Snack là tên gọi các loại thực phẩm được ăn giữa các bữa ăn chính, hay còn được gọi là :
“bữa ăn nhẹ/ thức ăn nhanh”.
Cách hiểu khác: Snack là bánh có cấu trúc giòn xốp với nhiều hình dạng khác nhau (dạng
que, lát, viên ) và có mùi vị đặc trưng.
Các sản phẩm Snack hiện nay có một số đặc điểm như:
Được sản xuất theo quy trình liên tục, nhanh chóng và đảm bảo vệ sinh
Đa dạng, ngoài vị mặn do muối, có thể bổ sung nhiều gia vị khác nhau.
Sản phẩm bao gói tốt, không yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ thấp.
Sản phẩm được đóng gói và có thể ăn được ngay sau khi mở.
47 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6702 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công nghệ sản suất snack bắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghệ sản suất snack bắp GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 1
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SNACK
1.1. Định nghĩa
Snack là tên gọi các loại thực phẩm được ăn giữa các bữa ăn chính, hay còn được gọi là :
“bữa ăn nhẹ/ thức ăn nhanh”.
Cách hiểu khác: Snack là bánh có cấu trúc giòn xốp với nhiều hình dạng khác nhau (dạng
que, lát, viên…) và có mùi vị đặc trưng.
Các sản phẩm Snack hiện nay có một số đặc điểm như:
Được sản xuất theo quy trình liên tục, nhanh chóng và đảm bảo vệ sinh
Đa dạng, ngoài vị mặn do muối, có thể bổ sung nhiều gia vị khác nhau.
Sản phẩm bao gói tốt, không yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ thấp.
Sản phẩm được đóng gói và có thể ăn được ngay sau khi mở.
1.2. Phân loại
- Theo hình dạng và tính chất của sản phẩm
Snack dạng lát mỏng (chips): có/ không có sử dụng công nghệ ép đùn đơn giản với
áp suất thấp.
Snack dạng phồng (puffed): có sử dụng công nghệ ép đùn áp suất cao (1 trục hay 2
trục).
- Theo thế hệ sản phẩm
- Thế hệ 1: khoai tây chiên.
- Thế hệ 2: các sản phẩm snack đi từ công nghệ ép đùn làm phồng trực tiếp
- Thế hệ 3: các loại snack đi từ công nghệ ép đùn làm phồng gián tiếp
- Dựa vào cảm quan vị: măn, ngọt, chua, tự nhiên,…
- Dựa vào phương pháp chế biến: snack chiên, sấy, snack qua ép đùn, nướng,…
- Dựa vào năng lượng
Snack giàu năng lượng cho người lao động nặng.
Snack dùng cho người ăn kiêng: ít béo hoặc không béo, không chứa
cholesterol,…
1.3. Thành phần năng lượng
- Là món ăn nhẹ giữa hai bữa chính, năng lượng do bánh snack cung cấp ít hơn suất ăn
chính nhưng nhiều hơn các món ăn chơi thông thường
- Thành phần cung cấp năng lượng chủ yếu trong bánh Snack là:
Công nghệ sản suất snack bắp GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 2
Lipid: 9 kcal/g lipid
Carbohydrates: 4kcal/g carbohydrates
Protein: 4 kcal/g protein
Ví dụ:
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100g bánh Snack Poca cao cấp
Thành phần Khối lượng Năng lượng
Chất đạm 4,4 g 17,6 kcal
Carbohydrate 65 g 260 kcal
Chất béo 25g 225 kcal
Các chất khác 5,6 g 2 kcal
Tổng 504 kcal
1.4. Lịch sử phát triển: [3]
Có thể tóm tắt quá trình phát triển của ngành công nghiệp Snack như sau:
- 1852 : Geogre Crum, một đầu bếp đã làm món “khoai tây lát chiên giòn” theo yêu
cầu của một khách hàng và từ đó món khoai tây chip ra đời.
- 1861: Julius Sturgis đã thành lập một tiệm bánh pretzel đầu tiên ở Lanscaster,
Pennsyvania, Mỹ
- 1885 : Charles Cretors, Chicago, Illinois đã cải tiến lọai máy rang bắp, gắn thêm
một chảo rang đậu nhỏ, loại máy này dùng cho những người bán dạo.
- 1906: Amedo Obici, một người Ý nhập cư, đã phát triển quy trình chiên đậu
phộng đã lột vỏ được sử dụng trong thương mại.
- 1926: Laura Scudder, California, đã sáng chế ra loại bao bì đựng khoai tây chip
đầu tiên bằng cách tạo lớp giấy sáp mỏng lót bên trong bao bì.
- 1929: Freeman Mcbeth của công ty J.D.Ferry đã sáng chế ra thiết bị sản xuất
khoai tây chip liên tục và máy này đã được đưa đến Ross Potato Chip Company ở
Richland Pennsyvania, Mỹ
- 1933 : Pretzel Machinery Company, Pennsyvania, đã giới thiệu loại máy sản xuất
pretzel – dạng xoắn ống tự nhiên.
- 1943 : Quy trình sản xuất khoai tây chip vẫn tiếp tục trong suốt chiến tranh thế
giới thứ hai nhưng bị hạn chế do nguyên liệu khan hiếm.
Công nghệ sản suất snack bắp GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 3
- 1950 : Snack làm từ da heo chiên giòn đã được bán trên thị trường.
- 1958 : National Potato Chip Institute (NPCI) đã tổ chức một hội nghị về khoai tây
chip quốc tế ở Luân Đôn, và sau đó đổi tên thành Potato Chip Institute
International (PCII)
- 1961 : Hai công ty sản xuất lớn nhất ở Mỹ là Frito và Lay đã hợp lại thành công ty
Frito – Lay
- 1964 : Doritos Torilla chip đã được công ty Frito –Lay sản xuất và đã trở thành
loại snack bán chạy nhất trên thế giới trong 3 thập niên sau đó.
- 1976 : PCII đổi tên thành Potato Chip / Snack Food Association ( PC/SFA)
- 1986 : PC/SFA đổi tên thành Sack Food Association ( SFA)
- 1995 : loại snack ít béo hoặc không béo được bán thị trường, 75% các công ty sản
xuất snack đã bày bán loại sản phẩm này trong suốt thời gian đó.
- 1997: Sự phát triển công nghệ sản xuất gia vị để tạo ra nhiều loại sản phẩm snack
khác nhau.
1.5. Tình hình sản xuất Snack ở Việt Nam
Trên thị trường hiện nay có ba loại bánh phổ biến:
- Snack khoai tây: nguyên liệu chính là bột khoai tây, khi ăn giòn và khô
- Snack phồng tôm: dẻo, dai, tan được trong miệng
- Snack tổng hợp từ bột mì và các loại gia vị
Loại bánh Snack ngoại nhập (từ Thái Lan, Trung Quốc…) giá thành cao, ít mùi vị,
thường chỉ có 3 loại: tôm, bắp, phô mai… Trong khi đó bánh Snack do Việt Nam sản
xuất ngày càng thắng thế do 2 lợi điểm: nhiều hương vị, giá rẻ.
Hương vị bánh snack Việt Nam tập trung khai thác các mùi vị hấp dẫn người ăn từ
món Tây đến món ta. Ví dụ như “bánh chả cá rán”, “gà nướng mật ong” của Bibica hay
“bò ngũ vị” của Kinh Đô… ngoài ra hương vị món tây như pizza, hamburger cũng khá
phổ biến. Các loại mùi vị này đã thay đổi ít nhiều để phù hợp hơn với khẩu vị người Việt
Nam như với món càri Ấn Độ trong bánh snack đã được giảm độ cay, tăng mùi thơm của
rau củ, hay như các loại snack pizza giảm hàm lượng bơ, ít ngán.
2. NGUYÊN LIỆU: [1], [4], [8]
2.1. Nguyên liệu tinh bột:
Công nghệ sản suất snack bắp GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 4
Tinh bột có giá trị dinh dưỡng cao và là nguồn cung cấp năng lượng chính chocon
người và gia súc . Lượng lúa mì,gạo bắp , khoai tây , sắn ,…. Thu hoạch được vượt quá 1
tỷ tấn/năm , trong đó khoảng 10% được khai thác ở dạng tinhbột . Ở Mỹ , khoảng 29
triệu tấn tinh bột từ bắp đang được sử dụng trong cáclĩnh vực sản uất công nghiệp , tại
châu âu tinh bột chủ yếu thu được từ khoaitây, phần nhỏ hơn nhưng đang ngày một tăng
trên thị trường toàn cầu là tinhbột từ gạo, lúa mì và đặc biệt là từ khoai mì-sắn.
2.1.1. Cấu tạo của tinh bột
Tinh bột là hợp chất cao phân tử của glucose nhưng những lại tinh bột từ các
nguồn khác nhau lại rất khác nhau cả về hìnhdạng lẫn các đặc trưng vật lý. Tuy vậy, về
cơ bản, người ta đã thống nhất được rằng tinh bột được cấu thành bởi hai thành phần chủ
yếu là amilose và amilopectin
Hàm lượng amilose và amilopectin trong các loại tinh bột thường khác nhau .Nhìn
chung tỉ lệ amylose/amilopectin trong đa số loại tinh bột là xấp xỉ ¼.Riêng trong các loại
nếp ( gạo nếp , ngô nếp,..) amilopectin chiếm gần100%.Trái lại , trong tinh bột đậu xanh ,
tinh bột củ dong riềng , hàm lượngamilose chiếm trên dưới 50%.Bằng con đường chọn
giống hiện nay , người tađã tạo được các loại hạt có hàm lượng amilose đạt trên 70% .
Chẳng hạn ,người ta đã chọn được giống bắp có hàm lưọng amilose 85% ..
Hạt tinh bột khoai tây có kích thước lớn nhất, còn hạt tinh bột của lúa có kích thước
nhỏ nhất. Hạt tinh bột lúa mì có cấu tạo đơn giản, còn hạt tinh bột ngô có cấu tạo phức
tạp, nghĩa là bao gồm nhiều loại hạt nhỏ.
Ngoài ra chúng cũng khác nhau về tính hòa tan: amylose tan trong nước ấm và tạo
nên dịch có độ nhớt không cao, còn amylospectin thì ngược lại, nó chỉ tan khi đun nòng
và tạo dịch có độ nhớt cao.
Về phân tử lượng, amilose có phân tử lượng trong khoảng 3.105- 1.106 còn
amilopectin có phân tử lượng từ 5.104 – 1.106
Về cấu tạo hóa học, hai thành phần này đều chứa các đơn vị cấu tạo là monosacarit
glucose. Trong amilose, các gốc glucose liên kết với nhau qua liên kết 1,4- glucozit, còn
trong amylopectin, các gốc liên kết với không không những qua liên kết 1,4-glucozit mà
còn có liên kết 1,6-glucozit.
Công nghệ sản suất snack bắp GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 5
Bảng : Thành phần amylose và amylopectin của các loại tinh bột
Loại tinh
bột
Hàm lượng
amylose(%)
Hàm lượng
amylopectin(%)
Nhiệt độ
hồ hoá
Bắp 25 75 62-72
Lúa mì 25 83 58-63
Khoai mì 17 75 68-77
Hình : hình dạng của 6 loại tinh bột phổ biến trên thế giới
Công nghệ sản suất snack bắp GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 6
2.1.2. Tính chất và chỉ tiêu chất lượng của các nguyên liệu tinh bột:
Tiêu chuẩn chất lượng vi sinh
Giới hạn vi sinh vật (trong 1g hay 1ml thực phẩm):
o Tổng số vi sinh vật hiếu khí: 106
o Coliform: 103
o E. coli: 102
o S. aureus: 102
o Cl. Perfringens 102
o B. cereus 102
o Tổng số bào tử nấm men – nấm mốc: 103
1.2 Tinh bột bắp:
Bắp (maize hay corn, loài Zea mays L.) được chế biến thành nhiều các sản phẩm
khác nhau và các loại thực phẩm truyền thống cũng như các sản phẩm công nghiệp như
một số loại snack.
Hạt bắp được cấu tạo gồm vỏ hạt (pericarp hoặc skin, 6-8%), phôi (grem hoặc
embryo, 12%), và nội nhũ (endosperm, 82% tính trên trọng lượng khô của hạt)
Tinh bột bắp thu được từ nội nhũ
Các thành phần của tinh bột bắp thay đổi tùy thuộc vào nguyên liệu, nhưng nó có
thể coi là khoảng 25% amylose và amylopectin 75%.
Tỷ lệ giữa amylose và amylopectin của tinh bột bắp cũng có ảnh hưởng đến tính
chất của sản phẩm. Hàm lượng amylose cao thích hợp cho những sản phẩm có độ cứng
giòn và nở ít. Ngược lại, hàm lượng amylopectin cao sản phẩm nở tốt.
Hạt tinh bột bắp có kích thước trung bình ( 5-20µm) và thích hợp cho quá trình làm
phồng nở và tạo độ xốp thích hợp.
Tinh bột bắp có hiều ưu thế hơn so với tinh bột khoai mì về độ nhớt
Bảng chỉ tiêu chất lượng của tinh bôt bắp
Chỉ tiêu chất lượng Tiêu chuẩn tinh bột xuất khẩu của Trung Quốc
Hàm lượng tinh bột tính theo chất khô,% 99.5
Hàm lượng tro,% <0.3
Hàm lượng protein,% <0.45
Hàm lượng ẩm,% <14
Công nghệ sản suất snack bắp GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 7
pH 5.5-5.7
Độ nhớt(Pa.S) >45
Độ trắng,% >90
1.3 Tinh bột lúa mì
Tinh bột lúa mì: Tinh bột được phân lập từ nội nhũ của hạt lúa mì,có kích thước khá
lớn( 20-40µm) so với các loại hạt lương thực khác nên có khả năng phồng nở rất tốt khi
qua ép đùn. Lượng amylose là khoảng 14.8-34.2% trong lượng tinh bột đã phân lập,và
chúng không có khả năng trương phồng bằng amylopectin. Trong phân tử amylopectin,
tỷ lệ chuỗi dài càng cao ( DP ≥ 35) góp phần làm tăng khả năng phồng nở
Trong lúa mì mềm lượng tinh bột sẽ nhiều hơn lúa mì cứng .
Bảng : Chỉ tiêu chất lượng của tinh bột lúa mì:
Chỉ tiêu chất lượng Tiêu chuẩn tinh bột xuất khẩu của Úc
Hàm lượng tinh bột tính theo chất
khô,%
97.5
Hàm lượng tro,% <0.15
Hàm lượng protein,% <0.45
Hàm lượng ẩm,% <14
pH 4.5-6.0
Độ nhớt(Pa.S) >45
Độ trắng,% >92
1.4. Tinh bột khoai mì:
Tinh bột khoai mì có nhiều tính chất tương tự các loại tinh bột chứa nhiều
amylopectin như: độ nhớt cao, xu hướng thoái hóa thấp và độ bền gel cao.
Nhiệt độ hồ hóa của tinh bột khoai mì trong khoảng 58-630C. Độ nhớt cao là tính
chất quan trọng giúp tinh bột có nhiều ứng dụng trong công nghiệp. Khả năng hồ hóa
sớm , độ nhớt cao của tinh bột mì để hiện lực liên kết yếu giữa các phân tử tinh bột trong
cấu trúc hạt .
Công nghệ sản suất snack bắp GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 8
Tinh bột có độ trương nở và độ hòa tan cao thể hiện lực liên kết yếu trong cấu trúc
hạt. Tinh bột khoai mì dạng hồ có độ trong cao do có khả năng trương nở tốt và xu thế
thoái hóa thấp.
Tinh bột khoai mì có hàm lượng amylose và phân tử lượng trung bình tương đối
cao, tương ứng với amylose của tinh bột lúa mì, và tinh bột bắp.
Cấu trúc gel của tinh bột sắn có độ bền cao hơn so với nhiều loại tinh bột ngũ cốc
khác nên có rất nhiều ứng dụng công công nghiệp thực phẩm, đặc biệt là những sản phẩm
phải bảo quản trong thời gian dài.
Bảng : Chỉ tiêu chất lượng của tinh bột khoai mì:
Chỉ tiêu chất lượng Tiêu chuẩn TCVN-1995
Hàm lượng tinh bột tính theo chất
khô,%
96-97
Hàm lượng tro,% <0.2
Hàm lượng protein,% <0.5
Hàm lượng ẩm,% <14
pH 5-7
Độ nhớt(BU) 700
Độ trắng,% >85
Phân tích nguyên liệu chứa tinh bột: [1]
Độ ẩm nguyên liệu: xác định độ ẩm để tính lượng nước bổ sung vào công thức trong
quá trình phối trộn.
Xác định hàm lượng tinh bột: giúp dự kiến chính xác lượng sản phẩm thu được cũng
như tốn thất trong quá trình sản xuất. Phương pháp xác định hàm lượng tinh bột:
Phương pháp quang học: dựa vào khả năng làm quay mặt phẳng ánh sáng
phân cực của tinh bột.
Phương pháp hóa học: dựa trên cơ sở thủy phân tinh bột đến glucose bằng
axit, sau đó xác định khả năng khử của dung dịch.
Công nghệ sản suất snack bắp GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 9
Phương pháp sinh học: dựa trên cơ sở thủy phân tinh bột bằng enzyme
amylase sau đó đem lên men dịch đường thành rượu rồi xác định lượng rượu
tạo thành.
Tỷ lệ amylose/amylopectin: Phương pháp quang phổ hai bước sóng định lượng gián
tiếp dựa vào phức hợp của amylose/amylopectin với iod xác định tinh bột tổng,
amylose, và amylopectin. Phương pháp này định lượng tỷ lệ amylose/amylopectin
dựa trên độ hấp thu ở các bước sóng sau:
504nm: bước sóng có sự khác biệt rõ nhất giữa phổ của amylose và
amylopectin, độ hấp thu của amylopectin cao hơn amylose.
548 nm: peak của amylopectin.
580 nm: peak cho 20% amylose và 80% amylopectin.
630 nm: peak amylose.
700 nm: bước sóng có sự khác biệt rõ nhất giữa phổ của amylose và
amylopectin, độ hấp thu của amylose cao hơn amylopectin.
800 nm: bước sóng có độ hấp thu của amylose cao nhất và độ hấp thu của
amylopectin gần bằng không.
Bảng 2.4: Bảng tóm tắt về đặc tính của amylose và amylopectin
Đặc tính của hỗn hợp amylose và amylopectin:
Hàm lượng amylose trong hỗn hợp lớn hơn 22% thì hỗn hợp sẽ tạo gel mạnh
hơn trong pha liên tục.
Amylopectin hòa tan trong nước tốt hơn amylose nhưng sự tạo gel chỉ xuất
hiện khi nồng độ lớn hơn 10% (w/w) khi các chuỗi amylopectin quấn lại với
nhau và trở nên nặng hơn (đặc biệt là sau khi bảo quản ở 10C).
Công nghệ sản suất snack bắp GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 10
Bảng 2.5: Đặc điểm kỹ thuật của nguyên liệu và mối quan hệ của chúng đến chất lượng
các quá trình
Đặc điểm kỹ thuật Mối quan hệ
Độ ẩm (11-15%) Có liên quan đến hàm lượng chất khô và khả năng bảo quản.
chất khô quy định khả năng rehydrate, đứt mạch trong quá
trình trộn và thời gian xử lý kiềm diễ ra lâu hơn.
Tỷ lệ
amylose/amylopectin
Ảnh hưởng đến tính chất của sản phẩm.
Hàm lượng amylose cao: tạo sản phẩm có độ cứng và
giòn, nở ít.
Hàm lượng amylopectin cao: tạo sản phẩm có nở tốt.
Monoglyceride Chất nhũ hóa, tạo hệ nhũ tương, chống thoái hóa tinh bột.
Gia vị Tăng hương vị và giá trị cảm quan cho sản phẩm
2.2.1 Monoglyceride
Monoglyceride (MG) là chất tạo nhũ đầu tiên được sử dụng trong thực phẩm. Trên
thị trường, MG được sản xuất ở dạng rắn (vẩy, hạt, bột), bán rắn và lỏng.
Monoglyceride hay gọi là monoacylglycerol là một glyxerit gồm một chuỗi acid béo
liên kết cộng hóa trị với một phân tử glycerol thông qua một liên kết ester. Tùy vào các
loại axit béo và khung glycerol có thể sản xuất nhiều loại chất nhũ hóa có đặc tính khác
nhau
Monoacylglycerol có thể được chia thành hai nhóm, 1-monoacylglycerols và 2-
monoacylglycerols, tùy thuộc vào vị trí của cầu nối ester trên phân nửa khung glycerol
Các monoglyceride được sản xuất ở qui mô công nghiệp và thường được sử dụng
làm phụ gia thực phẩm. Chúng có những tính chất tương tự như acid béo tự do và các
lysophotpholipid khi tương tác với tinh bột. Đối với việc xử lý bột, đặt tính yêu cầu chính
Công nghệ sản suất snack bắp GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 11
của các monoglyceride là chống ôi thối . Các chất này sẽ tạo thành cầu nối cho các axit
béo tương tác với tinh bột và như vậy sẽ làm giảm quá trình thoái hóa tinh bột.
Bảng 2.6: Chỉ tiêu chất lượng của monoglyceride
Chỉ tiêu chất lượng Tiêu chuẩn sản phẩm xuất khẩu của
Trung Quốc
Tổng Momoglycride >95%
Giá trị acid <2.5
Giá trị iod <4.0
Điểm nóng chảy 64-68oC
Kim loại nặng (Pb) <0.0005
Glycerol tự do <1.5
2.2.2 Nước
Nước là thành phần cơ bản trong thực phẩm và nó cũng được quy định sử dụng như
các thành phần khác. Nước được sử dụng trong snack chỉ được dùng với một tỉ lệ rất nhỏ.
Nước dùng cho thực phẩm nói chung đều phải đạt tiêu chuẩn của nước uống.
Chỉ tiêu chất lượng:
Bảng 2.7 Chỉ tiêu chất lượng của nước
Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa
pH 6.5-8.5
Tổng chất rắn hòa tan 1000 mg/l
Độ cứng
Cl
-
SO4
2-
NO3
-
Zn
Cu
Fe
Al
Pb
As
Hg
300 mg/l
250 mg/l
250 mg/l
50 mg/l
3 mg/l
2 mg/l
0.5 mg/l
0.5 mg/l
0.02 mg/l
0.01 mg/l
0.001 mg/l
Công nghệ sản suất snack bắp GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 12
2.3 Gia vị
Bảng 2.8 Công thức hỗn hợp gia vị
Thành phần Hàm lượng (%)
Maltodextrin 25
Muối iode 35
Sữa bột 20
Đường saccharose 10
Monosodium glutamate 5
Tartrazin (E102) 2
Antioxydant (E321-BHT-butylat
hybutylat hydroxytoluen)
1
Hương bắp 2
2.3.1 Muối
Đây là chất tạo vị mặn phổ biến nhất trong sản xuất snack, nó tạo nên vị mặn đặc
trưng và nổi bật cho sản phẩm. Muối cũng là một chất mang thích hợp để phân phối đều
các thành phần vi lượng. Trong một số loại snack, muối được phủ lên trên mặt ngoài của
bánh để người ăn có thể cảm nhận được nó ngay sau khi nếm.
Nên chọn các loại muối biển sạch, hàm lượng NaCl chỉ cần 80% còn lại các hàm lượng
muối khoáng Mg, Ca, K, sunphat và các khoáng vi lượng khác càng giàu càng tốt.
Muối có trộn thêm KIO3 (kali Iodate) theo tiêu chuẩn quy định để phòng bệnh bướu cổ,
bệnh đần độn và các bệnh khác do thiếu iode gây ra.
Thành phần chính và chỉ tiêu chất lượng của muối thực phẩm (TCVN 3974:2007)
- Hàm lượng NaCl tối thiểu
Hàm lượng NaCl không được nhỏ hơn 97% tính theo chất khô, không kể phụ gia
thực phẩm.
- Chất nhiễm bẩn: muối thực phẩm không chứa các chất nhiễm bẩn với lượng ở
dạng có thể gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Cụ thể là không được vượt quá các
giới hạn sau:
Chất nhiễm bẩn Giới hạn
Công nghệ sản suất snack bắp GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 13
Asen Không lớn hơn 0,5mg/kg tính theo As
Đồng Không lớn hơn 2mg/kg tính theo Cu
Chì Không lớn hơn 2mg/kg tính theo Pb
Cadimi Không lớn hơn 0,5mg/kg tính theo Cd
Thủy ngân Không lớn hơn 0,1mg/kg tính theo Hg
Magie Oxit GMP
2.3.2 Maltodextrin
Hỗn hợp gia vị thường có thành phần gọi là chất độn (filler), những chất này thường
có tác dụng điều vị, thường dùng là: maltodextrin, corn syrup solids, bột lúa mì, bột bắp
và whey. Chất độn được thêm vào phần gia vị khoảng 20 – 40%, tùy thuộc vào loại gia vị
và tính chất sản phẩm. Hỗn hợp gia vị mỗi gói snack thường khoảng 5 – 8%. Chất độn
được dùng để điều vị nhẳm đáp ứng thị hiếu mùi vị của người tiêu dùng. Ví dụ, nếu gia vị
quá mạnh, thêm chất độn được thêm vào để làm loãng đi. Nếu hỗn hợp gia vị không đồng
đều trong snack thì chất độn được thêm vào dưới dạng dung dịch để điều chỉnh độ đều
của gia vị. Nhưng nếu gia vị sử dụng với mức độ nhiều, thì chất độn cũng sẽ tăng tương
đương để điều vị.
Trong bài này, chất độn được dùng là maltodextrin - một sản phẩm tinh bột biến
tính dưới tác nhân hoá học (acid) hoặc sinh học (enzyme).
Maltodextrin thu được ở dạng bột màu trắng, ít hút ẩm, tan tốt cho dung dịch
trong, không màu, không ngọt hoặc ít ngọt và không bị thoái hoá.
Các chỉ tiêu:
- Các chỉ tiêu vi sinh
- Tổng vi khuẩn hiếu khí : 100 CFU/1gmax
- Nấm mốc : 50 CFU/1gmax
- Nấm men : 50 CFU/1gmax
- E.Coli : không có
- Salmonella : không có
Công nghệ sản suất snack bắp GVHD: PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn
Trang 14
Những tính chất đặc trưng như độ tan, độ nhớt, khả năng hấp thụ nước của
maltodextrin nhận được từ tinh bột sắn tương tự như maltodextrin thu được từ tinh bột
bắp và khoai tây.
Bảng: Tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm maltodextrin bột
Thành phần
(Số lượng trong 100g sản phẩm)
Theo tiêu chuẩn của Grain Processing
Corporatin, Mỹ
Gluxit 94,5
Ẩm 5,0
Tổng protit, lipid, xơ, tro <0,4
Tính chất vật lí: Sản phẩm dạng bột hoặc hạt mịn màu trắng. Độ hoà tan (độ hoà
tan tính bằng thời gian hoà tan hoàn toàn sản phẩm dạng