Công tác tổ chức kế toán lao động tiền lương và các khoản tính theo lương tại Công ty thực phẩm miền bắc
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường để được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao là một vấn đề phức tạp đòi hỏi các doanh nghiệp có các biệm pháp quản lý phù hợp với sự biến đổi của thị trường cũng như tình hình thực tế của doanh nghiệp. Việc đảm bảo lợi ích của người lao động là một cơ bản trực tiếp khuyến khích người lao động đem hết khả năng của mình nỗ lực phấn đấu sáng tạo trong sản xuất. Một trong những công cụ hiệu quả nhất nhằm đạt tới mục tiêu là chế độ tiền lương cho người lao động. Khi tiền lương thực sự phát huy được tác dụng của nó tức là các hình thức tiền lương được áp dụng hợp lý nhất sát với tình hình thực tế của các đơn vị sản xuất kinh doanh, đúng với sự cống hiến của người lao động, công bằng và hợp lý giữa những người lao động trong doanh nghiệp có như vậy tiền lương mới thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế kích thích cho người lao động sản xuất phát triển – Việc trả lương theo lao động là tất yếu khách quan nhưng việc lựa chọn hình thức trả lương nào cho phù hợp với điều kiện đặc điểm sản xuất, làm cho người lao động luôn quan tâm đến kết quả lao động của mình, quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp, là vấn đề cần được quan tâm, việc hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương cũng là vấn đề quan trọng đặt ra đối với mọi doanh nghiệp. Phần I Thưc trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty thực phẩm miền bắc 1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty : Công ty thực phẩm miền bắc là một doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ thương mại hoàn toàn tự chủ về tài chính , hạch toán độc lập , có tư cách pháp nhân , có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng Công thương Việt Nam Công ty thực phẩm miền bắc có tên giao dịch quốc tế là Northern Foodstuff company ( FONEXIM ) . Trụ sở công ty đóng tại 210 Trần Quang Khải và Định công – hoang mai – Hà Nội Công ty được thành lập theo quyết định số 699/ TM – TCCB ngày 13/8/1996 của Bộ thương mại trên cơ sở sáp nhập 6 đơn vị sau : Công ty thực phẩm miền bắc ; công ty báng kẹo Hữu Nghị ; công ty thực phẩm xuất khẩu Nam Hà ; Xí nghiệp Thực phẩm Thăng Long ; Trại chăn nuôi cấp 1 Thái Bình ; chi nhánh thực phẩm 210 Trần Quang khải Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung , cũng như tất cả các doanh nghiệp nhà nước khác , mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thực phẩm miền bắc đều được thực hiện theo kế hoạch của cấp trên đưa xuống . Nhà nước bao đầu vào và bao luôn cả đầu ra . Lúc đó , người ta không mấy quan tâm đến làm thế nào để tăng năng suất lao động cũng như làm thế nào để lợi nhuận của công ty đạt mức cao nhất . Hoạt động kinh doanh có l•i thì càng totó còn lỗ thì d• có nhà nước chịu . Kết quả của kiểu quản lý này dẫn tới tình trạng hàng năm công ty vẫn hoàn thành các chỉ tiêu đề ra và hoàn thành vượt mức kế hoạch nhưng chưa phát huy được hết khả năng và tiềm lực của mình Đại hội Đảng VI đ• mở ra một thời kỳ mới, đánh dấu một bước chuyển đối với nền kinh tế đất nước và tạo đà cho sự phát triển của các donh nghiệp trong nước , trong đó có Công ty thực phẩm miền bắc , đó là do sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường . Nhà nước kiểm soát hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp ở tầm vĩ mô thông qua pháp luật . Các doanh nghiệp Nhà nước tự hạch toán độc lập , điều hành trực tiếp sản xuất chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình , thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước thông qua cơ chế nộp thuế . Cơ chế thị trường tạo ra tính cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực : Kỹ thuật công nghệ , chất lượng sản phẩm , thị phần …. đòi hỏi thích ứng cao độ , nế không sẽ bị loại ngay ra khỏi thương trường . Nhận thức được cơ hội và những thách thức , khó khăn nên ngay từ đầu mới thành lập, công ty đ• từng bước khắc phục những kho khăn , đồng thời phát huy hết lợi thế của mình . Nhờ đó công ty đ• nhanh chóng hoà nhập , thích ứng với cơ chế mới, từng bước khẳng định vai trò của mình trên thị trường 2. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm : Giám đốc : Là người đứng đầu công ty do bộ trưởng bộ thương mại bổ nhiệm . Giám đốc điều hành công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật và tập thể cán bộ công nhân viên , trước bộ thương maị vể sự tồn tại và phát triển của công ty cũng như các hoạt động ký kết hợp đồng , thế chấp vay vốn , tuyển dụng nhân sự , bố trí sắp xếp lao động sao cho phù hợp với nhiệm vụ của công ty và quy định của pháp luật. Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc ( một phó giám đốc phụ trách kinh doanh , một phó giám đốc phụ trách sản xuất ) và 7 phòng ban chức năng