Công nghệ là gì? Hiểu công nghệ như thế nào?
Có lẽ khái niệm “công nghệ” với tất cả mọi người đều trở nên gần gũi và khá quen
thuộc. Người ta thường nói đến cụm từ “khoa học công nghệ” nhưng nói thì nói vậy
chứ đâu có phải tất cả mọi người đều biết, đều hiểu được cụm từ đó một cách chi tiết
một cách cụ thể.
Khái niệm “công nghệ” có thể nói là một cụm từ mới mà không mới;sở dĩ có điều
đó chúng ta quay lại hơn 1 thập niên về trước,ngay trong ngành giáo dục,bộ sách giáo
khoa của học sinh cấp 1 không hề tồn tại khái niệm công nghệ,không có môn “công
nghệ” mà thay vào đó là môn “lao động kĩ thuật” rồi “khoa học kĩ thuật”. Sau đó 1
khoảng thời gian ngắn tên môn học như vậy không còn xuất hiện nữa mà thay vào đó
là môn “công nghệ”. Đối với những thế hệ học sinh gần đây thì khái niệm về môn học
đó không có gì lạ lẫm cả,vì ngay từ lớp 1 đã có môn học gọi là “công nghệ” hay
“khoa học công nghệ”. Còn đối với những thế hệ trong thời kì chuyển giao thì đó là
khái niệm hết sức lạ lẫm,thay vì “lao động kĩ thuật” giờ chuyển sang “khoa học kĩ
thuật” một khái niệm hết sức mới mẻ,lạ lẫm và cũng khá thú vị. Chúng khác nhau như
thế nào?
“Lao động kĩ thuật” đối với những học sinh cấp 1 là được tìm hiểu, được học làm
thế nào để tạo ra một sản phẩm đợn giản như các kiểu đan nan xen kẽ,so le, hay
những mô hình thủ công nào đó. Còn khi môn học “công nghệ” được đưa vào thì học
sinh được học về những gì và tại sao môn “lao động kĩ thuật ” lại được thay thế. Thực
ra đối với môn công nghệ mà nói học sinh vẫn được học những điều tương đối giống
với môn “khoa học kĩ thuật ” mà các thế hệ trước đã được học,có điều khái niệm công
nghệ được đưa vào nhiều hơn và thay thế hẳn khái niệm cũ,còn thực chất môn học vẫn
vậy. Một môn học không thể thay thế,chẳng thế mà ngày nay,ngay từ lớp 1 con người
đã được học về “công nghệ” rồi từng bước từng bước nâng cao hơn khả năng nhận
thức đó và để khái niệm “công nghệ” luôn luôn tồn tại và ăn sâu vào mỗi con người.
Từ phân tích ví dụ trên để ta thấy được thế nào là công nghệ,tầm quan trọng của
chúng ra sao. Rút ra được rằng,công nghệ tồn tại ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống ở
đâu có lao động sản xuất tạo ra sản phẩm ở đó có công nghệ hay nói cách khác lao
động và công nghệ luôn đi liền với nhau. Để tạo ra 1 sản phẩm dù phức tạp hay đơn
giản thì công nghệ không thể thiếu,công nghệ có thể đơn giản hay phức tạp thì vẫn là
công nghệ miễn sao nó đáp ứng được sản phẩm được tạo ra.
10 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2952 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghệ chế tạo thiết bị điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghệ chế tạo thiết bị điện
SVTH : Mã Quang Hữu SHSV: 20091413 Lớp : KTĐ 2-K54 Page 1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 2
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................................. 3
1-Mục tiêu và nhiệm vụ ......................................................................................................... 3
2-Qua trình sản xuất và quá trình công nghệ ........................................................................... 3
3-Những đặc thù của công nghệ chế tạo máy điện .................................................................... 5
4-Quy trình công nghệ cơ bản trong chế tạo máy điện .............................................................. 6
4.1-Động cơ không đồng bộ lồng sóc đúc nhôm ................................................................... 7
4.2-Máy điện một chiều ..................................................................................................... 8
4.3-Máy biến áp ............................................................................................................... 9
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................................... 10
Công nghệ chế tạo thiết bị điện
SVTH : Mã Quang Hữu SHSV: 20091413 Lớp : KTĐ 2-K54 Page 2
LỜI MỞ ĐẦU
Công nghệ là gì? Hiểu công nghệ như thế nào?
Có lẽ khái niệm “công nghệ” với tất cả mọi người đều trở nên gần gũi và khá quen
thuộc. Người ta thường nói đến cụm từ “khoa học công nghệ” nhưng nói thì nói vậy
chứ đâu có phải tất cả mọi người đều biết, đều hiểu được cụm từ đó một cách chi tiết
một cách cụ thể.
Khái niệm “công nghệ” có thể nói là một cụm từ mới mà không mới;sở dĩ có điều
đó chúng ta quay lại hơn 1 thập niên về trước,ngay trong ngành giáo dục,bộ sách giáo
khoa của học sinh cấp 1 không hề tồn tại khái niệm công nghệ,không có môn “công
nghệ” mà thay vào đó là môn “lao động kĩ thuật” rồi “khoa học kĩ thuật”. Sau đó 1
khoảng thời gian ngắn tên môn học như vậy không còn xuất hiện nữa mà thay vào đó
là môn “công nghệ”. Đối với những thế hệ học sinh gần đây thì khái niệm về môn học
đó không có gì lạ lẫm cả,vì ngay từ lớp 1 đã có môn học gọi là “công nghệ” hay
“khoa học công nghệ”. Còn đối với những thế hệ trong thời kì chuyển giao thì đó là
khái niệm hết sức lạ lẫm,thay vì “lao động kĩ thuật” giờ chuyển sang “khoa học kĩ
thuật” một khái niệm hết sức mới mẻ,lạ lẫm và cũng khá thú vị. Chúng khác nhau như
thế nào?
“Lao động kĩ thuật” đối với những học sinh cấp 1 là được tìm hiểu, được học làm
thế nào để tạo ra một sản phẩm đợn giản như các kiểu đan nan xen kẽ,so le,…hay
những mô hình thủ công nào đó. Còn khi môn học “công nghệ” được đưa vào thì học
sinh được học về những gì và tại sao môn “lao động kĩ thuật ” lại được thay thế. Thực
ra đối với môn công nghệ mà nói học sinh vẫn được học những điều tương đối giống
với môn “khoa học kĩ thuật ” mà các thế hệ trước đã được học,có điều khái niệm công
nghệ được đưa vào nhiều hơn và thay thế hẳn khái niệm cũ,còn thực chất môn học vẫn
vậy. Một môn học không thể thay thế,chẳng thế mà ngày nay,ngay từ lớp 1 con người
đã được học về “công nghệ” rồi từng bước từng bước nâng cao hơn khả năng nhận
thức đó và để khái niệm “công nghệ” luôn luôn tồn tại và ăn sâu vào mỗi con người.
Từ phân tích ví dụ trên để ta thấy được thế nào là công nghệ,tầm quan trọng của
chúng ra sao. Rút ra được rằng,công nghệ tồn tại ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống ở
đâu có lao động sản xuất tạo ra sản phẩm ở đó có công nghệ hay nói cách khác lao
động và công nghệ luôn đi liền với nhau. Để tạo ra 1 sản phẩm dù phức tạp hay đơn
giản thì công nghệ không thể thiếu,công nghệ có thể đơn giản hay phức tạp thì vẫn là
công nghệ miễn sao nó đáp ứng được sản phẩm được tạo ra.
Khái niệm công nghệ rất rộng,nó bao gồm rất nhiều lĩnh vực nhưng trong báo cáo
này em chỉ đề cập 1 khía cạnh của công nghệ đó là “công nghệ chế tạo Thiết bị điện” .
Công nghệ chế tạo thiết bị điện
SVTH : Mã Quang Hữu SHSV: 20091413 Lớp : KTĐ 2-K54 Page 3
PHẦN NỘI DUNG
1-Mục tiêu và nhiệm vụ
Từ khi ra đời ngành công nghiệp chế tạo thiết bị điện đã và đang phát triển mạnh,
tạo nền móng cho một ngành công nghiệp mới đầy triển vọng. Chính vì vậy mà sau
khi dỡ bỏ bao cấp,ngành vẫn liên tục phát triển và hiện nay đứng trước những thử
thách mới ngành chế tạo thiết bị vẫn vững vàng và đang phát triển một chắc chắn, đặc
biệt trong lĩnh vực sản xuất máy biến thế điện lực,các động cơ công suất lớn. Hiện nay
chúng ta có hàng trăm công ty và xí nghiệp chuyên ngành chế tạo và sửa chữa thiết bị
điện rải khắp các tỉnh trên toàn quốc. Chúng ta đã tạo được các động cơ lên đến hàng
ngàn kW,các máy biến áp đến 125MVA và điện áp 500kV. Đó là thành tựu không
nhỏ.
Nhiệm vụ của ngành chế tạo thiết bị điện là nhanh chóng đưa lĩnh vực phát triển
kịp với lĩnh vực công nghiệp khác, đáp ứng được những yêu cầu phát triển của toàn bộ
nền kinh tế quốc dân trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Phương pháp phát triển
hiện nay của toàn ngành là : tạo một đội ngũ chuyên gia đủ sức để sớm tiếp cận với
những công nghệ hiện đại nhất trên thế giới,kết hợp cơ khí hóa,tự động hóa với công
nghệ thông tin để đưa năng suất lao động ngang với các nước phát triển trong khu
vực,nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh để nâng dân tỉ lệ các thiết bị điện tự động
sản xuất trong nước,tiến tới xuất khẩu.
2-Qua trình sản xuất và quá trình công nghệ
Trước hết phải nói rõ “thiết bị điện” là một lĩnh vực rất rộng,tuy nhiên thường
được hiểu chỉ bao gồm cả máy điện quay và máy biến áp.
Ngành công nghệ chế tạo máy điện thực chất là ngành công nghệ chế tạo máy nói
chung nhưng mang đặc thù riêng. Đặc điểm nổi bật của nó là chế tạo những máy có cả
vật liệu kết cấu và vật liệu tác dụng.Theo nghĩa gốc của từ “công nghệ” là “nghiên
cứu sản xuất” tức là nghiên cứu các phương pháp sản xuất,các mối liên hệ (giữa công
nghệ và những biến đối cơ-lí-hóa của vật liệu,giữa công nghệ và các thông số kĩ thuật
của sản phẩm,giữa thiết bị,con người và sản phẩm …)và những quy luật trong quá
trình sản xuất. Vì vậy trước khi đi vào nghiên cứu công nghệ chế tạo máy điện và máy
biến áp chúng ta cần điểm lại một số khái niệm cơ bản đối với ngành chế tạo máy nói
chung.
Quá trình sản xuất của một xí nghiệp là quá trình trong đó tập hợp tất cả các hoạt
động của con người và máy móc có sử dụng năng lượng để biến nguyên,vật liệu thành
sản phẩm. Hoạt động của con người bao gồm hoạt động của người thợ,của các nhà
thiết kế,công nghệ và cả nhà quản lí điều hành xí nghiệp. Hoạt động của máy móc bao
gồm hoạt động của các máy công cụ và máy biến đổi năng lượng,
Công nghệ chế tạo thiết bị điện
SVTH : Mã Quang Hữu SHSV: 20091413 Lớp : KTĐ 2-K54 Page 4
Quá trình sản xuất bao gồm 2 thành phần: quá trình sản xuất chính và quá trình sản
xuất phụ. Quá trình sản xuất chính là quá trình sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm. Quá
trình sản xuất phụ là quá trình sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất chính,chẳng
hạn sản xuất ra sản phẩm như chuẩn bị phương tiện thiết bị,hoặc sửa chữa thiết bị dây
truyền công nghệ sản xuất chính.
Quá trình sản xuất còn bao gồm cả quá trình chuẩn bị sản suất và quá trình phục
vụ sản xuất như chuẩn bị phương tiện thiết bị,nguyên liệu,mặt bằng sản xuất,phương
tiện nâng hạ vận chuyển,kiểm tra chất lượng sản phẩm,tài liệu kĩ thuật…
Quá trình công nghệ là một phần của quá trình sản xuất,bao gồm những hoạt động
tác động lên nguyên vật liệu để thay đổi kích thước,hình dáng,tính chất của
chúng,nhằm có được những chi tiết hoặc cụm chi tiết phù hợp với yêu cầu kĩ thuật đề
ra.
Nguyên công công nghệ là một phần tất yếu và là phần cơ bản của quá trình công
nghệ, được thực hiện tại một vị trí làm việc,bao gồm các thao tác tiếp cận nhau của
người thợ và máy móc khi gia công chi tiết và theo đó ta có thể xác định được số
lượng công nhân cũng như máy móc,dụng cụ trong phân xưởng.
Bước công nghệ là một phần của nguyên công công nghệ, được đặc trưng bởi sự
không thay đổi dụng cụ,bề mặt gia công hoặc chế độ làm việc của máy.
Bước công nghệ phụ là một phần của nguyên công công nghệ bao gồm các tác
động của con người và thiết bị không làm thay đổi kích thước,hình dạng chi tiết nhưng
cần thiết cho quá trình công nghệ,chẳng hạn gá lắp hoặc chuyển dịch dụng cụ,gá lắp
phôi…
Bước công tác là một phần của bước công nghệ,cũng có khi là bước công nghệ bao
gồm các chuyển dịch của các dụng cụ so với chi tiết nhằm làm thay đổi kích thước
hình dạng của chi tiết,chất lượng bề mặt hoặc tính chất của phôi.
Bước công tác phụ thuộc là công đoạn và sự chuyển dịch dụng cụ so với phôi,
không làm thay đổi phôi nhưng cần thiết cho công đoạn công nghệ.
Vị trí công nghệ(vị trí làm việc) là mỗi vị trí của phôi so với máy công cụ trong
mỗi lần gá phôi.
Giải pháp công nghệ là tập hợp một cách có quy luật các hoạt động của con người
và máy móc trong quá trình thực hiện các công đoạn hoặc một phần công đoạn và
được thống nhất một mục đích chung.
Quá trình công nghệ được thực hiện ở các vị trí làm việc khác nhau trong mặt bằng
sản xuất cùng với các phương tiện và trang thiết bị công nghệ.
Công nghệ chế tạo thiết bị điện
SVTH : Mã Quang Hữu SHSV: 20091413 Lớp : KTĐ 2-K54 Page 5
Trang thiết bị công nghệ bao gồm thiết bị công nghệ và các phương tiện công
nghệ.
Thiết bị công nghệ bao gồm các máy công cụ dùng để thực hiện quá trình công
nghệ (chẳng hạn phay,bào,tiện,nguội…) phương tiện công nghệ bổ sung cho thiết bị
công nghệ,chẳng hạn khuôn dập,dụng cụ, đồ gá,các thiết bị phụ trợ như nâng hạ,vận
chuyển,tháo lăp…
3-Những đặc thù của công nghệ chế tạo máy điện
Như đã nói ở trên,ngành chế tạo máy điện thực chất là chế tạo máy nói chung
nhưng lại mang lại những đặc điểm rất riêng. Đặc điểm chung ở đây là sử dụng các
công nghệ tương tự :rèn, đột,dập,phay,tiện,khoan,mài…Đặc điểm riêng là:
Đặc điểm kết cấu của máy điện và máy biến áp là tính đa dạng về chi tiết còn công
nghệ chế tạo chúng thì lại mang những nét đặc thù,không giống với bất kì loại máy
nào.
Tính đa dạng về chi tiết trước hết cần đề cấp đến phương tiện kích thước. Máy điện
là loại máy có phạm vi kích thước rộng dãi nhất: từ một vài mm đến đến một vài chục
mét(đường kính ngoài của máy tua bin nước hơn 20m,chiều dài máy tua bin hơi đến
10m…). Công suất của các máy điện có thể từ vài oát(W) đến vài tram ngàn mega oát
(MW). Các chi tiết dẫn dòng phải đáp ứng phạm vi dòng điện từ một vài miliampe
(mmA) đến hàng trăm ngàn ampe (A).
Tính đa dạng về vật liệu sử dụng: vật liệu rắn,vật liệu điện,vật liệu cách điện và vật
liệu kết cấu dẫn đến sự lien quan đến nhiều ngành công nghiệp khác nhau.Vật liệu từ
phải có khả năng đáp ứng dải tần số từ 0 đến hàng nghìn kHz,vật liệu cách điện cần
đáp ứng giải pháp điện áp từ một vài vôn(V) đến hàng tram nghìn kilovon (kV),vật
liệu kết cấu có thể từ nhựa đến các loại kim loại từ tính và phi từ tính…có khả năng
chịu tải trọng từ hàng gam đến hàng tram tấn; chịu được tốc độ từ vài vòng/phút đến
vài tram vòng/phút.
Tính đa dạng về yêu cầu kĩ thuật: Máy điện và máy biến áp được sản xuất theo dãy
(gam), mỗi gam cần đáp ứng những yêu cầu kĩ thuật khác nhau trong lĩnh vực khác
nhau từ thông dụng đến các lĩnh vực công nghiệp khác như dệt,mỏ,xăng dầu,vận tải,lò
điện,y tế…các lĩnh vực đặc biệt khác dẫn đến sự đa dạng về kết cấu.
Tính đa dạng về chủng loại: Máy điện có thể là một chiều hoặc xoay chiều,có thể
là máy phát điện hoặc động cơ,có thể là máy quay tĩnh,có thể làm việc trên cao(máy
bay),trên mặt đất,dưới nước. Máy điện được sản xuất theo gam công suất hoặc đơn
chiếc,trong mỗi gam công suất có nhiều thang công suất,tốc độ hoặc điện áp,thông
dụng hoặc đặc biệt…cũng dẫn đến sự đa dạng về kết cấu và kích thước.
Công nghệ chế tạo thiết bị điện
SVTH : Mã Quang Hữu SHSV: 20091413 Lớp : KTĐ 2-K54 Page 6
Ở các nước phát triển,nhịp độ tang trưởng của ngành máy điện rất cao: trung bình
cứ 8 đến 10 năm sản lượng các máy điện lại tang gấp đôi. Với tính đa dạng nói trên để
theo kịp nhịp độ phát triển của các lĩnh vực khác(chế tạo máy,luyện kim,hóa chất…)
người ta chuyên môn hóa việc sản xuất máy điện cũng ở mức rất cao. Mỗi nhà máy
chỉ sản xuất một loại máy nào đó,thậm chí trong đó chỉ sản xuất một vài thang công
suất ứng với một vài chiều cao tâm trục. Sản lượng hàng năm của mỗi nhà máy cỡ vài
trăm nghìn chiếc. Việc chuyên môn hóa cho phép các nhà máy nâng cao năng lực thiết
bị,tự động hóa dây truyền sản xuất ở trình độ cao,cập nhận được những tiến bộ khoa
học kĩ thuật của các lĩnh vực khác như luyện kim,hóa chất…
Ở nước ta,do ngành chế tạo máy chưa phát triển,một số ngành khác tuy phát
triển,một số ngành khác tuy phát triển nhưng thường nhập thiết bị toàn bộ và nhiều
nguyên nhân khác nên nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng đối với máy điện
chưa cao,do đó việc sản xuất máy điện chưa được chuyên môn hóa và việc đưa tiến bộ
khoa học kĩ thuật vào sản xuất gặp rất nhiều khó khăn.
4-Quy trình công nghệ cơ bản trong chế tạo máy điện
Trước khi đi sâu vào nghiên cứu công nghệ chế tạo máy điện chúng ta cần có một
tổng quan về kết cấu và trình tự sản xuất đang được áp dụng trong phần lớn các nhà
máy hiện nay. Đương nhiên mỗi nhà máy,mỗi cấp công suất,mỗi loại máy…đều có
trình tự công nghệ riêng, ở đây ta chỉ đề cập đến một số sơ đồ công nghệ đối với các
máy điện thông dụng ứng với một chiều cao tâm trục nào đó.
Công nghệ chế tạo thiết bị điện
SVTH : Mã Quang Hữu SHSV: 20091413 Lớp : KTĐ 2-K54 Page 7
4.1-Động cơ không đồng bộ lồng sóc đúc nhôm
Công nghệ chế tạo thiết bị điện
SVTH : Mã Quang Hữu SHSV: 20091413 Lớp : KTĐ 2-K54 Page 8
4.2-Máy điện một chiều
Công nghệ chế tạo thiết bị điện
SVTH : Mã Quang Hữu SHSV: 20091413 Lớp : KTĐ 2-K54 Page 9
4.3-Máy biến áp
Công nghệ chế tạo thiết bị điện
SVTH : Mã Quang Hữu SHSV: 20091413 Lớp : KTĐ 2-K54 Page 10
PHẦN KẾT LUẬN
Đất nước đang trong thời kì đổi mới,tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế trong ngành
chế tạo thiết bị điện đang có những đổi mới nhanh chóng về tư duy kinh tế cũng như
công nghệ để đáp ứng một thị trường đa dạng về nhu cầu(chất lượng,thị hiếu,giá thành
sản phẩm…),trong môi trường cạnh tranh quyết liệt khi chúng ta hội nhập vào nền
kinh tế thế giới. Bằng cách thay đổi công nghệ chúng ta có thể điều tiết được tất cả các
yếu tố trên. Chúng ta cần phải hiểu công nghệ không phải là kĩ thuật mà thực sự là
khoa học,khoa học nghiên cứu sự biến đổi của kĩ thuật và phương pháp tổ chức sản
xuất.
Nền công nghiệp cơ khí hóa và tự động hóa của chúng ta đang trong thời kì phục
hồi mạnh mẽ. Những công nghệ mới về cơ khí như hàn,gia công áp lực,công nghệ
đúc,gọt…được công nghệ thông tin tạo đà đang phát triển với nhịp độ rất cao. Những
thành tựu của các lĩnh vực công nghệ khác như luyện kim,vật liệu cách điện,công
nghệ nhựa…cũng phát triển mạnh. Đó là những yếu tố cực kì thuận lợi cho việc phát
triển công nghiệp chế tạo thiết bị điện,vốn là một phần của công nghệ chế tạo máy nói
chung.
Tuy nhiên có những quy trình công nghệ ở một vài khía cạnh nào đó tuy áp dụng
đã lâu,nguyên lí khá đơn giản mà vẫn phù hợp ta có thể vẫn áp dụng mà không nhất
thiết phải thay đổi khi mà vẫn đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật,nâng cao hiệu quả kinh
tế.