Công tác kế toán Tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH một thành viên Vật liệu chịu lửa

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ GỒM 3 PHẦN CHÍNH: CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU CHỊU LỬA CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU CHỊU LỬA . CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ TSCĐ HỮU HÌNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU CHỊU LỬA. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Ở CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN V. 1- Tài sản cố định hữu hình, vai trò vị trí TSCĐ hữu hình trong sản xuất kinh doanh. 1.1 Khái niệm tài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất,kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.Theo quy định của bộ tài chính hiện nay, để được coi là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau: 1.Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; 2.Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; 3.Có thời gian sử dụng trên 1 năm; 4.Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo hiện hành: -Giá trị từ 10.000.000 vnđ trở lên; 1.2 Vai trò vị trí TSCĐ hữu hình trong sản xuất kinh doanh. TSCĐ có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. TSCĐ là bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, vật kiến trúc…). Đó cũng là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động và biến đổi nó theo mục đích của con người. Vốn cố định của các doanh nghiệp sản xuất là tương đối lớn, vì vậy TSCĐ có vai trò rất lớn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Vị trí của TSCĐ: Trong một doanh nghiệp sản xuất thì quy trình sản xuất của TSCĐ có vị trí nhất định trong doanh nghiệp. Vì dùng máy móc thiết bị càng hiện đại và thay thế cho sản xuất thủ công sẽ làm cho năng suất tăng, chất lượng tăng, giảm được chi phí giá thành dẫn tới hiệu quả kinh tế cao và đạt được mục đích mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại cũng phải cần đó là lợi nhuận. 2- Phân loại TSCĐ hữu hình: Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ trong doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho công tác quản lý và hạnh toán TSCĐ. Có rất nhiều cách phân loại TSCĐ khác nhau. 2.1. Phân loại TSCĐ hữu hình theo hình thức biểu hiện kết hợp với đặc trưng kỹ thuật và kết cấu TSCĐ. - TSCĐ hữu hình: Bao gồm toàn bộ những tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ nhà nước quy định. -TSCĐ hữu hình phân loại theo kết cấu bao gồm: +Nhà cửa,vật kiến trúc:Gồm nhà làm việc, nhà xưởng, nhà ở, nhà kho, cửa hàng, chuồng trại, sân phơi, giếng khoan, bể chứa, cầu đường… +Máy móc thiết bị:Gồm máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, máy móc thiết bị khác dùng trong SXKD +Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn:Ôtô,máy kéo, tà thuỷ, canô dùng trong vận chuyển, hệ thống đường dẫn ống nước, hệ thống truyền thanh… +Thiết bị, dụng cụ quản lý:Gồm các thiết bị dùng trong quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm… +Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm :Trong các doanh nghiệp nông nghiệp Các loại TSCĐ hữu hình khác:Bao gồm các tài sản khác chưa được xếp vào các nhóm TSCĐ trên.

docx73 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3749 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác kế toán Tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH một thành viên Vật liệu chịu lửa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có đầy đủ các yếu tố sức lao động, tư liệu lao động, và đối tượng lao động. Bộ phận quan trọng trong các tư liệu lao động, sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh của các doanh nghiệp là tài sản cố định (TSCĐ), đó là những tư liệu lao động chủ yếu, được sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng các công trình kiến trúc, các khoản chi phí đầu tư mua sắm TSCĐ vô hình Để mở rộng quan hệ hợp tác, đầu tư nhằm có lợi hay khẳng định vị thế của mình trên thị trường, doanh nghiệp cần có sự đầu tư và đầu tư dài hạn, cũng là một vấn đề cần thiết với doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các TSCĐ cũng được coi như một loại hàng hoá thông thường khác. Chính vì vậy công tác hạch toán, kế toán trong doanh nghiệp sản xuất nói chung và công ty TNHH một thành viên Vật liệu chịu lửa mang tính đặc thù nói riêng có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành. Trong quá trình nghiên cứu, học tập về TSCĐ hữu hình em nhận thấy TSCĐ hữu hình là vấn đề mà các doanh nghiệp thường quan tâm đến. Chính vì vậy nên em chọn đề tài: "Công tác kế toán TSCĐ hữu hình" làm đề tài nghiên cứu. Qua thời gian thực tập tại phòng kế toán công ty TNHH một thành viên Vật liệu chịu lửa, phòng tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để em hiểu rõ hơn về công việc và nhiệm vụ cũng như các nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành. Mặc dù đã cố gắng học hỏi nhưng do còn hạn chế về thời gian và trình độ nên trong quá trình viết chuyên đề em không tránh khỏi những sai sót. Vậy em rất mong được sự quan tâm chỉ bảo của các thầy, cô trong khoa và trong công ty nhằm giúp em hoàn thiện đề tài nghiên cứu này. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ GỒM 3 PHẦN CHÍNH : CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU CHỊU LỬA CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU CHỊU LỬA . CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ TSCĐ HỮU HÌNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU CHỊU LỬA. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH Ở CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN V. 1- Tài sản cố định hữu hình, vai trò vị trí TSCĐ hữu hình trong sản xuất kinh doanh. 1.1 Khái niệm tài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất,kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.Theo quy định của bộ tài chính hiện nay, để được coi là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau: 1.Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; 2.Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; 3.Có thời gian sử dụng trên 1 năm; 4.Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo hiện hành: -Giá trị từ 10.000.000 vnđ trở lên; 1.2 Vai trò vị trí TSCĐ hữu hình trong sản xuất kinh doanh. TSCĐ có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. TSCĐ là bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, vật kiến trúc…). Đó cũng là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động và biến đổi nó theo mục đích của con người. Vốn cố định của các doanh nghiệp sản xuất là tương đối lớn, vì vậy TSCĐ có vai trò rất lớn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Vị trí của TSCĐ: Trong một doanh nghiệp sản xuất thì quy trình sản xuất của TSCĐ có vị trí nhất định trong doanh nghiệp. Vì dùng máy móc thiết bị càng hiện đại và thay thế cho sản xuất thủ công sẽ làm cho năng suất tăng, chất lượng tăng, giảm được chi phí giá thành dẫn tới hiệu quả kinh tế cao và đạt được mục đích mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại cũng phải cần đó là lợi nhuận. 2- Phân loại TSCĐ hữu hình: Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ trong doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho công tác quản lý và hạnh toán TSCĐ. Có rất nhiều cách phân loại TSCĐ khác nhau. 2.1. Phân loại TSCĐ hữu hình theo hình thức biểu hiện kết hợp với đặc trưng kỹ thuật và kết cấu TSCĐ. - TSCĐ hữu hình: Bao gồm toàn bộ những tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ nhà nước quy định. -TSCĐ hữu hình phân loại theo kết cấu bao gồm: +Nhà cửa,vật kiến trúc:Gồm nhà làm việc, nhà xưởng, nhà ở, nhà kho, cửa hàng, chuồng trại, sân phơi, giếng khoan, bể chứa, cầu đường… +Máy móc thiết bị:Gồm máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, máy móc thiết bị khác dùng trong SXKD +Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn:Ôtô,máy kéo, tà thuỷ, canô dùng trong vận chuyển, hệ thống đường dẫn ống nước, hệ thống truyền thanh… +Thiết bị, dụng cụ quản lý:Gồm các thiết bị dùng trong quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm… +Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm :Trong các doanh nghiệp nông nghiệp Các loại TSCĐ hữu hình khác:Bao gồm các tài sản khác chưa được xếp vào các nhóm TSCĐ trên. 2.2. Phân loại theo công dụng và mục đích sử dụng. - TSCĐ hữu hình dùng cho sản xuất kinh doanh cơ bản là những TSCĐ vô hình và hữu hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của đơn vị. - TSCĐ hữu hình dùng cho phúc lợi và các hoạt động dùng trong hoạt động hành chính sự nghiệp như câu lạc bộ, trạm y tế, nhà trẻ, và tài sản của các tổ chức xã hội… - TSCĐ hữu hình bảo quản giữ hộ cho nhà nước và doang nghiệp khác, TSCĐ này chủ yếu là đi thuê ở các đơn vị bạn theo một thời gian nhất định. 2.3. Phân loại theo tình hình sử dụng TSCĐ hữu hình. - TSCĐ hữu hình đang sử dụng trong hoạt sản xuất kinh doanh hoặc cho công tác phúc lợi. - TSCĐ hữu hình chưa cần dùng là những TSCĐ DN đã đầu tư mua sắm nhưng chưa sử dụng tới. - TSCĐ hữu hình không cần dùng và chờ thanh lý là những TSCĐ không còn phù hợp với quy trình sản quy trình sản xuất cần thanh lý. 2.4. Phân loại theo nguồn hình thành TSCĐ hữu hình. - TSCĐ hữu hình được mua sắm xây dựng từ nguồn vốn ngân sách và cấp trên cấp. - TSCĐ hữu hình mua sắm, xây dựng từ nguồn vốn vay. - TSCĐ hữu hình mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung. - TSCĐ hữu hình nhận liên doanh liên kết. 3 - Nhiệm vụ kế toán TSCĐ hữu hình và đánh giá TSCĐ hữu hình. 3.1. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ hữu hình. - Tổ chức ghi chép TSCĐ hữu hinh hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ hữu hình - Tính toán phân bổ chính xác số khấu hao - Tham gia vào việc lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ hữu hình - Phản ánh chính xác tình hình trang bị đổi mới hoặc thanh lý - Hướng dẫn cho các đơn vị thực hiện việc ghi chép ban đầu TSCĐ hữu hình 3.2. Đánh giá TSCĐ hữu hình. Bên cạnh việc phân loại TSCĐ để tiến hành trích khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ người ta còn phải đánh giá TSCĐ thông thường có 2 tiêu chuẩn để đánh giá TSCĐ là nguyên giá và giá trị còn lại. Nguyên giá TSCĐ là giá trị thực tế ban đầu của TSCĐ + NG TSCĐ do mua sắm mới = Giá trên hoá đơn + chi phí mua + NG TSCĐ do xây dựng bàn giao = Giá quyết toán CT được duyệt + phí tổn trứơc khi sử dụng. +Nguyên giá TSCĐ do nhận vốn góp liên doanh = Giá trị góp vốn được hội đồng liên doanh đánh giá + Hao mòn TSCĐ được xác định bằng tổng số KH TSCĐ đã trích tới thời điểm đó. Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ - Số hao mòn của TSCĐ 4 - Tổ chức công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại doanh nghiệp sản xuất. 4.1. Kế toán tăng TSCĐ hữu hình. 4.11 Tăng TSCĐ hữu hình do mua sắm trong nước - TSCĐ hữu hình mua dùng sx hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 211, TK 1332 Có TK 111,112,331,341 - TSCĐ hữu hình mua vào dùng sx hàng hoá dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 211 Có TK 111,112,331,341 4.1.2 Tăng TSCĐ hữu hình do nhập khẩu - Nếu thuế GTGT nộp ở khâu nhập khẩu được khấu trừ Nợ TK 211 Có TK 333,331,111,112 - Số thuế GTGT của TSCĐ hữu hình nhập khẩu phải nộp Nợ TK 133 Có TK 3331 - Nếu thuế GTGT không được khấu trừ dược tính vào nguyên giá Nợ TK 211, Có TK 333,331,111,112 4.1.3 Tăng TSCĐ hữu hình do mua theo phương thức trả chậm. ,trả góp - Khi mua TSCĐ hữu hình về bàn giao cho bộ phân sử dụng Nợ TK211,133,242 Có TK331 - Định kì khi thanh toán tiền cho người bán theo thoả thuận Nợ TK 331 Có TK111,112 Đồng thời phân bổ số lãi trả chậm vào chi phí tài chính trong kì Nợ TK 635 Có TK 242 4.1.4 Tăng TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành nghiệm thu va đưa vào sử dụng Nợ TK211 Có TK 241 4.1.5 Tăng TSCĐ hữu hình do tự chế - Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự chế tạo để chuyển thành TSCĐ hữu hình sử dụng cho hoạt động sx kinh doanh Nợ TK632 Có TK155,154 - Đồng thời ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình Nợ TK211 Có TK 512,111,152 4.1.6 Tăng TSCĐ do mua dưới hình thức trao dổi -Trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự Nợ TK 214 Có TK 211 -Trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tưong đương +)Ghi giảm TSCĐ hữu hình do giao cho bên trao dổi Nợ TK 811,214 Có TK 211 +)Đồng thời ghi tăng thu nhập từ trao đổi TSCĐ hữu hình Nợ TK131 Có TK 711,333 +)Ghi tăng TSCĐ hữu hình khi nhận tài sản trao đổi Nợ TK 211 Có TK 133,131 4.1.7 Tăng TSCĐ hữu hình do điều động nội bộ tổng công ty Nợ TK 211,213 Có TK 214,411 4.1.8 Tăng TSCĐ hữu hình do chuyển bất động sản đầu tư thành bất động sản chủ sở hữu Nợ TK211,213,212 Có TK 217 -Đồng thời ghi Nợ TK2147 Có TK 2141,2143 4.1.9 Tăng TSCĐ hữu hình do được nhà nước cấp ,nhận góp vốn liên doanh Nợ TK211,213 Có TK411 4.1.10 Tăng TSCĐ hữu hình do biếu tặng tài trợ - Khi nhận TSCĐ hữu hình Nợ TK 211 Có TK 711 Sau khi kết chuyển thu nhập xác định kết quả,thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập này: Nợ TK 821 Có TK 3334 - Đồng thời kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Nợ TK 911 Có TK 821 Ghi tăng nguồn vốn kinh doanh số thu nhập còn lại sau khi tính thuế Nợ TK421 Có TK 411 4. 2. Kế toán giảm TSCĐ hữu hình 4.2.1 Nhượng bán TSCĐ BT1: Xoá sổ TSCĐ Nợ TK 214 Giá trị hao mòn Nợ TK 811 Giá trị còn lại Có TK 211 Nguyên giá BT2: Doanh thu Nợ TK 111,112,138 Có TK 711 Có TK 333 4.2.2 Thanh lý TSCĐ BT1: Xoá sổ TSCĐ Nợ TK 214 Nợ TK 811 Có TK 211 - Đồng thời kết chuyển doanh thu thanh lý Nợ TK 711 Có TK 911 4.2.3 Giảm do chuyển thành công cụ dụng cụ - Nếu giá trị còn lại nhỏ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sử dụng TSCĐ trong kỳ: Nợ TK 214, 641,642,627 Có TK 211 Nếu giá trị còn lại lớn cần phảI tiến hành phân bổ dần vào chi phí nhiều kì Nợ TK 214 Giá trị hao mòn luỹ kế Nợ TK 142 Giá trị còn lại Có TK211 Đồng thời tiến hành phân bổ phần giá trị còn lại vào chi phí sx trong kỳ Nợ TK 627,641,642 Có TK 142,242 Nếu còn mới mà được chuyển thành công cụ dụng cụ Nợ TK 153 Cho vào kho Nợ TK 142 Đem sử dụng Có TK 211 4.2.4 Giảm TSCĐ hữu hình do giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá bán tài sản cao hơn giá trị còn lại TSCĐ - Khi hoàn thành thủ tục bán tài sản Nợ TK 111,112,131 Có TK 711,3331 Có TK 3387 Đồng thời ghi giảm TSCĐ hữu hình Nợ TK 811,214 Có TK 211 - Định kỳ kết chuyển khoản chênh lệch giá Nợ TK 3387 Có TK 623,627,641,642 Trường hợp giao dịch bán và cho thuê lại với giá thấp hơn giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình - Khi hoàn thành thủ tục bán tài sản Nợ TK 111,112,131 Có TK 711,333 Đồng thời ghi giảm TSCĐ hữu hình Nợ TK 214,811,242 Có TK 211 - Định kỳ kết chuyển khoản chênh lệch Nợ TK 623,627,641,642 Có TK 242 4.2.5 Giảm TSCĐ hữu hình do góp vốn bằng TSCĐ thành lập cơ sở liên doanh đồng kiểm soát Nợ TK222,214 TK 811 Có TK 211,711 Có TK 338 - Định kỳ cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phân bổ doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ Nợ TK 338 Có TK 711 4.2.6 Giảm TSCĐ hữu hình do chuyển bất động sản chủ sở hữu thành bất động sản đầu tư Nợ TK 217 Có TK 211 Đồng thời chuyển số hao mòn luỹ kế Nợ TK 2141,2143,2142 Có TK 2147 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP TSCĐ HỮU HÌNH 4.3. Hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình. 4.3.1 Khái niệm và phương pháp tính a) Hao mòn TSCĐ là sự giảm giá trị của TSCĐ và hao mòn này mang tính khách quan Có 2 loại hao mòn là: Hao mòn hữu hình Hao mòn vô hình b) Khấu hao TSCĐ Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn, phần giá trị hao mòn này được chuyển dần vào chi phí SXKD trong kỳ. KH TSCĐ mang tính chủ quan và phản ánh được giá trị thực của tài sản, đồng thời làm giảm lãi của doanh nghiệp. Về phương diện tài chính, KH TSCĐ là 1 phương tiện giúp cho DN thu hồi được bộ phận giá trị đã mất của TSCĐ. Về phương diện thuế khoá, KH là 1 khoản chi phí được trừ vào lợi tức chịu thuế, tức là được tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ. Về phương diện kế toán, KH là việc ghi nhận sự giảm giá của TSCĐ c) Phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian ( KH tuyến tính) Mức khấu hao = NG TSCĐ x tỷ lệ khấu hao Số tháng sử dụng TSCĐ Tỷ lệ KH = 12 Nếu thay đổi thời gian sử dụng của TSCĐ thì mức KH TSCĐ bình quân năm được xác định như sau: Giá trị còn lại Mức KH = Thời gian sử dụng tiếp Giá trị còn lại = NG TSCĐ - Mức khấu hao Thời gian sử dụng tiếp = Thời gian đã đăng ký - Tg đã sử dụng. Các doanh nghiệp không được phép thay đổi thời gian sử dụng đã đăng ký với cơ quan tài chính là 3 năm Mức khấu hao = NG - Số hao mòn luỹ kế Theo quyết định 206, ngày 12/12/2003, việc tính khấu hao TSCĐ sẽ được thực hiện như sau: + Mọi TSCĐ khi sử dụng đều phải tiến hành trich khấu hao + Những TSCĐ KH đã đủ (NG = mức KH) sẽ không tiến hành trích KH nữa. + Giá trị hao mòn của TSCĐ khi tiến hành trích KH sẽ được phân bổ vào cho chi phí SX (vào giá thành sản phẩm hoặc chi phí lưu thông) + Những TSCĐ chưa hết khấu hao mà đã bị hỏng thì thu hồi một lần qua quá trình thanh lý. + Đối với TSCĐ không sử dụng thì không tính khấu hao. Công thức tính khấu hao tháng Mức KH tháng = Mức KH trước + Mức KH tăng trong tháng này- Mức KH giảm tháng này. * Phương pháp khấu hao theo sản lượng Đối với những TSCĐ sử dụng theo thời vụ người ta thường áp dụng phương pháp này. Mức KH NG TSCĐ + chi phí - Giá trị thanh lý ước tính trong kỳ Tổng sản lượng ước tính SX ra trong thời gian hữu dụng của TSCĐ * Phương pháp khấu hao nhanh theo số dư giảm dần. Đối với TSCĐ có thời gian sử dụng đến 4 năm thì có hệ số = 1 TSCĐ sử dụng từ 5 đến 6 năm thì có hệ số = 2 TSCĐ có thời gian sử dụng >6 năm có hệ số =2.5 4.3.2 Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ - Định kỳ trích KH và phân bổ vào chi phí SXKD Nợ TK 627,641,642,241 Có TK 214 - Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi và hoạt động sự nghiệp vào cuối niên tính và phản ánh giá trị hao mòn Nợ TK 4313,466 Có TK 214 - Khi tăng hao mòn TSCĐ hữu hình do nhận TS đã sử dụng từ các đơn vị nội bộ có tổ chức kế toán riêng Nợ TK 211,213 Có TK 411,214 - Khi mua sắm hay xây dựng TSCĐ bằng nguồn vốn KHCB Nợ TK 211,213 Có TK 11,112,331 - Nếu dùng nguồn vốn KHCB cho vay hoặc đầu tư khác Nợ TK 136,128,228 Có TK 111,112 - Trường hợp vốn khấu hao huy động không dược hoàn lại Cấp dưới: - Khi nộp vốn khấu hao TSCĐ cho cấp trên theo phương thức ghi giảm vốn Nợ TK 411 Có TK 111,112,336 - Khi cấp dưới nhận vốn khấu hao TSCĐ của đơn vị cấp trên để bổ sung vốn kinh doanh Nợ TK 111,112,136 Có TK 411 Cấp trên: + Khi nhận vốn khấu hao cơ bản của dơn vị cấp dưới nộp lên Nợ TK 111,112,1368 Có TK 136 - Điều chỉnh mức khấu hao vào cuối năm tài chính + Nếu số khấu hao tăng lên so với số đã trích trong năm,số chênh lệch khấu hao tăng Nợ TK627,641,642 Có TK 214
Luận văn liên quan