Công nghệ Frame Relay

Xuất hiện từ năm 1994, Frame Relay đã và đang là một dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh nhất hiện nay. Doanh thu của dịch vụ Frame Relay tăng từ 830 triệu USD trong năm 1995 lên 3,9 tỷ USD năm 1997. Trong những năm trước đây, dịch vụ Frame Relay được coi là một dịch vụ mạo hiểm đối với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên, đến nay đã có khoảng 24 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở châu Á cung cấp dịch vụ này tại 11 quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Frame Relay hiện đã và đang được cung cấp tại rất nhiều nước trên thế giới như: HongKong, Malaysia, Singapore, Hàn quốc, Đài Lan, Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, New Zealand, Mỹ. Frame relay ra đời như là một công nghệ kế thừa những đặc điểm ưu việt của mạng chuyển mạch gói như tính tin cậy, mềm dẻo, khả năng chia sẻ tài nguyên,. Đồng thời hạn chế tối đa thủ tục kiểm soát, hỏi đáp không cần thiết phải gây ra độ trể lớn. Thị trường hiện nay của Frame Relay chủ yếu là các ngành công nghiệp có yêu cầu chuyển dữ liệu tốc độ cao và kết nối LAN/WAN; có thể liệt kê một vài ngành như các công ty dược phẩm, tổ chức tài chính, dầu khí, vận tải . Khách hàng trong các công ty này có thể sử dụng dịch vụ Frame Relay cho các ứng dụng: Tính lương, kiểm soát tồn kho, xử lý yêu cầu bồi thường .

docx17 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6164 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghệ Frame Relay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn: MỤC LỤC Lời mở đầu 3 A. Frame Relay 4 I. Frame relay là gì? 4 II. Phương thức hoạt động của Frame Relay. 4 1. Cấu trúc của một khung Frame Relay. 4 2. Cấu hình tổng của Frame Relay. 8 3. Nguyên lý hoạt động Frame Relay 8 III. Sự khác nhau giữa Frame relay và X25. 14 1.Đặc tính X25. 14 B. Ứng dụng củaFrame Relay. 16 I. Kết nối mạng 16 II. Hỗ trợ chuẩn SNA của IBM. 16 III. Phục vụ các ứng dụng trong ngân hàng 17 LỜI MỞ ĐẦU Xuất hiện từ năm 1994, Frame Relay đã và đang là một dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh nhất hiện nay. Doanh thu của dịch vụ Frame Relay tăng từ 830 triệu USD trong năm 1995 lên 3,9 tỷ USD năm 1997. Trong những năm trước đây, dịch vụ Frame Relay được coi là một dịch vụ mạo hiểm đối với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên, đến nay đã có khoảng 24  nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở châu Á cung cấp dịch vụ này tại 11 quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Frame Relay hiện đã và đang được cung cấp tại rất nhiều nước trên thế giới như: HongKong, Malaysia, Singapore, Hàn quốc, Đài Lan, Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, New Zealand, Mỹ... Frame relay ra đời như là một công nghệ kế thừa những đặc điểm ưu việt của mạng chuyển mạch gói như tính tin cậy, mềm dẻo, khả năng chia sẻ tài nguyên,. Đồng thời hạn chế tối đa thủ tục kiểm soát, hỏi đáp… không cần thiết phải gây ra độ trể lớn.   Thị trường hiện nay của Frame Relay chủ yếu là các ngành công nghiệp có yêu cầu chuyển dữ liệu tốc độ cao và kết nối LAN/WAN; có thể liệt kê một vài ngành như các công ty dược phẩm, tổ chức tài chính, dầu khí, vận tải ... Khách hàng trong các công ty này có thể sử dụng dịch vụ Frame Relay cho các ứng dụng: Tính lương, kiểm soát tồn kho, xử lý yêu cầu bồi thường ... Như vậy, Frame Relay là gì, ứng dụng như thế nào sẽ được làm rõ trong bài phân tích dưới đây. Do lượng kiến thức còn hạn chế nên bài phân tích không tránh khỏi những sai sốt, rất mong được sự đóng góp của quý Thầy Cô, các bạn. A. Frame Relay. I. Frame relay là gì? Frame Relay là dịch vụ nối mạng dữ liệu theo phương thức chuyển mạch gói, hoạt động ở mức liên kết (link level). Đây là một chuẩn của CCITT [1] và ANSI [2] định ra quá trình truyền dữ liệu qua mạng dữ liệu công cộng. Và rất F Về mặt cấu trúc, Frame Relay đóng gói dữ liệu và chuyển đi theo cùng cách thức được sử dụng bởi dịch vụ X25. II. Phương thức hoạt động của Frame Relay. Cấu trúc của một khung Frame Relay. F A I FCS F 1 byte dành cho cờ F (flag) dẫn đầu. Flag - cờ luôn có giá trị 01111110. Thể hiện theo mã Hexal là 7E 2 byte địa chỉ A (adress) để biết khung chuyển tới đâu. Header của Frame Relay. Trong đó: Hình1: Cấu trúc header của Frame Relay + Byte thứ 2 bao gồm: * Bit 0 - EA: Extended Address. Khi khách hàng dùng nhiều cần mở rộng thêm địa chỉ có nghĩa là tǎng số DLCI (Data Link Connection Identifier) thì dùng bit mở rộng địa chỉ EA. Bình thường như hình vẽ giới thiệu đây thì giá trị EA của byte 2 là 0 và EA của byte 3 là 1. Nếu mở rộng thì EA sẽ là 0, 0, 1 theo thứ tự trên xuống. * Bit 1 - C/R - Command/ respond. Bit này dùng để hỏi và đáp, nhưng mạng Frame Relay không dùng mà chỉ dành cho các thiết bị đầu cuối (FRAD) sử dụng mỗi khi cần trao đổi thông tin cho nhau, Bit C/R do FRAD đặt giá trị và được giữ nguyên khi truyền qua mạng. * Từ bit 2 đến bit 7 - DLCI ở byte thứ 2 có 6 bit và ở byte thứ 3 có 4 bit tổng cộng 10 bit để nhận dạng đường nối data nói cách khác là địa chỉ nơi nhận, 10 bit có thể nhận dạng tới 1024 địa chỉ. Khi các đường kết nối ảo DLCI phát triển thêm chúng ta có thể dùng 3 byte địa chỉ như hình 2, lúc này sẽ có 16 bit địa chỉ tương đương 65536 địa chỉ. Tương tự chúng ta có thể dùng 4 byte địa chỉ. Hình 2 : Trường hợp mở rộng 3 byte địa chỉ. + Byte thứ 3. * Bit 1 - bit EA (đã trình bày trong phần trên) * Bit 2 - bit DE. Bít đánh dấu các Frame mà mạng lưới, thiết bị có quyền loại bỏ nó nếu như độ nghẽn của mạng cao. Mạng lưới hoặc FRAD sẽ đặt bit DE= 1 cho các Frame phát đi với tốc độ cao hơn tốc độ khách hàng đǎng ký (CIR) mà mạng phải cam kết đảm bảo. Tuy nhiên các khung Frame này vẫn được chuyển đi bình thường tới người nhận nếu độ nghẽn mạng thấp, nhưng nếu độ nghẽn mạng cao thì những Frame có DE = 1 này sẽ bị loại bỏ trước tiên. Bình thường bit DE = 0. Hình 3 : Minh hoạ cho bit DE Bc: (Committed Burst Size): Là số lượng dữ liệu data tối đa mạng lưới chấp nhận truyền đi trong các khoảng thời gian Tc . Tc: (Committed Rate Measurement Interval): Tc = Bc/CIR là khoảng thời gian mà FRAD cho phép gửi Bc và thậm chí cả Be. Be: (Exess Burst Size): Là số lượng dữ liệu data tối đa mà mạng không đảm bảo truyền tốt nhưng vẫn truyền thử xem. * Bit 3 - Bit BECN và Bit 4 - Bit FECN. Hai bit này do mạng lưới đặt cho từng cuộc nối một (Từng DLCI) báo cho các FRAD biết để điều hành thông lượng. Khi bị nghẽn các bit này được đặt = 1 theo 4 trường hợp sau đây trên cơ sở của hình 4. Hình 4: Mô hình hướng của FECN, BECN * Bit 5 đến bit 8 - Dành cho DLCI. Trường thông tin I Trường thông tin của một Frame có thể thay đổi độ dài nhưng đều chứa hai loại thông tin chính đó là thông tin dữ liệu của người dùng (Application Data hay User Data ) và thông tin về giao thức từng lớp sử dụng PCI (Protocol Control Information) để thông báo cho lớp tương ứng của bên nhận biết. Hai Byte kiểm tra khung - FCS (Frame Check Sequence). Hai byte 16 bit để kiểm tra khung (FCS) đi sát với trường thông tin phần user data thực chất là kết quả của kiểm tra độ dư theo chu kỳ - CRC (Cyclic Redundacy Check). CRC nói chung là một giá trị được tính toán theo một phương pháp riêng phụ thuộc vào tổng số byte của một khối dữ liệu (Block of data), giá trị này sẽ được bên phát gửi sang bên phía thu, bên thu cũng đếm lại và so sánh với giá trị bên phát gửi sang, nếu hai giá trị như nhau có nghĩa là dữ liệu truyền đi tốt, nếu khác nhau là có lỗi. Hình 6: Kiểm tra lỗi các khung gửi đi bằng FCS. Và cuối cùng là 1 byte cờ F để kết thúc Cấu hình tổng của Frame Relay. Hình: Cấu trúc mạng Frame Relay + Các kênh riêng tạo ra các liên kết vật lý giữa FRAD và FRND. + FRND (Frame Relay Access Device): các thiết bị truy cập mạng. thường là các Router, Bridge, ATM switch…. + FRND (Frame relay Netwok Device): các thiaats bị chuyển mạch Frame Relay Switch. + FRAD và FRND chuyể đổi dữ liệu thông qua các quy định của giao tiếp UNI. Nguyên lý hoạt động Frame Relay. Người sử dụng gửi một Frame đi với giao thức LAP-D hay LAP-F (Link Access Protocol D hay F), chứa thông tin về nơi đến và thông tin người sử dụng, hệ thống sẽ dùng thông tin này để định tuyến trên mạng. Công nghệ Frame Relay có một ưu điểm đặc trưng rất lớn là cho phép người sử dụng dùng tốc độ cao hơn mức họ đǎng ký trong một khoảng thời gian nhất định , có nghĩa là Frame Relay không cố định độ rộng bǎng (Bandwith) cho từng cuộc gọi một mà phân phối bandwith một cách linh hoạt điều mà X25 và thuê kênh riêng không có. Ví dụ người sử dụng ký hợp đồng sử dụng với tốc độ 64 kb, khi họ chuyển đi một lượng thông tin quá lớn, Frame Relay cho phép truyền chúng ở tốc độ cao hơn 64 kb. Hiện tượng này được gọi là "bùng nổ" - Bursting. Thực tế trên mạng lưới rộng lớn có rất nhiều người sử dụng với vô số frame chuyển qua chuyển lại, hơn nữa Frame Relay không sử dụng thủ tục sửa lỗi và điều hành thông lượng (Flow control) ở lớp 3 (Network layer), nên các Frame có lỗi đều bị loại bỏ thì vấn đề các frame được chuyển đi đúng địa chỉ, nguyên vẹn, nhanh chóng và không bị thừa bị thiếu là không đơn giản. Để đảm bảo được điều này Frame relay sử dụng một số nghi thức sau: DLCI (Data link connection identifier) - Nhận dạng đường nối data. Cũng như X25, trên một đường nối vật lý frame relay có thể có rất nhiều các đường nối ảo, mỗi một đối tác liên lạc được phân một đường nối ảo riêng để tránh bị lẫn, được gọi tắt là DLCI. CIR (committed information rate) - Tốc độ cam kết. Đây là tốc độ khách hàng đặt mua và mạng lưới phải cam kết thường xuyên đạt được tốc độ này. CBIR (Committed burst information rate) - Tốc độ cam kết khi bùng nổ thông tin. Khi có lượng tin truyền quá lớn, mạng lưới vẫn cho phép khách hàng truyền quá tốc độ cam kết CIR tại tốc độ CBIR trong một khoảng thời gian (Tc) rất ngắn vài ba giây một đợt, điều này tuỳ thuộc vào độ "nghẽn" của mạng cũng như CIR. DE bit (Discard Eligibility biy) - Bit đánh dấu Frame có khả nǎng bị loại bỏ. Về lý mà nói nếu chuyển các Frame vượt quá tốc độ cam kết, thì những Frame đó sẽ bị loại bỏ và bit DE được sử dụng. Tuy nhiên có thể chuyển các frame đi với tốc độ lớn hơn CIR hay thậm chí hơn cả CBIR tuỳ thuộc vào trạng thái của mạng Frame relay lúc đó có độ nghẽn ít hay nhiều (Thực chất của khả nǎng này là mượn độ rộng bǎng "Bandwith" của những người sử dụng khác khi họ chưa dùng đến). Nếu độ nghẽn của mạng càng nhiều (khi nhiều người cùng làm việc) thì khả nǎng rủi ro bị loại bỏ của các Frame càng lớn. Khi Frame bị loại bỏ, thiết bị đầu cuối phải phát lại. Do mạng Frame relay không có thủ tục điều hành thông lượng (Flow control) nên độ nghẽn mạng sẽ không kiểm soát được, vì vậy công nghệ Frame relay sử dụng hai phương pháp sau để giảm độ nghẽn và số frame bị loại bỏ : Sử dụng FECN (Forward explicit congestion notification): Thông báo độ nghẽn cho phía thu và BECN (Backward Explicit Congestion Notification) Thông báo độ nghẽn về phía phát . Thực chất của phương pháp này để giảm tốc độ phát khi mạng lưới có quá nhiều người sử dụng cùng lúc. Hình vẽ bên dưới Hình 7 Nguyên lý sử dụng FECN và BECN Sử dụng LMI (Local Manegment Interface): để thông báo trạng thái nghẽn mạng cho các thiết bị đầu cuối biết. LMI là chương trình điều khiển giám sát đoạn kết nối giữa FRAD và FRND. a.Tín hiệu LMI Hình 8 LMI là một chuẩn tín hiệu giữa router và Frame Relay Switch. LMI có nhiệm vụ quản lý kết nối và duy trì trạng thái giữa các thiết bị. Router gởi một hay nhiều yêu cầu về trạng thái LMI đầy đủ đến Frame Relay Switch. Frame Relay Switch trả lời với một hay nhiều loại LMI, và router sẽ cấu hình với loại LMI cuối cùng nhận được. Khi router nhận thông tin LMI, nó cập nhật trạng thái VC của nó với một trong 3 trạng thái sau: Active : chỉ ra rằng kết nối VC hoạt động và các router có thể trao đổi dữ liệu trên mạng Frame Relay. Inactive : chỉ ra rằng kết nối cục bộ đến Frame Relay Switch đang làm việc, nhưng kết nối router ở xa đến Frame Relay Switch ở xa không làm việc. Delete : chỉ ra rằng không có LMI nào được nhận từ Frame Relay Switch hoặc không có dịch vụ giữa router và Frame Relay Switch cục bộ. Ánh xạ địa chỉ Frame Relay bằng Inverse ARP LMI nhận DLCI có giá trị địa phương từ Frame Relay Switch Inverse ARP ánh xạ local DLCI tới địa chỉ mạng đầu xa Hình 9 Một kết nối Frame Relay yêu cầu, trên một VC, DLCI cục bộ được ánh xạ đến một địa chỉ tầng mạng đích, như địa chỉ IP. Những router có thể tự động phát hiện DLCI cục bộ từ Frame Relay Switch cục bộ băng giao thức LMI. Trên router Cisco, DLCI cục bộ có thể được ánh xạ đến địa chỉ tầng mạng của router ở xa một cách tự động bằng Inverse ARP. Inverse ARP gán một DLCI cho một kết nối chỉ định. Ví dụ : Ánh xạ địa chỉ Frame Relay Như chỉ ra trong hình, sử dụng Inverse ARP, router bên trái có thể tự động phát hiện địa chỉ IP của router ở xa, và sau đó ánh xạ đến DLCI cục bộ. Trong trường hợp này, DLCI cục bộ là 500 được ánh xạ đến địa chỉ IP 10.1.1.1. Do đó, khi router gửi dữ liệu đến 10.1.1.1, nó dùng DLCI 500. Các giai đoạn hoạt động của Inverse ARP và LMI Sau đây là tóm tắt về cách tín hiệu Inverse ARP và LMI làm việc như thế nào với kết nối Frame Relay: Hình 10 Mỗi router kết nối đến Frame Relay Switch bằng CSU/DSU Khi Frame Relay được cấu hình trên một interface, router gởi một yêu cầu về trạng thái LMI đến Frame Relay Switch. Message này thông báo với switch về trạng thái của router và yêu cầu switch gởi trạng thái kết nối của VC. Khi Frame Relay Switch nhận được yêu cầu, nó trả lời với một message trạng thái LMI gồm DLCI cục bộ của PVC đến những router ở xa mà router cục bộ có thể gởi dữ liệu. Với mỗi DLCI đang hoạt động, mỗi router gởi một Inverse ARP để giới thiệu về nó. Khi một router nhận được một message Inverse ARP, nó tạo một dòng ánh xạ trong bảng ánh xạ Frame Relay gồm DLCI cục bộ và địa chỉ tầng mạng router ở xa. Chú ý,DLCI là DLCI cục bộ, không phải DLCI của router ở xa. Một trong 3 trạng thái kết nối có thể xuất hiện trong bảng ánh xạ Frame Relay. Mỗi lần 60 giây, các router gởi Inverse ARP đến tất cả DLCI đang hoạt động. Mỗi lần 10 giây, router trao đổi thông tin LMI với switch (keepalive) Router thay đổi trạng thái của mỗi DLCI là active, inactive, hoặc deleted dựa trên LMI trả lời rừ Frame Relay Switch. III. Sự khác nhau giữa Frame relay và X25. 1.Đặc tính X25. X.25 là một dịch vụ chuyển mạch gói được thiết lập tốt (hiện nay hơi lỗi thời), trước đây được sử dụng để nối kết các thiết bị đầu cuối ở xa với các hệ thống chủ. Dịch vụ này cung cấp các kết nối any-to-any cho các người dùng đồng thời. Các tín hiệu từ nhiều người dùng có thể được hợp kênh (multiplex) thông qua giao diện X.25 vào mạng chuyển mạch gói và phân phối tới các nơi khác nhau. Hoạt động của các thực thể chặt chẽ, các node mạng X25 phải luôn biết trạng thái của mạng trong mỗi liên kết logic. Các gói tin điều khiển và báo nhận, báo mất (ACK/NACK) thường xuyên được truyền trên cùng một liên kết của gói dự liệu không chỉ tại các giao tiếp DTE-DCE mà còn tại tất cả các node mạng. Tại tất cả các node mạng phải duy trì bảng trạng thái cho mỗi liên kết logic để quản lý liên kết, điều khiển lỗi, lưu lượng. Đảm bảo gói tin gửi đến đúng địa chỉ đích được lưu trong Network Header và số lượng gói tin gửi vào mạng không vượt quá khả năng xử lý của mạng. Như vậy giao thức tại tầng mạng là tuyệt đối cần thiết nhất là khi triển khai hệ thống mạng X25 trên các đường truyền có độ tin cậy thấp, dễ bị nhiễu loạn, suy giảm tín hiệu … 2. Nhược điểm X25. + Yêu cầu ACK cho từng gói dữ liệu riêng biệt. + Tại mỗi nút trung gian truyền thực hiện điều khiển dòng và điều khiển lỗi. + Mỗi nút trung gian phải lưu trạng thái cho mỗi VC. + Dữ liệu nguồn cần phải được lưu trữ trong trường hợp phải truyền lại. Sự khác biệt giữa Frame Relay và X25. Sự khác biệt căn bản giữa Frame Relay và X25 là Frame Relay không kế thừa công nghệ X25 mà là một giao thức tiên tiến có nhiều điểm tương đồng với X25. Dữ liệu ba tầng của X25 sẽ được chia thành các gói (Packet), trong mỗi gói được bổ sung phần Network Header. Các gói này được chuyển xuống tầng hai, các hàm chức năng của LAP-B sẽ bổ sung Layer 2 Header và ccs Flag cho mỗi gói tạo thành các khung LAP-B. Các khung sẽ được chuyển xuống tầng vật lý và truyền đến đích. Sự khác biệt thể hiện ở việc X25 được cài đặt ở mức 2 (mức vật lý) và mức 3 (mức mạng) trong mô hình OSI (Open System Interconnection), trong khi Frame Relay chỉ đơn giản là một giao thức ở mức 2, bỏ qua các tiện ích sửa lỗi trong cấu trúc khung, điều khiển luồng thông tin (flow control). Khung có lỗi sẽ bị hủy bỏ chứ không sửa chữa, nhờ vậy thời gian xử lý tại bộ chuyển mạch giảm, nên Frame Relay đạt mức thông lượng cao hơn cả mức cao nhất của X25. Frame Relay, cũng như X25, tiết kiệm đáng kể so với đường thuê riêng (private line) nhờ tính năng dồn kênh cho phép thiết lập nhiều kết nối (hoặc cuộc thoại) trên cùng một đường dây vật lý. Trên đường vật lý kết nối duy nhất, Frame Relay hỗ trợ nhiều ứng dụng khác nhau của khách hàng như TCP/IP, NetBIOS, SNA..., cho cả các ứng dụng thoại. Nhờ vậy tiết kiệm chi phí băng thông, đường dây cũng như thiết bị truyền dẫn và thiết bị kết nối. Như vậy Frame Relay khác phục được hạn chế của X25 nhờ các đặc tính sau đây: + Các gói tin điều khiển và dữ liệu được truyền trên các liên kết logic riêng biệt. Vì vậy tại các Node không cần duy trì bảng trạng thái , không cần xử lý các gói điều khiển. + Dồn kênh, chuyển mạch các liên kết logic được thực hiện ở tầng liên kết. Loại bỏ các xử lý ở tầng mạng. + Không điều khiển lưu lượng và điều khiển lỗi theo từng đoạn mạng (Hop-by-Hop Control). Trong trường hợp cần thiết các tầng cao hơn đảm trách. Chính vì những ưu điểm này mà dịch vụ Frame Relay đã được ưa thích từ khi ra đời và ngày càng phổ biến. B. Ứng dụng củaFrame Relay. I. Kết nối mạng Việc xuất hiện các chương trình ứng dụng theo kiểu khách/chủ, xử lý phân bố, đã tạo nên nhu cầu kết nối các mạng cục bộ lại với nhau (LAN interconnection).  Trong trường hợp các mạng cục bộ này cách xa về địa lý, việc kết nối chúng thành các mạng diện rộng (WAN) sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Ví dụ, một tổ chức (công ty, tập đoàn ...) có thể có nhiều mạng cục bộ dùng hệ điều hành, thủ tục, phương tiện truyền khác nhau. Hơn nữa, về mặt công nghệ, mạng cục bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN) là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, để kết nối chúng lại với nhau, phải có một thiết bị trung gian giữa hai loại mạng này.   Giải pháp kết nối mạng diện rộng, mạng hình nhện trước đây phụ thuộc rất lớn vào các kênh kết nối trực tiếp, do đó việc thay đổi cấu trúc mạng đòi hỏi phải thay đổi cấu hình phần cứng và phần mềm; tốn nhiều thời gian, chi phí. Với Frame Relay, việc thêm mạch ảo giữa các đầu cuối trở lên khá đơn giản, việc thay đổi mạch ảo được thực hiện rất dễ dàng và nhanh chóng. Ứng dụng trong kết nối mạng cục bộ (LAN), phương thức kết nối này đem đến những lợi ích như: Đơn giản về mạng lưới, giảm thiểu chi phí đầu tư về thiết bị, giảm chi phí so với kênh trực tiếp (thông thường chỉ bằng 30-40% so với các đường kết nối trực tiếp), nâng cao hiệu quả sử dụng mạng lưới (40% nhờ khả năng hỗ trợ nhiều thủ tục khác nhau của Frame Relay), giảm thiểu gián đoạn trong quá trình truyền tin do không còn cơ chế sửa lỗi khi truyền. II.Hỗ trợ chuẩn SNA của IBM. Frame Relay hỗ trợ chuẩn truyền số liệu của IBM SNA Network, không có thay đổi lớn về phần mềm, phần cứng (front end processor) trong việc đánh địa chỉ và cấu hình mạng lưới. Đến nay, có khoảng 50.000 công ty sử dụng các máy tính lớn (mainframe) dựa trên cấu hình của IBM SNA. Việc duy trì, bảo dưỡng và thay đổi hệ thống là khó và tốn kém, đồng thời việc kết nối với các chuẩn khác (LAN) khá khó khăn. Frame Relay cho phép các nhà  quản trị hệ thống sử dụng IBM SNA giải quyết các vấn đề trên một cách đơn giản và tiết kiệm. III. Phục vụ các ứng dụng trong ngân hàng Một ví dụ điển hình khi Frame Relay được ứng dụng trong ngân hàng. Trước đây các ngân hàng thường sử dụng nhiều cấu hình mạng khác nhau. - Mạng  X.25 liên kết máy chủ SNA với các máy đầu cuối tại văn phòng dùng để  các nhân viên thu tiền ghi nhận các giao dịch của khách hàng. - Mạng bảo vệ Security/Alarm. - Mạng dùng cho thư điện tử - email hoặc xử lý số liệu. - Mạng chuyển tiếng nói “voice” trợ giúp các máy điện thoại tại các máy thu tiền tự động (Bank’s ATM machines). Tất cả các ứng dụng trên có thể được sử dụng kết hợp qua một kênh kết nối Frame Relay duy nhất. Ngoài ra Frame Relay còn có thể dùng cho nhiều ứng dụng khác như: Thoại trên môi trường Frame Relay; Û́ng dụng kết nối internet; Tạo bước đệm cho công nghệ ATM. Mạng Frame Relay cho phép người sử dụng hoặc các thiết bị mạng như FRAD, Router  liên lạc với nhau thông qua mạng ATM Backbone.