Trước hết cần khẳng định bài viết tìm hiểu về “Cuộc sống khó khăn thiếu thốn thời bao cấp” này được nhìn theo con mắt của một người chưa từng trải qua nhưng được chắt lọc qua rất nhiều loại tài liệu trong nhiều nguồn. Đặc biệt, bài viết được viết dựa vào những chi tiết, những mảng kí ức còn lại của những nguời mà cuộc đời của họ đã đi qua cái thời đau thương ấy. Trong những người đó có bố, mẹ, bà nội, cô của người viết.
Bài viết được kết cấu theo các phần riêng biệt để tiện cho việc theo dõi.
Phần 1: Nhìn lại một thời đã qua
Phần 2: Đêm trước Đổi mới
Phần 3: Một số Chỉ thị của Đảng trong thời kì
38 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8612 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cuộc sống khó khăn thiếu thốn thời bao cấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trước hết cần khẳng định bài viết tìm hiểu về “Cuộc sống khó khăn thiếu thốn thời bao cấp” này được nhìn theo con mắt của một người chưa từng trải qua nhưng được chắt lọc qua rất nhiều loại tài liệu trong nhiều nguồn. Đặc biệt, bài viết được viết dựa vào những chi tiết, những mảng kí ức còn lại của những nguời mà cuộc đời của họ đã đi qua cái thời đau thương ấy. Trong những người đó có bố, mẹ, bà nội, cô…của người viết.
Bài viết được kết cấu theo các phần riêng biệt để tiện cho việc theo dõi.
Phần 1: Nhìn lại một thời đã qua
Phần 2: Đêm trước Đổi mới
Phần 3: Một số Chỉ thị của Đảng trong thời kì
“Hôm ấy, mẹ tôi dậy sớm để đi xếp hàng mua thực phẩm. Trời mùa hè, nắng và oi bức, mãi gần 12 giờ trưa bố con tôi vẫn chưa thấy mẹ về. Cả nhà sốt ruột vì đã đến giờ cơn trưa. Rồi tôi nhìn thấy mẹ, thẫn thờ, mặt trắng bệch, dắt xe đạp đi vào nhà. Tôi không bao giờ quên khuôn mặt mẹ tôi lúc ấy: Nước mắt còn đọng trên mi, khuôn mặt ngơ ngác và thất thần. Mẹ chỉ nói được câu: Mất hết rồi... rồi oà lên khóc. Khi mẹ đã bình tâm lại, cả nhà mới biết, khi mẹ xếp hàng mua thịt thì bị rạch túi và kẻ gian đã lấy sạch tem phiếu và tiền. Ngày ấy, mất hết tem phiếu là cả nhà nhịn ăn nhịn mặc cả tháng. Mẹ tiếc của quá không đi nổi xe đạp về nhà, cứ vừa dắt xe về vừa khóc.’’
Thế đấy, cho dù giờ đây, hai chữ bao cấp như một ký ức xa xôi của những người đã sống qua thời kỳ đó. Và tôi khâm phục tất cả những ai đã sống vượt qua thời kỳ đó trong đó có cha mẹ tôi.
/
THỜI BAO CẤP - CUỘC SỐNG KHÓ KHĂN THIẾU THỐN BỘN BỀ
/
Thủ tướng Phạm Văn Đồng chụp ảnh kỷ niệm với chuyên gia Liên Xô sang VN giảng bài về NEP
(chính sách kinh tế mới) năm 1979 - Ảnh tư liệu của GS Lê Văn Viện
Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm điển hình của nền kinh tế Việt nam thời kỳ đó. Hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người. Lương đôi khi cũng được trả bằng hiện vật.
Mặc dù chế độ bao cấp đã tồn tại ở miền Bắc từ trước năm 1975, song thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986, tức là trước thời kỳ Đổi mới. Đây được coi như một giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20.
Thời kỳ bao cấp được coi là một thời bi tráng, cũng là bài học đắt giá về quy luật phát triển của xã hội. Đã 20 năm có lẻ kể từ khi đất nước chuyển mình, đánh dấu giai đoạn Đổi mới và phát triển, dần dà thoát thai khỏi những thiếu thốn khó khăn thời hậu chiến. Cuộc sống đã có phần dư dật khấm khá hơn xưa, nỗi lo cơm áo gạo tiền tuy chưa phải biến mất, nhưng cũng không còn quá thường trực đe dọa hàng ngày như trước – thời mà người ta còn nhắc đến như một giấc mơ, như là cổ tích của thế kỷ XX này – những năm tháng trì trệ, khổ sở, thiếu thốn và đầy rẫy cam go mà chắc không người Việt Nam nào có thể quên được. Chúng ta vẫn hay gọi thời kỳ đó là “thời bao cấp“. Quãng thời gian sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng cho đến năm 1986 trước thềm đại hội Đảng VI thiết lập tiền đề cho thời kỳ Đổi mới và cơ chế thông thoáng trong đời sống xã hội và sản xuất. Những năm tháng đó không chỉ đánh dấu sự khan hiếm vật chất, người người vật lộn với miếng cơm manh áo, mà còn ghi lại sự kìm kẹp về cuộc sống tinh thần, tù túng về đời sống văn hóa. Tuy nhiên, chính trong sự khó khăn ấy, người ta lại nhận ra rằng chưa bao giờ cuộc sống lại ăm ắp tình thương, tình nghĩa láng giềng, tinh thần đoàn kết như thế, để cùng nhau vượt qua tình cảnh gian khó chung của đất nước, của mỗi người.
/
Thập kỷ Bao cấp nói cho chính xác thì bắt đầu từ trước năm 1975 ở miền Bắc, và sau đó là toàn miền Nam từ ngày thống nhất đất nước, kéo dài cho đến năm 1986. Thời kỳ đó mọi nhu yếu phẩm của cuộc sống đều được phân phối theo dạng tem phiếu, bao tiêu dạng đầu người, hoạch định và cấp phát bởi nhà nước, buôn bán cá nhân hay kinh doanh cá thể bị hạn chế. Vì thế phát sinh những thiếu thốn vật chất, nảy sinh tiêu cực, kèm theo đó là muôn vàn khó khăn thời hậu chiến mà không thể một sớm một chiều giải quyết được, lại càng không thể giải quyết bằng cơ chế bao cấp kìm kẹp và đường lối thiếu đúng đắn.
Việt Nam sau năm 75 hừng hực khí thế dời non lấp biển, hào quang của chiến thắng đế quốc cộng với cảm xúc lâng lâng của ngày độc lập như tiếp thêm sức mạnh cho giấc mơ tái thiết đất nước, xây dựng viễn cảnh dân giàu nước mạnh, cuộc sống ấm no trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên thực tế chồng chất khó khăn! Viện trợ nước ngoài giảm mạnh, vết thương chiến tranh hằn dấu trong lao động sản xuất, nợ nước ngoài đến kỳ không có khả năng thanh toán, nguy cơ kẻ thù và chiến tranh biên giới vẫn rập rình, bao vây cấm vận xiết chặt, nhưng cấp bách nhất là những nhu cầu thường nhật về lương thực thực phẩm, điện nước và nhu yếu phẩm cho đồng bào khắp ba miền. Trong điều kiện đó, chúng ta lại có những chủ quan nôn nóng, chưa đánh giá đúng tình hình thực tế, thực hiện bao cấp với một loạt những bước đi sai lầm về giá, lương, tiền; lại thêm những ấu trĩ quan liêu trong cải cách hành chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội thêm trầm trọng. Đứng trước nguy cơ sụp đổ nền kinh tế, đất nước đã có những điều chỉnh thích hợp, “phá rào” kinh tế để tự cứu lấy mình, đổi mới toàn diện từ đại hội Đảng VI (1986) để xóa bỏ hoàn toàn cơ chế quan liêu bao cấp, cộng với nỗ lực của toàn dân tộc đưa đất nước phát triển vượt bậc. Giờ đây, khi những thành tựu kinh tế đã khẳng định sự đúng đắn của chính sách mới, chúng ta mới có dịp nhìn lại và tự đánh giá mình, cũng là ôn cố tri tân về thời kỳ không thể lãng quên mà với nhiều người chỉ như thể ngày hôm qua thôi.
Phần 1: Nhìn lại một thời đã qua
Kể chuyện về thời bao cấp có lẽ chẳng bao giờ là đủ. Người ta thậm chí ồ à thích thú, đôi khi chiêm nghiệm những gì đã qua. Hồi đó mọi thứ gạo củi mắm muối đều được phân phối theo công tác, chức danh; trên mỗi cuốn sổ gạo hay tem phiếu đều có ghi loại và tiêu chuẩn khác nhau: bìa đặc biệt A1 là của cán bộ cao cấp từ Ủy viên Bộ chính trị và phó Thủ tướng trở lên, bìa A là cho cấp Bộ trưởng và Ủy viên trung ương, rồi bìa B của cán bộ cao cấp, C cho cán bộ trung cấp …; cuối cùng mới là bìa N dành cho nhân dân. Nhưng khổ nỗi hàng hóa khan hiếm, có sổ đấy mà cũng phải xếp hàng đợi mậu dịch viên phân phát cho. Cán bộ cao cấp thì có cửa hàng phục vụ riêng ở phố Tôn Đản, trung cấp thì tại phố Nhà Thờ, Vân Hồ, Đặng Dung và Kim Liên, còn cán bộ công nhân viên chức và nhân dân thì mua ở các cửa hàng nhỏ trong thành phố. Vì thế mà dân gian mới làm không biết bao nhiêu ca dao chung quanh những nơi này
Cái này thì của “vua quan”
Cái này thì của “trung gian nịnh thần”
Thứ rồi mới đến “thương nhân”
Cuối cùng là của “nhân dân anh hùng”
Vì cuộc sống thiếu thốn nên ước mơ thời đó cũng giản dị và thiết thực hơn bao giờ hết, những người lớn tuổi mường tượng lại ký ức bao cấp khi đó, chỉ mong sao xếp được hàng mua gạo mà không phải gạo mốc, được ăn bữa cơm ngon không độn, đi xe đạp Trung Quốc, tắm xà phòng thơm, trong nhà có cái quạt tai voi để chống lại mùa hè oi ả hay có Tivi đen trắng để xem cùng cả khu tập thể. Có lúc cả Hà Nội phải ăn độn bo bo, người ta truyền nhau hát “Một yêu anh có may-ô, Hai yêu anh có cá khô ăn dần, Ba yêu rửa mặt bằng khăn, Bốn yêu anh có chiếc quần đùi hoa”.
Nhiều năm sau khi đời sống bớt chật vật hơn thì “Một yêu anh có Sen-kô, Hai yêu anh có Pơ-giô cá vàng, Ba yêu nhà cửa đàng hoàng, Bốn yêu hộ khẩu rõ ràng Thủ đô”. Chắc là khó khăn lắm để giờ đây người ta hiểu được câu chuyện như “đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi Lơ” (xe Lơ là xe Pơ-giô), rồi thì “mặt rỗ đi Lơ không bằng lưng gù đi Cúp“, “Lưng gù đi Cúp không bằng cóc ngồi sập gụ“. Đó là những tiêu chuẩn sang giàu, những đỉnh cao mơ ước của người
Hà Nội một thời bao cấp!
Vật lộn với cuộc sống khó khăn, con người càng thêm sáng tạo như lộn cổ áo, đổi ống quần trước ra sau, cuốn xăm cao su vào lốp xe, lộn xích xe đạp … Mỗi gia đình đều tăng gia sản xuất bằng cách nuôi lợn, nuôi gà, nuôi chim cút, làm bia nấu rượu, may vá hay bơm mực bút bi.
Thời đó nhà nhà nuôi lợn, người người nuôi lợn, công nhân cũng nuôi lợn mà giáo sư cũng nuôi lợn, tầng trệt nuôi lợn mà tầng cao cũng nuôi lợn. Trong những khu tập thể vỏn vẹn 28m2 như Kim Liên hay Trung Tự, đã có những gia đình 2-3 thế hệ chung sống và chia sẻ không gian chật hẹp để có thể cộng sinh với vật nuôi; đời sống cam go đến mức chồng con có ốm thì uống thuốc còn khỏi chứ “thủ trưởng” lợn mà ốm thì thiệt hại kinh tế không biết đằng nào mà lần! Có vị giáo sư nuôi lợn trên nhà tập thể cao tầng thì nói “Chính lợn nuôi tôi!” – phản ánh thực trạng xã hội khi đó.
/
Ngày ngày người dân xếp hàng mua gạo và thực phẩm thành hàng dài, phải dùng nón lá hay lấy viên gạch viết số sổ lên rồi đặt để xếp hàng thay, sợ nhất đến phiên mình thì hết gạo hay mua được rồi mà gạo lại có mùi ẩm mốc. Nhưng hãi hùng hơn cả chắc là việc mất sổ gạo – “mặt buồn như mất sổ gạo” là thế, mất rồi chỉ có nước đi vay gạo hàng xóm để đợi hết tháng cấp sổ mới. Lúc đó nhà nào có xe đạp Thống Nhất hay đi xuất khẩu lao động về sắm được xe máy thì thôi rồi là oai! người ta phải chờ đợi để có giấy phép xe đạp, đi lại cẩn trọng kẻo xước sơn thì xót ruột vô cùng! Những cái tên như tivi Nevtuyn, tủ lạnh Saratop, thuốc bổ Philatop … chắc sẽ là chứng nhân hùng hồn cho một thời bao cấp cần kiệm và khan hiếm.
Thời bao cấp, mọi chi tiêu trong gia đình chỉ trông chờ vào đồng lương. Do đó, lo 2 bữa hàng ngày là công việc đau đầu nhất của các bà nội trợ. Họ chỉ thực sự yên tâm khi trong nhà đã đong được thùng gạo đầy, mua được mấy chai nước mắm và 1 lọ mỡ tương đối.
Hàng ngày, những đứa trẻ phải đảo qua cửa hàng gạo, nếu thấy bán gạo ngon, độn mì sợi trắng thì lập tức về thông báo cho bố mẹ và tự động ra xếp lốt (những hôm như vậy thì rất nhiều nhà đong gạo). Khổ nhất là phải ăn độn bột mì. Các bà nội trợ phải trổ tài chế biến thành nhiều món để ăn cho đỡ ngán, như bánh bao nhân su hào xào, bánh trôi nhân đường phên mật mía. Nhưng đó cũng vẫn là những món không phải nhà nào cũng có khả năng thực hiện. Đa số vẫn là nặn viên luộc, hoặc dàn đều bột đã nhào kỹ lên nắp nồi gang dày, rồi đặt trên bếp than để nướng, gọi là bánh nắp hầm (vì giống cái nắp hầm tăng-xê).
Buổi sáng, trẻ con ra đầu phố ngóng xe rau của mậu dịch. Rau mậu dịch tuy già, nhưng 1 hào có thể mua được 4 - 5 mớ. Vừa nhặt vừa vứt cũng vẫn rẻ chán so với mua rau ngoài chợ. Cuống rau thì để nuôi ngan, gà hoặc lợn. Và chỉ những hôm như vậy mới được ăn một bữa rau xào thỏa thích. Mà nghệ thuật xào rau của các bà nội trợ thời bấy giờ cao siêu lắm! Trong lọ mỡ bao giờ cũng có 1 que đũa quấn miếng vải sạch.
Nhúng que đũa vào lọ mỡ, rồi quét 1 lớp mỡ mỏng tang lên đáy chảo. Thế là có thể bắt đầu công việc xào, rán. Có bà còn khoe với nhau: “Hôm rồi tôi xào rau không cần mỡ mà cũng ngon đáo để!”. Các đầu bếp khách sạn 5 sao bây giờ chưa chắc làm được điều đó. Thời đó, thịt là một xa xí phẩm. Phiếu nhân dân chỉ được 3 lạng thịt/tháng, chủ yếu để dành mua mỡ. Cũng may, hồi đó chưa có giống lợn cao nạc nên thịt mỡ nhiều, đủ đáp ứng nguyện vọng của mọi người. Tóp mỡ thì được dùng để kho với chuối xanh, cao cấp hơn thì chấm với nước mắm cũng được một bữa tươi!
Hôm nào mậu dịch bán cá biển ướp muối thì cả xóm sôi nổi như ngày hội, vì đó là tiêu chuẩn bán thêm, cắt ô phiếu phụ. Cá tuy đã được ướp muối, nhưng khi kho vẫn phải cõng thêm nhiều muối nữa, không thì tốn lắm với những cái bụng ăn không biết cảm giác no của lũ trẻ mới lớn.
Những hôm mưa dầm gió bấc, không đi chợ được, thì hành mỡ phi thơm lừng, rồi cho muối vào rang (muối mỏ hạt to như hạt ngô) làm thức ăn, cũng xong một bữa. Bây giờ, nhiều khi ngắm trời mưa lai rai, nhớ lại cảm giác cơm ăn với muối rang mỡ, cũng muốn thực hiện món này nhưng lại sợ mọi người cho là chập mát nên lại thôi.
Những nghề sáng giá thời đó phải kể đến nghề con phe (phe tem phiếu). Vì mọi thứ đều phân phối qua kênh mậu dịch thông qua tem phiếu khẩu phần, nên tất yếu xuất hiện việc mua bán tem phiếu, người ta phải mua của con phe để có tem phiếu cho vải vóc, dầu mỡ, lương thực, thậm chỉ nhỏ như cây kim sợi chỉ cũng buộc phải ra cửa hàng nhà nước để mua. Nghề mậu dịch viên nghiễm nhiên lên ngôi vua khi đó, nhà có cô mậu dịch viên thì cả họ được nhờ, hàng xóm thân tình cũng được lộc lây. Có chuyện kể vui tay viết tem phiếu tặng nhau để có thể mua được lạng thịt ngon hay mấy cục xà phòng. Hay nhà nào có người làm thợ điện cũng được trọng vọng bởi chỉ có bác thợ điện giúp thì mới có đường điện tốt mà sinh hoạt. Thời đó nghề giáo viên khốn khó vô cùng, đứng lớp không đủ nên phải làm việc kiếm thêm mà đời sống vẫn bí bách, nhiều người đã phải bỏ nghề, nên mới có câu “Chuột chạy cùng sào mới vào Sư phạm”. Người ta còn truyền miệng câu chuyện cười ra nước mắt, có bà mẹ vợ than với hàng xóm rằng: “Cứ tưởng nó lấy anh lái xe, ai ngờ nó lấy ông tiến sĩ. Thế có khổ không cơ chứ!”.
/
Phải gắng sống và sống đẹp, đó là mục tiêu của cả một thế hệ người Việt Nam trong “đêm trước Đổi mới”. Bao cấp là thời kỳ mà nghị lực và trí tuệ của hàng triệu người bị kìm nén, chỉ chờ được giải phóng. Chính vì thế, khi thực hiện chính sách Đổi mới- mở cửa do Đảng khởi xướng, năng lực ấy đã bùng phát, tạo bước phát triển vượt bậc về kinh tế- xã hội. Triển lãm về “Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp” giúp cho thế hệ trẻ hiểu về những nỗ lực vượt khó của cha anh và thêm trân trọng những thành quả của công cuộc Đổi mới đất nước hiện nay.
Phần 2: Đêm trước Đổi mới
Trong cảnh khốn khó của “đêm trước” đổi mới, có những đột phá táo bạo mà những người mở đường chấp nhận đầy rẫy rủi ro, thậm chí bằng cả sinh mệnh và sự nghiệp của họ. Nhưng may mắn thay, thực tế đã cho câu trả lời đầy thuyết phục.
Bù giá vào lương
Những cái đầu và con tim trăn trở
Có một câu chuyện về thời bao cấp như thế này.
Mẹ con bà Đường (Hà Đông, Hà Tây) hôm ấy dậy rất sớm. Người đi chợ mua thức ăn. Người đánh rửa ấm chén, quét nhà. Người thắp hương, cắm hoa lên bàn thờ... Chiều ấy, sau năm năm đi công nhân cầu đường, ông Bùi Văn Can, chồng bà, về thật.
Đặt balô xuống, ông chia kẹo cho đàn con, đưa vợ nửa cân đường, một lọ mỡ là những thứ ông nhịn ăn trước khi về quê. Cuối cùng là tem gạo (suất ăn) của ông trong mấy ngày nghỉ cùng tờ giấy chứng nhận chiến sĩ thi đua. Có ý chờ mãi nhưng không chịu được, bà Đường hỏi: “Bố mày còn gì đưa tôi cất cho?”.
Ông Can nguýt bà một cái nói: “Quà của mẹ nó đây!”. Nói rồi ông móc ra hai cái mũ vải. Một cái nam và một cái nữ may bằng vải thô, đường chỉ công nghiệp đơn giản, trong lót vải kẻ, hai bên có khoét lỗ nhôm để xỏ dây, trị giá khoảng một tô phở/chiếc. Bà Đường thất sắc ngồi phịch xuống đất thốt lên cay đắng: “Trời ơi ông đi làm năm năm đằng đẵng mà mang về được hai cái mũ à?”.
Ông Can tâm sự: “70% thu nhập của một cán bộ hay công nhân là tem phiếu. 30% còn lại là lương. Thử hỏi, mỗi tháng tem gạo: 17 kg, thịt: 1,2 kg, đường: 0,75 kg thì tôi có thể để dành được gì? Đấy là chưa kể nó bị hao hụt, mốc, rách, thối, hỏng… khi đến tay tôi cũng như với những công nhân khác.
Cay đắng hơn là người ta không cần biết tháng này tôi thiếu gạo hay dầu, cần xà phòng hay kem đánh răng, áo may ô hay mũ cát két… mà họ cứ có gì thì phát nấy. Nên cái thiếu cứ thiếu, cái thừa cũng chẳng dám bán (vì sợ lúc khác lại thiếu). Còn lương, chao ôi nó ít ỏi kinh khủng! Mỗi tháng tôi được 50 đồng, nếu quá chân ra chợ với mấy ông bạn chỉ một hai bữa nhậu là hết”. Ông Can còn chưa dứt cơn bùi ngùi xót xa của hơn 20 năm trước.
Thời đó những người ăn lương nhà nước đều sống trong cảnh như nhà ông Can, bà Đường dù ngoài Bắc hay trong Nam bởi mô hình miền Bắc được áp vào miền Nam sau giải phóng. Thay vì trả hoàn toàn bằng tiền thì Nhà nước trả bằng hiện vật (những thứ mà người lao động nếu có tiền cũng sẽ phải mua).
Tuy nhiên khi mậu dịch quốc doanh không đủ hàng hóa, bắt buộc phải dựa vào thị trường tự do thì toàn bộ những tính toán và hệ thống giá cả của Nhà nước cũng bị chi phối của qui luật cung cầu. Lúc này những yếu tố tích cực của chính sách tiền lương đã biến dạng thành những yếu tố tiêu cực. Sự tiêu cực, méo mó ấy khiến ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống, ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống...
Trong “đêm tối tưởng như không có đường ra” ấy vẫn có những ánh đèn cặm cụi soi chiếu tìm đường. Những cái đầu đơn lẻ tuy chưa gặp nhau nhưng chung một mục đích…
“Phải làm gì đó để thay đổi cơ chế giá cả, tiền lương” – đó là suy nghĩ của Nguyễn Văn Chính (hay Chín Cần), Bí thư tỉnh uỷ Long An. Lựa chọn trong giới trí thức địa phương, ông gọi phó giám đốc Sở Thương nghiệp lúc bấy giờ là ông Hồ Đắc Hi lên trao đổi. Những cái đầu và con tim đang trăn trở gặp nhau.
Ông Hi dốc hết tâm trí soạn thảo đề án cải cách phân phối lưu thông ở Long An. Đề án này xác định lại giá cả, tiền lương phải dựa trên qui luật giá trị và cung cầu cũng như những nguyên tắc kinh tế hàng hóa khác chứ không thể duy ý chí. Ông Hi lấy trường hợp thu nhập của ông Chín Cần để tính toán: tổng tiền lương và 16 mặt hàng phân phối theo định lượng, tất cả qui ra giá thị trường thì lương bí thư tỉnh ủy xấp xỉ 600 đồng.
Tuy nhiên vì những lý do như chất lượng hàng hóa thấp, tiêu chuẩn bị cắt xén, hàng được cấp không phù hợp nhu cầu... thì hiệu quả sử dụng của mức lương này chỉ đạt 50-70%. Tốt nhất là đem hết số hàng phân phối của bí thư ra chợ bán theo giá chợ rồi về trả cho ông 600 đồng/tháng. Bí thư cần gì ra đó mà mua.
Như vậy tỉnh nắm được hàng hóa, giá cả. Vợ bí thư thoải mái lựa chọn hàng mua. Nhân viên thương nghiệp, dân buôn, đầu cơ... không còn cơ hội tiêu cực mà Nhà nước chẳng mất đồng nào, lại tiết kiệm được khoản bù lỗ cho thương nghiệp, tem phiếu, thời gian... Tiếc là đề án này đang làm dở thì ông Hồ Đắc Hi được chuyển về trung ương.
Nhưng Long An quyết không dừng lại. Thử nghiệm thực tiễn lại phải đi trước một bước. Tháng 8-1979, sau khi lĩnh toàn bộ định mức hiện vật (tháng chín) của cán bộ công nhân viên trong tỉnh, thay vì phân phối hết cho cơ sở, Long An quyết định chọn một mặt hàng bán ra thị trường. Những đột biến được đề phòng.
Thông thường khi Nhà nước bán hàng ra ngoài thì phần lớn lượng hàng đó bị “tay ngoài” móc ngoặc với “tay trong” để mua. Đợi Nhà nước hết hàng, họ bán ra thị trường với giá cao hơn nữa. Hoặc nếu người tiêu dùng sợ sau này không có hàng mà cố gắng mua nhiều để dự trữ thì sẽ gây khan hiếm ảo. Giải pháp ở đây là chia hàng để bán làm ba lần. Làm như vậy, người mua sẽ hiểu không phải Nhà nước chỉ bán một lần duy nhất. Điều đó đồng nghĩa: đầu cơ sẽ thất bại.
Khi không còn đầu cơ thì các tệ nạn móc ngoặc, tham ô sẽ triệt tiêu dần. Làm từng đợt cũng là để giữ khoảng cách xử lý các tình huống xấu... Về mặt pháp lý, tỉnh ủy xác định: ghi chép thật minh bạch. Thử nghiệm xong tỉnh sẽ chủ động báo cáo toàn bộ kết quả với trung ương. Không tư lợi, không mờ ám mà có ích cho dân, cho tỉnh dẫu bị kỷ luật cũng không sợ.
Xà bông đi trước
Mặt hàng đầu tiên được chọn là xà bông. Đây là thứ hàng không quá quan trọng như lương thực, thực phẩm nhưng cũng là thứ không thể thiếu đối với đa số người dân. Tháng 9-1979, 4 tấn xà bông được bày bán tại hầu hết các cửa hàng, hợp tác xã mua bán với giá cao gấp 10 lần giá phân phối (chỉ bán có hạn cho từng đối tượng) và tương đương giá chợ.
Như dự tính, trong ba ngày bán không sót một cân và tất nhiên, khách hàng chủ yếu là “con buôn”. Thị trường xà bông từ xôn xao, ngơ ngác chuyển sang ngập ngừng nên hàng khan hiếm và hơi nhích giá. Đúng mười ngày sau, 5 tấn xà bông tiếp theo được tung bán với giá y như lần trước (đã thấp hơn giá chợ lúc đó chút xíu).
Hàng cũng hết rất nhanh nhưng tư thương đã dè dặt. Giá xà bông giảm xuống mức ban đầu. Mười ngày sau, lượng xà bông cuối cùng được tung bán. Đồng thời, tiền lương tháng chín được cấp cho tất