang tính chất đồng thuận rõ rệt. Thứ hai chúng tôi chỉ xét sự thay đổi quan niệm nghệ
thuật về con người qua thể loại tiểu thuyết, một thể loại có sự đổi mới sau phóng sự và thơ nhưng
lại là thể loại “xung kích” mạnh mẽ nhất trong văn học thời kỳ Đổi mới.
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đề tài nghiên cứu về con người trong tiểu thuyết Việt Nam thực chất là lý giải quan niệm
nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới.
3.2. Do hiện tượng phản ánh phong phú nên trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi chủ yếu
tập trung vào một số tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam trong nước sau năm 1986 - 2010 gây tiếng vang và
có dư luận. Đồng thời chúng tôi cũng có khảo sát một số hiện tượng văn học nổi bật ở hải ngoại
như: Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác; Chinatown, Pari 11- 8 và T. mất tích của
Thuận; Gió từ thời khuất mặt của Lê Minh Hà; Quyên của Nguyễn Văn Thọ, nhằm có nhìn
toàn cảnh thuyết phục hơn sự vận động về quan niệm con người của văn học thời kỳ Đổi mới.
Trong quá trình triển khai đề tài chúng tôi cũng cố gắng cập nhật những tác phẩm xuất hiện
gần đây đang được chú ý trên văn đàn nhưng chưa tạo sức thuyết phục lớn từ phía người đọc,
với mục đích mở rộng vấn đề nghiên cứu có liên quan chứ không xem đó là đối tượng khảo
sát trong toàn bộ luận án.
3.3. Từ đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của luận án là:
Khẳng định vai trò, vị trí đối tượng trung tâm của văn học là con người, từ đó chúng tôi
đi đến lý giải quan niệm nghệ thuật về con người trong sự vận động và phát triển của các giai
đoạn văn học Việt Nam, cho thấy sự chi phối và biểu hiện của nó khi có sự chuyển đổi về
mặt tư duy nghệ thuật của nhà văn, đặc biệt ở thời kỳ văn học Đổi mới.
Phân chia con người dưới hai góc độ: con người bản chất xã hội và con người loại hình,
luận án nhằm chỉ ra “cõi không gian riêng” của con người qua các hình tượng tiêu biểu, thấy
được sự khác biệt của các kiểu nhân vật so với văn học trước đó. Để tăng tính thuyết phục, luận
án khảo sát những điểm kế thừa tiểu thuyết truyền thống và khẳng định những thể nghiệm mới
trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, bộc lộ tư duy sáng tạo của nhà văn, chịu khó làm mới
mình trong việc thể hiện cách nhìn nhận về con người hiện đại.
Dựa vào tiêu chí đề tài phản ánh, luận án dừng lại tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật, với mục
đích bước đầu khẳng định sự mở rộng biên độ “lời nói” trong tiểu thuyết đã phản ánh tính phức
tạp của ngôn ngữ đời sống, khi tiếp cận và “nói điều gì đấy” từ mọi góc độ về con người, nhằm
góp phần vào sự thay đổi về cuộc đời, con người của các nhà văn đương đại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp lịch sử - xã hội. Phương pháp loại hình.
Phương pháp tiếp cận thi pháp học hiện đại, tự sự học
Các phương pháp này sẽ được chúng tôi thực hiện trong thao tác so sánh, phân tích,
tổng hợp, thống kê để tiến hành nghiên cứu, xử lý và viết đề tài. Đặc biệt việc sử dụng
phương pháp loại hình kết hợp với thi pháp học cho phép người viết có thể tiếp cận hình
tượng con người trong văn học dựa theo lý thuyết hiện đại có tính chất đổi mới tương xứng
với nền văn học Việt Nam ở thời kỳ Đổi mới trong cái nhìn tương quan với văn học giai đoạn
trước.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã tổng quan, khái quát được sự phát triển, chi phối của quan niệm nghệ thuật
về con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Từ đó, luận án đi sâu khảo sát
những biểu hiện của quan niệm về con người dưới phương diện nội dung và hình thức tiêu
biểu. Ở một góc độ nhất định, luận án đã chỉ ra được những cái mới trong việc xây dựng hình
tượng nghệ thuật.
Luận án có cơ hội bàn sâu hơn quan niệm nghệ thuật về con người gắn với đặc điểm
một thể loại cụ thể. Các kết quả nghiên cứu trong luận án đóng góp một phần giá trị khoa
học, về mặt lý thuyết và lịch sử văn học, đối với người dạy - học lý luận văn học trong nhà
trường cũng như trong giới phê bình, sáng tác, tiếp nhận văn học Việt Nam hiện đại.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người và con người trong thể loại tiểu thuyết
Chương 2: Hình tượng con người trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện con người trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới
Chương 1
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ
CON NGƯỜI TRONG THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT
1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người
1.1.1. Con người với tư cách là đối tượng chủ yếu của văn học
Vấn đề con người giữ vị trí trung tâm của mọi khoa học, là vấn đề cốt lõi của các lý luận
xã hội và nhân văn, kinh tế, quản lý… Trong văn học con người là điểm xuất phát, đồng thời
cũng là đích cuối cùng của mọi sáng tạo. Toàn bộ thế giới nghệ thuật trong văn học bộc lộ một
quan niệm thẩm mỹ về con người. Một tác phẩm văn học có thể không có nhân vật người
nhưng nó luôn phải là câu chuyện về cõi nhân sinh. Có như vậy, văn học mới làm cho con
người lương thiện hơn, nhân ái hơn và cũng làm cho con người đa dạng, phong phú, từng trải
và hiểu biết hơn.
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người - một phạm trù thi pháp học
Quan niệm là một điều cốt lõi của sáng tạo nghệ thuật. Nó cung cấp một mặt bằng để trên
đó diễn ra sự lựa chọn, khái quát, nhào nặn, tạo ra hình tượng nghệ thuật, thậm chí có thể biến đổi
hình dạng sự vật hoặc miêu tả “không chính xác” về đời sống. Theo D.X. Likhachiev, quan niệm
nghệ thuật gắn với sự miêu tả con người, cái nhìn nghệ thuật về con người trong sự miêu tả đó.
Cho nên quan niệm nghệ thuật về con người như là cơ sở trung tâm đưa văn học vào đúng quỹ
đạo “nhân học” của nó. Chừng nào chưa có sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người
thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một
chiều sâu. Điều này chứng tỏ sự phát triển của tư duy nghệ thuật phải song hành cùng sự mở rộng,
đào sâu các giới hạn trong quan niệm nghệ thuật về con người.
1.1.2.1. Một khi đã là đối tượng của văn học, con người phải được nhìn nhận như một nhân
cách đích thực và toàn vẹn, được soi ngắm từ nhiều mối quan hệ, được thừa nhận ở mọi giá trị liên
quan tới nó. Vì vậy quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học cũng sẽ khác với quan niệm về
con người trong các hình thái ý thức xã hội khác, như triết học, mỹ học, tôn giáo…
1.1.2.2. Khi nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn học, chúng ta
cũng thấy điểm nhìn khác nhau về con người của các nhà văn trong từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Trong thực tế sáng tác và tiếp nhận văn học, người sáng tác có cách giải mã con người theo ý đồ
riêng mình và người tiếp nhận cũng đã dễ dàng nhận ra. Bởi vì, những thay đổi trong quan niệm
nghệ thuật qua các chặng đường sáng tác văn học, thể hiện ý thức của nhà văn về việc miêu
tả con người, cho thấy sự biến đổi mô hình nghệ thuật về con người, đã được người nghệ sĩ
cụ thể hóa trong các kiểu nhân vật.
1.1.2.3. Một nền văn học mang tầm vóc, chiều sâu và ý nghĩa chẳng những phụ thuộc vào
lý tưởng và mục đích phục vụ của nó, mà còn phụ thuộc và cách hiểu biết, tiếp cận, sáng tạo
nên hình tượng con người trong nó. Mỗi một thời đại, một giai đoạn văn học có cách quan
niệm, thể hiện con người khác nhau. Thực chất, sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người
chính là quá trình vận động biện chứng của ý thức nghệ thuật cho phù hợp với đặc điểm lịch sử,
xã hội. Nói cách khác, việc chuyển đổi mối quan tâm của văn học chính là nguyên nhân chi
phối sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học.
Văn học của chúng ta hôm nay vẫn hướng đến việc phản ánh con người theo quan điểm
của K. Marx, “con người là thực thể tự nhiên có tính người, là “thực thể sinh học - xã hội”,
“trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”. Sự đổi mới
và sáng tạo không ngừng của các nhà văn là minh chứng rõ rệt thúc đẩy sự đổi mới phát triển
của văn học, trong đó đổi mới và đa dạng trước hết trong quan niệm nghệ thuật về con người.
Mặt khác khi nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người giúp chúng ta thâm nhập vào cơ
chế tư duy văn học, khám phá quy luật vận động phát triển của hình thức văn học góp phần
chứng tỏ tầm vóc cho một nền văn học.
1.2. Con người trong thể loại tiểu thuyết
Do đặc trưng của mỗi thể loại, con người trong thơ là chân dung tâm hồn. Trong kịch,
con người xuất hiện xoay quanh trục xung đột - hành động. Còn con người tiểu thuyết là con
người tổng hợp. Cho nên nhân vật có thể được khai thác ở cả chiều sâu và chiều rộng của
không gian, thời gian, ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô của đời sống nhân vật; từ ngoại hình đến
hành động, từ cảm xúc nội tâm đến lý trí… Trong quá trình triển khai vấn đề, chúng tôi
không có tham muốn nhận diện việc phản ánh con người ở các thể loại qua các giai đoạn của
văn học. Đó là một việc làm quá sức, mặt khác chúng tôi cho rằng thể loại tiểu thuyết xuất
hiện những năm 20 của thế kỷ XX mới thực sự bước đầu định hình được những đặc trưng thể
loại của nó. Vì vậy chúng tôi chỉ dừng lại ở thời điểm hiện đại trong cái nhìn lịch đại khi bàn
đến vấn đề con người ở thể loại tiểu thuyết.
1.2.1. Con người trong tiểu thuyết trước 1986
1.2.1.1. Con người trong tiểu thuyết giai đoạn 1930 - 1945
Giai đoạn văn học 1930 - 1945 với sự xuất hiện của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Thơ
Mới và văn học hiện thực phê phán đánh dấu thành tựu chuyển biến của văn học dân tộc từ
trung đại sang hiện đại với trung tâm là sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người. Nhìn
chung, văn học lãng mạn đã khẳng định được chủ thể sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật khi
nói lên được “một nhu cầu lớn về tự do và phát huy bản ngã” (Tố Hữu). Trong khi đó, tiểu
thuyết hiện thực phê phán đã khám phá con người cá nhân ở một cấp độ mới, đó là con người
xã hội và con người cá nhân kết hợp.
1.2.1.2. Con người trong tiểu thuyết giai đoạn 1945 - 1975
Giai đoạn văn học 1945 - 1975, con người được nhìn nhận chủ yếu ở góc độ là con
người xã hội gắn với thời đại, với cộng đồng. Sự phát triển về số lượng tiểu thuyết xuất hiện
trong giai đoạn gian khổ của dân tộc đã chứng minh một điều: sự soi chiếu cùng một cái nhìn nghệ
thuật, một quan niệm về con người đã tô điểm cho nền văn học sử thi cách mạng những bức tượng
đài kỳ vĩ của con người mang lý tưởng phẩm chất cách mạng chung cho cả một dân tộc.
1.2.1.3. Con người trong tiểu thuyết giai đoạn 1975 - 1985
Với những tác động về mặt lịch sử xã hội, văn học