Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cơ khí ô tô 1 - 5
Cùng với sự phát triển của x• hội loài người, mục đích của nền sản xuất là nhằm thoả m•n nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của toàn x• hội. Vấn đề đặt ra đối với bất kỳ doanh nghiệp nào là phải xác định được sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Mục đích đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu m• đẹp nhằm đáp ứng yêu cầu của x• hội đồng thời phải đảm bảo cho giá thành hạ để có thể cạnh tranh và tồn tại. Vì vậy, các doanh nghiệp không ngừng phấn đấu tìm biện pháp nhằm giảm chi phí và hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc hạ giá thành sản phẩm không phải là cắt giảm chi phí một cách tuỳ tiện để đạt được lợi nhuận cao nhất. Vấn đề đặt ra là giảm những chi phí nào và biện pháp giảm chi phí phù hợp để đạt lợi nhuận cao. Muốn đạt được điều này doanh nghiệp sản xuất phải tổ chức quản lý sản xuất để chi phí thấp và giá thành hạ nhưng đem lại kết quả cao. Một trong những công cụ quan trọng được sử dụng là công tác kế toán nói chung và đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, sản phẩm sản xuất có tiêu thụ được hay không là vấn đề sống còn của doanh nghiệp sản xuất. Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp phải tổ chức quản lý chặt chẽ yếu tố chi phí bỏ ra từ khâu đầu vào cho đến khâu tạo ra sản phẩm cuối cùng. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được coi là khâu trung tâm, mắt xích trong công tác hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp sản xuất. Trước tình hình đó, Công ty cơ khí ô tô 1-5 đặc biệt quan tâm đến công tác hạch toán kế toán toàn Công ty mà đặc biệt là công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nhằm mục đích giảm chi phí, hạ giá thành để nâng cao sức cạnh tranh. Chuyên đề có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1 : Lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2 : Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí ô tô 1-5. Chương 3 : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí ô tô 1-5. Chương I Lí luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất I. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm 1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 1.1 Chi phí hoạt động SXKD của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải huy động, sử dụng các nguồn tài lực (lao động, vật tư, tiền vốn, …) để thực hiện việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện các công việc lao vụ, thu mua dự trữ hàng hoá, luân chuyển, lưu thông sản phẩm, hàng hoá thực hiện hoạt động đầu tư … kể cả chi cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho quá trình hoạt động của mình. Có thể nói: chi phí hoạt động của doanh nghiệp (còn gọi là chi phí kinh doanh của doanh nghiệp hay chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp) là toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đ• chi ra trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền. Chi phí sản xuất kinh doanh được phân loại theo các yếu tố sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ chi phí về các đối tượng lao động như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản… - Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên lương theo quy định của toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Số trích khấu hao trong kỳ của toàn bộ TSCĐ trong doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi trả về các dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp (như dịch vụ điện, nước, sửa chữa TSCĐ…) - Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí bằng tiền chi cho hoạt động của doanh nghiệp ngoài các loại chi phí đ• kể trên. 1.2 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất Hoạt động trong doanh nghiệp thường bao gồm nhiều khâu, nhiều lĩnh vực khác nhau, như: - Hoạt động sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc, lao vụ. - Hoạt động thu mua, dự trữ hàng hoá. - Hoạt động bán hàng: Tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ. - Hoạt động khác. - Hoạt động quản lý chung của doanh nghiệp: Quản lý hành chính, quản lý kinh doanh ở phạm vi doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp chi phí bỏ ra cho khâu sản xuất được gọi là chi phí sản xuất. Nói cách khác chi phí sản xuất là toàn bộ lao động sống cần thiết, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng không như nhau. Vì vây, để phục vụ cho công tác quản lý nói chung và kế toán nói riêng, cần phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức thích hợp. Sau đây là hai cách phân loại đối với chi phí sản xuất của doanh nghiệp: * Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được phân thành 5 yếu tố: - Chi phí nguyên vật liệu : Là toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế - Chi phí nhân công : Là toàn bộ tiền công, tiền lương phải trả cho người lao động và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền công và tiền lương. - Chi phí khấu hao TSCĐ : Là toàn bộ chi phí khấu hao của tất cả TSCĐ trong doanh nghiệp - Chi phí dịch vụ mua ngoài : Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp - Chi phí khác bằng tiền : Là các chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nêu trên Cách phân loại này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở báo cáo thuyết minh tài chính. * Phân loại chi phí sản xuát theo mục đích công dụng: Theo quy định cách phân loại này thì chi phí sản xuất sản phẩm bao gồm 3 khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Là những chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp sản xuất sản phẩm - Chi phí nhân công trực tiếp : là các khoản chi phí về tiền lương, tiền công và các khoản trích BHXH,BHYT,KPCĐ trích trên tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuât chung : là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung cho phân xưởng như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu- công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế và theo công dụng kinh tế có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phục vụ cho công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và làm tài liệu tham khảo để lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. Ngoài 2 cách phân loại trên còn một số cách phân loại khác. - Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ, chi phí sản xuất được chia thành chi phí khả biến và chi phí bất biến - Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, thì chi phí sản xuất được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp - Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành của chi phí, chi phí chia thành hai loại là chi phí đơn nhất và chi phí tổng hợp. - Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh thì chi phí sản xuất bao gồm chi phí cơ bản và chi phí chung.