Xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi sự đa dạng và phong phú cả về số lượng, chất lượng của các loại sản phẩm. Điều đó đặt ra câu hỏi lớn cho các doanh nghiệp sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Vì thế các doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến việc sản xuất ra sản phẩm đạt yêu cầu và khách hàng, nhu cầu và thị hiếu của khách hàngđể sản xuất và cung ứng những sản phẩm phù hợp. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải bằng mọi cách đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng được người tiêu dùng chấp nhận và thu được lợi nhuận nhiều nhất có nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác bán hàng. Một trong nhưnggx yếu tố quyết định điều đó là phải thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng. Hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng sẽ cho doanh ngiệp có cái nhìn tổng thể về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách cụ thể thông qua các chỉ tiêu doanh thu và kết quả lỗ lãi. Đồng thời còn cung cấp những thông tin quan trọng cho các nhà quản lý phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh đầu tư vào doanh nghiệp có hiệu quả nhất.
Trong thời gian thực tập tại công ty em đã có cơ hội tìm hiểu và nắm bắt được thực trạng hoạt động của công ty cũng như công tác kế toán của phòng kế toán. Với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trần Văn Thuận cùng toàn thể các anh chị trong phòng kế toán em đã củng cố được kiến thức và hoàn thiện được Báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
Báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Hatachi Hà nội
Phần 2: Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty cổ phần Hatachi Hà nội
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần Hatachi Hà nội.
54 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2152 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần Hatachi Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi sự đa dạng và phong phú cả về số lượng, chất lượng của các loại sản phẩm. Điều đó đặt ra câu hỏi lớn cho các doanh nghiệp sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Vì thế các doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến việc sản xuất ra sản phẩm đạt yêu cầu và khách hàng, nhu cầu và thị hiếu của khách hàngđể sản xuất và cung ứng những sản phẩm phù hợp. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải bằng mọi cách đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng được người tiêu dùng chấp nhận và thu được lợi nhuận nhiều nhất có nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác bán hàng. Một trong nhưnggx yếu tố quyết định điều đó là phải thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng. Hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng sẽ cho doanh ngiệp có cái nhìn tổng thể về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách cụ thể thông qua các chỉ tiêu doanh thu và kết quả lỗ lãi. Đồng thời còn cung cấp những thông tin quan trọng cho các nhà quản lý phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh đầu tư vào doanh nghiệp có hiệu quả nhất.
Trong thời gian thực tập tại công ty em đã có cơ hội tìm hiểu và nắm bắt được thực trạng hoạt động của công ty cũng như công tác kế toán của phòng kế toán. Với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trần Văn Thuận cùng toàn thể các anh chị trong phòng kế toán em đã củng cố được kiến thức và hoàn thiện được Báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
Báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Hatachi Hà nội
Phần 2: Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty cổ phần Hatachi Hà nội
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần Hatachi Hà nội.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo cùng toàn thể các anh chị trong phòng kế toán đã giúp đỡ em để hoàn thành báo cáo tổng hợp này.
Do thời gian thực tập có hạn cũng như kinh nghiệm thực tế của bản thân chưa nhiều nên bài báo cáo tổg hợp của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các cán bộ trong Công ty cổ phần Hatachi Hà nội để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Hưng Yên, tháng 2 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Cúc
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
STT
Tên sơ đồ và bảng biểu
trang
1.1
Bảng cơ cấu và nguồn vốn của công ty cổ phần HATACHI Hà Nội
10
1.2
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
12
1.1
Sơ đồ quy trình sản xuất máy biến áp
6
1.2
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
8
2.1
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
13
2.2
Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
18
2.3
Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán tiền mặt
22
2.4
Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán TGNH
25
2.5
Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán tiền lương
28
2.6
Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán TSCĐ
32
2.7
Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán nguyên vật liệu
35
2.8
Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán tiêu thụ thành phẩm
37
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
VLĐ
Vốn lưu động
VCĐ
Vốn cố định
VKD
Vốn kinh doanh
BHXH
Bảo hiểm xã hội
UNT
Uỷ nhiệm thu
Hoá đơn GTGT
Hoá đơn giá trị gia tăng
Thuế TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp
LNTT
Lợi nhuận trước thuế
LNST
Lợi nhuận sau thuế
TSCĐ
Tài sản cố định
TGNH
Tiền gửi ngân hàng
UNC
Uỷ nhiệm chi
BCTC
Báo cáo tài chính
CB, CNV
Cán bộ, công nhân viên
PHẦN 1:
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HATACHI HÀ NỘI.
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Hatachi Hà nội.
Công ty cổ phần Hatachi được thành lập vào ngày 14/ 02/ 2007 theo giấy phép kinh doanh số 21.03.000218 do phòng Đăng ký kinh doanh sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 14/ 02/ 2007 sửa đổi bổ sung lần 6 ngày 13/ 07/ 2010. Trụ sở của công ty ở khu công nghiệp Hanaka Từ Sơn - Bắc Ninh với diện tích là 13.5 ha, số lượng cán bộ công nhân viên là 615 người.
Điện thoại 0241.629.2889 Fax: 0241.626.0189
E- mail: info@hatachi.com.vn Web: www.hatachi.com.vn
Vốn điều lệ: Trên 100.000.000.000 đồng
Tiền thân của Công ty cổ phần Hatachi là nhà máy thiết bị điện Hanaka – công ty TNHH Hồng Ngọc, được cổ phần hoá vào ngày 14/ 02/ 2007. Từ khi thành lập đến nay công ty đã trải qua một số bước quan trọng :
Giai đoạn 1: Từ năm 2001 – 2006 Nhà máy thiết bị điện Hanaka trực thuộc công ty TNHH Hồng Ngọc. Nhà máy thiết bị điện Hanaka là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm, vật tư, thiết bị phục vụ ngành điện như các loại máy biến áp khô có điện áp từ 10 – 35 kv, công suất từ 25 kvA – 15.000 kvA, tủ bảng điện hạ thế, trạm kios, dây cáp điện, dây đồng và dây nhôm có đường kính từ 2,3 mm – 9,5 mm; các bán thành phẩm của máy biến áp như: lõi tôn, silíc cắt chéo, cánh tản nhiệt. Trong giai đoạn này nhà máy được điều hành doanh nhân trẻ giám đốc Mẫn Ngọc Anh chủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH Hồng Ngọc.
Giai đoạn 2: Từ 14/ 02/ 2007 theo giấy chứng nhận kinh doanh số 21.03.00028 Nhà máy thiết bị điện Hanaka được cổ phần hoá lấy tên là Công ty cổ phần Hatachi Hà nội, với vốn điều lệ trên 10.000.000.000 đồng.
Do xác định đúng phương hướng sản xuất kinh doanh kết hợp đà tạo nguồn nhân lực tốt công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Công ty luôn đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng từ đó đã không ngừng nâng cao được doanh thu qua các năm.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty cổ phần Hatachi Hà nội.
1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần Hatachi Hà nội.
1.2.1.1. Chức năng:
Chức năng theo giấy phép kinh doanh:
Công ty có chức năng sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ máy biến áp, đưa ra các chính sách, phương án kinh doanh, tổ chức cho công ty hoạt động một cách khoa học. Đảm bảo cho công ty hoạt động đúng pháp luật, đúng quy định của Nhà nước.
1.2.1.2.Nhiệm vụ:
Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu
Tối đa hoá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
Phát triển thành một công ty vững mạnh, có tiềm lực về tài chính, phương pháp quản lý, diều hành tiên tiến để giữ vai trò chủ đạo, chi phối, hỗ trợ và liên kết các hoạt động vói các công ty liên kết.
Hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành sản xuất chính là sản xuất máy biến áp…
Nâng cao chất lượng và mở rộng sản phẩm máy biến áp, các loại sản phẩm khác của công ty đáp ứng tốt nhất nhu cầu trên thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty cổ phần Hatachi Hà nội.
* Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất:
+ Các loại máy biến áp phân phối khô có điện áp đến 35 kv, công suất từ 10 kvA đến 30.000 kvA.Dây cáp điện trung hạ thế và cáp ngầm.
+ Bán thành phẩm máy biến áp: Xẻ băng, cắt chéo lõi tôn silíc, vò tản nhiệt
biến áp phân phối dạng cánh sóng
+ Tủ điện, bảng điện trung, hạ thế có điện áp tới 35 kv. Các loại trạm biến áp trọn bộ kiểu kios có điện áp tới 35 kv.
+ Các loại dây đồng tròn trần và tráng sơn cách điện kỹ thuật điện đường kính từ 0,1 đến 8 và 12,5 (mm).
+ Các loại dây nhôm kỹ thuật điện trường từ 1 đến 9,5 mm.
+ Dây và cáp nhôm trần, đồng trần, dây nhôm trần lõi thép có tiết diện đến 1200mm2, điện áp đến 500 kv.
+ Cáp điện ngầm trung, hạ thế lõi đồng/ nhôm điện áp đến 35 kv, cáp ngầm siêu cao áp đến 220kv bọc PVC/XLPE (gồm cả vặn xoắn, bọc thép, chống thấm)
- Kinh doanh xuất nhập khẩu:
+ Vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, phụ kiện phục vụ cho sản xuất thiết bị điện và các ngành: Công nghiệp, điện lực, nông nghiệp, giao thông vận tải và xây dựng đặc biệt là máy biến áp
- Sửa chữa bảo hành các loại máy biến áp
* Sản phẩm cung cấp chủ yếu là máy biến áp
* Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt( có rất nhiều công ty trên thị trường đang sản xuất kinh doanh cùng lĩnh vực) tuy nhiên công ty vẫn khẳng định được tên tuổi và thương hiệu của mình trên thị trường do:
- Có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm.
- Gía cả cạnh tranh, chất lượng ổn định,dịch vụ bảo hành tốt
* Phương châm hoạt động của công ty:
- Chất lượng sản phẩm tốt.
- Dịch vụ hoàn hảo nhất.
- Gía cả hợp lý nhất.
1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh của Công ty cổ phần Hatachi Hà nội.
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất máy biến áp của công ty:
Nội dung cơ bản của quy trình công nghệ sản xuất máy biến áp:
+ Gấp cánh sóng: Chế tạo các tấm cánh tản nhiệt cho biến áp
+ Hàn khung máy: Hàn các mảnh cánh sóng với khung và vành miệng thành vỏ máy biến áp
+ Phun bi: Các vỏ máy sẽ được đưa vào lò phun bi để làm sạch bề mặt
+ Sơn tĩnh điện: Sau khi vỏ máy được làm sạch, vỏ máy thô đưa vào buồng kín để phun sơn bột tĩnh điện và ủ theo công nghệ.
+ Tole silíc cuộn được xẻ thành các băng nhỏ theo bản vẽ thiết kế.
+ Cắt chéo lá tole: Cắt băng tole thành các ;lá tole theo bản vẽ thiết kế.
+ Ghép lõi: Ghép các lá tole được cắt chéo 450 thành lõi máy.
+ Quấn cuộn dây hạ: Quấn đồng lá hoặc dây đồng dẹt bọc giấy.
+ Quấn cuộn dây cao: Quấn dây đồng emay trên cuộn dây hạ thế.
+ Lắp ráp bước 1: Lắp bối dây vào lõi tole, đấu nối các đầu dây.
+ Sấy máy: Sau khi lắp ráp bước 1 xong các ruột máy được đưa vào lò sấy ở nhiệt độ cao để sấy khô ( khoảng 36 giờ)
+ Lắp ráp tổng thành: Lắp ráp phần ruột máy đã được sấy vào vỏ máy, đấu nối ruột máy với các thiết bị trên mặt nắp máy.
+ Nạp dầu chân không: Nạp dầu máy biến áp bằng máy nạp chân không.
+ Hoàn thiên máy biến áp: Siết lại đai ốc, gắn nhãn mác cho từng máy.
+ Thí nghiệm: Kiểm tra các thông số kỹ thuật theo thiết kế.
+ Xuất xưởng: Nhập kho thành phẩm.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty cổ phần Hatachi Hà nội.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
- Hội Đồng quản trị: Là cơ quan qản lý cao nhất của công ty thực hiện các chức năng quản lý kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của công ty. Chịu trách nhịêm về sự phát triển của công ty theo phương hướng mà Đại hội đồng cổ đông thông qua. Hội đồng quản trị có toàn quyền quyến nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,quyền lợi của công ty. Trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Ban Tổng giám đốc: Điều hành mọi hoạt động của công ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về xây dựng phương án, chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư cho tổng đơn vị thành viên trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Sau đó triển khai điều hành các đơn vị thành viên thực hiện các chỉ tiêu đã được duyệt.
- Phòng Tổ chức hành chính: Quản lý công tác lao động - tiền lương. tuyển dụng đào tạo công tác quản trị đời sống, hành chính văn phòng và công tác bảo vệ nội bộ.
- Phòng Tài chính kế toán: Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ tài chính phát sinh trong công ty.
- Phòng Kế hoạch vật tư: Lập kế hoạch sản xuất theo dơn đặt hàng của phòng kinh doanh thương mại, chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, nguyên nhiên vật liệu cho hoạt động sản xuất của công ty.
- Phòng Kinh doanh thương mại: Chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động tiếp thị, bán hàng nvà tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng Kỹ thuật công nghệ & cơ điện: Thiết kế sản phẩm, định mức vật tư, lao động theo từng đơn hàng, từng yêu cầu thông số cụ thể. Quản lý hồ sơ công nghệ và công tác sửa chữa cơ điện.
- Phòng QC: Chịu trách nhiệm thử nghiệm, kiểm tra chất lượng, lập hồ sơ lý lịch sản phẩm đầu ra. Kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào.
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Hatachi Hà nội.
Để đánh giá sát thực về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chúng ta có thể xem xét những kết quả mà công ty đã đạt được trong những năm gần đây:
Bảng 1.1: Cơ cấu và nguồn vốn của công ty cổ phần Hatachi Hà nội.
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
I
Tổng VKD
430.199.240.120
431.199.259.210
468.311.004.952
1
Vốn lưu động
219.301.476.917
230.897.563.203
232.622.039.411
2
Vốn cố định
210.897.563.203
200.301.696.007
235.688.965.541
II
Nguồn VKD
430.199.240.120
431.199.259.210
468.311.004.952
1
Vốn tự có
274.000.000.000
158.611.150.611
161.188.261.439
2
Vốn đi vay
156.199.240.120
272.588.108.599
307.122.743.513
( Nguồn: Bảng CĐKT của công ty cổ phần Hatachi Hà nội năm 2008, 2009, 2010).
Nhìn vào bảng số liệu trên ta rút ra nhận xét sau:
* Về cơ cấu vốn:
- Năm 2008: VLĐ chiếm 50.97 % tổng VKD, VCĐ chiếm 49,03 % tổng VKD.
- Năm 2009: VLĐ chiếm 53,54 % tổng VKD, VCĐ chiếm 46,46 % tổng VKD.
- Năm 2010: VLĐ chiếm 34,41 % tổng VKD, VCĐ chiếm 65,59 % tổng VKD.
Tổng vốn của công ty tăng lên theo từng năm nhưng trong 1 năm gần đây tỷ trọng vốn lưu động có xu hướng giảm, tỷ trọng VCĐ có xu hướng tăng là do công ty đang tiến hành đầu tư thêm một số phương tiện vận tải và máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên cơ cấu vón của công ty vẫn khá hợp lý, công ty nên duy trì một cơ cấu vốn hợp lý không nên đầu tư quá nhiều vào TSCĐ.
* Về cơ cấu nguồn vốn:
- Năm 2008: Vốn tự có chiếm 63,7% tổng nguồn vốn kinh doanh; Vốn đi vay chiếm 36,3% tổng nguồn vốn
- Năm 2009: Vốn tự có chiếm 36,78% tổng nguồn vốn kinh doanh; Vốn đi vay chiếm 63,22 % tổng nguồn vốn
- Năm 2010: Vốn tự có chiếm 59,03% tổng nguồn vốn kinh doanh; Vốn đi vay chiếm 48,23% tổng nguồn vốn
Tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng dần qua các năm, trong năm 2008, 2009 thì lượng vốn tự có của công ty ít hơn so với lượng vốn lưu động nhưng đến năm 2010 thì công ty đã có lượng vốn tự có cao hơn vốn lưu động chứng tỏ công ty đang từmg bước đảm bảo được mức độ độc lập về mặt tài chính mặt khác công ty còn tận dụng được nguồn vốn đi chiếm dụng để phục vụ cho các mục đích kinh doanh của mình điều đó chứng tỏ công ty cũng đã và đang từng bước khẳng định được uy tín của mình trên thị trường. Tóm lại, tình hình tài chính của công ty khá tốt
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
ĐVT:VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Doanh thu
5.239.900.880
6.872.035.035
346.690.907.215
Giá vốn hàng bán
4.225.900.120
5.468.760.196
320.565.316.117
Chi phí lãi vay
(800.195.600)
(2.604.755.191)
16.917.576.349
Chi phí bán hàng
13.000.000
324.538.869
19.228.762
Chi phí quản lý doanh nghiệp
78.000.000
3.141.067.448
98.162.466
Lợi nhuận thuần
1.813.000.000
3.891.141.063
5.889.162.942
Lợi nhuận khác
(100.576.000)
83.585.899
(190.744.402)
LNTT
1.913.576.760
3.974.726.962
5.698.415.540
LNST
1.913.576.760
2.981.045.221,5
4.273.813.905
Số CB, CNV
504
739
852
Thu nhập bình quân
3.796.779
4.032.000
5012.000
( Nguồn: Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Hatachi Hà nội năm 2008, 2009, 2010)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả: Doanh thu tăng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước và thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng lên.
PHẦN 2:
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HATACHI HÀ NỘI
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Hatachi Hà nội
2.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán công ty có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi toàn công ty, giúp giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh; Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận sản xuất trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế, tài chính của công ty.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
Nguồn số liệu: Phòng tài chính kế toán
Ghi chú: Quan hệ điều hành
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ các phần hành kế toán:
Công việc kế toán của công ty được phân công rõ ràng, mỗi người chịu trách nhiệm về một phần hành nhất định:
Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng tài vụ):
Phụ trách chung, tổ chức công tác kế toán tài chính trong công ty; phân công nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên trong phòng, phân tích các hoạt động kinh tế, lập kế hoạch thu chi hàng tháng, quý, tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán; tham mưu cho giám đốc về quả lý tài chính trong công ty.
Kế toán tổng hợp:
Lập giá thành kế hoạch, giá thành định mức, giá thành thực tế của sản phẩm dịch vụ, tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính quý, năm gửi các đơn vị.
Kế toán vật tư, tài sản cố định:
Theo dõi chi tiết và tổng hợp vật tư, theo dõi chi tiết và tổng hợp tài sản cố định, trích và phân bổ khấu hao tài sản cố định.
Kế toán thanh toán:
Theo dõi các khoản vốn bằng tiền, tài khoản tiền vay, theo dõi công nội bộ, lập kế hoạch thu chi tiền mặt.
Kế toán tiêu thụ, tiền lương:
Kiểm tra định mức tiền lương và thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Theo dõi các khoản chiết khấu; đối chiếu công nợ với khách hàng, đôn đốc thu hồi công nợ.
Thủ quỹ:
Chịu trách nhiệm tính toán thu, chi, tồn quỹ tiền mặt của công ty, kiểm tra số tồn quỹ tiền mặt hàng ngày, đối chiếu số liệu quỹ tiền mặt và sổ quỹ tiền mặt và làm báo cáo thu chi định kỳ.
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần Hatachi Hà nội.
2.2.1. Các chính sách kế toán chung:
- Danh mục chứng từ, tài khoản, hệ thống báo cáo được công ty áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC của Bộ tài chính ngày 20/3/2006 và các văn bản pháp lý khác có liên quan.
+ Niên độ kế toán trùng với năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 .
+ Đơn vị tiền tệ được sử dụng thống nhất là VNĐ.
+ Công ty hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
+ Nguyên tắc và phương pháp quy đổi ngoại tệ theo tỷ giá của ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
+ Công ty tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
+ Phương pháp xác định giá nguyên vật liệu xuất dùng là phương pháp bình quân gia quyền.
+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
- Chế độ chứng từ kế toán tại công ty áp dụng: Thực hiện theo quy định của luật kế toán , nghị định 128/2004/NĐ- CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ.
Cách tổ chức chứng từ kế toán : Tương ứng với mỗi phần hành kế toán cụ thể mà công ty có các cách tổ chức chứng từ kế toán khác nhau như sau:
- Về phần hành kế toán vật tư:
+ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
+ Biên bản kiểm kê vật tư,sản phẩm, hàng hoá
+ Thẻ kho
+ Các chứng từ kế toán liên quan khác
- Phần hành kế toán TSCĐ:
+ Hoá đơn GTGT
+ Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao
+ Các chứng từ khác có liên quan
- Phần kế toán thanh toán, bán hàng:
+ Phiếu xuất kho
+ Hoá đơn bán hàng
+ Hoá đơn GTGT
+ Phiếu thu
+ Giấy báo có
+ Các chứng từ liên quan khác
- Phần hành kế toán tiền có các chứng từ:
+ Phiếu thu
+ Phiếu chi
+ Giấy báo nợ
+ Giấy báo có
+ Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng
+ Uỷ nhiệm chi
+ Các chứng từ kế toán liên quan khác
- Phần hành kế toán tiền lương:
+ Bảng chấm công
+ Bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng, BHXH
+ Bảng phân bổ tiền lương và khoản trích theo lương
+ Các chứng từ khác
Quản lý chứng từ kế toán tại công ty: Được thực hiện theo quy định tại điều 40 luật kế toán số 03/