Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân (1953 - 1954) và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Từ năm 1950, phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã được củng cố và tăng cường về mọi mặt. Phong trào giải phóng dân tộc vẫn tiếp tục phát triển làm rung chuyển hậu phương của chủ nghĩa đế quốc. Về phía chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ. Cho tới lúc này, Mỹ đã căn bản hoàn thành việc chia lại thị trường thế giới tư bản dưới sự khống chế của Mỹ. Mỹ còn ra sức tiếp tay cho các đế quốc khác trong cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, chuẩn bị điều kiện hất cẳng bọn thực dân cũ, thay bằng chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ.

pptx43 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 2440 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân (1953 - 1954) và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Văn HiếnCuộc tiến công chiến lược Đông Xuân (1953-1954) và chiến thắng lịch sử Điện Biên PhủNguyễn Khánh Luân :Nguyễn Khánh Duy :Phan Quang Trường :Nguyễn Quang Vinh :Xa Công Khương :Nguyễn Văn Tiến :Phan Võ Hải Triều :Nguyễn Hoàng Hải Âu :Trương Thị Thanh Thảo :151A010207151A010206151A010190151A030393151A030669151A110128161A090016161A140194161A150372Danh sách nhóm 6:GV: NGÔ QUANG TYIII. Chiến lược Đông Xuân (1953-1954)II. Kế hoạch NavaIV. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)I. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II1. Hoàn cảnh lịch sửa. Quốc tếTừ năm 1950, phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã được củng cố và tăng cường về mọi mặt.Phong trào giải phóng dân tộc vẫn tiếp tục phát triển làm rung chuyển hậu phương của chủ nghĩa đế quốc.Về phía chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ. Cho tới lúc này, Mỹ đã căn bản hoàn thành việc chia lại thị trường thế giới tư bản dưới sự khống chế của Mỹ. Mỹ còn ra sức tiếp tay cho các đế quốc khác trong cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, chuẩn bị điều kiện hất cẳng bọn thực dân cũ, thay bằng chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ.Để cứu nguy cho Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh và thực hiện ý đồ can thiệp sâu vào Đông Dương, Mỹ đã quyết định tăng cường viện trợ cho Pháp và quân đội bù nhìn.Sự ủng hộ về tinh thần và giúp đỡ về vật chất củu các nước XHCN cho cuộc kháng chiến của ba nước Đông Dương là một nhân tố tích cực. Song việc Mỹ cấu kết với Pháp, tăng cường can thiệp vào Đông Dương cũng gây cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhiều phức tạp.=>Điều đó đòi hỏi Đảng ta phải có những chủ trương, chính sách phù hợpb. Trong nước:Sau 16 năm kể từ Đại hội lần thứ I của Đảng, tình hình có những chuyển biến căn bản. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã đưa nhân dân ta từ người mất nước lên người làm chủ đất nước. Nhưng do dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta lại phải tiếp tục cầm súng đứng lên đánh giặc để bảo vệ nền tự do, độc lập.Qua hơn 5 năm chiến đấu, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã liên tiếp thu được nhiều thắng lợi, thực dân Pháp ngày càng sa lầy vào cuộc chiến khó tránh khỏi thất bại. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới lại có những yêu cầu mới, đòi hỏi Đảng ta phải giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách để đưa cách mạng tiến lên.Hình 1: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951)2. Nội dung:Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được triệu tập nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết đó. Đại hội họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951.Về dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho 766.349 đảng viên đang sinh hoạt trong Đảng bộ toàn Đông Dương. Đến dự Đại hội còn có đại biểu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Xiêm (Thái Lan). Sau diễn văn khai mạc của đồng chí Tôn Đức Thắng, Đại hội đã nghiên cứu và thảo luận kỹ các báo cáo trình trước Đại hội: Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng Bí thư Trường Chinh, Báo cáo về Tổ chức và Điều lệ Đảng của Đồng chí Lê Văn Lương, cùng nhiều báo cáo bổ sung về Mặt trận dân tộc thống nhất, Chính quyền dân chủ nhân dân, Quân đội nhân dân, Kinh tế tài chính và về Văn hoá, văn nghệ và những tham luận khác. Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước những năm nửa đầu thế kỷ XX, dự đoán những triển vọng tốt đẹp của nửa thế kỷ sau. Về quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng trong 2 năm qua, Báo cáo khẳng định những thắng lợi to lớn của cách mạng, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng và những bài học kinh nghiệm của các thời kỳ vận động cách mạng của Đảng. Căn cứ vào sự phân tích cụ thể tình hình thế giới và trong nước, Báo cáo Chính trị nêu khẩu hiệu chính của ta là tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hoà bình thế giới. Bản Báo cáo cũng nêu lên mấy nhiệm vụ chính trong nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam: 1. Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. 2. Tổ chức Đảng Lao động Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ thứ nhất cần phải đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang (quân đội, dân quân, du kích) về mọi mặt (bao gồm nâng cao giác ngộ chính trị nâng cao chiến thuật và kỹ thuật, nâng cao kỷ luật tự giác; tổ chức, huấn luyện, chỉ đạo và sức chiến đấu), Củng cố và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất (Mặt trận Liên Việt - Việt Minh); phát huy tinh thần yêu nước và đẩy mạnh thi đua ái quốc (trước hết, là bộ đội thi đua giết giặc lập công; hai là, nhân dân thi đua tăng gia sản xuất), triệt để giảm tô, giảm tức, tịch thu ruộng đất của thực dân và Việt gian chia cho dân cày nghèo, thực hiện công bằng hợp lý về thuế khoá; tích cực giúp đỡ cuộc kháng chiến của Cao Miên và Lào, tiến tới thành lập Mặt trận thống nhất Việt-Miên-Lào. Muốn làm tốt nhiệm vụ trên, cần phải có một Đảng hoạt động công khai, tổ chức phải phù hợp với tình hình thế giới và trong nước để lãnh đạo toàn dân kháng chiến đến thắng lợi.Mục đích trước mắt của Đảng là đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến tên chủ nghĩa xã hội.Ở Việt Nam, Đại hội quyết định xây dựng Đảng Lao động Việt Nam. Kế thừa truyền thống của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam đảm nhận sứ mệnh lịch sử trọng đại vừa tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân ta, vừa có nghĩa vụ giúp đỡ các Đảng cách mạng ở Lào và Campuchia đấu tranh thắng lợi. Nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến khăng khít với nhau. Nhưng trọng tâm của cách mạng trong giai đoạn hiện tại là giải phóng dân tộc. Kẻ thù trước mắt của cách mạng là chủ nghĩa đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai. Mũi nhọn của cách mạng chủ yếu chĩa vào bọn đế quốc xâm lược.Nhiệm vụ phản phong kiến nhất định phải làm đồng thời với nhiệm vụ phản đế, nhưng làm có kế hoạch, có từng bước. Lực lượng cách mạng Việt Nam bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản và giai cấp tư sản dân tộc. Cuộc cách mạng nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến do nhân dân tiến hành, trong đó, công nông là động lực chủ yếu và do giai cấp công nhân lãnh đạo gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. - Căn cứ vào tình hình thế giới và tình hình trong nước, căn cứ vào nhiệm vụ và tính chất của cách mạng nước ta, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam vạch ra 12 chính sách của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. 12 chính sách đó là: + Đẩy mạnh kháng chiến đến toàn thắng, tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất; + Thi hành từng bước chính sách ruộng đất, tiến tới thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng, xoá bỏ các hình thức bóc lột phong kiến và nửa phong kiến ở nước ta; + Xây dựng, củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân về chính trị, kinh tế và văn hoá, chuẩn bị tiến lên giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa; Củng cố mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc xâm lược; + Xây dựng và phát triển quân đội nhân dân; + Chính sách dân tộc; + Chính sách đối với tôn giáo; + Chính sách đối với vừng bị địch chiếm; + Chính sách đối với ngoại kiều; + Chính sách đối ngoại; + Ra sức ủng hộ cách mạng Campuchia và cách mạng Lào;+ Tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và độc lập dân tộc của nhân dân thế giới. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 19 uỷ viên chính thức và 10 uỷ viên dự khuyết. Ban Chấp hành đã bầu Bộ Chính trị gồm có bảy uỷ viên chính thức và một uỷ viên dự khuyết. Bầu đồng chí Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng. Đồng chí Trường Chinh là Tổng Bí thư. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta. Đường lối do Đại hội vạch ra đã đáp ứng yêu cầu trước mắt của kháng chiến và yêu cầu lâu dài của cách mạng, và thực sự là những đóng góp quý báu vào kho tàng lý luận cách mạng nước ta.II. Kế hoạch Nava:1. Hoàn cảnh:Trải qua 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, lượng của ta ngày càng lớn mạnh, thu được nhiều thắng lợi trên các mặt trận chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao, thực dân Pháp thiệt hại ngày càng nặng nề. Quân Pháp trên chiến trường ngày càng lâm vào thế phòng ngự bị động.Trước tình thế bị sa lầy và thất bại của Pháp, Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn vào Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp.Ngày 7-5-1953, tướng Nava - tổng tham mưu trưởng lục quân khối Bắc Đại Tây Dương được cử sang Đông Dương làm tổng chỉ huy quân đội Pháp thay Xalăng, Nava mang theo kế hoạch chiến lược mang tên mình và hy vọng chuyển bại thành thắng trong vòng 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.Hình 2: Tướng Nava sang thay Tướng Xa-lăngHình 3: Tướng Nava Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương 1953-1954.2. Nội dung:- Tháng 7-1953, chính phủ Pháp và hội đồng quốc phòng Pháp đã thông qua kế hoạch.+ Về tác chiến, kế hoạch Nava chia ra làm hai bước:- Bước thứ nhất: Pháp chủ trương giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tránh giao chiến với chủ lực của ta, thực hiện tấn công chiến lược ở miền Nam, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực, xóa bỏ vùng tự do Liên khu V, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.- Bước thứ hai, từ thu-đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh.- Để thực hiện kế hoạch Nava, thực dân Pháp tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn binh đưa từ Pháp và Bắc Phi sang, đồng thời xin Mĩ tăng thêm viện trợ quân sự (tăng gấp đôi so với trước, chiếm tới 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương), ra sức tăng cường ngụy quân, đưa lực lượng này lên đến 334 000 quân vào đầu năm 1954.- Từ thu-đông 1953, Nava tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn quân cơ động (trong tổng số 84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương), tiến hành những cuộc càn quét nhằm bình định vùng chiếm đóng, mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi biên giới phía bắc, mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa (10-1953)III.Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953-1954):Chủ trương của ta:- Tháng 9-1953, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã họp và thông qua kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954 với quyết tâm giữ vững thế chủ động chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương.-Phương hướng chiến lược được đề ra là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa điểm xung yếu mà chúng không thể bỏ. Hình 4: Bộ Chính trị họp quyết định chủ trương tác chiếnDo phải phân tán lực lượng mà tạo ra cho chúng ta thêm những điều kiện mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”. Phương châm chung là: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”; “Đánh chắc thắng”. Thực hiện phương châm chiến lược trên, trong Đông - Xuân 1953-1954, quân ta mở một loạt chiến dịch tiến công đối phương trên nhiều hướng, ở hầu khắp các chiến trường trên toàn Đông Dương, kiên quyết giữ vững thế chủ động, đồng thời buộc Nava phải đánh theo cách của ta.2. Diễn biến:Ngày 20-11-1953, phát hiện bộ đội của ta di chuyển lên hướng Tây Bắc, Nava cho 6 tiểu đoàn Âu - Phi tinh nhuệ nhảy dù xuống Điện Biên Phủ vừa để bảo vệ Điện Biên Phủ, vừa bảo vệ Thượng Lào.11/1953 quân ta tấn công lên thị xã Lai Châu, bao vây Điện Biên Phủ. Sau 10 ngày, quân ta giải phóng toàn bộ thị xã Lai Châu, tiêu diệt 24 đại đội địch. Nava buộc phải điều 6 tiểu đoàn cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành nơi tập trung quân thứ hai của địch (sau đồng bằng Bắc Bộ).Hình 5: Bộ đội Đại đoàn 316 hành quân lên Tây Bắc trong Chiến cuộc Đông-Xuân.Hình 6: Lược đồ tấn công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954- Đầu tháng 12/1953 cùng với quân dân Pathét Lào, ta tiến công Trung Lào, giải phóng thị xã Thà Khẹt, tỉnh Khâm Muộng uy hiếp Xê-nô. Địch phải điều quân từ Bắc Bộ sông Xê-nô biến Xê-nô thành nơi tập trung quân thứ ba của địch.- Ở Hạ Lào, một đơn vị nhỏ quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân đội Pathét Lào men theo dãy Trường Sơn, vượt hơn 200 km đường rừng tiến xuống giải phóng thị xã Atôpơ và toàn bộ cao nguyên Bôlôven, thừa thắng bộ đội ta tiến sát phía nam đường số 9, Hạ Lào bị uy hiếp mạnh. Địch phá kho vũ khí tháo chạy.- Ngày 20-1-1954, Nava tập trung 20 tiểu đoàn mở chiến dịch Átlăng đánh chiếm Tuy Hòa. Kiên quyết giữ vững thế chủ động đánh địch, ta chỉ để lại một bộ phận chủ lực và du kích chống càn. - Tháng 2-1954 bộ đội ta tiến đánh địch ở Bắc Tây Nguyên giải phóng Kontum, buộc địch phải bỏ dở cuộc hành quân lên Tuy Hòa (Phú Yên) để tăng cường lực lượng giữ Plâycu.- Cũng vào cuối tháng 1-1954, bộ đội chủ lực ta phối hợp với quân đội Pathét Lào tiến đánh địch ở Thượng Lào giải phóng tỉnh Phongxalỳ, uy hiếp Luông Phabang. Nava phải dùng cầu hàng không đưa quân đội từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Luông Phabang và Mường Sài.Hình 6: Lược đồ tấn công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954Hình 6: Lược đồ tấn công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954- Trong khi đó, phối hợp chặt chẽ với mặt trận chính, chiến tranh du kích phát triển mạnh ở vùng sau lưng (Bắc Bộ, Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình Trị Thiên)- Đầu tháng 2/1954 ta tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên giải phóng Kon tum, loại khỏi vòng chiến đấu 2 000 địch, giải phóng toàn tỉnh Kon Tum, một vùng rộng lớn với 20 vạn dân, bao vây, uy hiếp Playcu, buộc địch phải điều quân lên Nam Tây Nguyên, biến Playcu trở thành nơi tập trung quấn thứ tư của địch.- Cùng thời gian này, ta tấn công sang Thượng Lào.- Quân đội nhân dân Việt Nam và quân Pathét Lào đã tấn công quân địch ở Lưu vực sông Nậm Hu.Hình 6: Lược đồ tấn công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954-Giải phóng Phong xa lì, uy hiếp Luông Pha băng, địch phải tăng cường cho Luông Pha băng và Mường sài, biến nơi này thành nơi tập trung quân thứ năm của địch.- Ở Nam Bộ, các tiểu đoàn chủ lực khu, chủ lực tỉnh tiến vào vùng tạm chiếm để tiêu diệt địch, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân kết hợp với địch vận.- Ở Nam Trung Bộ, chiến tranh du kích phát triển mạnh, bao vây bức rút hàng loạt cứ điểm, đồn bốt địch, giải phóng nhiều vùng rộng lớn như Điện Bàn (Quảng Nam) với 4 vạn dân.-Ở Bình-Trị-Thiên, quân ta hoạt động mạnh trên tuyến đường sắt và Đường số 1, nhiều đoàn tàu, xe của địch bị tiêu diệtHình 6: Lược đồ tấn công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954-Ở đồng bằng Bắc Bộ, du kích tiến hành tập kích địch trên tuyến đường Hà Nội-Hải Phòng, phá hủy nhiều tàu-xe. Nhiều đô thị, ngay cả Hà Nội và các sân bay Cát Bi (Hải Phòng), Gia Lâm (Hà Nội) cũng bị quân ta tập kích, phá hủy nhiều máy bay.-Ngoài ra, ta còn đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch, phá đường giao thông, sân bay, kho tàng của địch, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta.-Như vậy, kế hoạch tập trung quân cơ động lớn của Nava không thực hiện được do ta tấn công nhiều chiến lược khác nhau, địch buộc phải phân tán lực lượng đối phó với ta ở những vùng xung yếu mà chúng ta không thể bỏ. Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.IV. Chiến dịch Điện Biên Phủ:- Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía tây rừng núi Tây Bắc, gần biên giới với Lào, có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và cả ở Đông Nam Á nên quân Pháp cố nắm giữ.- Khi xây dựng Điện Biên Phủ thành cứ điểm mạnh nhất Đông Dương 60 năm trước, thực dân Pháp tin chắc lòng chảo này sẽ nghiền nát Việt Minh. Nhưng quân đội Việt Minh, từ thế yếu đánh thế mạnh, giành chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.1. Hoàn cảnh:- Từ tháng 12-1953, Nava quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, với một hệ thống hầm ngầm, bê tông kiên cố, liên hoàn có thể ứng cứu cho nhau khi bị ta tấn công. Hình 7: Ngày 20/11/1953, Pháp bắt đầu nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, và xây dựng nơi đây thành pháo đài bất khả xâm phạm.Hình 8: Cửa vào 1 hầm của Pháp ở Điện Biên Phủ.- Quân số của địch lúc đông nhất là 16.200 tên do tướng Đờcatxtri chỉ huy được bố trí thành ba phân ku: phân khu Bắc gồm các cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo; phân khu Trung tâm ở ngay giữa Mường Thanh, nơi đặt sở chỉ huy, có trận địa pháo, kho hậu cần, sân bay, tập trung 2/3 lực lượng; phân khu Nam đặt tại Hồng Cúm, có sân bay. Tổng cộng cả ba phân khu có 49 cứ điểm. Sau khi kiểm tra, các tướng lĩnh Pháp và Mĩ đều coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”.Hình 9: Sân bay của Pháp ở Điện Biên Phủ.- Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp , thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.Hình 10: Bộ đội Đại đoàn 316 cùng lực lượng địa phương mở đường cơ động Tuần Giáo-Điện Biên Phủ.- Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp , thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.Hình 11: Bộ đội hành quân tham gia chiến dịch ĐBP.- Ta đã huy động một lực lượng lớn chuẩn bị cho chiến dịch, gồm 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo và nhiều tiểu đoàn binh công, thông tin, vận tải, quân y v.vvới tổng số khoảng 55 000 quân; hàng chục nghìn tấn vũ khí đạn dược, 27 000 tấn gạo với 628 ô tô vận tải, 11 800 thuyền bè, 21 000 xe đạp, hàng nghìn xe ngựa, trâu, bò v.v chuyển ra mặt trận.Hình 12: Đội hình vận tải bằng xe thồ phục vụ Chiến dịch.- Đầu tháng 3-1954, công tác chuẩn bị mọi mặt đã hoàn tất. Ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.Hình 13: Đội thuyền độc mộc trong chiến dịch.Hình 14: Đoàn xe cơ giới tiến vào trận địa.Về phía nhân dân ta: Nhận rõ âm mưu và tham vọng của Pháp tại mặt trận Điện Biên Phủ, từ đầu tháng 12 năm 1953, Trung ương Đảng, Quân ủy trung ương và Hồ Chủ Tịch quyết định chấp nhận cuộc chiến đấu tại đây - quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ trở thành điểm “quyết chiến chiến lược” giữa ta và Pháp.Bộ chính trị quyết định thành lập bộ chỉ huy, Đảng ủy mặt trận và Hội đồng cung cấp cho mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng phụ trách.2. Diễn biến:- Diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ: chiến dịch được bắt đầu từ ngày 13-3 và kết thúc thắng lợi ngày 7-5, các cuộc tấn công của ta được chia làm 3 đợt:- Đợt 1 từ 13 đến 17-3-1954: Quân ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu bắc (bao gồm Độc Lập, Bản Kéo), 2.000 địch bị diệt và bắt sống, 26 máy bay bị phá hủy. Ta phá tan cánh cửa sắt của địch ở phía bắc, mọi con đường bộ đến Điện Biên Phủ bị ta cắt đứt hoàn toàn.Hình 15: Bộ đội ta xuất kích tiến vào cụm cứ điểm Him Lam.Hình 16: Pháo của ta bắn vào khu trung tâm trong đợt 2.- Đợt 2 từ 30-3 đến 26-4-1954: vào lúc 18h00 ta đồng loạt tấn công các cứ điểm ở phía đông khu trung tâm Mường Thanh như các đồi E1, D1, C1, C2, A1... ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch. Tại đồi A1, ta và địch giành nhau từng tấc đất, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt suốt 36 ngày đêm. Ta xiết chặt vòng vây bằng hệ thống giao thông hào dài hàng trăm km, cắt đứt con đường tiếp tế duy nhất còn lại bằng đường không của địch. Đế quốc Mĩ tăng viện gấp cho Điện Biên Phủ nhưng đã muộn.- Đợt 3 từ 1-5 đến 7-5-1954: Quân ta đánh chiếm các cứ điểm còn lại ở phía đông, địch tháo chạy sang Lào. Đêm 6-5, tiếng nổ của khối bộc phá nặng 1.000kg ở chân đồi A1 làm rung chuyển cả một vùng rừng núi cũng chính là pháo lệnh xung phong cho toàn mặt trận. Hình 17: Tiến công cứ điểm phía Bắc Mường ThanhHình 18: Xe tăng địch bị bắn cháy ở đồi A1.Hình 19: Bộ đội ta tiêu diệt cao điểm cuối cùng của địch chuyển sang tổng công kích.- 17giờ 30 phút ngày 7-5-1954, tướng Đờcátxtơri cùng toàn bộ bộ tham mưu của Pháp ở Điện Biên Phủ đã bị bắt
Luận văn liên quan