Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông Intracom

Trong nền kinh tế thị trường, Đảng và nhà nước ta đã từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách, hoàn thiện quy trình quản lý kinh tế thích hợp nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Công tác quản lý dự án cũng dần được hoàn chỉnh hơn thực hiện một cách có hệ thống và bài bản hơn và dần được điều chỉnh phù hợp với nền kinh tế thị trường của nước ta. Hiện nay, tại các doanh nghiệp, công tác quản lý dự án cũng đã được quan tâm nhiều hơn, Scác doanh nghiệp đã đầu tư lớn cho công tác này. Và quản lý dự án cũng mang lại hiệu quả nâng cao chất lượng các công trình, giảm thiểu rủi ro cho các dự án của doanh nghiệp. Khi công tác quản lý dự án được quan tâm đúng mực, các dự án của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao hơn, mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp, nần cao uy tín của các doanh nghiệp. Vì vậy, hiệu quả của các dự án của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý dự án. Bên cạnh đó, công tác quản lý dự án còn tồn tại một số hạn chế như quá trình quản lý chưa được hoàn thiện. Vì vậy, các doanh nghiệp đôi khi áp dụng sai các quy chế quản lý dự án, hay quy trình quản lý không phù hợp với thực tế của doanh nghiệp. Điều này làm cho công tác quản lý chưa mang lại hiệu quả cao cho các dự án. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông INTRACOM người viết nhận thấy công tác quản lý dự án tại công ty tuy đạt được những hiệu quả lớn, nhưng vẫn còn tồn tại một số những hạn chế cần được quan tâm hơn nữa. Với kiến thức đã được học trong trường và kinh nghiệm thu thập được trong thời gian thực tập tại công ty, người viết chọn nghiên cứu chuyên đề “Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông INTRACOM”. Cơ cấu bài viết gồm 2 chương: Chương 1: Công tác quản lý dự án nhà ở tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông INTRACOM. Chương 2: Định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng nhà ở tại công ty.

doc74 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2498 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông Intracom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường, Đảng và nhà nước ta đã từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách, hoàn thiện quy trình quản lý kinh tế thích hợp nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Công tác quản lý dự án cũng dần được hoàn chỉnh hơn thực hiện một cách có hệ thống và bài bản hơn và dần được điều chỉnh phù hợp với nền kinh tế thị trường của nước ta. Hiện nay, tại các doanh nghiệp, công tác quản lý dự án cũng đã được quan tâm nhiều hơn, Scác doanh nghiệp đã đầu tư lớn cho công tác này. Và quản lý dự án cũng mang lại hiệu quả nâng cao chất lượng các công trình, giảm thiểu rủi ro cho các dự án của doanh nghiệp. Khi công tác quản lý dự án được quan tâm đúng mực, các dự án của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao hơn, mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp, nần cao uy tín của các doanh nghiệp. Vì vậy, hiệu quả của các dự án của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý dự án. Bên cạnh đó, công tác quản lý dự án còn tồn tại một số hạn chế như quá trình quản lý chưa được hoàn thiện. Vì vậy, các doanh nghiệp đôi khi áp dụng sai các quy chế quản lý dự án, hay quy trình quản lý không phù hợp với thực tế của doanh nghiệp. Điều này làm cho công tác quản lý chưa mang lại hiệu quả cao cho các dự án. Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông INTRACOM người viết nhận thấy công tác quản lý dự án tại công ty tuy đạt được những hiệu quả lớn, nhưng vẫn còn tồn tại một số những hạn chế cần được quan tâm hơn nữa. Với kiến thức đã được học trong trường và kinh nghiệm thu thập được trong thời gian thực tập tại công ty, người viết chọn nghiên cứu chuyên đề “Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông INTRACOM”. Cơ cấu bài viết gồm 2 chương: Chương 1: Công tác quản lý dự án nhà ở tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông INTRACOM. Chương 2: Định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng nhà ở tại công ty. Trong khoảng thời gian không dài thực tập tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hạ tầng và giao thông INTRACOM, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn TS. Đinh Đào Ánh Thủy và sự chỉ bảo tận tình những kiến thức thực tế của Ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên tại công ty INTRACOM người viết đã hoàn thành tốt chuyên đề của mình. Trong quá trình thực tập và tìm hiểu, do thời gian thực tập không nhiều, các kiến thức kinh nghiệm thực tế người viết chưa có, tuy đã cố gắng rất nhiều, song bài viết không tránh khỏi những sai sót, người viết kính mong nhận được sự đánh giá đóng góp ý kiến của cô giáo hướng dẫn và các anh chị trong công ty để bài viết thực sự là một tài liệu tốt góp phần nào nâng cao hiệu quả của công tác quản lý dự án tại các doanh nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Ngoan Chương 1: Công tác quản lý dự án nhà ở tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông INTRACOM Tổng quan chung về công ty INTRACOM và tình hình đầu tư xây dựng nhà ở tại công ty. Tổng quan chung về công ty INTRACOM Quá trình hình thành, các ngành nghề kinh doanh chính của công ty Công ty đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông INTRACOM tiền thân là Công ty đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông đô thị 100% vốn nhà nước. Chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2006. Công ty hoạt động theo nhiều ngành nghề lĩnh vực như xây dựng và kinh doanh bất động sản đầu tư quản lý dự án xây dựng và lắp đặt các công trình, tư vấn, kinh doanh dịch vụ và một số ngành khác, phấn đấu trở thành một công ty lớn mạnh có tiềm lực cũng như uy tín ngày một nâng cao. Tình hình đầu tư phát triển của công ty những năm qua 1.2.1 Các hoạt động đầu tư trong nội bộ công ty Đầu tư vào nguồn nhân lực Có thể nói ở các công ty thì nguồn nhân lực đóng vai trò ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm mà công ty đó tạo ra vì vậy công ty luôn chú trọng tới việc đầu tư vào nguồn nhân lực. Đầu tư mua sắm trang thiết bị, hoàn thiện cơ sở vật chất trong công ty Là công ty chuyên đầu tư xây dựng các công trình nhà ở và thuỷ điện vì vậy công ty luôn chú trọng đầu tư vào nâng cao hệ thống trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả cho người lao động, cũng như đảm bảo chất lượng các công trình và theo kịp tiến độ mà khách hàng yêu cầu. 1.2.2 Đầu tư ra ngoài công ty Đầu tư vào lĩnh vực xây dựng luôn là tôn chỉ, là hướng đi chính cho công ty từ khi thành lập cho tới nay. Việc đầu tư vào các công trình xây dựng luôn được đầu tư đúng mức với nguồn vốn tự có của công ty và nguồn vốn đi vay ngân hàng. Các công trình xây dựng cũng mang lại đa phần lợi nhuận cho công ty. Đầu tư cho các công trình xây dựng thường chiếm 75% quỹ đầu tư của công ty, với các công trình thuỷ điện hay nhà ở, số vốn cần lớn vì vậy công ty cũng có những chính sách đầu tư với tỷ lệ vốn phù hợp cho từng công trình mà công ty thực hiện. Tình hình xây dựng nhà ở tại công ty 2.1 Vai trò của xây dựng nhà ở đối với tình hình kinh doanh của công ty Đầu tư xây dựng nhà ở là một trong hai mảng sản xuất kinh doanh của công ty, mang lại lợi nhuận lớn cho công ty, là thế mạnh của công ty, khẳng định vị thế của công ty trên thương trường. Hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở luôn được công ty quan tâm nhiều nhất, do đây là hoạt động mũi nhọn của công ty, đi cùng sự hình thành và phát triển công ty. Từ công tác nghiên cứu các dự án chuẩn bị đầu tư, cho tới việc thực hiện các dự án và quản lý vận hành các dự án đó. Các dự án nhà ở của công ty thường là các dự án xây chung cư và văn phòng cho thuê, bên cạnh đó là những biệt thự thấp tầng. Đa phần các dự án không phải là nguồn vốn nhà nước, mà là nguồn vốn của công ty và các nguồn vốn vay ngân hàng cũng như các nguồn mà công ty huy động được. Việc quản lý dự án đang được công ty thực hiện với nhiều dự án, trong đó dự án nhà luôn được quan tâm nhiều nhất do đặc thù xây dựng nhà đa phần là để bán và các văn phòng cho thuê, vì vậy việc quản lý đặt ra rất cấp thiết. 2.2 Các dự án nhà ở tiêu biểu của công ty trong các năm qua Các dự án nhà mà công ty đã và đang thực hiện trong thời gian vừa qua Bảng 1: Bảng các dự án nhà ở do công ty INTRACOM quản lý STT  Tên dự án  Tên thường gọi  Địa điểm ĐT  Tổng mức ĐT   1  Dự án khu văn phòng, dịch vụ công cộng và nhà ở để bán  Dự án BĐS – Intracom 1  Xã Trung Văn - Từ Liêm – Hà Nội  625 tỷ đồng   2  Dự án văn phòng, nhà ở tái định cư, nhà ở để bán  Dự án BĐS – Intracom 2  Xã Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội  212 tỷ đồng   3  Dự án nhà ở cho giáo viên, cán bộ CNV học viện cảnh sát  Dự án BĐS – Intracom 3  Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội    4  Dự án nhà ở Intracom 4 cho người có thu nhập thấp  Dự án BĐS – Intracom 4  Xã Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội    5  Dự án khu nhà ở Intracom 5  Dự án BĐS – Intracom 5  Khu đô thị mới Xuân Phương - Từ Liêm – Hà Nội  180 tỷ đồng   6  Dự án chung cư Xuân Phương – Intracom 6  Dự án BĐS – Intracom 6  Khu đô thị mới Xuân Phương - Từ Liêm – Hà Nội  211 tỷ đồng   7  Dự án nhà ở cao tầng kết hợp văn phòng  Dự án BĐS – Intracom 7  Xã Vĩnh Ngọc – Đông Anh – Hà Nội    8  Dự án xây dựng nhà để bán  Dự án BĐS – Intracom 9  Mạc Thị Bưởi – Hai Bà Trưng – Hà Nội    10  Dự án công ty 208 - INTRACOM  Dự án BĐS – Intracom  Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội    11  Dự án xây nhà ở và văn phòng cho thuê  Dự án BĐS – Intracom  số 9 Lê Đại Hành – Ninh Bình    (Nguồn: Phòng dự án nhà 1) Thực trạng công tác quản lý dự án nhà ở tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông INTRACOM Khái quát tình hình đầu tư xây dựng nhà ở tại công ty các năm qua Tình hình xây dựng nhà ở của công ty các năm qua có sự phát triển đáng kể khi công ty đã nhận thấy vai trò của việc xây dựng nhà ở đối với tình hình phát triển của công ty. Quản lý dự án là một yêu cầu bắt buộc khi thực hiện các dự án. Việc quản lý dự án giúp cho công ty có thể kiểm soát tình hình sử dụng vốn, nhân lực, nguồn lực của dự án, tiến độ các công trình… Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đứng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ bằng phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. Quản lý dự án là một yêu cầu bắt buộc khi thực hiện dự án nói chung và các dự án nhà ở nói riêng. Bởi vì mỗi dự án đều sử dụng một nguồn lực riêng, mà đa phần các nguồn lực rất lớn, vì vậy sẽ là không hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra cho các dự án nếu không có một kế hoạch quản lý phù hợp. Bên cạnh đó thời gian thực hiện các dự án thường dài do đó quản lý dự án sẽ điều phối các nguồn lực cũng như thời gian một cách hợp lý. Mỗi dự án thường gồm nhiều khâu rất phức tạp và có tính chất công việc, nguồn lực, thời gian, tiến độ và nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy việc quản lý dự án cho phép liên kết các bộ phận, các khâu với nhau, tạo ra một dự án liền mạch. Hoạt động quản lý dự án nhà ở tại công ty được hiện một cách thường xuyên. Việc quản lý các dự án nhà ở được ban quản lý dự án phối hợp cùng các phòng dự án nhà và các phòng ban khác thực hiện. Quản lý diễn ra trên mọi mặt của dự án, nó có tác dụng gắn kết các phần các bộ phận của dự án với nhau, làm cho dự án hoạt động một cách linh hoạt và có hệ thống. Hoạt động quản lý dự án được tiến hành qua tất cả các giai đoạn của dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, giai đoạn nghiệm thu công trình tới giai đoạn dịch vụ khi vận hành và khai thác dự án. Các nội dung của quản lý dự án bao gồm: lập kế hoạch tổng thể dự án; quản lý phạm vi; quản lý thời gian và tiến độ dự án; quản lý chất lượng dự án; quản lý chi phí; quản lý hoạt động cung ứng mua bán; quản lý rủi ro dự án; quản lý nhân lực; quản lý thông tin. Theo nghị định 12/2009/NĐ-CP của chính phủ thì quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm: quản lý chất lượng xây dựng; quản lý tiến độ xây dựng; quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình; quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng; quản lý môi trường xây dựng. Tuy nhiên, việc quản lý dự án nhà ở thường đơn giản hơn so với các dự án khác, do dự án nhà ở đa phần là các dự án là nguồn vốn tự có và vốn vay, rất ít dự án sử dụng vốn nhà nước vì vậy việc quản lý dự án cũng dễ dàng và thuận tiện hơn. Công tác quản lý dự án đã và đang được công ty thực hiện với tất cả các dự án nhà ở tại công ty, các dự án do công ty làm chủ đầu tư, cũng như các dự án do tổng công ty là chủ đầu tư, công ty chỉ là đơn vị chỉ định thực hiện các dự án đó. Tuy nhiên, việc quản lý mỗi dự án nhà ở khác nhau là khác nhau, do đặc thù của mỗi dự án ở có các mục tiêu khác nhau, địa điểm khác nhau, nguồn vốn khác nhau, hướng tới các đối tượng khác nhau … Vì vậy, với mỗi dự án công ty cần có một chiến lược quản lý dự án phù hợp với từng dự án đó. Các mô hình quản lý hoạt động xây dựng nhà ở tại công ty Đa phần các dự án do công ty tự làm chủ đầu tư, một số còn lại là các dự án do tổng công ty làm chủ đầu tư, uỷ nhiệm cho công ty làm chủ đầu tư thứ phát, thực hiện và quản lý các dự án đó. Với mỗi dự án, công ty luôn thành lập một ban quản lý dự án. Ban quản lý cũng được công ty quản lý và giám sát các hoạt động quản lý dự án. Có vị trí tương ứng với một phòng ban trong công ty, thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm như một phòng ban chính. Đa phần các dự án sẽ có một ban quản lý dự án riêng, gồm nhân sự trong ban quản lý dự án và các phòng đầu tư dự án nhà 1, 2. Tổ chức thực hiện và chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị công ty và Giám đốc công ty nhằm hướng các dự án của công ty được quản lý theo hình thức “ Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án”. Sơ đồ tổ chức quản lý dự án: Cơ cấu tổ chức quản lý dự án, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Tổ chức quản lý dự án của công ty (Nguồn: BQL dự án1) TT  Trách nhiệm  Nội dung   I  Ban quản lý dự án (BQLDA)    1  KSDA    2  BQLDA    II  P.KH-KT hoặc Tổ thẩm định đấu thầu    1  HĐQT Công ty  Không đạt   2  BQLDA    3  Tổ thẩm định đấu thầu    4  HĐQT hoặc Giám đốc Công ty  Không đạt   III  Chủ đầu tư, BQLDA, Nhà thầu thi công    1  BQLDA, Tư vấn giám sát (TVGS), Nhà thầu thi công    2  KSDA, TVGS, Nhà thầu thi công    3  TVGS, Kỹ thuật của Nhà thầu TC (KTTC)    4  TVGS, KTTC, KSDA    5  PTrách TVGS, KTTC, KSDA    6  PGĐPT, KSDA, ĐD theo PL và PTTVGS, ĐD Nhà thầu TC và KTTC    7  KSDA, Tư vấn giám sát, Nhà thầu TC    8  Nhà thầu chứng nhận sự phù hợp chất lượng CT    9  Chủ đầu tư, KSDA, ĐD theo PL và PTTVGS, Nhà thầu TC, Nhà thầu Thiết kế    10  Chủ đầu tư, BQLDA, Nhà thầu thi công    11  Chủ đầu tư, BQLDA, Nhà thầu thi công    Nhiệm vụ của các phòng ban: trong công tác quản lý dự án mỗi phòng ban có một nhiệm vụ riêng tạo thành một thể thống nhất để thực hiện các liên tục các công việc: - Ban quản lý dự án: nhiệm vụ của ban quản lý dự án là phối hợp cùng với các phòng ban khác thực hiện nhiệm vụ quản lý các dự án mà công ty làm chủ đầu tư cũng như tổng thầu. Ban quản lý dự án có nhiệm vụ chính như sau: + Giải phóng mặt bằng, nhận giao đất và chuẩn bị mặt bằng cho dự án. Công tác giải phóng và bàn giao mặt bằng được ban quản lý dự án thực hiện trong thời kì đầu thực hiện dự án. + Giám sát thi công xây dựng công trình: việc giám sát thi công xây dựng công trình được ban quản lý dự án thực hiện một cách thường xuyên và có hệ thống. Việc thi công công trình như thế nào, chất lượng của công trình, thời gian tiến độ công trình, phụ thuộc vào giai đoạn thi công công trình vì vậy ban quản lý dự án luôn chú trọng giám sát thi công để tạo hiệu quả tốt nhất cho dự án. + Nghiệm thu, bàn giao, thanh quyết toán công trình: khi công trình thực hiện xong, việc nghiệm thu bàn giao công trình cho khách hàng theo hợp đồng sẽ được ban quản lý dự án thực hiện. Nghiệm thu bàn giao công trình phải được thực hiện theo các bước đã định, theo một trình tự nhất định để đảm bảo cho công tác nghiệm thu đạt hiệu quả, mang lại cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất. + Quản lý chất lượng tiến độ công trình cũng như vệ sinh an toàn lao động công trình xây dựng. + Xây dựng chiến lược cho từng giai đoạn của dự án. + Báo cáo chủ đầu tư và một số bộ phận liên quan về tình hình thực hiện các công việc của dự án, tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân nguồn vốn, tình hình sử dụng nguồn nhân lực hàng tháng, hàng quý, hàng năm cũng như khi hoàn thành xong một giai đoạn. Báo cáo quyết toán dự án nghiệm thu công trình cho chủ đầu tư và khách hàng. + Thực hiện một số công tác khác liên quan tới dự án - Các phòng ban khác: các phòng ban chức năng trong công ty thực hiện nhiệm vụ của mình để trợ giúp cho ban quản lý dự án trong các công tác nghiệp vụ để dự án có thể thực hiện đúng theo tiến độ và những mục tiêu đã đề ra. Nhiệm vụ của các phòng ban chủ yếu là như sau: + Chuẩn bị đầu tư. + Lập dự án kinh doanh, tiếp thị sản phẩm và cách huy động vốn. + Kiểm tra kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ công việc, cũng như thu xếp nguồn vốn cho dự án đảm bảo nguồn vốn của dự án luôn được thực hiện một cách liên tục. Nội dung quản lý dự án nhà ở tại công ty 3.1 Lập kế hoạch dự án Lập kế hoạch dự án: là việc tổ chức dự án theo một trình tự lôgic, xác định mục tiêu và các phương pháp để đạt mục tiêu của dự án, dự tính những công việc cần làm, nguồn lực thực hiện và thời gian làm những công việc đó nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu đã xác định của dự án. Công ty lập các kế hoạch tổng thể cho các dự án nhà ở, các kế hoạch chi tiết cho từng nội dung của dự án. Công tác lập kế hoạch sẽ do phòng dự án nhà thực hiện. Kế hoạch sau khi được lập sẽ được trình ban giám đốc xem xét và phê duyệt. - Lập kế hoạch tổng thể cho dự án nhà ở: kế hoạch tổng thể là một kế hoạch bao quát các nội dung của dự án. Lập kế hoạch tổng thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau: + Đưa ra sự cần thiết và mục tiêu của dự án một cách tổng quan nhất. + Địa điểm xây dựng dự án cũng như điều kiện của khu đất, phân tích các điều kiện của khu đất, và tính phù hợp khi thực hiện dự án trên khu đất. + Phương hướng giải phóng mặt bằng trên điều kiện đã phân tích những đặc điểm của khu đất. + Hình thức đầu tư của dự án. + Các nguồn vốn đầu tư cho dự án, kế hoạch thu hồi vốn cũng như thanh toán các nguốn vốn huy động được. + Tiến độ thực hiện dự án. Đa phần các kế hoạch tổng thể của dự án nhà của công ty được lập một cách khá tốt, phù hợp với các dự án và phát huy việc thực hiện các dự án theo đúng kế hoạch và nguồn lực đã đề ra. Từ đó tạo điều kiện cho các bộ phận khác thực hiện các kế hoạch chi tiết hơn cho dự án như: kế hoạch thời gian, chi phí, nguồn nhân lực, quản lý chất lượng dự án, quản lý kế hoạch doanh thu. - Kế hoạch về thời gian của dự án: kế hoạch về thời gian là việc dự tính thời gian cụ thể, các mốc thời gian sau: + Thời gian bắt đầu và kết thúc, khoảng thời gian thực hiện dự án. + Thời gian bắt đầu và kết thúc của các công việc. + Mối quan hệ trước – sau, cũng như thời gian hoàn thành công việc trước để làm các công việc tiếp theo. Kế hoạch thời gian được phòng dự án nhà lập một cách có hệ thống kĩ lưỡng và chính xác, bởi kế hoạch thời gian có ảnh hưởng lớn tới các nguồn lực cũng như chất lượng của dự án. Dựa vào kinh nghiệm về các dự án đã làm, cũng như yêu cầu về thời gian để đảm bảo chất lượng cho các công trình, nhân sự của phòng Dự án nhà sẽ lập kế hoạch thời gian cho dự án theo quy mô của từng dự án, chất lượng yêu cầu riêng của khách hàng hay nhà tài trợ đối với dự án đó mà lập ra một kế hoạch thời gian phù hợp cho từng dự án. Kế hoạch thời gian sẽ được thể hiện bằng sơ đồ Gantt, phân tách công việc, và tiến độ các công việc. - Kế hoạch về quản lý chất lượng của dự án: trong quá trình chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn vận hành dự án, công ty luôn phải chú trọng tới chất lượng của dự án. Đảm bảo chất lượng các công trình, giúp công ty tạo uy tín cho khách hàng và bạn hàng, tạo tính cạnh tranh tốt với các đối thủ, khẳng định vị thế của công ty trên thương trường. Việc lập kế hoạch chất lượng của dự án là đưa ra các chỉ tiêu chất lượng đối với toàn dự án, các hạng mục của công trình, và các công việc của từng dự án, qua đó không chỉ chủ đầu tư mà những người có liên quan tới dự án, như nhà tài trợ, khách hàng và các cơ quan có thẩm quyền biết, theo dõi và quản lý chất lượng dự án. - Kế hoạch phân phối nguồn lực cho các dự án: từ tiến độ của dự án, ngân sách của dự án và yêu cầu chất lượng của dự án, phòng dự án sẽ lập kế hoạch phân phối nguồn lực cho dự án, nguồn nhân lực và nguồn vốn cho dự án phải được phân phối cho từng giai đoạn của dự án phù hợp với tính chất và khối lượng công việc của các giai đoạn đó qua đó đảm bảo tiến độ cho dự án tốt hơn. + Phân phối nguồn nhân lực cho dự án: dự tính số lao động cho dự án cũng như cho từng giai đoạn, từng công việc của dự án, chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với từng công việc của dự án. + Phân phối nguồn vốn cho dự án: nguồn vốn của dự án sẽ được xác định trong phần kế hoạch chi phí của dự án, nguồn vốn cho tổng thể dự án, cũng như cho từng hạng mục công trình, từng công việc của dự án, qua đó có phương hướng thu xếp nguồn vốn trong suốt quá trình của dự án, cũng như các giai đoạn, các công việc của dự án. Dự trù các thay đổi trong nguồn vốn và hướng giải quyết các thay đổi sao cho không ảnh hưởng tới tiến độ cũng như chất lượng của dự án. + Máy móc thiết bị, công cụ thi công, dụng cụ phục vụ cho dự án: Nguồn lực của dự án trong đó máy móc thiết bị giữ vai trò quan trọng, đảm bảo tiến độ của dự án. Vì vậy cần có hướng thuê mua máy móc thiết bị phục vụ cho dự án. Phòng dự án nhà có nhiệm vụ tính toán mức sử dụng máy