Đầu tư được coi là động lực phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế
đi lên, nâng cao tổng sản phẩm xã hội, từng bước đưa nền kinh tếViệt Nam theo
kịp các nước trên thếgiới. Kểtừsau khi có luật đầu tưnước ngoài và gần đây là
luật khuyến khích đầu tưtrong nước, hoạt động đầu tư ởnước ta ngày càng phát
triển mạnh mẽvà có những đóng góp rất to lớn đối với sựphát triển của đất nước.
Tuy nhiên nhu cầu đầu tư đối với nước ta hiện nay rất lớn và khẩn trương buộc
chúng ta phải lựa chọn đầu tưvào ngành nào, lĩnh vực nào để đạt được hiệu quảcao
nhất.
Với vai trò là kênh cung cấp vốn chủyếu, nhà tài trợlớn cho các dựán đầu
tư, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại có ảnh hưởng đáng kể đến nền
kinh tế. Tuy nhiên trong những năm qua, hiệu quả cho vay của các ngân hàng
thương mại chưa cao, nơi cần vốn đầu tưthì chưa được đáp ứng trong khi có tình
trạng lãng phí vốn ởnơi khác.
Một trong những nghiệp vụcó nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động
kinh doanh cũng nhưsựan toàn của các ngân hàng thương mại là thẩm định dựán
đầu tư. Việc thẩm định chính xác sẽgóp phần làm tăng hiệu quảsửdụng vốn vay,
giảm sựrủi ro trong hoạt động của ngân hàng, từ đó góp phần thúc đẩy sựphát triển
của ngân hàng nói riêng và nền kinh tếnói chung.
Trong những năm qua công tác thẩm định dựán đầu tư đã có nhiều đổi mới
thích ứng với nền kinh tếthịtrường. Hơn nữa trong công cuộc đổi mới, với chính
sách mởcửa của Đảng và Nhà nước có rất nhiều nhà đầu tưnước ngoài vào Việt
Nam, vì vậy chúng ta cũng thu được nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định để
ngày càng hoàn thiện vềnội dung và phương pháp.
Hệthống Ngân hàng nhà nước ta đang trong quá trình phấn đấu để đi lên đổi
mới một cách toàn diện không thểkhông tránh khỏi những khó khăn trởngại nhất
định. Bên cạnh những kết quả đạt được, đáng khích lệ, công tác thẩm định dựán
đầu tưvẫn còn nhiều hạn chếso với yêu cầu về đầu tưcũng nhưyêu cầu đổi mới
của hệthống Ngân hàng và của cả Đất nước. Vấn đềquan trọng là phải rút ra những
mặt tồn tại thiếu sót đểcó biện pháp khắc phục nhằm đưa ra hoạt động thẩm định dự
án đầu tưngày càng hoàn thiện hơn.
89 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2126 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Công tác thẩm định dự án
đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa
NHNo & PTNT.”
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... 4
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 5
CHƯƠNG I ............................................................................................................ 7
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI
CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA NHNO & PTNT. ......................................................... 7
1.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Đống Đa NHNo &
PTNT:................................................................................................................. 7
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh: .......................... 7
1.1.2. Cơ cấu tổ chức: .................................................................................... 7
1.1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh thời gian gần đây:
...................................................................................................................... 10
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn: ............................................................. 10
1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn: ............................................................... 12
1.1.3.3. Hoạt động tín dụng: ..................................................................... 14
1.1.3.4. Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro: .............................................. 17
1.1.3.5. Các hoạt động dịch vụ: ................................................................ 18
1.1.3.6. Kết quả tài chính: ......................................................................... 18
1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Đống Đa
NHNo & PTNT: ............................................................................................... 19
1.2.1. Mục đích và căn cứ thẩm định: ......................................................... 19
1.2.1.1. Căn cứ thẩm định: ........................................................................ 19
1.2.1.2. Mục đích thẩm định: ...................................................................... 20
1.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn: ..................................... 24
1.2.3. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng: .............. 26
1.2.3.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự: ........................................ 26
1.2.3.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu: ................................. 27
1.2.3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy: ................................................. 28
1.2.3.4. Phương pháp dự báo: ................................................................... 29
1.2.3.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro: ...................................................... 29
1.2.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng: .............. 30
1.2.4.1. Thẩm định hồ sơ vay vốn : ........................................................... 30
1.2.4.2. Thẩm định khách hàng vay vốn: .................................................. 33
1.2.4.3. Thẩm định dự án đầu tư : ............................................................ 34
1.2.5. Ví dụ mịnh họa về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư qua việc
thẩm định “Dự án đầu tư xây dựng trụ sở giao dịch văn phòng trưng bày
và giới thiệu sản phẩm tại số 4 Liễu Giai – Quận Ba Đình – Thành phố Hà
Nội” với chủ đầu tư là Công ty TNHH Điện Biên”: ................................... 46
1.3. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống
Đa NHNo & PTNT: ......................................................................................... 61
1.3.1. Những kết quả đạt được: ..................................................................... 61
3
1.3.1.1. Về quy trình thẩm định: ............................................................... 61
1.3.1.2. Về nội dung thẩm định: ............................................................... 61
1.3.1.3. Về phương pháp thẩm định: ......................................................... 62
1.3.1.4. Về cán bộ thẩm định:................................................................... 62
1.3.1.5. Về việc thu thập và xử lý tài liệu, thông tin:................................. 62
1.3.2. Những hạn chế còn tồn tại: ................................................................ 63
1.3.2.1. Về phương pháp thẩm định: ........................................................ 63
1.3.2.2. Về nội dung và quy trình thẩm định: ........................................... 63
1.3.2.4. Về thu thập và xử lý tài liệu, thông tin: ....................................... 65
1.3.2.5. Về cán bộ thẩm định: ................................................................... 66
1.3.2.6. Các hạn chế khác: ........................................................................ 66
1.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thẩm định của
ngân hàng: .................................................................................................... 66
1.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan: ............................................................... 67
1.3.3.2. Nguyên nhân khách quan: ........................................................... 68
CHƯƠNG II ........................................................................................................ 70
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH ĐỔNG ĐA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM. ....................................................... 70
2.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT : ........ 70
2.1.1. Mục tiêu phấn đấu: ........................................................................... 70
2.1.2. Định hướng hoạt động cho vay: ............................................................ 70
2.1.3. Định hướng của công tác thẩm định: .................................................... 71
2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay
vốn tại chi nhánh: ............................................................................................ 71
2.2.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp thẩm định: ..................... 71
2.2.2. Giải pháp đối với nội dung thẩm định khách hàng vay vốn: .......... 72
2.2.3. Giải pháp đối với thẩm định dự án đầu tư: ...................................... 72
2.2.4. Giải pháp về mặt tổ chức điều hành: ................................................ 75
2.2.5. Giải pháp về đội ngũ cán bộ: ............................................................. 76
2.2.6. Giải pháp về thông tin: ...................................................................... 78
2.2.7. Tăng cường mối quan hệ với khách hàng và các cơ quan chuyên môn
liên quan: ....................................................................................................... 79
2.2.8. Các giải pháp khác: ............................................................................ 79
2.3. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án
đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT : ............................. 80
2.3.1. Kiến nghị với chính phủ, các Bộ, ngành liên quan: ........................... 80
2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước: ................................................. 81
2.3.3.Kiến nghị với chủ đầu tư: ................................................................... 81
2.3.4. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam: ......................................... 82
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 83
DANH MỤC TẠI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 84
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 85
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNN: Ngân Hàng Nông Nghiệp.
NHNo & PTNT: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
NV: Nguồn vốn.
TG: Tiền gửi.
TCKT: Tổ chức kinh tế.
NHTM: Ngân hàng thương mại.
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước.
ĐTXD: Đầu tư xây dựng.
HTX: Hợp tác xã.
5
LỜI NÓI ĐẦU
Đầu tư được coi là động lực phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế
đi lên, nâng cao tổng sản phẩm xã hội, từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam theo
kịp các nước trên thế giới. Kể từ sau khi có luật đầu tư nước ngoài và gần đây là
luật khuyến khích đầu tư trong nước, hoạt động đầu tư ở nước ta ngày càng phát
triển mạnh mẽ và có những đóng góp rất to lớn đối với sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên nhu cầu đầu tư đối với nước ta hiện nay rất lớn và khẩn trương buộc
chúng ta phải lựa chọn đầu tư vào ngành nào, lĩnh vực nào để đạt được hiệu quả cao
nhất.
Với vai trò là kênh cung cấp vốn chủ yếu, nhà tài trợ lớn cho các dự án đầu
tư, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại có ảnh hưởng đáng kể đến nền
kinh tế. Tuy nhiên trong những năm qua, hiệu quả cho vay của các ngân hàng
thương mại chưa cao, nơi cần vốn đầu tư thì chưa được đáp ứng trong khi có tình
trạng lãng phí vốn ở nơi khác.
Một trong những nghiệp vụ có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động
kinh doanh cũng như sự an toàn của các ngân hàng thương mại là thẩm định dự án
đầu tư. Việc thẩm định chính xác sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn vay,
giảm sự rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển
của ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Trong những năm qua công tác thẩm định dự án đầu tư đã có nhiều đổi mới
thích ứng với nền kinh tế thị trường. Hơn nữa trong công cuộc đổi mới, với chính
sách mở cửa của Đảng và Nhà nước có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam, vì vậy chúng ta cũng thu được nhiều kinh nghiệm trong công tác thẩm định để
ngày càng hoàn thiện về nội dung và phương pháp.
Hệ thống Ngân hàng nhà nước ta đang trong quá trình phấn đấu để đi lên đổi
mới một cách toàn diện không thể không tránh khỏi những khó khăn trở ngại nhất
định. Bên cạnh những kết quả đạt được, đáng khích lệ, công tác thẩm định dự án
đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu về đầu tư cũng như yêu cầu đổi mới
của hệ thống Ngân hàng và của cả Đất nước. Vấn đề quan trọng là phải rút ra những
mặt tồn tại thiếu sót để có biện pháp khắc phục nhằm đưa ra hoạt động thẩm định dự
án đầu tư ngày càng hoàn thiện hơn.
6
Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT từ thực tế
của hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh em đã chọn đề tài nghiên cứu về
Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo &
PTNT, chuyên đề mong muốn đưa ra một cái nhìn có hệ thống lý luận và thực tế
hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT, qua đó
nêu lên những khó khăn, vướng mắc và tồn tại trong quá trình thẩm định dự án đầu
tư tại Chi nhánh. Chuyên đề cũng mạnh dạn đưa ra những kiến nghị và giải pháp
mong muốn phần nào có thể góp phần giải quyết những khó khăn và tồn tại đó.
Nội dung chuyên đề gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi
nhánh Đống Đa NHNo & PTNT.
Chương II: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn
tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT.
7
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI
CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA NHNO & PTNT.
1.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Đống Đa NHNo &
PTNT:
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh:
Năm 1988, hệ thống ngân hàng chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp. Từ đó,
cùng với cơ chế quản lý mới của hệ thống ngân hàng và những nhu cầu mới trong
cơ chế thị trường như tiết kiệm, đầu tư gia tăng, hệ thống ngân hàng ngày càng
được mở rộng và phát triển. NHNo & PTNT Việt Nam là một trong những ngân
hàng có mạng lưới chi nhánh cấp 1 được thành lập theo QĐ/27/06/1988 của Tổng
giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam trên cơ sở tách chuyển từ NHNo Thành phố
nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho đầu tư, phát triển kinh tế Thủ đô, đặc biệt
trong lĩnh vực No & PTNT.
Chi nhánh NHNo & PTNT quận Đống Đa là chi nhánh cấp II của NHNo &
PTNT Hà Nội được thành lập năm 2000, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
trên địa bàn quận và góp phần mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng thành phố,
trụ sở chính đặt tại 554 Tôn Đức Thắng. Từ ngày 01/04/2008 chi nhánh ngân hàng
chuyển sang mô hình cấp I trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, trụ sở chính đặt
tại 3/37 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức:
Ban Giám Đốc: gồm 01 Giám Đốc, 02 Phó Giám Đốc điều hành hoạt động
chung của ngân hàng. Họ có nhiệm vụ: Xây dựng chương trình, kê hoạch và điều
hành công việc hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo sự chỉ đạo của ngành, NH
thành phố - NH cấp uỷ quyền cơ sở, Kịp thời phổ biến và kiểm tra việc thực hiện
chế độ chính sách, công tư, chỉ thị và nghị định của ngành đến với cán bộ công nhân
viên, Chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và đời sống của cán bộ công
nhân viên trong chi nhánh.
Cơ cấu tổ chức của các phòng ban của chi nhánh tương đối đơn giản thể hiện
qua sơ đồ dưới đây:
8
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT:
PHÒNG KẾ HOẠCH
KINH DOANH
PHÒNG KINH DOANH
NGOẠI HỐI
PHÒNG KÊ TOÁN
NGÂN QUỸ
PHÒNG KIỂM TRA &
KIỂM SOÁT NỘI BỘ
PHÒNG DỊCH VỤ &
MARKETING
CÁC PHÒNG GIAO
DỊCH
PHÒNG HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ
BAN
GIÁM
ĐỐC
9
Phòng kế hoạch - kinh doanh:
- Xây dựng chiến lược khách hàng, đề xuất chính sách và có kế hoạch từng
bước mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn.
- Tiếp nhận, thẩm định và trực tiếp cho vay các dự án và chương trình vay
vốn của các doanh nghiệp theo các quy định cuat NHTW, cũng như của ngân hàng
cấp trên.
- Thường xuyên kiểm tra, phân tích hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp
vay vốn, phân loại nợ... để tìm biện pháp đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn.
- Lập báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của lãnh đạo chi nhánh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được lãnh đạo chi nhánh giao.
Phòng Kế toán - Ngân quỹ:
- Giúp Giám đốc tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kế toán, quản lý tài
chính, kinh doanh dịch vụ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và
pháp luật hiện hành.
- Thực hiện nghiệp vụ kế toán ngân quỹ.
- Thực hiện nghiệp vụ dịch vụ.
- Thực hiện nghiệp vụ điện toán.
Phòng kinh doanh ngoại hối:
Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế theo quy
định, các dịch vụ kiều hối, chuyển tiền, và mở tài khoản khách hàng nước ngoài.
Phòng Hành chính Nhân sự:
- Tư vấn, tham mưu cho Giám đốc về pháp lý có liên quan đến toàn bộ hoạt
động của chi nhánh.
- Thực hiện việc quản lý nhân sự, đào tạo và công tác hành chính, thi đua
khen thưởng, thông tin tiếp thị, quản trị của chi nhánh.
- Thực hiện nghiệp vụ hành chính nhân sự.
- Thực hiện nghiệp vụ Marketing.
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ:
Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp Việt
Nam về tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ.
10
Phòng dịch vụ và marketing:
- Tham mưu cho Ban Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa trong
việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ.
- Theo dõi lãi suất, tỷ giá, phí và thu thập các thông tin kinh tế, chính trị, xã
hội liên quan đến hoạt động tài chính ngân hàng trên địa bàn.
- Tiếp thị khách hàng, chăm sóc khách hàng và xây dựng chính sách khách
hàng từng thời kỳ.
Phòng giao dịch:
- Huy động vốn và cho vay.
- Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu khách hàng, phân loại khách hàng.
- Mở tài khoản tiền gửi và làm dịch vụ chuyển tiền, thực hiện thu chi tiền
mặt - Đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, các loại chứng từ có giá, thẻ phiếu trắng các
loại hồ sơ lưu về khách hàng và quản lý tốt trang thiét bị làm việc.
- Tuyên truyền giải thích các quy định về huy động vốn thủ tục cho vay và
các dịch vụ Ngân hàng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Đống Đa, tiếp thu ý
kiến đóng góp của khách hàng về hoạt động Ngân hàng phản ánh kịp thời với đơn
vị trực tiếp quản lý.
- Tổng hợp báo cáo, thống kê theo quy định của Giám đốc chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp Đống Đa.
1.1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh thời gian gần đây:
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn:
Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT đặc biệt quan tâm đến hoạt động huy
động vốn. Kết quả đến hết năm 2009 tổng nguồn vốn huy động đạt gần 1050 tỷ
đồng, tăng 13% so với thực hiện năm 2008, đạt 60% so với kế hoạch năm 2009. Chi
nhánh đã tập trung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Với nhiều hình
thức huy động, Chi nhánh đã triệt để khai thác các nguồn vốn khác nhau từ những
khoản gửi tiết kiệm của dân cư cho đến các khoản tiền gửi thanh toán rất lớn của
các tổng công ty. Ngoài chất lượng phục vụ khách hàng, Chi nhánh còn có địa điểm
rất thuận tiện cho việc giao dịch và thanh toán nên ngày càng thu hút được nhiều
khách đến giao dịch tại chi nhánh. Kết quả cụ thể về tình hình huy động vốn được
trình bày trong bảng sau:
11
Bảng 1. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT
Đơn vị: triệu đồng, USD, EUR
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm 2009
So sánh 2007-2006 So sánh 2008-2007 So sánh 2009-2008
(+) (-) (%) (+) (-) (%) (+) (-) (%)
Tổng NV huy động 358,578 417,636 927,320 1,049,875 59,058 16 509,684 122 122,555 13
1. Nội tệ 276,805 333,598 829,128 889,201 56,793 21 495,530 149 60,073 7
- TG Dân cư 184,739 203,207 281,392 328,329 18,468 10 78,185 38 46,937 17
- TG TCKT 88,470 124,608 497,736 560,872 36,138 41 373,128 299 63,136 13
2. Ngoại tệ (quy
đổi) 77,621 76,393 98,192 160,674 -1,228 -2 21,799 29 62,482 64
- TG Dân cư 73,522 66,219 97,444 151,437 -7,303 -10 31,225 47 53,993 55
- TG TCKT 4,099 5,188 748 9,237 1,089 27 -4,440 -86 8,489 1,135
a. USD (nguyên tệ) 4,635,147 4,572,911 4,564,865 6,598,440 -62,236 -1 -8,046 0 2,033,575 45
Quy đổi 81,773 84,038 77,498 118,383 2,265 3 -6,540 -8 40,885 53
b. EUR (nguyên tệ) 339,852 429,584 885,826 1,644,033 89,732 26 456,242 106 758,207 86
Quy đổi 7,189 10,189 20,694 42,291 3,000 42 10,505 103 21,597 104
Ngoại tệ quy đổi ra VNĐ
(Nguồn: Báo cáo công tác kinh doanh hàng năm của Chi nhánh Đống Đa NHNo & PTNT )
12
Qua các số liệu trên ta có thể thấy được nguồn vốn huy động các năm sau
tăng trưởng hơn các năm trước, chủ yếu là tăng tiền gửi tiết kiệm dân cư. Tiền gửi
bẳng nội tệ luôn chiếm hơn 90% tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi ngoại tệ hầu
như không đáng kể. Chi nhánh đã chủ động cơ cấu lại nguồn vốn hợp lý, giảm các
nguồn tiền gửi kỳ hạn ngắn không ổn định, tập trung chiến lược huy động các
nguồn vốn ổn định của các tổ chức kinh tế và dân cư để đáp ứng nhu cầu vốn cho
nền kinh tế và đảm bảo khả năng thanh khoản. Thực hiện các chương trình khuyến
mại, tặng quà cho khách hàng, thay đổi nhanh nhậy lãi suất phù hợp với thị trường
nhằm giữ ổn định nguồn vốn trong cuộc đua tăng lãi suất của hệ thống ngân hàng
những tháng cuối năm. Các sản phẩm tiền gửi mới như: Tiết kiệm dự thưởng chào
mừng ngày Quốc tế lao động 1/5/2009; Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng,
Chứng chỉ tiền gửi mừng xuân Canh Dần, chứng chỉ tiền gửi trả lãi trước cũng thu
hút được phần nào khách hàng gửi tiền nhưng kết quả không như mong đợi.
1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn:
Chi nhánh đã có những biện pháp quản lý tốt hạn mức dư nợ và kết quả là
tổng dư nợ cho vay tăng trưởng ổn định qua các năm. Trong đó dư nợ ngắn hạn
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.
13
Bảng 2. Tình hình dư nợ tại Chi nhánh Đống Đa NHNo