MỤC LỤC
Lời mở đầu
Phần 1: Một số lý luận cơ bản về chương trình Marketing trực tiếp trong
hoạt động kinh doanh khách sạn
1.1.Các khái niệm cơ bản trong kinh doanh khách sạn 02
1.1.1.Khái niệm khách sạn 02
1.1.2.Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn 02
1.1.2.1.Đặc điểm về sản phẩm của khách sạn 02
1.1.2.2.Đặc điểm trong mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng
sản phẩm của khách sạn 03
1.1.2.3.Đặc điểm về tổ chức quá trình kinh doanh khách sạn 04
1.1.2.4.Đặc điểm của việc sử dụng các yếu tố cơ bản trong kinh doanh04
1.1.2.5.Đặc điểm của đối tượng phục vụ05
1.2.Khái niệm, chức năng của Marketing trong hoạt động kinh doanh du lịch06
1.2.1.Khái niệm06
1.2.2.Chức năng06
1.2.3 Đặc thù của Marketing du lịch07
1.3.Marketing trực tiếp trong hoạt động kinh doanh khách sạn 10
1.3.1.Khái niệm10
1.3.2.Ưu điểm10
1.4.Khách hàng tổ chức-Đặc điểm của khách sạn tổ chức trong hoạt động
kinh doanh khách sạn 11
1.4.1.Khái niệm11
1.4.2.Đặc điểm của khách hàng tổ chức trong hoạt động
kinh doanh khách sạn 12
1.4.3.Tiến trình mua của khách hàng tổ chức13
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của một tổ chức14
Phần 2: Tổng quan về khách sạn Công Đoàn- Hội An
2.1.Quá trình hình thành và phát triển17
2.2.Chức năng, nhiệm vụ của khách sạn Công Đoàn18
2.3Bộ máy tổ chức quản lý của khách sạn Công Đoàn18
2.3.1.Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý18
2.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận20
2.4.Nguồn lực của khách sạn Công Đoàn21
2.4.1.Vị trí 21
2.4.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật21
2.4.3.Đội ngũ lao động 22
2.4.4.Các quan hệ kinh doanh 23
2.5.Tình hình kinh doanh của khách sạn Công Đoàn 24
2.5.1.Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2002-2004)24
2.5.2.Tình hình doanh thu theo cơ cấu dịch vụ25
2.5.3.Tình hình doanh thu theo đối tượng khách 27
2.6.Tình hình biến động nguồn khách tại khách sạn Công Đoàn 28
2.6.1.Tình hình khai thác khách tại khách sạn Công Đoàn 28
2.6.2.Tình hình biến động nguồn khách 30
2.7.Thực trạng của hoạt động Marketing tai khách sạn Công Đoàn 31
2.7.1.Vấn đề nghiên cứu thị trường31
2.7.2.Các chính sách Marketing được sử dụng trong thời gian qua32
2.7.3.Vai trò của khách hàng tổ chức tại khách sạn Công Đoàn - Hội An34
2.8.Nhận xét chung35
Phần 3: Xây dựng chương trình Marketing trực tiếp cho các khách sạn
tổ chức tại khách sạn Công Đoàn- Hội An
3.1.Phân tích môi trường37
3.1.1.Môi trường vĩ mô37
3.1.2.Môi trường vi mô39
3.2.Những quyết định chủ yếu trong chương trình Marketing trực tiếp
cho các khách hàng tổ chức tại khách sạn Công Đoàn 41
3.2.1.Mục tiêu Marketing 42
3.2.2.Khách hàng mục tiêu43
3.2.3.Chiến lược chào hàng45
3.2.4.Đo lường sự thành công của chiến dịch49
3.3.Triển khai các công cụ sử dụng trong chương trình Marketing trực tiếp
tại khách sạn Công Đoàn- Hội An52
3.3.1.Marketing bằng catalogue52
3.3.2.Marketing bằng thư trực tiếp55
3.3.3.Các công cụ khác57
3.3.3.1.Marketing qua điện thoại57
3.3.3.2.Marketing đáp ứng trực tiếp trên báo và tạp chí 57
3.4.Các biện pháp hỗ trợ58
3.4.1.Hoàn chỉnh công tác tổ chức hoạt động Marketing tại khách sạn 58
3.4.2.Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tại khách sạn 59
Kết luận61
22 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cung ứng Dịch vụ hàng không Sân bay Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN BAY ĐÀ NẴNG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN BAY ĐÀ NẴNG.
Công ty Dịch vụ Hàng không sân bay Quốc tế Đà Nẵng là một doanh nghiệp Nhà nước, thành viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 1808/QĐ-TCCBLĐ của Bộ Giao thông vận tải ngày 19/10/1991 với tên gọi : Công ty dịch vụ cụm Cảng Hàng không sân bay miền Trung.
Những ngày đầu thành lập so với số vốn ít ỏi là 4.939.870.611 đồng và 54 lao động, Công ty dịch vụ cụm Cảng Hàng không đã không gặp ít khó khăn trong sự chuyển đổi của cơ cấu thị trường. Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết, với ý chí vươn lên công ty đã nhanh chóng tạo uy tín với khách hàng năng động trong sản xuất kinh doanh đưa công ty phát triển nhanh chóng và vững chắc.
Năm 1996, nhằm thống nhất quản lý, lãnh đạo tổ chức sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực thương mại cảng hàng không khu vực miền Trung. Công ty đã đổi tên thành Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng (gọi tắt là công ty MASCO) trên cơ sở sát nhập các đơn vị nhỏ từ sân bay chuyển sang.
Ngày nay công ty MASCO đang không ngừng mở rộng và phát triển với số vốn 9.589.255.077 đồng, hơn 200 lao động làm việc ổn định và thu nhập bình quân 620.000đồng/người/tháng.
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN BAY ĐÀ NẴNG:
Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng không Đà Nẵng là một doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty dịch vụ Hàng không xí nghiệp nên được kinh doanh trong phạm vi các sân bay và được độc quyền cung ứng các dịch vụ hàng khôngcho các chuyến bay vì thế công ty có nhiều lợi thế trong kinh doanh. Mặt khác Tổng Công ty hàng không Việt Nam còn hỗ trợ về mặt tài chính mỗi khi công ty gặp khó khăn trong vấn đề vốn thông qua hình thức cho vay. Tuy nhiên, quá trình hoạt động của công ty lại chịu sự chi phối mạnh mẽ của các hoạt động trong ngành hàng không, chẳng hạn như thu nhập lĩnh vực cung ứng dịch vụ hàng không của công ty còn phụ thuộc vào số lượng hành khách của hãng hàng không Việt Nam.
Công ty Cung ứng Dịch vụ hàng không Sân bay Đà Nẵng hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhiều ngành nghề khác nhau, mỗi ngành nghềlại mang đặc thù riêng của nó, đòi hỏi phải có phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh thíchhợp. Để phù hợp yêu cầu và khả năng quản lý công ty được tổ chức thành các xí nghiệp, cửa hàng và trung tâm bán vé máy bay hoạt động với chức năng riêng của mình.
Xí nghiệp cung ứng suất ăn đặt tại sân bay Đà Nẵng, có 2 chi nhánh ở Phú Bài và hiện nay đng triển khai một chi nhánh nữa ở Nha Trang, cung cấp hầu hết các suất ăn cho hành khách đi máy bay cũng như phi hành đoàn trên các chuyến bay xuất phát từ Sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Nha Trang. Đây là lĩnh vực hoạt động có hiệu quả nhất và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn công ty.
Xí nghiệp Ôtô đặt tại Sân bay Đà Nẵng cung cấp dịch vụ vận tải hành khách, hàng hoá bằng ôtô, taxi nội tĩnh và liên tỉnh. Trong những năm qua thật sự khó khăn, doanh thu không đạt so với kế hoạch trong khi đó chi phí sản xuất lại xấp xỉ với kế hoạch do vậy kết quả kinh doanh luôn thua lỗ và dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh doanh của toàn công ty.
Xí nghiệp thương nghiệp đặt tại Sân bay Đà Nẵng và có chi nhánh tại Phú Bài, kinh doanh hàng mỹ nghệ, chế biến ăn uống, sản xuất bánh kẹo. Hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp này đứng thứ 2 sau xí nghiệp cung ứng suất ăn đã góp phần tăng hiệu quả chung của công ty.
Cửa hàng kinh doanh tổng hợp đặt tại 35 đường Trần Phú, 108 đường Bạch Đằng là bộ phận kinh doanh độc lập, kinh doanh mỹ nghệ, bách hoá, đồ gia dụng... Đây là lĩnh vực hoạt động nhằm mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, thâm nhập vào thị trường hạn chế sự chi phối chung của ngành hàng không đồng thời tạo điều kiện cho công ty phát triển.
Trung tâm bán vé máy bay có 3 phòng đặt tại Sân bay Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, trung tâm này bán vé giữ chổ cho hàng không Việt Nam hưởng hoa hồng, kết quả kinh doanh không cao nhưng đây là lĩnh vực hổ trợ cho hoạt động cung ứng dịch vụ hàng không tăng trưởng.
Một đặc điểm nữa là công ty kinh doanh trên địa bàn rộng, rác trong các sân bay thuộc khu vực miền Trung tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tăng đầu tư và mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh song cũng mang lại nhiều khó khăn trong công tác quản lý điều hành.
PHẦN II
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
I. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY:
Hiện nay bộ máy quản lý của công ty được tổ chức và vận hàng theo kiểu trực tuyến chức năng. Thể hiện qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY.
II. PHÂN CẤP QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY:
1. Đối với công ty:
Công ty là chủ thể có đầy đủ tư cách pháp nhân, quản lý công ty theo pháp lệnh hiện hành, thống nhất quản lý vốn, tài sản và lao động.
Công ty xây dựng các kế hoạch kinh doanh thôgn qua phòng kế hoạch - kinh doanh và phân bổ cho các xí nghiệp thực hiện.
2. Đối với các xí nghiệp:
Tất cả các xí nghiệp hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp, tập trung thống nhất của phụ trách xí nghiệp. thực hiện chế độ tự chủ về điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh trong phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn được giám đốc phân công.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
Do đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty nên để đáp ứng nhu cầu vốn, tài sản cũng như cung cấp thông tin cho quản lý, bộ máy kế toán tài chính của công ty được vận hành vừa tập trung vừa phân tán và vận hành theo kiểu trực tuyến có mối quan hệ nghiệp vụ giữa các phần hành thống nhất chỉ đạo công tác kế toán tài chính trong toàn công ty cũng như đối với từng xí nghiệp.
3.1. Tại phòng kế toán các xí nghiệp:
Đối với các đơn vị hạch toán độc lập xí nghiệp suất ăn, xí nghiệp thương nghiệp, xí nghiệp ôtô thực hiện kiểm tra xử lý chứng từ, hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp, xác định kết quả sản xuất kinh doanh gởi về phòng kêt công ty.
Đối với các đơn vị báo sổ như các cửa hàng, trung tâm bán vé tổ chức ghi chép ban đầu, phân loại, xử lý chứng từ sau đó gởi tất cả các chứng từ về phòng kế toán công ty .
3.2. Tại phòng kế toán công ty:
Thực hiện các bước giống như các xí nghiệp đối với những nghiệp vụ phát sinh ở các cửa hàng, trung tâm bán vé khi có chứng từ gởi về phòng kế toán công ty.
Phân bổ chi phí khấu hao, chi phí lãi vay, chi phí quản lý công ty cho các xí nghiệp, cửa hàng, trung tâm bán vé.
Tổng hợp các bảng báo cáo cảu các đơn vị để thiết lập nên báo cáo tài chính cho toàn công ty.
Phân bổ chi phí khấu hao, chi phí lãi vay, chi phí quản lý công ty cho các xí nghiệp cửa hàng, trung tâm bán vé.
Tổng hợp các bảng báo cáo của các đơn vị để thiết lập nên báo cáo tài chính cho toàn công ty.
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY ĐƯỢC THỂ HIỆN Ở SƠ ĐỒ SAU:
4.1. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi nhân viên kế toán:
Kế toán trưởng : Trực tiếp lãnh đạo phòng kế toán của công ty chỉ đạo kế toán các xí nghiệp. kế toán trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc và cấp trên về tính chính xác của số liệu chịu trách nhiệm trong việc chấp hành chế độ thống kê, kế toán theo quy định của Tổng Công ty và của Nhà nước.
+ Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu lập báo cáo định kỳ, xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Theo dõi tình hình biến động của vật tư CCDC, TSCĐ tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho các xí nghiệp.
+ Kế toán tiền gởi ngân hàng và thanh toán với ngân sách Nhà nước theo dỏi và hạch toán thu chi tiền gởi ngân hàng, quan hệ giao dịch với ngân hàng thực hiện các khoản thanh toán với ngân sách.
+ Kế toán tiền mặt và thanh toán nội bộ theo dỏi, hạch toán thu chi tiền mặt, thanh toán tạm ứng, tiền lương cho cán bộ công nhân viên, theo dõi thanh toán nội bộ giữa công ty với các xí nghiệp, cửa hàng.
+ Thủ quỹ: là người chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt tại quỹ, thực hiện các nghiệp vụ thu chi, lập báo cáo quỷ, bảo quản tiền mặt tại quỹ theo đúng quy định của Nhà nước.
+ Kế toán tại cá xí nghiệp:
Tại mỗi xí nghiệp đều có một nhân viên kế toán, một hoặc hai nhân viên thống kê và một nhân viên thủ quỹ.
Nhân viên kế toán tại xí nghiệp chịu trách nhiệm mọi công việc kế toán tại đơn vị mình, từ đó hạch toán ghi chép ban đầu cho đến tập hợp chi phí và xác định kết quả để báo cáo lên công ty.
Các nhân viên thống kê giữ vai trò là người phụ giúp thực hiện các công việc thống kê ghi chép cho công tác kế toán tại các xí nghiệp.
4.2. Hình thức tổ chức sổ kế toán tại công ty:
Hiện nay công ty MASCO đang sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ có cải biên để phù hợp với việc ứng dụng máy vi tính với kỳ hạch toán là quý.
Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc (hoá đơn, phiếu nhập, phiếu xuất...) nhân viên kế toán tiến hành thu nhập, phân loại chứng từ theo từng phần hành kế toán và ghi vào bảng kê chứng từ ghi sổ có liên quan. Đối với các đối tượng cần theo dõi chi tiết thì kế toán phải ghi vào sổ chi tiết có liên quan như: sổ theo dõi công nợ, TSCĐ , vật tư...
Cuối quý, kế toán tiến hành tổng hợp số phát sinh của từng tài khoản rồi tiến hành đối chiếu số liệu. mặt khác từ các sổ chi tiết, cuói quý kế toán phải tổng hợp lên bảng tổng hợp chi tiết và tiến hành đối chiếu bảng tổng hợp chi tiết với bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác.
Nhưng thực tế công tác kế toán tại công ty đều được làm trên máy. Với những chương trình kế toán đã được cài đặt sẵn trên máy.
HÌNH THỨC TỔ CHỨC SỔ SÁCH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
PHẦN III
TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP SUẤT ĂN
Sơ lược quy trình chung chế biến các loại thức ăn
Sơ lược quy trình chế biến suất ăn:
I. PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP SUẤT ĂN:
1. Phân loại theo yếu tố chi phí sản xuất:
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất tại xí nghiệp bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là:
- Các loại rau và trái cây.
- Tinh bột.
- Thịt cácloại.
- Các loại gia vị và phụ phẩm khác.
- Chi phí nhân công.
- Tiền lương chính, lương phụ cấp công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên sản xuất phân xưởng (xí nghiệp).
- Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ xí nghiệp phải trả tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
- Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí khác bằng tiền mặt.
2. Phân loại theo yếu tố giá thành:
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất suất ăn được phân thành những khoản mục tương ứng với khoản mục giá thành:
+ Chi phí NVL trực tiếp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung:
- Chi phí về CCDC lao động dùng cho bộ phận sản xuất như: cân, dao, kéo...
- Chi phí khấu hao TSCĐ của toàn xí nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí khác bằng tiềnmặt.
II. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
1. đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của xí nghiệp suất ăn ta căn cứ vào:
- Loại hình sản xuất tại xí nghiệp : tại xí nghiệp suất ăn công việc sản xuất diễn ra liên tục và hàng loạt với số lượng lớn tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách đi máy bay. Mặt khác, tại xí nghiệp suất ăn quy trình công nghệ sản xuất đơn giản cho nên sản phẩm cuối cùng nhận được là do chế biến liên tục các loại vật liệu sử dụng.
- Đặc điểm tổ chức suất ăn tại xí nghiệp: do xí nghiệp suất ăn chỉ có 1 tổ sản xuất suất ăn duy nhất và không được phân chia thành các tổ nhỏ.
- Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp: đối với 1 doanh nghiệp việc cung cấp và xả lý thông tin là việc rất cần thiết và rất quan trọng, quản lý nào cũng muốn đạt được. Tuy nhiên đối với xí nghiệp suất ăn do điều kiện nhân lực còn hạn chế và công tác kế toán lại nhiều chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý.
Tóm lại, với điều kiện trên xí nghiệp suất ăn đã xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là tập hợp chi phí sản xuất theo quy trình công nghệ sản xuất với kỳ quyết toán là quý. Với việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo quy trình công nghệ. Vì vậy, theo phương pháp hạch toán này thì toàn bộ chi phí phát sinh trong quý đều được hạch toán vào các tài khoản có liên quan theo từng khoản mục chi phí sản xuất.
III. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO TỪNG KHOẢN MỤC CHI PHÍ:
1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp:
a. Căn cứ hạch toán:
Hằng ngày kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên liệu của thủ kho gởi lên.
Tài khoản sử dụng :
Để hạch toán chi phí, nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, kế toán tại xí nghiệp sử dụng các tài khoản để tập hợp chi phí như sau:
TK 621 “Chi phí nguyên liệu, VL trực tiếp” TK này có 2 tài khoản cấp 2:
- TK 6211 “Chi phí nguyên liệu”
- TK 6212 “Chi phí vật liệu trực tiếp “
Các tài khoản này được mở chi tiết cho các suất ăn ở Đà Nẵng, Phú Bài, Nha Trang.
* Trình tự hạch toán chi phí NL,VL trực tiếp.
Ở xí nghiệp sử dụng phương pháp tính giá thực tế đích danh để tính giá của vật liệu xuất kho.
Phiếu xuất kho vật tư -> bảng kê chứng từ ghi sổ - Sổ cái TK 621.
PHIẾU XUẤT KHO
Kho xuất: Tại kho NVL (Đà Nẵng)
Xuất kho : Chế biến suất ăn DAD ngày 13/4/2002.
TT
Mã tên vật tư
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Xà lách C002-001
Kg
10
2.600
26.000
2
Dưa leo C002 - 16
Kg
30
2.700
81.000
3
Xúc xích C003
Kg
1
54.000
54.000
4
...
...
...
...
...
Bảng kê chứng từ ghi sổ (Chi phí NL,VLTT)
CT số
Ngày
Nội dung
Đơn vị
TK Nợ
TK Có
Số tiền
02/K
10/4/2002
Xuất kho NVL
Tại kho NVL Đà Nẵng
6211
152
350.678.921
* Tập hợp chi phí NL,VLTT
Sổ cái 6211 “CHI PHÍ NL,VLTT”
Quý II/2002
Chứng từ
Nội dung
TK ĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
01/K
13/4/02
XK NVL + nước uống
15211
3.088.973
PC04/PB
14/4/02
XK chế biến suất ăn
15211
901.463
QRSA1
31/5/02
K/C chi phí NL,VLTT
1541
197.443.846
...
...
...
...
...
...
Cộng quý II/02
705.058.899
705.058.899
Sổ cái TK 6212 “Chi phí VL phụ”
Quý II/2002
Chứng từ
Nội dung
TK ĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
PC05/PB
14/4/02
T/toán tiền ga buttan 12kg
13885
100.920
PC09/NT
15/4/02
T/toán tiền xăng A92 T4/01
13885
140.000
02/K
16/5/02
Xuất kho vật liệu phụ để sản xuất suất ăn
15211
1.589.672
...
...
...
...
...
...
Cộng quý II/02
7.882.483
7.882.483
2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
* Căn cứ hạch toán:
Hàng tháng căn cứ vào “Bảng chấm công”, “Bảng tính lương” để xác định tiền lương của công nhân, hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp. Hàng tháng, lương khi đã nhận được tiền lương duyệt quyết toán là căn cứ để hạch toán vào sổ lương, kế toán tổng hợp căn cứ để lên vào “Chứng từ ghi sổ”,sau đó hạch toán vào tài khoản nhân công trực tiếp.
* Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán xí nghiệp sử dụng cáctkr sau để hạch toán:
TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp” tài khoản này có các tài khoản cấp 2:
TK 6221: “Chi phí tiền lương , trợ cấp BHXH”
TK 6222: “ Chi phí BHYT, BHXH, KPCĐ”
* Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chứng từ gốc - bảng kê chứng từ ghi sổ - sổ cái tài khoản 622.
Tại xí nghiệp Suất ăn, lương của công nhân viên trực tiếp sản xuất và lương nhân viên xí nghiệp được tính theo hình thức kết hợp giữa trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
Lương của mỗi công nhân viên
=
Lương cơ bản
+
Tổng quỹ lương XN - Tổng lương cơ bản
x
Công quy đổi
Tổng công quy đổi
Trong đó, lương cơ bản của mỗi công nhân viên được hưởng theo luật địng của Nhà nước.
+ Tổng quỹ lương cơ bản của xí nghiệp là: 14.103.280.
+ Công quy đổi = hệ số * [(Công 17 * 0,7) + (công * 0,5)]
+ Hệ số: được tính theo thâm niên, chức danh và trình độ chuyên môn của mỗi người.
Tổng quỹ lương XN = 7,74 * (Tổng doanh thu XN - Thuế)
Còn các khoản BHXH, KKPCĐ được tính chi phí nhân công theo tỷ lệ quy định như sau:
BHXH = lương cơ bản * 15% còn 7% trừ vào tiền lương của nhân viên.
Như vậy, tiền BHXH của xí nghiệp suất ăn quý II/2002 = 15% * 14.103.280 = 2.115.492.
KPCĐ = 1% * Tổng thu nhập.
BHYT = 1% * lương chế độ
Ở xí nghiệp suất ăn, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng được đưa vào TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” mà không được đưa vào TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Xí nghiệp suất ăn không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Do số lượng công nhân ít, việc nghỉ phép được phân bổ đều.
Khi phát sinh chi phí tiền lương:
Nợ TK 6221 47.450.000
Có TK 334 47.450.000
Cuối quý tổng hợp được chi phí phát sinh như sau:
Sổ cái TK 6222 “Chi phí tiền lương”
Quý II/2002
Chứng từ
Nội dung
TK ĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
BTL
31/05/02
Tính lương kỳ I T4 cho CBCNV
3341
47.450.000
.....
.........
..............
.......
..........
.........
Cộng quý II/2002
153.150.000
153.150.000
Sổ cái TK 6221 “Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ”
Quý II/2002
Chứng từ
Nội dung
TK ĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
30/04/02
Công ty báo nợ BHXH
3368
3.423.735
30/04/02
Trích KPCĐ
3368
1.160.000
.....
.........
..............
.......
..........
.........
Cộng quý II/2002
12.992.187
12.992.187
3. Hạch toán chi phí sản xuất chung :
* Căn cứ hạch toán :
Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán xí nghiệp căn cứ vào :
Phiếu xuất kho (VL, CCDC)
Bảng phân bố khấu hao TSCĐ
Hoá đơn các dịch vụ mua ngoài
Giấy báo nợ của công ty
* Tài khoản sự :
TK 6272 “chí phí vật liệu phụ”
TK 6273 “chi phí khấu hao dụng cụ sản xuất”
TK 6274 “chi phí khấu hao TSCĐ” TK này có 2 tài khoản cấp 2 :
+ TK 62741 “chi phí khấu hao TSCĐ cơ bản”
+ TK 62742 “chi phí khấu hao tài sản sửa chữa lớn”
TK 6275 “thuế tài nguyên”
TK 6277 “chi phí dịch vụ mua ngoài”
TJ 6278 “chi phí bằng tiền khác”
Ở đây xí nghiệp sử dụng tài khoản chi tiết 6271 “chi phí nhân viên quản lý phan xưởng” để hạch toán vì khoản chi phí này đã được hạch toán gộp vào tài khoản 622 “chi phí nhân công rtực tiếp”.
* Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung :
Chứng từ gốc -> Bảng kê CT-GS -> Số Cái TK527
+ Đối với chi phí vật liệu phụ ở xí nghiệp suất ăn bao gồm : xà phòng, thuốc tẩy, nước rửa chén....
Hằng ngày, kế toán xí nghiệp căn cứ vào các chứng từ gốc (phiếu xuất kho vật liệu) kế toán định khoản, ghi vào bảng kê CT-GS, nhập vào máy.
Nợ TK 6272 : 3.720.325
Có TK 152 : 3.720.325
Cuối quý tổng hợp được chi phí phát sinh như sau :
SỔ CÁI TK 6272 “CHI PHÍ VẬT LIỆU PHỤ”
Quý II/2002
Chứng từ
Nội dung
TK ĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
PXK
14/04/02
Xuất kho vật liệu dùng chung cho XN
152
180.970
.....
.........
..............
.......
..........
.........
Cộng quý II/2002
3.720.325
3.720.325
+ Chi phí CCDC : chủ yếu là các loại dụng cụ dùng để chế biến và đóng gói suất ăn như : dao cắt, kéo cắt, bếp ga,... các công cụ này tại xí nghiệp suất ăn tuy nhiều như đa số công cụ này đều có giá trị không lớn nhưng nó được sử dụng trong nhiều kỳ, vì vậy nó được phân bổ nhiều lần trong từng kỳ như sau :
Hằng tháng, kế toán tính ra lượng công cụ dụng cụ xuất dùng tháng này và hạch toán vào chi phí sản xuất tháng này và hạch toán như sau :
Nợ TK 6273 - chi phí vật liệu CCDC : 218.000
Có TK 1531 - công cụ dụng cụ : 218.000
Hàng tháng, căn cứ vào sổ công cụ dụng cụ trong kỳ trước phân bổ trong kỳ này không phải do xí nghiệp trích mà việc quản lý TSCĐ là do phòng kế to