Trong những năm vừa qua, quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới đã tạo ra những lợi thế nhất định cho các doanh nghiệp Việt Nam trong một thị trường toàn cầu rộng lớn. Tuy nhiên điều đó cũng tạo ra không ít khó khăn, như sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty nước ngoài. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những biến động kinh tế thế giới ảnh hưởng rõ nét, sâu sắc đến kinh tế-xã hội Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã phá sản hàng loạt, kiệt quệ tài chính. Trong thời điểm khó khăn này, để tồn tại, phát triển và cạnh tranh với các công ty nước ngoài, mỗi doanh nghiệp cần phải có những chính sách linh hoạt, phù hợp về tổ chức nhân lực, chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính
Được nhà trường và ban lãnh đạo công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết bị số Dmart cho phép, em đã có cơ hội được thực tập tại phòng kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết bị số Dmart. Trong quá trình thực tập, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô, em đã được quan sát trực tiếp hoạt động của các phòng ban trong công ty và phân tích được tình hình kinh doanh, tài chính của công ty. Trên cơ sở những kinh nghiệm thực tế rút ra sau quá trình thực tập này, em đã tổng hợp lại trong bản báo cáo thực tập. Bản báo cáo gồm có 3 nội dung chính:
Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart
Phần 3: Nhận xét và kết luận
34 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2346 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết bị số Dmart, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập:
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN THIẾT BỊ SỐ DMART
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Duy Thành
Sinh viên thực tập : Trần Đức Thiện
Mã sinh viên : A17753
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI – 2012
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
MTV Một thành viên
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
USD Đô la Mỹ
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Trang
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV thiết bị só Dmart...........................2
Sơ đồ 2.1. Quy trình hoạt động kinh doanh chung..........................................................5
Sơ đồ 2.2. Quy trình nghiên cứu thị trường ...................................................................5
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh............................................................................8
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán.....................................................................................12
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn........................................17
Bảng 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán.....................................................18
Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản....................................................19
Bảng 2.6 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời.........................................................19
Bảng 2.7 Trình độ lao động của công ty TNHH thiết bị số MTV Dmart.....................20
Bảng 2.8 Bảng thu nhập bình quân...............................................................................21
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới đã tạo ra những lợi thế nhất định cho các doanh nghiệp Việt Nam trong một thị trường toàn cầu rộng lớn. Tuy nhiên điều đó cũng tạo ra không ít khó khăn, như sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty nước ngoài. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những biến động kinh tế thế giới ảnh hưởng rõ nét, sâu sắc đến kinh tế-xã hội Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã phá sản hàng loạt, kiệt quệ tài chính. Trong thời điểm khó khăn này, để tồn tại, phát triển và cạnh tranh với các công ty nước ngoài, mỗi doanh nghiệp cần phải có những chính sách linh hoạt, phù hợp về tổ chức nhân lực, chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính…
Được nhà trường và ban lãnh đạo công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết bị số Dmart cho phép, em đã có cơ hội được thực tập tại phòng kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết bị số Dmart. Trong quá trình thực tập, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô, em đã được quan sát trực tiếp hoạt động của các phòng ban trong công ty và phân tích được tình hình kinh doanh, tài chính của công ty. Trên cơ sở những kinh nghiệm thực tế rút ra sau quá trình thực tập này, em đã tổng hợp lại trong bản báo cáo thực tập. Bản báo cáo gồm có 3 nội dung chính:
Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart
Phần 3: Nhận xét và kết luận
PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH MTV THIẾT BỊ SỐ DMART
Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart
1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart
- Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết bị số Dmart
- Chủ sở hữu: Công ty cổ phần kĩ thuật công nghệ Nam Thành
- Lĩnh vực kinh doanh: phân phối, bán lẻ thiết bị số điện máy, cung cấp giải pháp, dịch vụ kĩ thuật
- Qui mô công ty: 46 người
- Địa chỉ: 22/443 Nguyễn Xiển, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
- Địa chỉ 2 - trung tâm bảo hành: Số 7 Lô 14A – Khu đô thị Trung Yên, phố Trung Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
- Mã số thuế: 0104802294
- Điện thoại: 04 36282899 – 0437834530
- Fax: 0435527689 – 0437834554
- Websites:
1.1.2 Vốn điều lệ của công ty
Vốn điều lệ của công ty là 4.000.000.000 đồng (Bốn tỷ đồng chẵn).
1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghệ Nam Thành được chuyển đổi từ “Công ty TNHH Kỹ thuật Tin học Nam Thành” từ tháng 9 năm 2010. Là một đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại SOHACO (SOHACO GROUP), công ty Nam Thành có nhiều thuận lợi về cơ cấu tổ chức, tài chính để đáp ứng được các mục tiêu quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, công ty Nam Thành đã chính thức khai trương thành lập công ty - showroom mới mang tên Dmart vào ngày 08/09/2010. Showroom nằm trên ngã tư Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi với tuyến đường giao thông thuận tiện, là địa điểm mua sắm lý tưởng cho khách hàng. Đây là một phần trong kế hoạch mở rộng chuỗi showroom của công ty Dmart (Nam Thành) trên khắp cả nước.
Hoạt đông chính của công ty là phân phối bán buôn, bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm, thiết bị viễn thông, linh kiện điện tử… và các hoạt động đi kèm như sửa chữa, bảo hành, bảo trì, cung cấp các giải pháp, dịch vụ kĩ thuật như tư vấn, lập trình và quản trị hệ thống. Công ty nhận phân phối các sản phẩm cho một số hãng lớn như Intel, Gigabyte, Asus, Samsung,... Đặc biệt, hai dòng sản phẩm Microlab và Rapoo do công ty phân phối chính thức đều đã có thương hiệu trên thị trường Việt Nam và được các nhà đại lý, nhà phân phối, khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ.
Theo kế hoạch định hướng đến năm 2015, công ty sẽ tập trung đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, tham gia các dự án trên thị trường trong và ngoài nước, thiết kế và triển khai các dự án, nghiên cứu công nghệ mới đưa vào kinh doanh, đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho toàn bộ đội ngũ nhân viên trong công ty.
Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart
Ban giám đốc
Phòng kinh doanh phân phối
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh bán lẻ
Phòng dự án marketing
Phòng hành chính nhân sự
(Nguồn: Phòng hành chính –nhân sự)
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Ban giám đốc
Ban giám đốc gồm giám đốc Bạch Liên Hoa và phó giám đốc Nguyễn Tiến Anh. Ban giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước tổng công ty, tổ chức kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty, ban hành quy chế nội bộ của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên, ký kết hợp đồng nhân danh công ty, kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty, trình bày báo cáo quyết toán tài chính hằng năm, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh, tuyển dụng lao động.
Phòng hành chính nhân sự
Phòng hành chính nhân sự tuyển dụng và giải quyết các thủ tục về hợp đồng lao động, xây dựng phương án cải tiến tổ chức quản lý, quy hoạch đội ngũ cán bộ, quản lý con dấu cửa doanh nghiệp, đóng dấu, lưu trữ bảo quản hồ sơ, sổ, văn bản theo quy định, quản lý cơ sở vật chất, kiểm kê tài sản, lập báo cáo thống kê theo định kỳ.
Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi hằng năm, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ…, soạn thảo, xây dựng các văn bản có liên quan đến công tác tài chính, kế toán, quy định quản lý chi tiêu tài chính, chủ trì làm việc với cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính; công tác hạch toán nghiệp vụ kế toán tài chính, quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán, tính toán, cân đối tài chính.
Phòng dự án marketing
Phòng dự án marketing nghiên cứu thị trường trong nước, phát triển và quản lý sản phẩm, lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu, phát triển thương hiệu, tham mưu cho Giám đốc về các chiến lược marketing, thực hiện các chương trình marketing, tìm kiếm, tổ chức quản lý và chăm sóc khách hàng, làm việc với khách hàng và thực hiện ký kết hợp đồng.
Phòng kinh doanh phân phối
Phòng kinh doanh phân phối thiết lập và xây dựng các kênh phân phối hàng hoá tại Hà Nội và các tỉnh, xây dựng các chính sách hỗ trợ, xúc tiến thị trường và bán hàng qua các kênh phân phối, triển khai công tác chăm sóc, nghiên cứu thị trường đối với các đại lý thuộc kênh phân phối, hỗ trợ các đại lý trong công tác triển khai marketing, hội nghị khách hàng, quản lý các dịch vụ khách hàng.
Phòng kinh doanh bán lẻ
Phòng kinh doan bán lẻ trực tiếp điều phối, giám sát hệ thống quản lý nhân sự bán lẻ, tổ chức huấn luyện đào tạo nghiệp vụ bán hàng cho nhân viên, kiểm tra đánh giá chất lượng hệ thống, tham mưu xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh doanh hệ thống bán lẻ theo giai đoạn, tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, tham mưu cho ban giám đốc về công tác phát triển hệ thống kinh doanh bán lẻ, quản lý các dịch vụ khách hàng.
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV THIẾT BỊ SỐ DMART
2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart
Thiết bị số điện máy là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất Việt Nam. Chỉ riêng ngành công nghệ thông tin, tốc độ tăng trưởng 3 năm gần đây đều trên 20%. Dự báo xu hướng sử dụng công nghệ kĩ thuật và máy móc hiện đại vào sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt hằng ngày sẽ là xu hướng tất yếu, và các doanh nghiệp bán lẻ thiết bị số điện máy ở miền Bắc mới triển khai kinh doanh trong vòng 3- 4 năm trở lại đây, nên tiềm năng phát triển của các công ty kinh doanh mặt hàng này vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh của ngành cũng rất gay gắt. Điển hình như tại Hà Nội, trong những năm qua, phân khúc thị trường thiết bị số điện máy có sự tham gia của nhiều công ty bán lẻ điện máy quy mô lớn như FPT, Nguyễn Kim, Trần Anh, Phúc Anh, Mediamart, Pico…
Công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart là một trong những doanh nghiệp có uy tín tại thị trường Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung. Công ty được sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 0104802294, bao gồm các hoạt động kinh doanh như sau:
Đồ điện dân dụng
Máy công cụ, dụng cụ chạy bằng mô tơ, khí nén
Sản phẩm điện tử dân dụng
Sản phẩm máy vi tính, thiết bị ngoại vi
Sản phẩm viễn thông, linh kiện điện tử
Các loại máy văn phòng thông dụng
Trong các mặt hàng kinh doanh, các sản phẩm thiết bị số, điện máy viễn thông, tin học như điện thoại di động, máy vi tính, laptop, máy tính bảng, máy ảnh,… là những mặt hàng đem lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty. Sản phẩm của công ty đa dạng về mẫu mã, chủng loại, giá cả phù hợp với nhiều phân khúc thị trường, và quan trọng là chất lượng tốt, ổn định, độ bền cao. Không chỉ kinh doanh bán buôn, bán lẻ, công ty còn phát triển dịch vụ sửa chữa, bảo hành, tư vấn sản phẩm, cài đặt, quản trị hệ thống,…
2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.2.1 Mô tả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Kinh doanh bán hàng là hoạt động kinh doanh đóng vai trò quan trọng, đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho công ty.
Sơ đồ 2.1. Quy trình hoạt động kinh doanh chung
Nghiên cứu và phân tích thị trường
Sản phẩm
THỊ TRƯỜNG
Kênh phân phối
Chiến lược truyền thông
(Nguồn: phòng hành chính nhân sự)
Bước 1: Nghiên cứu và phân tích thị trường
Đây là hoạt động thu thập và xử lý thông tin về thị trường. Nhân viên kinh doanh sẽ nghiên cứu thị trường bằng nhiều phương pháp, nhằm nắm bắt được nhu cầu, mong muốn và khả năng thanh toán của người tiêu dùng, phân khúc thị trường và xác định thị trường mục tiêu của mình.
Bước 2 Nhập sản phẩm
Dựa vào thông tin mà nhân viên kinh doanh thu thập, phân tích và xử lý được, công ty tiến hành nhập các loại sản phẩm từ công ty Nam Thành, mặt hàng thoả mãn nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng, chủ yếu xét theo các tiêu chí: chất lượng, giá thành và thương hiệu.
Bước 3 Tiếp cận thị trường
Sau khi nhập sản phẩm, công ty tiến hành các chiến lược truyền thông tiếp cận với khách hàng bằng các kênh một chiều như quảng cáo TV, áp phích, và các kênh đa chiều, có sự tương tác với khách hàng như hội thảo tư vấn, giải đáp thắc mắc trên websites, điện thoại,... Từ đó tìm ra các khách hàng tiềm năng.
Sản phẩm từ doanh nghiệp đến với người tiêu dùng qua kênh bán lẻ tại showroom của công ty, bán qua trung gian đại lý…
2.2.2 Mô tả quy trình nghiên cứu thị trường tại phòng kinh doanh bán lẻ
Nghiên cứu thị trường là hoạt động thu thập và xử lý thông tin về thị trường. Đây là khâu đầu tiên, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị của doanh nghiệp. Sơ đồ 2.2. Quy trình nghiên cứu thị trường
Xác định mục tiêu nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Xử lý, phân tích thông tin
Lựa chọn nguồn thông tin và phương pháp nghiên cứu
(Nguồn: Phòng kinh doanh bán lẻ)
Bước 1: Xác định vấn đề, mục tiêu nghiên cứu
Tuỳ từng mục tiêu, giai đoạn, quá trình bán hang của công ty mà có những cách thức nghiên cứu thị trường khác nhau. Việc thu thập thông tin cũng khá tốn kém nên cần xác định rõ mục tiêu nghiên cứu, các vấn đề cần giải quyết, các thông tin đã có, những thông tin cần thu thập.
Bước 2: Lựa chọn nguồn thông tin và phương pháp nghiên cứu
Trong giai đoạn này, công ty xác định nguồn thông tin mà mình quan tâm và cách thức thu thập thông tin hiệu quả nhất. Có ba phương pháp chính để nghiên cứu và thu thập thông tin, đó là:
- Quan sát: là phương pháp thu thập số liệu mà nhân viên kinh doanh trực tiếp tiến hành quan sát thị trường.
- Thực nghiệm: nhân viên kinh doanh phải phân chia các nhóm khách hàng để so sánh, dự báo các tình huống mà công ty đặt ra.
- Thăm do dư luận: kết hợp giữa quan sát và thực nghiệm. Công ty tiến hành thăm do dư luận để nắm bắt nhu cầu, mong muốn, sở thích của người tiêu dung, mức độ thoả mãn và sự trung thành của khách hàng với công ty. Nhân viên kinh doanh phối hợp sử dụng các công cụ nghiên cứu, như bản khảo sát, phiếu điều tra, cùng với các kế hoạch chọn mẫu và các phương pháp liên hệ với công chúng.
Bước 3: Xử lý, phân tích thông tin
Sau khi xác định mục tiêu nghiên cứu, lựa chọn nguồn tin, cũng như phương pháp nghiên cứu thì bước cuối cùng là xử lý, phân tích thông tin. Công ty thông qua hệ thống phân tích thông tin, các phương pháp thống kê, mô hình, đồ thị để rút ra từ số liệu thu thập được những kết quả mong muốn.
Bước 4: Kết quả nghiên cứu
Quá trình xử lý, phân tích thông tin sẽ cho ra kết quả nghiên cứu cuối cùng. Kết quả này là tiền đề để đưa ra những quyết định về sản phẩm, chiến lược truyền thông, kệnh phân phối cho phù hợp với thị trường, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác bán hàng.
Nhận xét:
Quy trình nghiên cứu thị trường luôn được công ty chú trọng và quan tâm. Quy trình này thể hiện sự chuyên môn hoá cao của bộ phận kinh doanh trong công ty, thể hiện khả năng nắm bắt thị trường, cũng như tâm lý hành vi người tiêu dùng của công ty.
2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart năm 2010 và năm 2011
2.3.1 Tình hình doanh thu – chi phí – Lợi nhuận năm 2010 và 2011 của công ty TNHH MTV thiết bị số Dmart
Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thiết bị số Dmart trong 2 năm 2010 và 2011, ta có thể thấy tình hình kinh doanh năm 2011 đạt hiệu quả tốt hơn năm 2010, dù cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và những biến động kinh tế đã tác động mạnh tới Việt Nam, nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khủng hoảng kinh tế đã làm cho nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng. Người dân hạn chế mua sắm những mặt hàng xa xỉ, tốn kém. Tuy nhiên, mặt hàng kĩ thuật số, điện máy cũng tương đối cần thiết nên mức độ ảnh hưởng không lớn. Công ty cũng đã thay đổi nhiều chính sách nên đã nhanh chóng thoát khỏi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Điều này được thể hiện rõ trên báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của công ty trong hai năm 2010 và 2011.
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: Đồng
CHỈ TIÊU
Năm nay
Năm trước
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối (%)
(A)
(1)
(2)
(3) = (1) – (2)
(4) = (3)/(2)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
75.615.807.597
26.167.693.376
49.448.114.221
188,97
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
35.409.547
7.000.031
28.409.516
405,85
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
75.580.398.050
26.160.693.345
49.419.704.705
188,91
4. Giá vốn hàng bán
70.339.316.667
25.432.967.130
44.906.349.537
176,57
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
5.241.081.383
727.726.215
4.513.355.168
620,20
6. Doanh thu hoạt động tài chính
32.320.807
13.606.722
18.714.085
137,54
7. Chi phí tài chính
151.821.502
15.766.456
136.055.046
862,94
-Trong đó: Chi phí lãi vay
78.951.165
13.600.000
65.351.165
480,52
8. Chi phí bán hàng
826.696.000
133.253.820
693.442.180
520,39
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
3.930.562.981
829.541.111
3.101.021.870
373,82
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
364.321.707
(237.228.450)
601.550.157
(253,57)
11. Thu nhập khác
102.400
_
102.400
_
12. Chi phí khác
40.015
_
40.015
_
13. Lợi nhuận khác
62.385
_
62.385
_
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
364.384.092
(237.228.450)
601.612.542
(253,600)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
22.618.950
_
22.618.950
_
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
341.765.142
(237.228.450)
578.993.592
(244,066)
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
- Về doanh thu:
+ Doanh thu: Năm 2011 doanh thu là 75.615.807.597 đồng, tăng 49.448.114.221 đồng so với năm 2010 (số liệu cột 3), tương ứng tăng 188,97% so với năm 2010 (số liệu cột 4). Sự tặng lên này là do công ty đã đẩy mạnh hoạt động bán hàng, số lượng sản phẩm bán ra tăng lên so với số lượng năm 2010, công ty đã ký kết được thêm nhiều hợp đồng với các đối tác mới. Ngoài ra, công ty còn mở rộng đa dạng hoá các loại sản phẩm kinh doanh như thiết bị văn phòng, máy móc, đồ điện tử dân dụng,… Tăng doanh thu tác động tốt tới công ty trong việc tăng khả năng thanh toán, thanh khoản, quay vòng vốn, đồng thời khẳng định được vị thế công ty trên thị trường.
+ Các khoản giảm trừ doanh thu: Năm 2011, các khoản giảm trừ doanh thu của công ty là 35.409.547 đồng, tăng 28.409.516 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 405,85% so với năm 2010. Lý do là do tình hình kinh doanh thuận lợi, sản phẩm nhập về tăng mạnh nhưng khâu kiểm soát không đáp ứng kịp dẫn tới một số lô hàng bị lỗi, không phát hiện được. Công ty đã có biện pháp nâng cao năng lực, nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp hàng khong đảm bảo yêu cầu.
+ Doanh thu thuần: Năm 2011, doanh thu thuần của công ty là 75.580.398.050 đồng, tăng 49.419.704.705 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 188,91% so với năm 2010. Có sự tăng lên này là do trong năm 2011, doanh thu từ hoạt động kinh doanh tăng 188,97% so với năm 2010. Các khoản giảm trừ doanh thu có tăng nhưng chiếm tỷ trọng rất thấp so với doanh thu từ hoạt động kinh doanh, nên không ảnh hưởng nhiều tới doanh thu thuần.
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính: Doanh thu thừ hoạt động tài chính của công ty năm 2011 là 32.320.807 đồng, tăng 18.714.085 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 137,54% so với năm 2010. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty bao gồm các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay, lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện. Lý do của việc tăng doanh thu từ hoạt động tài chính là do trong năm 2011, công ty đã tăng một lượng tiền gửi ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh qua ngân hàng. Việc này đã làm tăng một lượng nhỏ doanh thu cho công ty.
- Về chi phí:
+ Giá vốn hàng bán: Năm 2011, giá vốn hàng bán của công ty là 70.339.316.667 đồng, tăng 44.906.349.537 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 176,57% so với năm 2010. Mặc dù đang trong thời kì lạm phát nhưng giá vốn hàng bán vẫn tăng chậm hơn so với doanh thu, là do thiết bị số là mặt hàng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố công nghệ, công nghệ sản xuất phát triển nhanh dẫn đến đơn giá nhập hàng hoá giảm đi. Mặt khác, do khác hàn