Công tác kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH ABC do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng tại Đà Nẵng thực hiện

● Im tiêu tung quát: Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 thì: “ Mục tiêu tổng quát của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét rằng BCTC của 1 đơn vị có được lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ luật pháp liên quan, có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của đơn vị trên các khía cạnh trọng yếu hay không”. ● Mục tiêu chung: - Tính có thật của các thông tin - Tính trọn vẹn của thông tin - Tính đúng đắn của việc tính giá - Tính chính xác về cơ học - Tính đúng đắn trong việc phân loại và trình bày - Tính dúng đắn trong việc phản ánh quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp ● Mục tiêu đặc thù: được xác định trên cơ sở đặc điểm riêng của khoản mục trong chu trình được kiểm toán và đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát. Tương ứng với mỗi mục tiêu chung có ít nhất 1 mục tiêu đặc thù.

doc60 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 12892 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH ABC do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng tại Đà Nẵng thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC I. Khái quát chung về kiểm toán BCTC: 1. Khái niệm: Theo chuẩn mực kiểm toán số 200 (VSA 200) thì: “Kiểm toán BCTC là việc thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán của các KTV để nhằm xác định tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của BCTC”. 2. Đối tượng của kiểm toán BCTC: Đối tượng của kiểm toán BCTC là các BCTC của doanh nghiệp. Theo luật kế toán hiện hành thì BCTC bắt buộc của đơn vị là bảng CĐKT, báo cáo KQHĐKD, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh BCTC. Ngoài ra còn có các bảng kê khai có tính pháp lý khác như các bảng dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước, các bảng dự toán và quyết toán công trình xây dựng cơ bản. 3. Mục tiêu của kiểm toán BCTC: Im tiêu tung quát: Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 thì: “ Mục tiêu tổng quát của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét rằng BCTC của 1 đơn vị có được lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ luật pháp liên quan, có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của đơn vị trên các khía cạnh trọng yếu hay không”. Mục tiêu chung: - Tính có thật của các thông tin - Tính trọn vẹn của thông tin - Tính đúng đắn của việc tính giá - Tính chính xác về cơ học - Tính đúng đắn trong việc phân loại và trình bày - Tính dúng đắn trong việc phản ánh quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp Mục tiêu đặc thù: được xác định trên cơ sở đặc điểm riêng của khoản mục trong chu trình được kiểm toán và đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát. Tương ứng với mỗi mục tiêu chung có ít nhất 1 mục tiêu đặc thù. 4. Các cách tiếp cận trong BCTC: Kiểm toán theo khoản mục: là cách phân chia từng khoản mục hoặc nhóm khoản mục theo thứ tự trong các BCTC vào 1 phần hành. Cách phân chia này đơn giản, song không có hiệu quả do tách biệt những khoản mục ở vị trí khác nhau nhưng có liên quan chặt chẽ nhau. Kiểm toán theo chu trình: là cách chia căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục. Cách phân chia này thường được thực hiện dựa vào cách ghi các nghiệp vụ kinh tế vào sổ sách kế toán. 5. Các phương pháp kiểm toán BCTC: Phương pháp kiểm toán chứng từ: - Kiểm tra các cân đối kế toán: là phương pháp dựa trên các cân đối kế toán và các cân đối khác để kiểm toán các quan hệ nội tại của các yếu tố cấu thành quan hệ cân đối đó. - Đối chiếu trực tiếp: là đối chiếu 1 chỉ tiêu trên các nguồn tài liệu khác nhau. - Đối chiếu logic: là việc nghiên cứu các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu với nhau. Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ: - Kiểm kê: là việc kiểm tra tại chỗ các đối tượng kiểm toán. - Điều tra: là dùng các cách khác nhau để tiếp cận và đánh giá đối tượng kiểm toán. - Trắc nghiệm: là việc tái diễn các hoạt động, nghiệp vụ để xác minh lại kết quả của 1 quá trình, 1 sự việc đã qua. II. Khoản mục tiền đối với vấn đề kiểm toán: 1. Khái niệm: Tiền là tài sản tồn tại dưới hình thức tiền tệ bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và các khoản tiền đang chuyển (kể cả tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim cương…). Tiền là khoản mục được trình bày tại chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” trên bảng CĐKT. Đây là 1 khoản mục trọng yếu vì các nghiệp vụ về tiền phát sinh hàng ngày với số lượng lớn, chứa đựng nhiều khả năng sai phạm, kể cả gian lận và sai sót. Hơn nữa, khoản mục này có ảnh hưởng đến nhiều khoản mục quan trọng như chi phí, doanh thu, công nợ và hầu hết các tài sản khác của doanh nghiệp. Do đó, những sai phạm ở khoản mục này sẽ tác động đến khoản mục khác và ngược lại. 2. Phân loại: - Tiền mặt: bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc, kim khí đá quý. Số liệu được sử dụng để trình bày trên BCTC của khoản mục này là số dư của tài khoản tiền mặt vào thời điểm khóa sổ. - Tiền gửi ngân hàng: bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc kim khí đá quý được gửi tại ngân hàng. Số liệu được sử dụng để trình bày trên BCTC của khoản mục này chính là số dư của tài khoản tiền gửi ngân hàng vào thời điểm khóa sổ. - Tiền đang chuyển: bao gồm các khoản tiền Việt Nam và các ngoại tệ mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước, hoặc đã gửi qua bưu điện để chuyển qua ngân hàng, hay thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng để trả nợ cho các đơn vị khác, thế nhưng đến ngày khóa sổ thì doanh nghiệp vẫn chưa nhận được giấy báo hay bản sao kê của ngân hàng, hoặc giấy bảo có của kho bạc. 3.Nguyên tắc hạch toán tiền: - Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép theo 1 đồng tiền thống nhất, được qui định là tiền Việt Nam đồng (VNĐ). Điều này có nghĩa là các loại ngoại tệ khác nhau khi hạch toán phải qui đổi theo tiền Việt Nam đồng theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. - Nguyên tắc cập nhật thường xuyên: Các nghiệp vụ liên quan đến tiền đều phải cập nhật, ghi chép thường xuyên. Nguyên tắc này cũng bao hàm cả việc ghi chép hạch toán nghiệp vụ. 4. Hạch toán kế toán tiền: 4.1. Hạch toán kế toán tiền mặt: Chứng từ sử dụng : Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy báo nợ, Giấy báo có, Biên bản kiểm kê quỹ, Giấy thanh toán tạm ứng, Hoá đơn bán hàng, Hóa đơn giá trị gia tăng, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, Bảng kê chi tiết. Sổ sách kế toán sử dụng - Sổ chi tiết quỹ tiền mặt - Sổ tổng hợp chi tiết TK 111 - Sổ cái TK 111 Tài khoản sử dụng : Kế toán sử dụng tài khoản 111 “ Tiền mặt” để hạch toán. Kết cấu TK111 như sau: - Bên nợ TK 111: + Số dư đầu kì: phản ánh số hiện còn tại quỹ. + Phát sinh trong kì: Thu tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc kim khí quý đá quý nhập quỹ, số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê, chênh lệch tỉ giá ngoại tệ tăng khi điều chỉnh. - Bên có TK 111: + Phát sinh trong kì: Các loại tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc kim khí quý, đá quý xuất quỹ, số tiền mặt thiếu tại quỹ, chênh lệch tỷ giá giảm khi điều chỉnh. - Dư cuối kì: Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn tồn ở quỹ tiền mặt. TK 111 có 3 tài khoản cấp 2: + TK1111: Tiền Việt Nam + TK 1112: Ngoại tệ + TK 1113: Vàng bạc, kim khí quý, đá quý 4.2. Hạch toán kế toán tiền gửi ngân hàng: Chứng từ sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo có, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, các loại séc, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu thu nợ, phiếu thanh toán nợ. Sổ sách kế toán sử dụng: - Sổ chi tiết TK 112 - Sổ cái TK 112 - Sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 112“ Tiền gửi ngân hàng” để hạch toán. Kết cấu TK112 như sau: - Bên nợ TK 112 + Số dư đầu kì: Phản ánh số tiền hiện có tại ngân hàng + Số phát sinh trong kì: Các khoản tiền gửi vào ngân hàng - Bên có TK 112: Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng - Dư cuối kì: Phản ánh số tiền hiện có tại ngân hàng TK 112- TGNH có 3 tài khoản cấp II: + TK 1121: Tiền Việt Nam + TK 1122: Ngoại tệ + TK 1123: Vàng bạc, đá quý, kim khí quý 4.3. Hạch toán kế toán tiền gửi đang chuyển: Chứng từ sử dụng: Giấy báo nộp tiền, bảng kê nộp séc, các chứng từ gốc kèm theo như: séc các loại, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi Sổ sách kế toán sử dụng: - Sổ chi tiết TK 113 - Sổ cái TK 113 Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 113 “ Tiền mặt” để hạch toán. Kết cấu TK113 như sau - Bên nợ TK 113: Các khoản tiền nội tệ, ngoại tệ, séc đã nộp vào ngân hàng hoặc đã chuyển vào bưu điện để chuyển cho ngân hàng. - Bên có: Số kết chuyển vào tài khoản TGNH hoặc các khoản nợ phải trả. - Số dư bên nợ: Các khoản tiền đang chuyển Tài khoản 113 có 2 tài khoản cấp II: + TK1131: Tiền Việt Nam + TK1132: Ngoại tệ 5. Đặc điểm nội dung của tiền tệ: - Tiền là khoản mục được trình bày trước tiên trên bảng CĐKT, và là 1 khoản mục trọng yếu trong tài sản ngắn hạn. Nó được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán của 1 doanh nghiệp nên thường bị trình bày sai lệch. - Tiền là 1 khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến nhiều khoản mục quan trọng như doanh thu, chi phí, công nợ và các tài sản khác của doanh nghiệp. - Số phát sinh của các tài khoản tiền thường lớn hơn số phát sinh của hầu hết các tài khoản khác. - Tiền là tài sản có xác suất gian lận, biển thủ cao nhất. III. Kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán BCTC: 1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền: - Hiện hữu: Số dư các khoản tiền trên BCTC thì tồn tại trong thực tế. - Quyền sở hữu: Doanh ngiệp có quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với các khoản tiền. - Đánh giá: Số dư tài khoản tiền được ghi phù hợp với giá được xác định theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. - Chính xác: Số liệu trên sổ chi tiết đúng và phù hợp với số liệu trên sổ cái, bảng CĐKT. - Trình bày và công bố: Số dư tiền được phân loại và trình bày thích hợp trên BCTC. Các trường hợp tiền bị hạn chế quyền sử dụng đều được khai báo đầy đủ. 2. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền: 2.1. Yêu cầu của kiểm soát nội bộ: Để hạn chế những sai sót có thể xảy ra, các đơn vị cần thiết lập kiểm soát nội bộ đối với các khoản mục tiền. Hệ thống này có thể chia thành 2 loại: - Kiểm tra các chu trình nghiệp vụ có ảnh hưởng đến các khoản thu hay chi tiền - Kiểm soát độc lập thông qua kiểm kê quỹ hay đối chiếu với ngân hàng Trong thực tiễn, muốn kiểm soát hữu hiệu đối với tiền cần phải đáp ứng những yêu cầu sau: - Thu đủ: Mọi khoản tiền đều được thu đầy đủ, gửi vào ngân hàng hay nạp vào quỹ trong thời gian sớm nhất. - Chi đúng: Tất cả các khoản chi đều phải đúng mục đích, phải được xét duyệt và được ghi chép đúng đắn. - Phải duy trì số dư tồn kho hợp lý: Để đảm bảo chi trả các nhu cầu vào kinh doanh, cũng như thanh toán nợ đến hạn. Tránh việc tồn quỹ quá mức cần thiết, vì không tạo khả năng sinh lời và có thể gặp rủi ro. 2.2. Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ: - Nhân viên phải có đủ khả năng liêm chính: Vì không thể kiểm soát nội bộ khi mà các nhân viên không có đủ khả năng hoặc không liêm chính mà cố tình gian lận. Do vậy, nhân viên có khả năng và liêm chính là nhân tố cơ bản nhất để đảm bảo cho KSNB hoạt động hữu hiệu. - Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Nguyên tắc này yêu cầu phải có sự cách ly 1 số chức năng đặc thù liên quan tới tiền trong doanh nghiệp. Sự cách ly các chức năng ghi chép, phê chuẩn, và chức năng quản lý trực tiếp đối với tiền là vô cùng quan trọng. - Nguyên tắc phân công phân nhiệm: Sự phân công công việc đối với tiền phải có sự phân tách đáng kể trong mối quan hệ đối với các chu trình có liên quan đến tiền. Nghĩa là không cho phép bất cứ cá nhân nào thực hiện các chức năng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc các nghiệp vụ. Nói cách khác, mỗi các nhân chỉ được phân công 1 chức năng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nghiệp vụ. - Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: Nguyên tắc này hướng yêu cầu trước khi các nghiệp vụ tiền được thực hiện phải có sự phê chuẩn đúng mực. 2.3. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền: 2.3.1. Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền: Trường hợp thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: trong trường hợp này việc áp dụng chính sách thu tiền tập trung và phân công phân cho 1 nhân viên thực đảm nhận rất phổ biến, vì vậy cần phải tách rời chức năng bán hàng và thu tiền. Trong đó, việc các biên lai được đánh số trước sẽ là 1 phương tiện hữu hiệu để ngăn ngừa gian lận, đồng thời khuyến khích việc giao dịch qua ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, thủ tục kiểm toán tốt nhất là sử dụng các thiết bị thu tiền. Nếu không trang bị được hệ thống máy móc tiên tiến, thì phải quản lý được số thu trong ngày thông qua việc lập ra các báo cáo bán hàng hàng ngày Trường hợp thu nợ của khách hàng: - Nếu khách hàng đến nộp tiền: Khuyến khích họ yêu cầu được cấp phiếu thu hoặc biên lai. - Nếu thu tiền tại cơ sở của khách hàng: Quản lý chặt chẽ giấy giới thiệu và thường xuyên đối chiếu giấy công nợ. - Nếu thu tiền qua bưu điện: cần phân nhiệm cho các nhân viên khác nhau đảm nhận các nhiệm vụ như lập hóa đơn bán hàng – theo dõi công nợ - đối chiếu giữa sổ tổng hợp và chi tiết về công nợ - mở thư và liệt kê các sec nhận được – nộp các sec vào ngân hàng – thu tiền. 2.3.2. Kiểm soát nội bộ đối với chi tiền: - Hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán: Nguyên tắc chung là đa số các khoản chi nên thực hiện bằng hình thức chuyển khoản, ngoại trừ 1 số khoản chi nhỏ mới chi bằng tiền mặt - Vận dụng đúng nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: Người quản lý nên thực hiện sự ủy quyền cho cấp dưới trong 1 số công việc. Vì thế đối với tiền, phải phân công cho những người xét duyệt có đủ khả năng và liêm chính, đồng thời cần ban hành văn bản chính thức về sự phân công. - Đối chiếu hàng tháng với sổ phụ của ngân hàng: Số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng trên sổ sách phải bằng với số dư của sổ phụ tại ngân hàng. Mọi khoản chênh lệch sẽ được tìm hiểu nguyên nhân hoặc kết chuyển vào tài khoản phải thu khác (TK1381), hay phải trả khác (TK 3381). IV. Qui trình kiểm toán khoản mục tiền: 1. Lập kế hoạch: 1.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán: Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: Việc chấp nhận 1 khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho khách hàng cũ có liên quan đến vấn đề rủi ro cho hoạt động hay uy tín của công ty kiểm toán. Vì vậy, KTV phải tiến hành các công việc sau: - Xem xét tính liêm chính của ban giám đốc công ty khách hàng - Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm Nhận diện lý do kiểm toán của công ty khách hàng: Thực chất của việc nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng là việc xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng của họ. Điều này có liên quan đến số lượng bằng chứng cần phải thu thập. Để biết được điều đó, KTV có thể phỏng vấn trực tiếp ban giám đốc khách hàng hoặc dựa vào kinh nghiệm của cuộc kiểm toán đã được thực hiện trước đó. Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên: Thông qua việc nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, công ty kiểm toán cần ước lượng quy mô phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đó lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thích hợp để thực hiện cuộc kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán: Khi đã chấp nhận kiểm toán cho khách hàng và xem xét các vấn đề nêu trên, công ty kiểm toán và công ty khách hàng thực hiện ký kết hợp đồng kiểm toán. 1.2. Thu thập thông tin: Theo chuẩn mực kiểm toán VN số 300, KTV cần thu thập thông tin về ngành nghề, công việc kinh doanh, xem xét kết quả của cuộc kiểm toán trước, hồ sơ kiểm toán chung, xem xét các chinh sách của công ty… đồng thời thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng như giấy phép thành lập và điều lệ công ty, các BCTC, các hợp đồng và cam kết quan trọng… 1.3. Thực hiện thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích có thể áp dụng trong cả 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán. Thủ tục phân tích giúp KTV đánh giá tình hình khái quát hợp lý chung các xu hướng biến động và tìm ra những biến động bất thường của khoản mục tiền. Từ đó, KTV sẽ thận trọng hơn khi xác định mức độ và phạm vi áp dụng các thủ tục kiểm toán khác. 1.4. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ: Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng, KTV cần tìm hiểu hệ thống KSNB theo 2 mặt chủ yếu sau: - Thiết kế hệ thống KSNB hoạt động liên tục và có hiệu lực trên các khía cạnh. - Môi tường kiểm soát, bộ máy kế toán và thủ tục kiểm soát. Để tìm hiểu hệ thống KSNB đối với khoản mục tiền, các phương pháp KTV thường áp dụng là: - Dựa vào kinh nghiệm trước đây của KTV với khách hàng - Thẩm vấn nhân viên trong công ty khách hàng - Xem xét thủ tục và chế độ của công ty khách hàng - Kiểm tra các chứng từ và sổ sách đã hoàn thành - Quan sát các mặt hoạt động và quá trình hoạt động của khách hàng Qua việc tìm hiểu hệ thống KSNB, KTV sẽ đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát, tức là đánh giá tính hiệu lực của hệ thống KSNB trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai phạm trong hoạt động tài chính kế toán của doanh nghiệp. 1.5. Xác lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán: 1.5.1. Xác lập mức trọng yếu: Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu: Mức ước lượng ban đầu về trọng yếu cho toàn bộ BCTC là lượng tối đa mà KTV tin rằng ở mức đó, các BCTC có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng thông tin tài chính. Nói cách khác, đó là những sai phạm có thể chấp nhận được đối với toàn bộ BCTC. Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu ban đầu: - Đối với LNTT: 5% - 10% - Đối với doanh thu: 0,5% - 3% - Đối với tài sản: 2% => mức trọng yếu ban đầu là số nhỏ nhất của các mức lựa chọn sau: LNTT * tỷ lệ quy định Doanh thu * tỷ lệ quy định Tài sản * tỷ lệ quy định Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục tiền; Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục tiền = (Giá trị khoản mục tiền trên bảng CĐKT /tổng giá trị Tài sản) * mức trọng yếu ban đầu 1.5.1. Đánh giá rủi ro kiểm toán: Rủi ro tiềm tàng (IR): là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng lẻ hoặc tính gộp mặc dù có hay không hệ thống KSNB Rủi ro kiểm soát (CR): là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng hoặc tính gộp mà hệ thống KSNB không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện ra hoặc sửa chữa kịp thời Rủi ro phát hiện (DR): là mức độ mà KTV sẵn sàng chấp nhận là bằng chứng kiểm toán thu được cho 1 bộ phận hay khoản mục sẽ không phát hiện ra các sai sót cao hơn mức có thể chấp nhận, nếu sai sót đó tồn tại. Rủi ro kiểm toán (AR): là rủi ro do công ty kiểm toán và KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. AR = IR x CR x DR 1.6. Chương trinh kiểm toán: Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ đạo cho KTV tham gia vào cuộc kiểm toán và là phương tiện để theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn nội dung, lịch trình, và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể. Nói cách khác lập chương trình kiểm toán là việc hoạch định chi tiết về những công việc cần thực hiện và thời gian hoàn thành, với trọng tâm là các thủ tục kiểm toán cụ thể. 2. Thực hiện kiểm toán: 2.1. Kiểm toán tiền mặt: 2.1.1. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: Mục tiêu kiểm toán  Thử nghiệm kiểm soát   Các khoản tiền mặt thu, chi ghi trên sổ kế toán tiền mặt đều thực tế phát sinh và có căn cứ hợp lý  - Kiểm tra các bằng chứng về sự phê duyệt chi tiền của người có trách nhiệm. - Kiểm tra mẫu những chứng từ thu, chi tiền về nội dung chi, xem xét các chứng từ đó có đầy đủ chứng từ gốc chứng minh hợp lệ và hợp lý không. - Xem xét lại sổ nhật ký quỹ, sổ cái tài khoản tiền mặt và đối chiếu với các sổ kế toán có liên quan.   Các khoản thu, chi tiền mặt đều được ghỉ sổ kế toán đầy đủ và kịp thời  - Đối chiếu chọn mẫu các chứng từ thu, chi tiền mặt đối với sổ nhật ký quỹ và sổ kế toán liên quan khác về số tiền và cả về ngày ghi. - So sánh ngày ghi sổ trên các sổ liên quan.   Các khoản thu, chi tiền mặt đều được đánh giá, tính toán đúng đắn, đặc biệt là đối với tiền mặt ngoại tệ và vàng bạc, đá quý  - Kiểm tra việc tính toán thu, chi tiền mặt và việc đối chiếu số liệu giữa kế toán và thủ quỹ. - Kiểm tra việc tính toán quy dổi ngoại tệ có phù hợp với tỷ giá ngân hàng công bố; việc sử dụng phương pháp đánh giá vàng bạc, đá quý có đảm bảo phù hợp và nhất quán hay không. - Kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ đánh giá ngoại tệ tồn quỹ có được duy trì và thực hiện đúng thể thức quy định hay không.   Các khoản tiền thu được đều được gửi vào ngân hàng kịp thời, thực hiện quy định thanh toán qua ngân hàng  - Khảo sát việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng. - Đối chiếu giữa sổ kế toán tiền mặt với sổ ngân hàng về ngày bán hàng thu tiền mặt, ngày nộp tiền mặt vào ngân hàng và số tiền mặt nộp vào ngân hàng   Các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt đều được hạch toán đúng  So sánh, xem xét việc hạch toán vào các tài khoản liên quan, tham chiếu 1 số nghiệp vụ trong việc hạch toán vào sổ kế toán.   Việc tổng hợp và chuyển sổ để ghi sổ cái là đúng đắn và chính xác  Tổng hợp các sổ chi tiết liên quan đến thu, chi tiền mặt và đối chiếu với sổ cái tiền mặt.   2.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docexQUAN TRONG_CAM DELETE __ s_a ch_a.doc
  • docexLOINOIDAU.doc
Luận văn liên quan