Các báo cáo chính thức xuất bản vào năm 2007 của Uỷban Liên Chính phủvềBiến đổi
Khí hậu (IPCC), Ngân hàng Thếgiới (WB), Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc
(UNDP) đều cảnh báo Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu tác động cao do hiện
tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được xem
nơi chịu tổn thương mọi mặt nghiêm trọng nhất của Việt Nam do lũlớn, bão tốbất
thường, hạn hán kéo dài, mùa mưa đến trễdầu vụvà lớn hơn vào cuối vụ, nước biển dâng,
sựxâm nhập mặn, .
Báo cáo này nhưmột lược khảo các kết quảnghiên cứu dẫn chứng cho sựphỏng đoán về
biến đổi khí hậu ởViệt Nam nói chung và miền Nam nói riêng, đặc biệt nhấn mạng vùng
Đồng bằng sông Cửu Long.
Báo cáo trình bày các hoạt động của Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần
Thơ, nêu lên một sốhoạt động hiện nay tại một số địa phương nhằm tìm đối sách thích
ứng với sựbất thường của khí hậu trong tương lai. Cuối cùng là một số đềxuất hợp tác
chia sẻthông tin và chuyên gia giữa các địa phương và cấp độquốc gia.
10 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cùng nổ lực để thích ứng biến đổi khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo “Cùng nổ lực để thích ứng biến đổi khí hậu”
CSRD – Acacia – Both ENDS – IVM, Thành phố Huế, Việt Nam. 11-13/5/2009
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
(An overview of climate change research and adaptation activities
in Southern Vietnam)
Lê Anh Tuấn
Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên
Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hâu - Đại học Cần Thơ
E-mail: latuan@ctu.edu.vn
--- oOo ---
TÓM TẮT
Các báo cáo chính thức xuất bản vào năm 2007 của Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi
Khí hậu (IPCC), Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc
(UNDP) đều cảnh báo Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu tác động cao do hiện
tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được xem
nơi chịu tổn thương mọi mặt nghiêm trọng nhất của Việt Nam do lũ lớn, bão tố bất
thường, hạn hán kéo dài, mùa mưa đến trễ dầu vụ và lớn hơn vào cuối vụ, nước biển dâng,
sự xâm nhập mặn, ...
Báo cáo này như một lược khảo các kết quả nghiên cứu dẫn chứng cho sự phỏng đoán về
biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng, đặc biệt nhấn mạng vùng
Đồng bằng sông Cửu Long.
Báo cáo trình bày các hoạt động của Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần
Thơ, nêu lên một số hoạt động hiện nay tại một số địa phương nhằm tìm đối sách thích
ứng với sự bất thường của khí hậu trong tương lai. Cuối cùng là một số đề xuất hợp tác
chia sẻ thông tin và chuyên gia giữa các địa phương và cấp độ quốc gia.
Từ khoá: Biến đổi khí hậu, Nước biển dâng, Tổn thương, Thích ứng, Đồng bằng sông
Cửu Long.
Hội thảo “Cùng nổ lực để thích ứng biến đổi khí hậu”
CSRD – Acacia – Both ENDS – IVM, Thành phố Huế, Việt Nam. 11-13/5/2009
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
2
1. DẪN NHẬP
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam châu Á (Hình 1), chịu ảnh
hưởng của vùng gió mùa, khí hậu nóng và ẩm rất đặc trưng. Việt Nam có một bờ biển dài
3.444 km nhìn ra Thái Bình dương. Việt Nam hiện nay (2009) khoảng 89 triệu người,
mật độ dân số cao ở các vùng tập trung nguồn nước như các châu thổ sông Hồng, sông
Cửu Long và các cửa sông, cửa biển dọc theo miền Trung. Hoạt động sản xuất chính ở
Việt Nam là nông nghiệp, thuỷ hải sản và diễn ra chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng núi và
vùng ven biển. Hầu hết các thiên tai gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống ở Việt Nam
đều có liên quan với sự bất thường của khí hậu và nguồn nước (Tuấn, 2009).
Biến đổi khí hậu là một thực thể diễn tiến trong quá khứ và hiện tại và được phỏng đoán
là có thể biến động nhanh hơn trong tương lai. Sự phát thải quá nhiều chất khí như CO2,
CH4, CFC, ... vào bầu khí quyển gây nên hiệu ứng nhà kính, hệ quả tạo nên hiện tượng
nóng lên toàn cầu làm băng ở Bắc và Nam cực, cũng như các dải băng dãy núi cao tan
nhanh hơn khiến mực nước biển đang có xu thế dâng cao, cán cân tuần hoàn nước thay
đổi làm đe dọa toàn bộ hệ sinh thái hiện hữu, đặc biệt là các vùng đất thấp, vùng ven biển.
Việt Nam là một trong các nước chịu nhiều tác động của thiên tai. Các vùng đất thấp ven
biển ở miền Nam Việt Nam được xem là vùng nhạy cảm, dễ chịu nhiều tổn thương do nơi
đây có mật độ dân cư tập trung tương đối cao, sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp chịu
lệ thuộc lớn vào thời tiết, nguồn nước. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là
vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản quan trọng nhất Việt Nam. Vùng này
cung cấp hơn 50% sản lượng lúa và 65% sản lượng thuỷ sản cho cả nước. Về mặt sinh
thái, vùng ĐBSCL là đất ngập nước lớn nhất Việt Nam (Tuan and Guido, 2007), có đầy
đủ các kiểu rừng sát ngập mặn, ngập lợ, rừng ngập nước có than bùn, vùng rừng tràm
ngập nước ngọt, nước phèn. Tuy là nơi sản xuất nông ngư nghiệp lớn, vùng ĐBSCL vẫn
còn là một khu vực có mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp, GDP bình quân đầu
người năm 2007 là 9,47 triệu đồng, tương đương 591 USD, đạt tốc độ tăng trưởng GDP
là 12,34%, trình độ dân trí còn kém, thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, nhà cửa tạm bợ. ĐBSCL
là một trong ba châu thổ trên thế giới có nguy cơ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng của
biến đổi khí hậu trong 30-50 năm nữa (IPCC, 2007).
Đến nay, việc nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung và miền
Nam Việt Nam nói riêng chưa có nhiều. Việc chuẩn bị thích ứng chỉ mới ở bước đầu và
mới được thực hiện ở một số địa phương riêng rẽ. Mục tiêu của báo cáo này lược khảo
các kết quả nghiên cứu đã và đang thực hiện, các dự án đang triển khai và một số công
việc chuẩn bị ban đầu để thích ứng, tìm cách giảm nhẹ các tác động tiêu cực và tận dụng
những cơ hội có thể có ứng với từng kịch bản thay đổi khí hậu trong tương lai. Báo cáo
cũng liệt kê một số hoạt động của Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ.
Cuối cùng báo cáo đề xuất việc hình thành mang lưới thông tin giữa các nhà khoa học,
các cấp chính quyền địa phương nhằm chia sẻ những kết quả nghiên cứu, bài học kinh
nghiệm và các biện pháp, đối sách dự kiến triển khai của từng địa phương.
Hội thảo “Cùng nổ lực để thích ứng biến đổi khí hậu”
CSRD – Acacia – Both ENDS – IVM, Thành phố Huế, Việt Nam. 11-13/5/2009
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
3
Hình 1: Bản đồ cao độ Việt Nam (trên) và bản đồ miền Nam Việt Nam (dưới)
2. LƯỢC KHẢO KẾT QUẢ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ẢNH
HƯỞNG ĐẾN VIỆT NAM
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADP, 1994) đã xếp Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ tổn thương cao do tác động của
hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hiệp định khung về Biến đổi Khí hậu của
Liên hiệp quốc (UNFCCC, 2003) đã dẫn chứng Thông báo Đầu tiên của Việt Nam về
Biến đổi Khí hậu (SRV, MONRE 2003) cho biết trong suốt 30 năm vừa qua, mực nước
quan trắc dọc theo bờ biển Việt Nam có dấu hiệu gia tăng, Bộ Tài nguyên và Môi trường
ước tính đến năm 2050 mực nước biển sẽ gia tăng thêm 33 cm và đến năm 2100 sẽ tăng
thêm 1 mét. Với nguy cơ này, Việt Nam sẽ chịu tổn thất mỗi năm chừng 17 tỉ USD
(chiếm 80% tổng sản phẩm nội địa GDP). Nhiều nghiên cứu của Viện Khoa học Khí
tượng – Thuỷ văn và Môi trường. Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam đều có những
nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long.
Reiner và các cộng sự (2004) đã công bố một nghiên cứu trên mô hình toán thuỷ lực để
phỏng đoán các diễn biến ngập lũ ở Đồng bằng sông Mekong trong thời đoạn tháng 8 đến
tháng 11 với kịch bản mực nước biển dâng 20 cm và 50 cm. Kết quả cho thấy đường
Hội thảo “Cùng nổ lực để thích ứng biến đổi khí hậu”
CSRD – Acacia – Both ENDS – IVM, Thành phố Huế, Việt Nam. 11-13/5/2009
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
4
đồng mức ngập lũ sẽ mở rộng tương ứng với mức nước dâng 20 cm và 50 cm sẽ là 25 km
và 50 km về phía hạ lưu. Ở giai đoạn đầu của lũ (tháng 8), mực nước trung bình vùng
Đồng bằng sẽ gia tăng thêm 14,1 cm (khi nước biển dâng 20 cm) và 32,2 cm (khi nước
biển dâng 50 cm). Đến kỳ đỉnh lũ (tháng 10), mức gia tăng mức ngập tương ứng này sẽ là
11.9 cm và 27,4 cm.
Nicholls và Lowe (2006) tính rằng khi mực nước biển dâng cao 40 cm, số nạn nhân của
lũ trên thế giới hiện nay là 13 triệu người sẽ tăng lên 94 triệu người. Khoảng 20% trong
số họ sống ở vùng Đông Nam Á, trong đó vùng bị ảnh hưởng nặng nhất là vùng Đồng
bằng sông Cửu Long và tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng.
Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu - IPCC (2007) qua phân tích và phỏng đoán
các tác động của nước biển dâng đã công nhận ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm
cực kỳ nguy cơ do sự biến đổi khí hậu là vùng hạ lưu sông Mekong (Việt Nam), sông
Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai Cập). Chương trình Phát triển của
Liên hiệp quốc – UNDP (2007) đánh giá: “khi nước biển tăng lên 1 mét, Việt Nam sẽ mất
5% diện tích đất đai, 11% người dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp
(tương đương 5 triệu tấn lúa và 10% thu nhập quốc nội. ĐBSCL sẽ có khoảng 2 triệu ha
nằm dưới mực nước biển”.
Dasgupta và các cộng sự (2007) đã công bố một nghiên cứu chính sách do Ngân hàng
Thế giới - WB - xuất bản đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng
cao nhất do biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, hai đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL chịu
ảnh hưởng nặng nhất. Khi nước biển dâng cao 1 mét, ước chừng 5.3% diện tích tự nhiên,
10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9%
vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng. Rủi ro ở ĐBSCL, bao gồm cả hạn hán và lũ lụt, sẽ gia
tăng với các trận mưa có cường độ cao và các ngày hạn kéo dài (Peter và Greet, 2008).
Hanh và Furukawa (2007) dựa vào những ghi nhận ở trạm đo thuỷ triều ở Việt Nam để
kết luận về những bằng chứng của sự dâng lên của mực nước biển: trung bình mỗi năm
mực nước biển ở Việt Nam đã tăng trong khoảng 1,75 – 2,56 mm/năm.
Năm 2009, Trung tâm START vùng Đông Nam Á (Đại học Chulalongkorn, Thái Lan) và
Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ đã phối hợp chạy mô hình khí hậu
vùng PRECIS với kịch bản A2 và B2, dựa vào chuỗi số liệu khí hậu giai đoạn 1980-2000
để phỏng đoán giai đoạn 2030-2040. Kết quả mô hình cho thấy nhiều khu vực của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị tác động sau (Tuan and Supparkorn, 2009):
• Nhiệt độ cao nhất trung bình trong mùa khô sẽ gia tăng từ 33-35°C lên 35-37°C
(Hình 2).
• Lượng mưa đầu vụ Hè Thu (15/4 - 15/5) sẽ giảm chừng 10-20%.
• Sự phân bộ mưa tháng sẽ có khuynh hướng giảm vào đầu và giữa vụ Hè Thu
nhưng gia tăng một ít vào cuối mùa mưa (Hình 3).
• Tổng lượng mưa năm tại An Giang,Cần Thơ và Sóc Trăng sẽ giảm chừng 20%,
đồng thời thời kỳ bắt đầu mùa mưa sẽ trễ hơn khoảng 2 tuần lễ.
• Diện tích ngập ở ĐBSCL do lũ sẽ gia tăng (Hình 4).
Hội thảo “Cùng nổ lực để thích ứng biến đổi khí hậu”
CSRD – Acacia – Both ENDS – IVM, Thành phố Huế, Việt Nam. 11-13/5/2009
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
5
Hình 2: Sự thay đổi nhiệt độ lớn nhất trung bình thập niên 2030 so với thập niên 1980
Hình 3: Sự thay đổi lượng mưa tháng ở ĐBSCL thập niên 2030 so với thập niên 1080
Hình 4: Phỏng đoán sự thay đổi diện tích ngập vào thập niên 2030 so với thập niên 1080
Hội thảo “Cùng nổ lực để thích ứng biến đổi khí hậu”
CSRD – Acacia – Both ENDS – IVM, Thành phố Huế, Việt Nam. 11-13/5/2009
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
6
3. CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
Về mặt thể chế chính sách, Việt Nam đã có những văn bản chính thức của Nhà nước liên
quan đến phát triển bền vững và biến đổi khí hậu theo trình tự thời gian như sau:
• 1998: Việt Nam tham gia ký Nghị định thư Kyoto vào tháng 12/1998 và chính
thức phê chuẩn Nghị định thư vào tháng 9/2002.
• 2003: Báo cáo Quốc gia Đầu tiên của Việt Nam theo Hiệp định khung về Biến
đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc (SRV, MONRE, 2003).
• 2004: Công bố Báo cáo Quốc gia về Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai ở Việt Nam
(SRV, 2004).
• 2004: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Định hướng Chiến lược Phát
triển Bền vững ở Việt Nam” hay còn gọi là “Chương trình Nghị sự 21 của Việt
Nam” (Thủ tướng Chính phủ, 2004).
• 2005: Thủ tướng Chính phủ ra Hướng dẫn số 35/2005/TTg ngày 17/12/2005 về
việc thực hiện Nghị định thư Kyoto ở Việt Nam (Thủ tướng Chính phủ, 2005).
• 2007: Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 47/2007/TTg ngày 6/4/2007 phê
duyệt Kế hoạch Thực hiện Nghị định thư Kyoto trong giai đoạn 2007 -2010
(Thủ tướng Chính phủ, 2007).
• 2007: Công bố Chiến lược Quốc gia về Phòng chống, Thích nghi và Giảm nhẹ
Thiên tai đến năm 2020 (SRV, 2007).
• 2008: Công bố Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu.
Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ
(Thủ tướng Chính phủ, 2008).
Từ xưa, người dân miền Nam Việt Nam khá nhanh nhẹn trong việc thích ứng với các quy
luật diễn biến thời tiết hằng năm như lũ tràn sông, hạn mùa khô, xâm nhập mặn, khan
hiếm nước ngọt, ... Nông dân đã sáng tạo ra nhiều hình thức “sống chung với lũ”, xây đê
lửng, làm nhà sàn, điều chỉnh lịch thời vụ, ... Tuy nhiên khoảng năm 2005 về trước, vấn
đề biến đổi khí hậu – nước biển dâng dường như còn khá xa lạ và chưa được quan tâm
đúng mức đối với nhiều người dân và giới lãnh đạo ở miền Nam Việt Nam, mặc dầu phần
lớn trong số họ cũng đã từng nghe đến hiện tượng này.
Các năm gần đây, những diễn biến khí hậu bất thường đã xuất hiện thường xuyên hơn ở
Việt Nam khiến mọi người bắt đầu chú ý và đã có những hoạt động ban đầu nhằm đối
phó và thích ứng với hoàn cảnh mới. Báo chí đã thường xuyên có những phóng sự về
biến đổi khí hậu. Một số Hội thảo về Biến đổi Khí hậu đã được tổ chức ở TP. HCM và
các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 20/11/2008, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Khí hậu – Đại học Cần Thơ (gọi tắt
là Viện DRAGON-Mekong-CTU) đã ra mắt như một tổ chức hợp tác giữa Cục Khảo sát
Địa chất Hoa Kỳ (USGS) và trường Đại học Cần Thơ. Viện này được hình thành theo
một thoả thuận giữa hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam sau cuộc gặp gỡ của Tổng thống
Hoa Kỳ George W. Bush và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Viện này là thành
viên đầu tiên của các Viện DRAGON (Delta Research and Global Observation Network
– Mạng lưới Nghiên cứu Đồng bằng và Quan trắc Toàn cầu). Trong bài phát biểu ra mắt
Viện, Bà Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anne Murray nhấn mạnh đây là cơ sở nghiên cứu
khoa học đầu tiên liên quan trực tiếp đến biến đổi khí hậu của Việt Nam và cơ sở nghiên
Hội thảo “Cùng nổ lực để thích ứng biến đổi khí hậu”
CSRD – Acacia – Both ENDS – IVM, Thành phố Huế, Việt Nam. 11-13/5/2009
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
7
cứu khoa học đầu tiên của Hoa Kỳ nằm ngoài lãnh thổ của nước này. Năm 2009, trường
Đại học Cần Thơ đầu tiên đưa môn học “Biến đổi Khí hậu và Khả năng Thích ứng” vào
chương trình giảng dạy Thạc sỹ.
Tháng 3/2009, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ đã kết hợp với
Trung tâm Vùng START Đông Nam Á (SEA START RC), Nhóm Nghiên cứu Phát triển
và Nước, Đại học Kỹ Thuật Helsinki (TKK), Phần Lan và Văn phòng của Quĩ Hoang dã
Thế giới (WWF) đã tổ chức Hội thảo "Đánh giá nhanh tác động, tính dễ tổn thương và
khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu và lũ lụt ở ĐBSCL" tại Đại học Cần Thơ. Hội
thảo được sự tài trợ của Mạng lưới Châu Á - Thái Bình Dương về Nghiên cứu Biến đổi
Khí hậu Toàn cầu và Bộ Ngọai giao Phần Lan. Tham dự Hội thảo có 30 người là nông
dân nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và doanh nghiệp nhỏ từ các tỉnh An Giang, Đồng
Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu và Trà Vinh cùng với nhiều giảng viên, nghiên cứu viên,
chuyên gia tư vấn của các tổ chức Phi Chính phủ. Qua Hội thảo, nông dân đã đề xuất các
biện pháp thích nghi như thay đổi cơ cấu mùa vụ, làm đê bao, trồng rừng, tìm giống cây
con mới, trữ nước sạch, các biện pháp hạn chế tổn thương cho trẻ em (nhà giữ trẻ mùa lũ,
tập bơi, phát áo phao, thuyền y tế, thuyền đưa trẻ đi học, ...).
Tháng 4/2009, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ vừa đạt một thỏa
thuận thực hiện dự án nghiên cứu "Tác động của biến đổi khí hậu và đánh giá tính tổn
thương cho thành phố Cần Thơ" (Climate Change Impacts and Vulnerabilities
Assessment for Can Tho city). Tham gia dự án, ngoài Viện DRAGON-Mekong-CTU,
gồm Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược Khoa học và Công nghệ (NISTPASS)
thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Chuyển tiếp Xã hội và Môi trường (Institute for
Social and Environmental Transition - ISET/ Mỹ) và Tổ chức Phi Chính phủ Thử thách
Thay đổi (Challenge to Change - CtC), Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (SIWRR) và
Trung tâm Tư vấn Khí tượng-Thủy văn-Môi trường (HMECC) và Ủy ban Nhân dân
Thành phố Cần Thơ. Đây là một phần của chương trình được tài trơ bởi Quỹ Rockerfeller
(Mỹ). Chương trình này hỗ trợ nhóm các thành phố ở Châu Á – mạng lưới các thành phố
châu Á (gồm Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia) có khả năng chống chịu với biến
đổi khí hậu (ACCCRN) xây dựng các công cụ và biện pháp thực tế để ứng phó biến đổi
khí hậu, giảm nghèo và quản lý tốc độ đô thị hóa đang gia tăng.
Ngày 27/3/2009 Uỷ ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ đã thành lập Ban Chỉ đạo dự án
“Ứng phó với Biến đổi Khí hậu tại Thành phố Cần Thơ” do một Phó Chủ tịch Tỉnh làm
Trưởng Ban. Uỷ Ban đang chuẩn bị phê duyệt Chương trình Mục tiêu của Thành phố Cần
Thơ Ứng phó với Biến đổi Khí hậu (gọi tắt là Chương trình 158).
Đầu năm 2009, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ đã
có dự án hợp tác với tổ chức JIRCAS của chính phủ Nhật Bản để bước đầu triển khai các
hoạt động thí điểm cho Cơ chế Phát triển Sạch (Clean Development Mechanism – CDM).
Mục tiêu của dự án là tìm các biện pháp giúp người dân giảm thiểu sự phát thải khí nhà
kính ở địa phương.
Trung tâm Học viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam (AITCV) đã phối hợp với Viện
Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ đã tổ chức một buổi Seminar cum Study
Hội thảo “Cùng nổ lực để thích ứng biến đổi khí hậu”
CSRD – Acacia – Both ENDS – IVM, Thành phố Huế, Việt Nam. 11-13/5/2009
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
“Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam”
TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
8
Tour tại th