Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước đối với người lao động, nhằm đảm bảo cuốc sống vật chất, ổn định đời
sống cho người lao động và gia đình họtrong các trường hợp bị ốm đau, thai
sản, suy giảm khảnăng lao động, mất việc làm, hết tuổi lao động hoặc chết.
Chính sách BHXH ởnước ta được thực hiện ngay từnhững ngày đầu mới
thành lập nước, 60 năm qua, trong quá trình tổchức thực hiện, chính sách
BHXH ngày càng được hoàn thiện và không ngừng đổi mới, bổxung cho
phù hợp với điều kiện hiện tại của đất nước. Cùng với quá trình đổi mới của
nền kinh tếtừsau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứVI của Đảng (12/1986),
chính sách BHXH và tổchức quản lí hoạt động cũng có nhiều đổi mới tích
cực.
Từviệc nghiên cứu quá trình đổi mới của BHXH tôi nhận thấy BHXH
thực sựlà một chính sách quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển
của đất nước. BHXH không những góp phần ổn định đời sống của người lao
động mà còn khuyến khích họtích cực lao động sản xuất tạo ra của cải cho
xã hội, xây dựng đất nước. Trong quá trình thực hiện BHXH đã không
ngừng phát triển cảvềchất lượng lẫn sốlượng. Sốngười tham gia ngày càng
tăng lên, mởrộng cho các đối tượng tham gia, hoàn thiện dần hệthống chính
sách BHXH tiến tới thực hiện đủcác chế độcủa Tổchức lao động quốc tế
(ILO). Đặc biệt là sự đổi mới vềcơchếquản lí từcơchếquản lí kếhoạch
hoá, tập chung, bao cấp, hoàn toàn do NSNN đảm bảo đã chuyển sang cơ
chếthực hiện có thu và quỹhoạt động trên nguyên tắc cân bằng thu chi.
Cách thực hiện nhưvậy không những giảm được gánh nặng cho NSNN mà
còn thểhiện trách nhiệm của cảngười sửdụng lao động đối với người lao
động. Nhà nước nước đóng vai trò tổchức thực hiện và quản lí thông qua
BHXH Việt Nam, là hệthống ngành dọc được tổchức từTrung ương đến
địa phương.
73 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2086 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác quản lí tài chính bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Công tác quản lí tài chính BHXH
Việt Nam- Thực trạng và giải pháp”
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................1
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÍ TÀI CHÍNH
BHXH.............................................................................................................3
I. Những vấn đề cơ bản về BHXH..............................................................3
1. Tính tất yếu khách quan của BHXH.....................................................3
2. Khái niệm BHXH..................................................................................4
3. Bản chất và chức năng của BHXH........................................................6
3.1. Bản chất của BHXH........................................................................6
3.2. Chức năng của BHXH.....................................................................7
4. Nguyên tắc hoạt động của BHXH.........................................................8
5. Các chế độ của BHXH..........................................................................8
6. Quỹ BHXH và phân loại quỹ BHXH..................................................10
6.1. Quỹ BHXH.....................................................................................10
6.2. Phân loại quỹ BHXH:....................................................................11
II. Quản lí tài chính BHXH........................................................................12
1. Khái niệm chung về quản lí tài chính BHXH.....................................12
2. Nội dung quản lí tài chính BHXH.......................................................14
2.1.Quản lí thu BHXH..........................................................................15
2.2. Quản lí chi BHXH.........................................................................16
2.3. Quản lí hoạt động đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ.....17
2.4. Quản lí hoạt động cân đối quỹ......................................................18
3.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lí tài chính BHXH...........18
III. Kinh nghiệm của một số nước về quản lí tài chính BHXH.................19
1. Quản lí tài chính BHXH của Cộng hoà Liên bang Đức......................19
2. Quản lí tài chính BHXH của Trung Quốc...........................................21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ TÀI CHÍNH BHXH TẠI VIỆT
NAM............................................................................................22
I. Giới thiệu chung về BHXH Việt Nam...................................................23
1. Khái quát về sự hình thành và quá trình phát triển của BHXH Việt
Nam.................................................................................................23
1.1.BHXH Việt Nam giai đoạn trước 1995..........................................23
1.2. BHXH Việt Nam giai đoạn sau 1995............................................24
2. Chính sách BHXH Việt Nam từ năm 1995 đến nay...........................25
3. Cơ cấu tổ chức, quản lí của BHXH Việt Nam....................................28
II. Thực trạng của công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam................31
1. Công tác quản lí thu............................................................................31
1.1.Quản lí đối tượng tham gia............................................................31
1.2. Quản lí quỹ lương của doanh nghiệp............................................35
1.3. Quản lí tiền thu BHXH..................................................................36
2. Quản lí chi BHXH...............................................................................40
2.1. Chi các chế độ BHXH...................................................................40
2.1.1. Phân cấp chi trả......................................................................40
2.1.2. Phương thức chi trả.................................................................41
2.1.3. Quản lí đối tượng được hưởng và số tiền chi trả....................42
2.2. Chi quản lí hoạt động bộ máy.......................................................43
3. Quản lí hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ..........................................45
3. Quản lí hoạt động cân đối quỹ BHXH................................................47
III. Đánh giá chung về công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam.........50
1. Những kết quả đạt được......................................................................50
1.1. Hình thành hệ thống pháp lí làm cơ sở cho cơ chế quản lí tài chính
BHXH:..................................................................................................50
1.2. Hình thành quỹ BHXH được quản lí tập trung và độc lập với NSNN. 50
1.3. Công tác thu được phân cấp, tổ chức thu hợp lí an toàn qua hệ thống tài khoản thu
BHXH Việt Nam...................................................51
1.4. Thực hiện chi trả các chế độ vừa nhanh chóng, kịp thời vừa đảm bảo tính chính
xác................................................................................51
1.5. Quỹ đã có thu từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ, giảm được nhược điểm của cơ
chế quản lí PAYGO...............................................52
2. Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân....................................52
2.1. Việc số người tham gia còn ít đặc biệt là tình trạng trốn tham gia, trốn đóng, nợ
đọng phí BHXH còn rất phổ biến..................................52
2.2. Trong công tác chi trả BHXH Việt Nam còn nhiều hiện tượng sai sót trong xét
duyệt, tình trạng tồn đọng trong giải quyết chế độ vẫn tồn tại..................................53
2.3. Công tác đầu tư bảo tồn và phát triển quỹ tuy đã có thu nhưng còn hạn chế lợi
nhuận từ đầu tư còn rất nhỏ..............................................53
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ TÀI CHÍNH
BHXH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ TỚI...................................55
I. Những quan điểm chủ yếu về vấn đề quản lí tài chính BHXH Việt Nam trong giai
đoạn tới......................................................................................55
1. Quan điểm trong xây dựng chính sách BHXH...................................55
2. Những quan điểm cụ thể trong công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam trong giai
đoạn tới...........................................................................55
II. Giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lí tài chính BHXH trong
gian đoạn tới.........................................................................56
1. Bài học kinh nghiệm từ hệ thống BHXH CHLB Đức và Trung Quốc.................56
2. Những giải pháp cụ thể.......................................................................57
2.1. Giải pháp cho công tác quản lí thu BHXH...................................57
2.2. Giải pháp cho công tác quản lí chi các chế độ BHXH.................59
2.3. Giải pháp cho công tác chi quản lí...............................................60
2.4. Giải pháp đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH.....................................61
2.5. Giải pháp về quản lí cân đối quỹ..................................................63
3. Một số kiến nghị..................................................................................64
3.1. Kiến nghị về phía Nhà nước..........................................................64
3.2. Kiến nghị về phía BHXH...............................................................65
KẾT LUẬN...................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................67
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt
nghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước đối với người lao động, nhằm đảm bảo cuốc sống vật chất, ổn định đời
sống cho người lao động và gia đình họ trong các trường hợp bị ốm đau, thai
sản, suy giảm khả năng lao động, mất việc làm, hết tuổi lao động hoặc chết.
Chính sách BHXH ở nước ta được thực hiện ngay từ những ngày đầu mới
thành lập nước, 60 năm qua, trong quá trình tổ chức thực hiện, chính sách
BHXH ngày càng được hoàn thiện và không ngừng đổi mới, bổ xung cho
phù hợp với điều kiện hiện tại của đất nước. Cùng với quá trình đổi mới của
nền kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986),
chính sách BHXH và tổ chức quản lí hoạt động cũng có nhiều đổi mới tích
cực.
Từ việc nghiên cứu quá trình đổi mới của BHXH tôi nhận thấy BHXH
thực sự là một chính sách quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển
của đất nước. BHXH không những góp phần ổn định đời sống của người lao
động mà còn khuyến khích họ tích cực lao động sản xuất tạo ra của cải cho
xã hội, xây dựng đất nước. Trong quá trình thực hiện BHXH đã không
ngừng phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng. Số người tham gia ngày càng
tăng lên, mở rộng cho các đối tượng tham gia, hoàn thiện dần hệ thống chính
sách BHXH tiến tới thực hiện đủ các chế độ của Tổ chức lao động quốc tế
(ILO). Đặc biệt là sự đổi mới về cơ chế quản lí từ cơ chế quản lí kế hoạch
hoá, tập chung, bao cấp, hoàn toàn do NSNN đảm bảo đã chuyển sang cơ
chế thực hiện có thu và quỹ hoạt động trên nguyên tắc cân bằng thu chi.
Cách thực hiện như vậy không những giảm được gánh nặng cho NSNN mà
còn thể hiện trách nhiệm của cả người sử dụng lao động đối với người lao
động. Nhà nước nước đóng vai trò tổ chức thực hiện và quản lí thông qua
BHXH Việt Nam, là hệ thống ngành dọc được tổ chức từ Trung ương đến
địa phương.
Bên cạnh những mặt đạt được, BHXH Việt Nam cũng còn rất nhiều
tồn tại cần sớm được khắc phục cả về nội dung chính sách, tổ chức quản lí
hoạt động. Đây là những đòi hỏi cấp thiết cần được nghiên cứu để góp phần
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt
nghiÖp
hoàn thiện chính sách và tổ chức quản lí hoạt động của BHXH Việt Nam.
Trong đó quản lí tài chính BHXH Việt Nam là một mảng lớn, cần được chú
trọng và quan tâm vì tài chính BHXH có vững thì các chế độ trợ cấp mới
được đảm bảo thực hiện tốt mà không dẫn đến tình trạng thâm hụt NSNN.
Chính vì vậy với ngành học được đào tạo, sau khi về thực tập tại BHXH
Việt Nam, tôi đã chọn đề tài: “Công tác quản lí tài chính BHXH Việt
Nam- Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu công tác quản lí tài chính
BHXH Việt Nam, với mục đích là rút ra những kết quả đạt được để phát
huy, những tồn tại cần khắc phục. Hơn nữa thông qua đó có thể đưa ra
những đóng góp, góp phần hoàn thiện hệ thống BHXH Việt Nam, phát huy
tối đa chức năng của BHXH trong thời đại mới.
Kết cấu của đề tài gồm ba chương:
Chương I: Lí luận chung về BHXH và quản lí tài chính BHXH.
Chương II: Thực trạng công tác quản lí tài chính BHXH tại Việt Nam
hiện nay.
Chương III: Một số giải pháp đối với công tác quản lí tài chính BHXH
Việt Nam trong thời kì tới.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt
nghiÖp
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ
QUẢN LÍ TÀI CHÍNH BHXH
I. Những vấn đề cơ bản về BHXH.
Tính tất yếu khách quan của BHXH.
Sự ra đời của BHXH cũng giống như các chính sách xã hội khác luôn
bắt nguồn từ yêu cầu thực tiễn của cuộc sống đặt ra.Từ thời xa xưa, con
người để chống lại những rủi ro, thiên tai của cuộc sống đã biết đoàn kết
tương trợ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng sự giúp đỡ này chỉ mang tính
tự phát và với quy mô nhỏ, thường là trong một nhóm người chung quan hệ
huyết thống.
Khi xã hội càng ngày càng tiến bộ, đặc biệt là khi chuyển sang giai
đoạn có sự phân công lao động xã hội, nền sản xuất xã hội lúc này đã phát
triển. Cùng với nó là quan hệ xã hội giữa các cá nhân, giữa các cộng đồng
cũng phát triển hơn. Khi đó tôn giáo bắt đầu xuất hiện, nó không chỉ với ý
nghĩa giáo dục con người hướng thiện mà còn có các trại bảo dưỡng, hội cứu
tế với mục đích từ thiện, trợ giúp nhau trong cuộc sống. Như vậy xét về bản
chất thì hình thức tương trợ trong thời kì này đã mang tính có tổ chức và quy
mô rộng rãi hơn.
Từ thế kỉ thứ XVI ở Châu Âu đã xuất hiện ngành công nghiệp, những
người nông dân không có đất phải di cư ra thành phố làm thuê cho các nhà
máy ngày càng nhiều và dần trở thành công nhân. Đặc biệt đến thời kì cách
mạng công nghiệp thì lực lượng ngày càng đông đảo và trở thành giai cấp
công nhân. Nhìn chung họ sống không ổn định, cuộc sống chỉ dựa vào công
việc với đồng lương ít ỏi, mất việc làm, ốm đau, tai nạn lao động ... đều có
thể đe doạ cuộc sống của họ. Tình đoàn kết tương thân tương ái giữa họ đã
nảy nở, cùng với đó là sự ra đời của các nghiệp đoàn, các hiệp hội giúp đỡ
các thành viên khi bị ốm đau bệnh tật trong quá trình sản xuất. Bên cạnh Hội
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt
nghiÖp
tương tế còn có Quỹ tiết kiệm được Nhà nước khuyến khích thành lập. Tiếp
đó những quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải chu cấp cho người
lao động thuộc quyền quản lí khi họ gặp phải ốm đau, tai nạn lao động, mất
việc... Giai cấp công nhân càng đông đảo thì sức ép đối với những đòi hỏi
đảm bảo cuộc sống cho họ ngày càng ảnh hưởng đến đời sống chính trị của
mỗi nước. Trước tình cảnh đó Chính Phủ mỗi nước không thể không quan
tâm đến tình cảnh của người lao động. Những yêu cầu giảm giờ làm, cải
thiện điều kiện lao động, đảm bảo cuộc sống của người lao động dần được
quy định thành các chính sách bắt buộc đối với mỗi nước.
Điển hình là vào năm 1850, dưới thời Thủ tướng Bismark của Đức đã
giúp các địa phương thành lập quỹ do người công nhân đóng góp để được
trợ cấp lúc rủi ro. Nguyên tắc bảo hiểm bắt buộc bắt nguồn từ đây, người
được bảo hiểm phải tham gia đóng phí. Sau đó sáng kiến này được áp dụng
rộng rãi trên khắp thế giới. BHXH ngày càng được hoàn thiện, thực hiện
rộng khắp các nước và được Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) thông qua
trong Công ước số 102 vào tháng 4 năm 1952. BHXH ở nước ta đã manh
nha hình thành từ thời thực dân Pháp thống trị. Sau cách mạng tháng Tám,
Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã ban hành sắc lệnh 29/ SL
ngày 12/3/1947 về việc thực hiện bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí.
Đây là những viên gạch đầu tiên xây dựng nên hệ thống BHXH Việt Nam
như hiện nay.
2. Khái niệm BHXH.
Qua quá trình hình thành chúng ta có thể nhận thấy, lúc khởi đầu,
BHXH chỉ mang tính chất tự phát, phạm vi hoạt động nhỏ hẹp, trước nhu
cầu của thực tiễn thì chính sách BHXH đã nhanh chóng ra đời và từng bước
phát triển rộng khắp. BHXH đã được từ điển bách khoa Việt Nam định
nghĩa như sau:
“ BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho
người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất
dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia
BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt
nghiÖp
đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an
toàn xã hội.”
Qua khái niệm trên, có thể rút ra một số điểm cơ bản sau:
- Đối tượng của BHXH chính là phần thu nhập của người lao động bị biến
động, giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động do các
biến cố như đã nêu trên từ đó để giúp ổ định cuộc sống của bản thân
người lao động và gia đình họ. Chính vì yếu tố này mà BHXH được coi
là một chính sách lớn của mỗi quốc gia và được Nhà nước quan tâm quản
lí chặt chẽ. Cũng tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi nước mà các quy định
về đối tượng này là có sự khác nhau nhưng cùng bảo đảm ổn đình đời
sống của người lao động.
- Đối tượng tham gia BHXH là gồm người lao động và cả người sử dụng
lao động. Sở dĩ người lao động phải đóng phí vì chính họ là đối tượng
được hưởng BHXH khi gặp rủi ro. Người sử dụng lao động đóng phí là
thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của họ đối với người lao động. Và sự
đóng góp trên là bắt buộc, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Để điều hoà mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động,
để gắn bó lợi ích giữa họ, Nhà nước đã đứng ra yêu cầu cả hai bên cùng
đóng góp và đây cũng là chính sách xã hội được thực hiện góp phần ổn
định cuộc sống một cách hiệu quả nhất.
Dựa vào bản chất và chức năng của BHXH mà Tổ chức Lao động
Quốc tế ( ILO) cũng đã đưa ra một định nghĩa khác như sau:
“ BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình
thông qua một loạt các biện pháp công cộng (bằng pháp luật, trách nhiệm
của Chính phủ) để chống lại tình trạng khó khăn về kinh tế và xã hội do bị
mất hoặc giảm mất thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi
già, tàn tật và chết. Hơn nữa, BHXH còn phải bảo vệ cho việc chăm sóc y tế,
sức khoẻ và trợ cấp cho các gia đình khi cần thiết.”
Từ định nghĩa trên chúng ta thấy mục tiêu của BHXH là hướng tới sự
phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội. BHXH thể hiện sự đảm bảo lợi
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt
nghiÖp
ích của xã hội đối với mỗi thành viên từ đó gắn kết mỗi cá nhân với xã hội
đó.
3. Bản chất và chức năng của BHXH.
3.1. Bản chất của BHXH.
Có thể hiểu BHXH là sự bù đắp một phần thu nhập bị mất của người
lao động khi gặp phải những biến cố như ốm đau, tai nan lao động, bệnh
nghề nghiệp hoặc tuổi già làm mất, giảm khả năng lao động, từ đó giúp ổn
định cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình họ. BHXH hiện nay
được coi là một chính sách xã hội lớn của mỗi quốc gia, được nhà nước quan
tâm và quản lí chặt chẽ. BHXH xét về bản chất bao gồm những nội dung sau
đây:
BHXH là sự cần thiết tất yếu khách quan gắn liền với sự phát triển của
nền kinh tế. Đặc biệt đối với nền kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị
trường, mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động ngày
càng phát triển. Do vậy trình độ phát triển của nền kinh tế quyết định đến sự
đa dạng và tính hoàn thiện của BHXH. Vì vậy có thể nói kinh tế là yếu tố
quan trọng quyết định tới hệ thống BHXH của mỗi nước.
BHXH, bên tham gia BHXH, bên được BHXH là ba chủ thể trong mối
quan hệ của BHXH. Bên tham gia BHXH gồm người lao động và người sử
dụng lao động (bên đóng góp), bên BHXH là bên nhận nhiệm vụ BHXH,
thông thường thì do cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ,
bên được BHXH chính là người lao động và gia đình họ khi có đủ điều kiện
cần thiết. Từ đó họ được đảm bảo những nhu cầu thiết yếu, giúp họ ổn định
cuộc sống, góp phần ổn đình xã hội.
Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động của người lao
động có thể là những rủi ro ngẫu nhiên( tai nạn, ốm đau, bệnh nghề
nghiệp...), cũng có thể là các rủi ro không hoàn toàn ngẫu nhiên( tuổi già,
thai sản, ...). Đồng thời các biến cố này có thể xảy ra trong quá trình lao
động hoặc ngoài lao động. Phần thu nhập của người lao động bị giảm hay
mất đi từ các rủi ro trên sẽ được thay thế hoặc bù đắp từ nguồn quỹ tập trung
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt
nghiÖp
được tồn tích lại do bên tham gia BHXH đóng góp và có thêm sự hỗ trợ của
NSNN.
3.2. Chức năng của BHXH.
Chức năng cơ bản nhất của BHXH là thay thế, bù đắp phần thu nhập
của người lao động khi họ gặp những rủi ro làm mất thu nhập do mất khả
năng lao động hay mất việc làm. Rủi ro này có thể làm mất khả năng lao
động tam thời hay dài hạn thì mức trợ cấp sẽ được quy định cho từng trường
hợp. Chức năng này quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức
hoạt động của BHXH.
Đối tượng tham gia BHXH có cả người lao động và người sử dụng lao
động và cùng phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ này dùng để trợ cấp cho
người lao động khi gặp phải rủi ro, số người này thường chiếm số ít. BHXH
thực hiện cả phân phối lại thu nhập theo chiều dọc và chiều ngang, giữa
người lao động khoẻ mạnh với người lao động ốm đau, già yếu..., giữa
những người có thu nhập cao phải đóng nhiều với người có