Khu công nghiệp cảng biển Hòn La tỉnh Quảng Bình với diện tích 15 km2
thuộc
địa phận các thôn: Vĩnh Sơn, Minh Sơn, Thọ Sơn, Đông Hưng và 19/5 của xã Quảng
Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là một trong những dự án phát triển
kinh tế vùng ven biển Bắc Miền Trung và là khu côngnghiệp tổng hợp, đa ngành và là
cảng biển của tỉnh Quảng Bình. Chính vì vậy, để làmcơ sở cho việc thiết kế xây dựng
và đánh giá khả năng cung cấp của nước dưới đất chosự phát triển của khu công nghiệp
cảng biển trong tương lai, cần thiết phải làm sáng tỏ đặc điểm địa chất và địa chất thuỷ
văn tại khu vực.
12 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2355 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm địa chất thuỷ văn khu công nghiệp cảng biển Hòn La, tỉnh Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 59, 2010
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN
KHU CÔNG NGHIỆP CẢNG BIỂN HÒN LA, TỈNH QUẢNG BÌNH
Nguyễn Văn Canh, Nguyễn Đình Tiến
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
TÓM TẮT
Trên cơ sở kết quả phân tích các tài liệu đã nghiên cứu trước đây, kết hợp với công tác
đo vẽ địa chất - địa chất thuỷ văn, khoan thăm dò và nghiên cứu thành phần hoá nước dưới đất,
tác giả đã phân tích về đặc điểm địa chất và địa chất thuỷ văn khu vực khu công nghiệp cảng
biển Hòn La, tỉnh Quảng Bình, từ đó đánh giá quy luật phân bố, thành phần thạch học của các
thành tạo địa chất, mức độ chứa nước, thấm nước và khả năng khai thác của các tầng chứa
nước trong khu vực phục vụ chiến lược phát triển khu công nghiệp cảng biển Hòn La tỉnh
Quảng Bình.
1. Mở đầu
Khu công nghiệp cảng biển Hòn La tỉnh Quảng Bình với diện tích 15 km2 thuộc
địa phận các thôn: Vĩnh Sơn, Minh Sơn, Thọ Sơn, Đông Hưng và 19/5 của xã Quảng
Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là một trong những dự án phát triển
kinh tế vùng ven biển Bắc Miền Trung và là khu công nghiệp tổng hợp, đa ngành và là
cảng biển của tỉnh Quảng Bình. Chính vì vậy, để làm cơ sở cho việc thiết kế xây dựng
và đánh giá khả năng cung cấp của nước dưới đất cho sự phát triển của khu công nghiệp
cảng biển trong tương lai, cần thiết phải làm sáng tỏ đặc điểm địa chất và địa chất thuỷ
văn tại khu vực.
2. Đặc điểm địa chất – kiến tạo
2.1. Địa tầng
Trên cơ sở bản đồ và báo cáo thuyết minh bản đồ địa chất và khoáng sản, tỷ lệ
1/200.000, tờ Mahaxay - Đồng Hới do Nguyễn Quang Trung chủ biên, bản đồ và báo
cáo thuyết minh bản đồ vỏ phong hoá và trầm tích Đệ Tứ Việt Nam, tỷ lệ 1/200.000 do
Ngô Quang Toàn chủ biên, kết hợp với các kết quả khoan, khảo sát của Trường Đại học
Khoa học và một số công trình của các cơ quan nghiên cứu có liên quan đến khu vực
Hòn La và vùng kế cận, chúng tôi phân chia khu vực nghiên cứu thành các phân vị địa
tầng như sau:
6
2.1.1. Giới Mesozoi
Hệ Trias - Thống Trung, bậc Anisi, hệ tầng Đồng Trầu, Phân hệ tầng dưới (T2a
đt1)
Tại khu vực nghiên cứu, đất đá của phụ hệ tầng lộ ra khá lớn thành dải bao phủ
toàn bộ phía Tây (từ thôn 19/5 đến ranh giới tỉnh Hà Tĩnh) và toàn bộ phía Bắc kéo dài
ra sát biển Đông. Còn ở khu vực trung tâm, chúng lộ ra thành 3 đồi cao phân bố ở ranh
giới thôn Vĩnh Sơn với thôn Minh Sơn và tại thôn Thọ Sơn với diện tích khoảng 13,63
km2. Ngoài ra, thành tạo này còn ở 3 đảo là Hòn Cỏ, Hòn La và Hòn Lôm (hòn Vũng
Chùa), với diện lộ khoảng 0,91 km2. Phần còn lại hệ tầng Đồng Xoài bị phủ bởi các
trầm tích Kainozoi, Hệ Đệ Tứ và làm móng cho toàn bộ khu vực nghiên cứu.
Thành phần chủ yếu của trầm tích này là cát kết, bột kết, ryolit porphyr. Đá rắn
chắc, cấu tạo khối, mức độ nứt nẻ từ kém đến mạnh, màu xám tro, lục nhạt, xám đen.
Phần trên đá bị phong hoá vừa đến mạnh, dày 1 – 6 m, phần giữa đá bị nứt nẻ vừa đến
kém, dày 30 – 40 m và phần dưới cùng đá cấu tạo khối rắn chắc, không nứt nẻ.
Quan hệ dưới của đá chưa xác định được, còn quan hệ trên chúng bị phủ bất
chỉnh hợp bởi các trầm tích nguồn gốc sông - biển hệ tầng Tú Loan (amQ1
3tl), một số
nơi gần chân núi bị phủ bởi các trầm tích Hệ Đệ Tứ không phân chia (Q) nguồn gốc
sông – lũ (apQ) và tàn tích - sườn tích (edQ).
2.1.2. Giới Kainozoi - Hệ Đệ Tứ
a. Thống Pleistocen thượng, hệ tầng Tú Loan (amQ1
3tl)
Trầm tích của hệ tầng Tú Loan tại khu vực nghiên cứu có nguồn gốc sông - biển,
nét đặc trưng của hệ tầng là trên bề mặt trầm tích thường có màu sắc loang lổ do chịu
quá trình phong hoá thấm đọng. Tại khu vực nghiên cứu chúng phân bố lộ ra chủ yếu ở
phần địa hình thấp, phần trung tâm khu vực thuộc các thôn Vĩnh Sơn, Minh Sơn, Thọ
Sơn, Đông Hưng và 19/5, với tổng diện lộ khoảng 5 km2, phần còn lại ở phía Đông
(phía Biển) bị phủ bởi các trầm tích có tuổi trẻ hơn (chỉ bắt gặp trong các lỗ khoan).
Qua kết quả nghiên cứu tại các vết lộ và tài liệu các lỗ khoan trong khu vực cho thấy
thành phần thạch học gồm bột, cát, sét màu xám vàng, lẫn sạn sỏi, có nhiều kết von
laterit (lớp laterit đôi chỗ dày 0,5 – 1 m). Chiều dày biến đổi từ 3 m – 10 m. Thành
phần thạch học từ trên xuống gồm: Phía trên là lớp mỏng cát, sét màu xám, xám đen,
dày khoảng 0,5 m, tiếp dưới là lớp sét màu vàng, nâu đỏ có lẫn nhiều cuội sỏi, dày
khoảng 0,5 – 1 m và dưới cùng là sét, cát màu xám vàng.
Trầm tích hệ tầng Tú Loan tại khu vực phủ bất chỉnh hợp lên các đá của hệ tầng
Đồng Trầu (T2 ađt1). Phần phía Nam chúng bị phủ bởi các trầm tích nguồn gốc biển –
gió (mvQ2
3), phần trung tâm và phía Bắc chúng bị phủ bởi các trầm tích nguồn biển
(mQ2
1-2), riêng phần phía Đông thôn Vĩnh Sơn chúng bị phủ bởi trầm tích có nguồn gốc
sông - biển (amQ2
1-2).
7
b. Thống Holocen hạ - trung (Q2
1-2)
* Trầm tích hỗn hợp sông - biển (amQ2
1-2)
Trầm tích hỗn hợp sông - biển tại khu vực nghiên cứu không lộ ra trên mặt,
chúng bị phủ hoàn toàn chủ yếu bắt gặp trong các lỗ khoan (LK01, LK02, LK03) phân
bố phía Đông thôn Vĩnh Sơn (từ khe Đồng Mười về phía Biển). Thành phần chủ yếu là
Sét màu xám xanh, xám đen, có chứa nhiều vỏ ốc, sò, mức độ gắn kết yếu. Bề dày biến
đổi từ 3 – 10 m.
Trầm tích sông - biển (amQ2
1-2) tại khu vực phủ lên lớp cuội, sỏi của hệ tầng Tú
Loan (amQ1
3tl) và bị phủ bởi các trầm tích nguồn gốc biển hệ Đệ Tứ (mQ2
1-2).
* Trầm tích biển (mQ2
1-2)
Trầm tích biển tại khu vực được hình thành trong đợt biển tiến Flandrian, chúng
phân bố lộ ra ở 2 khu vực: Phần trung tâm thôn Vĩnh Sơn, với diện lộ khoảng 2,74 km2
và phần trung tâm thôn Minh Sơn, với diện lộ khoảng 0,5 km2. Theo tài liệu các lỗ
khoan LK01, LK02, LK03, thành tạo này có bề dày biến đổi từ 3 – 7 m. Thành phần
thạch học chủ yếu là cát, bột màu xám trắng, xám xanh đen. Cát hạt mịn đến hạt trung.
Mức độ gắn kết yếu, rời rạc.
Về quan hệ dưới, chúng chủ yếu phủ lên các trầm tích hệ tầng Tú Loan
(amQ1
3tl), riêng phía Đông thôn Vĩnh Sơn chúng lại phủ trực tiếp trên trầm tích nguồn
gốc sông - biển cùng tuổi (amQ2
1-2). Còn quan hệ trên chúng bị phủ bởi các trầm tích
nguồn gốc biển – gió Hệ Đệ Tứ, thống thượng (mvQ2
3).
c. Thống Holocen thượng (Q2
3)
* Trầm tích biển – gió (mvQ2
3)
Trầm tích biển gió trong khu vực phân bố lộ ra gần sát bờ biển tạo thành dải kéo
dài từ phía Nam (thôn 15/5) đến phía Bắc (thôn Vĩnh Sơn), với tổng diện lộ khoảng
2,17 km2. Tại thôn Vĩnh Sơn, chúng lộ ra thành các cồn cát cao từ 10 – 19 m. Thành
phần thạch học chủ yếu là cát hạt mịn, màu xám trắng, xám vàng, có nhiều vảy
muscovit. Cát rời rạc. Trong cát có lẫn sa khoáng Titan. Tại các cồn cát khu vực thôn
Vĩnh Sơn còn tồn tại nhiều cây Tràm và Sim bù có nguồn gốc biển.
Về quan hệ dưới, ở khu vực phía Nam (thôn 19/5, Đông Hưng) và thôn Thọ Sơn
chúng phủ trực tiếp lên các trầm tích của hệ tầng Tú Loan (amQ1
3tl). Còn ở thôn Vĩnh
Sơn (phía Bắc) chúng phủ trục tiếp lên các trầm tích nguồn gốc biển (mQ2
1-2). Về quan
hệ trên chúng bị phủ bởi các trầm tích biển hiện đại (mQ2
3).
* Trầm tích biển (mQ2
3)
Trầm tích biển hiện đại phân bố thành dải hẹp dọc bờ biển, kéo dài từ thôn 19/5
đến hết thôn Vĩnh Sơn. Tổng diện lộ khoảng 1,358 km2. Thành phần thạch học chủ yếu
là cát hạt nhỏ đến trung màu xám vàng. Bề dày khoảng 2 – 3 m.
8
Trầm tích biển phủ lên các trầm tích nguồn gốc biển – gió cùng tuổi (mvQ2
3),
một số nơi chúng phủ lên các đá của hệ tầng Đồng Trầu (T2 ađt1).
d. Hệ Đệ Tứ không phân chia (Q)
Các trầm tích hệ Đệ Tứ không phân chia tại khu vực tồn tại 2 dạng là sông – lũ
(apQ) và tàn tích - sườn tích (edQ).
* Trầm tích sông – lũ (apQ)
Trầm tích sông – lũ phân bố chủ yếu trong các thung lũng trước núi cao ở phía
Tây khu vực (khu vực khe Lau, khe Lách và đầu nguồn khe Nang). Tổng diện lộ khoảng
1,01 km2. Thành phần chủ yếu là tảng, cuội, dăm, sạn, cát, sét, đủ màu sắc trắng, xám,
vàng. Trầm tích càng gần chân núi càng dày và độ hạt càng thô, càng xa chân núi bề dày
trầm tích càng giảm và độ hạt càng mịn. Bề dày tầng trầm tích biến đổi từ 3 – 8 m. Trầm
tích này phủ trực tiếp trên các đá của hệ tầng Đồng Trầu (T2 ađt1).
* Tàn tích - sườn tích (edQ)
Thành tạo tàn tích - sườn tích hệ Đệ Tứ không phân chia trong khu vực phân bố
với diện hẹp, chủ yếu ở các chân đồi khu vực trung tâm (thôn Vĩnh Sơn, Thọ Sơn), với
tổng diện lộ khoảng 0,443km2. Thành phần chủ yếu là sét, cát lẫn ít dăm, sạn. Sét màu
nâu đỏ là sản phẩm phong hoá của đá ryolit. Bề dày biến đổi 2 - 4m. Trầm tích này phủ
trực tiếp trên các đá của hệ tầng Đồng Trầu (T2 ađt1).
2.2. Đứt gãy
Theo bản đồ địa chất và khoáng sản, tỷ lệ 1/200.000, tờ Mahaxay - Đồng Hới,
do Nguyễn Quang Trung chủ biên, trong khu vực nghiên cứu có một đứt gãy chạy qua
chân Đèo Ngang, theo hướng Tây – Đông. Tuy nhiên, qua kết quả đo vẽ địa chất - địa
chất thuỷ văn và khảo sát Địa vật lý chúng tôi phát hiện một đứt gãy chạy dọc suối khe
Nghẹo (trên đèo Ngang) và có hướng hơi lệch về phía Tây Nam – Đông Bắc (đới cà nát
rộng khoảng 1-2 m). Dọc theo đứt gãy này nước dưới đất xuất lộ ra và tồn tại cả trong
mùa ít mưa. Ngoài ra, khu vực còn tồn tại 2 đứt gãy nhỏ (đứt gãy giả định). Trong đó,
một đứt gãy chạy qua thôn Vĩnh Sơn (theo hướng Tây – Đông) và một đứt gãy cắt qua
thôn Minh Sơn đến thôn Thọ Sơn (theo hướng Tây Bắc – Đông Nam) cùng với các hệ
thống khe nứt kiến tạo lẫn phong hoá nhỏ.
3. Đặc điểm địa chất thủy văn
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và dựa vào nguyên tắc "Dạng tồn tại của
nước dưới đất", chúng tôi đã chia khu vực thành 4 tầng chứa nước (3 tầng chứa nước lỗ
hổng, 1 tầng chứa nước khe nứt - đứt gãy) và 1 thành tạo địa chất rất nghèo nước đến
cách nước (hình 1, 2).
9
3.1.Đặc điểm địa chất thuỷ văn của các tầng chứa nước:
3.1.1 Các tầng chứa nước lỗ hổng:
a. Tầng chứa nước Hệ Đệ Tứ không phân chia (q)
Tầng chứa nước này phân bố có dạng kéo dài hay vạt gấu ở ven rìa các thung
lũng dãy núi thấp phía Tây khu vực và các chân đồi phần trung tâm, dưới dạng các nón
phóng vật, với tổng diện lộ khoảng 1,453 km2, bao gồm các trầm tích có nguồn gốc
aluvi – proluvi (apQ) và eluvi - deluvi (edQ). Thành phần thạch học khá hỗn tạp gồm
cát có lẫn nhiều sét, bột, dăm, tảng, cuội, sạn đủ màu sắc xám trắng, xám nâu, xám vàng.
Càng gần chân núi vật liệu càng thô, càng xa chân núi vật liệu càng mịn. Tổng chiều
dày chung của tầng chứa nước biến đổi từ 1 m ÷ 8 m.
Hình 1. Bản đồ địa chất thuỷ văn khu vực khu công nghiệp cảng biển Hòn La,
tỉnh Quảng Bình
10
Hình 2. Mặt cắt địa chất thuỷ văn tuyến EF
Do diện phân bố hẹp nên mùa ít mưa chỉ có một số khu vực nhỏ thuộc thành tạo
edQ (thôn Vĩnh Sơn, Thọ Sơn) còn tồn tại tầng chứa nước nhưng với bề dày rất mỏng
khoảng 0,5 – 1 m, nên ít có ý nghĩa trong khai thác. Do đó, không thể bố trí các công
trình thí nghiệm thấm, tuy nhiên qua đặc điểm thạch học và tài liệu khảo sát các giếng
nông cho thấy: Nước dưới đất tồn tại và vận động trong các lỗ hổng của đất đá thuộc
các thành tạo edQ và apQ chỉ gặp trong mùa mưa. Mức độ phong phú nước đối với khu
vực tồn tại các thành tạo có nguồn gốc eluvi - deluvi (edQ) lại thuộc loại nghèo nước,
còn đối với khu vưc tồn tại các thành tạo có nguồn gốc aluvi – proluvi (apQ) thuộc loại
trung bình.
Về tính chất thuỷ lực, nước thuộc loại không áp. Mực nước tĩnh thay đổi từ 0,5 ÷
7 m, phụ thuộc vào bề mặt địa hình, mùa trong năm và điều kiện thế nằm của đất đá.
Nước vận động chủ yếu theo hướng nghiêng của địa hình và gần trùng với phương của
dòng mặt. Biên độ dao động mực nước theo mùa từ 7 ÷ 8 m.
Nguồn cung cấp chủ yếu cho nước dưới đất là nước mưa ngấm trực tiếp trên bề
mặt diện phân bố của tầng chứa nước. Nguồn thoát chủ yếu là cung cấp cho dòng mặt,
bốc hơi trên diện lộ và cung cấp cho các tầng chứa nước nằm bên dưới khi chúng có
quan hệ thuỷ lực với nhau và mực nước của tầng nằm cao hơn mực nước của tầng bên
dưới.
Nước thuộc loại nước siêu nhạt đến nhạt, với độ tổng khoáng hoá M = 0,10 g/l -
0,20 g/l. Độ pH = 6,5 - 7. Loại hình hoá học chủ yếu là bicacbonat.
Tầng chứa nước hệ Đệ Tứ không phân chia phân bố trong diện hẹp và lộ ra trên
bề mặt, nhưng chiều dày không lớn, biên độ dao động rất lớn theo mùa, dễ bị nhiễm bẩn
bởi các nhân tố trên mặt. Trong mùa ít mưa, hầu hết tầng chứa nước đều không tồn tại,
nên không có ý nghĩa trong khai thác nước với quy mô nhỏ đến lớn.
b. Tầng chứa nước Holocen (qh)
Tầng chứa nước này phân bố với diện tích hẹp, kéo dài theo dải ven biển từ thôn
19/5 đến thôn Vĩnh Sơn, trung tâm thôn Minh Sơn và phần phía Đông của Thôn Vĩnh
Sơn (còn vắng mặt ở khu vực phía Tây và dãy núi thấp, nơi diện lộ của tầng chứa nước
11
Pleistocen và tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Đồng Trầu), với tổng diện lộ khoảng
6,768 km2 (trong đó phần nước nhạt chiếm diện tích khoảng 5,6497 km2 và phần nước
bị nhiễm mặn chiếm diện tích khoảng 1,1183 km2). Cấu tạo nên tầng chứa nước bao
gồm các trầm tích biển (mQ2
1-2, mQ2
3) và biển – gió (mvQ2
3).
Trong đó, trầm tích có nguồn gốc biển (mQ2
1-2) phân bố lộ ra ở phần trung tâm
thôn Vĩnh Sơn, với diện lộ khoảng 2,74 km2 và phần trung tâm thôn Minh Sơn, với diện
lộ khoảng 0,5 km2. Thành phần thạch học chủ yếu là cát, bột màu xám trắng, xám xanh
đen, cát hạt mịn đến trung, mức độ gắn kết yếu, rời rạc, chiều dày biến đổi phổ biến 3 ÷
7 m, đôi nơi >10 m (giếng nước Bộ đội). Trầm tích biển gió (mvQ2
3) phân bố thành dải
gần sát biển, kéo dài từ phía Nam (thôn 19/5) đến phía Bắc (thôn Vĩnh Sơn), với tổng
diện lộ khoảng 2,17 km2, tại thôn Vĩnh Sơn chúng phân bố nổi cao thành các cồn cát
cao từ 10 ÷19 m, thành phần thạch học chủ yếu là cát hạt mịn, màu xám trắng, xám
vàng, có nhiều vãy muscovit, cát rời rạc, chiều dày biến đổi 5 -19 m. Trầm tích biển
(mQ2
3) phân bố thành dải hẹp dọc bờ biển, kéo dài từ thôn 19/5 đến hết thôn Vĩnh Sơn,
với tổng diện lộ khoảng 1,358 km2, thành phần thạch học chủ yếu là cát hạt nhỏ đến
trung màu xám vàng, chiều dày biến đổi từ 2 ÷ 3 m.
Tổng chiều dày chung của tầng chứa nước biến đổi từ 2 m ÷ 10 m.
Nước dưới đất tồn tại và vận động trong các lỗ hổng của đất đá. Kết quả hút
nước thí nghiệm các giếng tại khu vực cho thấy: Mức độ phong phú nước thuộc loại
trung bình (đôi nơi thuộc loại tương đối giàu). Lưu lượng các lỗ khoan Q = 0,50 l/s ÷
0,58 l/s. Tỷ lưu lượng q = 0,495 l/s.m ÷0,806 l/s.m. Hệ số thấm K = 1,80 m/ng.đ ÷ 8,79
m/ng.đ. Hệ số nhả nước µ = 0,13 ÷ 0,16 (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của nước dưới đất tại một số
giếng nghiên cứu tầng chứa nước Holocen.
STT
Số hiệu
giếng
Chiều
dày
tầng
chứa
nước
(m)
Mực
nước
tĩnh (m)
Lưu
lượng
Q(l/s)
Chỉ số
hạ thấp
mực
nước
S(m)
Tỷ lưu
lượng
q(l/s.m)
Hệ số
thấm
K(m/ng.đ)
Hệ số
nhả
nước
µ
Tổng
khoáng
hoá
M(g/l)
1 G5 3 1,65 0,52 1,05 0,495 1,80 0,13 0,1
2 G22 3 0,70 0,58 1,03 0,563 3,36 0,14 0,4
3 G26 3 1,43 0,50 0,62 0,806 8,79 0,16 0,1
4 G25 - 1,73 - - - - - 1,7
Về tính chất thuỷ lực nước thuộc loại không áp. Mực nước tĩnh thay đổi từ 0,70
m ÷ 16 m, phụ thuộc vào bề mặt địa hình và điều kiện thế nằm của đất đá. Biên độ dao
12
động mực nước theo mùa và biến đổi từ 2 m ÷ 6 m.
Nguồn cung cấp chủ yếu cho nước dưới đất là nước mưa ngấm trực tiếp trên bề
mặt diện phân bố của tầng chứa nước, ngoài ra, trong mùa mưa còn được cung cấp bởi
nước khe Đồng Mười tại những khu vực tầng chứa nước có quan hệ thuỷ lực với khe
Đồng Mười.
Nguồn thoát chủ yếu là thoát ra biển và bốc hơi trên diện lộ, đôi nơi còn cung
cấp cho các tầng chứa nước nằm bên dưới khi chúng có quan hệ thuỷ lực với nhau và
mực nước của tầng nằm cao hơn mực nước của tầng bên dưới.
Nước thuộc loại nước siêu nhạt đến nhạt, tuy nhiên, một số nơi độ khoáng hoá
của nước tăng lên và chuyển sang dạng nước lợ, với độ tổng khoáng hoá M = 0,10 g/l ÷
1,7 g/l (giếng G25). Độ pH = 7 ÷ 7,5. Loại hình hoá học chủ yếu là bicacbonat - clorua
hoặc clorua – bicacbonat.
Tầng chứa nước Holocen phân bố rộng và lộ ra trên bề mặt, nhưng chiều dày
tầng chứa nước không lớn, biên độ dao động theo mùa, dễ bị nhiễm bẩn bởi các nhân tố
trên mặt, nên hạn chế trong khai thác nước tập trung lớn. Tuy nhiên, tầng chứa nước này
có ý nghĩa quan trọng trong cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân bởi các giếng nông.
c. Tầng chứa nước Pleistocen (qp)
Tầng chứa nước này được cấu tạo bởi trầm tích hệ tầng Tú Loan (amQ1
3tl),
chúng phân bố lộ ra chủ yếu ở phần địa hình thấp, phần trung tâm khu vực thuộc các
thôn Vĩnh Sơn, Minh Sơn, Thọ Sơn, Đông Hưng và 19/5, với tổng diện lộ khoảng 5 km2.
Phần còn lại phía Đông (phía Biển) bị phủ bởi các trầm tích có tuổi trẻ hơn (chỉ bắt gặp
trong các lỗ khoan), với diện tích khoảng 6,768 km2 (trong đó phần nước bị nhiễm mặn
chiếm diện tích khoảng 1,1183 km2). Thành phần thạch học gồm sét, bột, cát màu xám
vàng, lẫn sạn sỏi và nhiều kết von laterit (lớp laterit có chổ dày 0,5 ÷ 1 m). Tổng chiều
dày chung của tầng chứa nước biến đổi từ 3 m ÷ 9 m.
Bảng 2.2. Giá trị mức độ thấm, chứa nước và thành phần hoá học của nước dưới đất tại một số
giếng nghiên cứu tầng chứa nước Pleistocen
STT
Số hiệu
giếng
Chiều
dày
tầng
chứa
nước
(m)
Mực
nước
tĩnh
(m)
Lưu
lượng
Q(l/s)
Chỉ số
hạ thấp
mực
nước
S(m)
Tỷ lưu
lượng
q(l/s.m)
Hệ số
thấm
K(m/ng.đ)
Hệ số
nhả
nước
µ
Tổng
khoáng
hoá
M(g/l)
1 G24 4 4,25 0,35 1,31 0,267 1,21 0,12 0,2
2 G20 1 8,00 0,10 1,00 0,100 0,50 0,11 0,2
3 G28 4 5,60 0,30 1,36 0,220 1,14 0,12 0,2
13
Nước dưới đất tồn tại và vận động trong các lỗ hổng của đất đá. Kết quả hút
nước thí nghiệm của các giếng tại khu vực cho thấy: Mức độ phong phú nước thuộc loại
nghèo nước (đôi nơi thuộc loại trung bình). Lưu lượng các lỗ khoan Q = 0,10 l/s ÷ 0,35
l/s. Tỷ lưu lượng q = 0,100 l/s.m ÷ 0,267 l/s.m. Hệ số thấm K = 0,50 m/ng.đ ÷ 1,21
m/ng.đ. Hệ số nhả nước µ = 0,11 ÷ 0,12 (bảng 2.2).
Về tính chất thuỷ lực nước thuộc loại không áp một số nơi có áp lực cục bộ.
Mực nước tĩnh thay đổi từ 4,25 m ÷ 8 m, phụ thuộc vào bề mặt địa hình và điều kiện thế
nằm của đất đá. Biên độ dao động mực nước theo mùa và biến đổi từ 2m ÷ 8m.
Nguồn cung cấp chủ yếu cho nước dưới đất là nước mưa ngấm trực tiếp trên bề
mặt diện phân bố của tầng chứa nước, ngoài ra còn được cung cấp bởi các tầng chứa
nước nằm trên và của các hồ chứa nước Đồng Mười trên, Đồng Mười dưới.
Nguồn thoát chủ yếu là thoát ra biển và bốc hơi trên diện lộ, đôi nơi còn cung
cấp cho các tầng chứa nước nằm bên dưới khi chúng có quan hệ thuỷ lực với nhau và
mực nước của tầng nằm cao hơn mực nước của tầng bên dưới.
Nước thuộc loại nước siêu nhạt đến nhạt, tuy nhiên, một số nơi độ khoáng hoá
nước tăng lên và chuyển sang dạng nước lợ, với độ tổng khoáng hoá M = 0,10 g/l ÷ 2,5
g/l. Loại hình hoá học chủ yếu là bicacbonat.
Tầng chứa nước Pleistocen phân bố rộng và lộ ra trên bề mặt, nhưng chiều dày
tầng chứa nước không lớn, biên độ dao động theo mùa, dễ bị nhiễm bẩn bởi các nhân tố
trên mặt, nên hạn chế trong khai thác nước tập trung lớn. Tuy nhiên, tầng chứa nước có
ý nghĩa quan trọng trong cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân bởi các giếng nông.
3.1.2. Tầng chứa nước khe nứt - đứt gãy hệ tầng Đồng Trầu (t2)
Tầng chứa nước này được cấu tạo bởi các đá của hệ tầng Đồng Trầu (T2ađt1).
Tại khu vực nghiên cứu, đất đá của phụ hệ tầng lộ ra khá lớn thành dải bao phủ toàn bộ
phía Tây (từ thôn 19/5 đến ranh giới tỉnh Hà Tĩnh) và toàn bộ phía Bắc kéo dài ra sát
biển Đông. Còn ở khu vực trung tâm, chúng tạo lộ ra thành 3 đồi cao phân bố ở ranh
giới thôn Vĩnh Sơn với thôn Minh Sơn và tại thôn Thọ Sơn. Tổng diện lộ khoảng 13,63
km2. Ngoài ra, chúng còn phân bố nổi cao thành 3 đảo là Hòn Cỏ, Hòn La và Hòn Lôm
(hòn Vũng Chùa), với diện lộ khoảng 0,91 km2. Phần còn lại chúng bị phủ bởi các trầm
tích Kainozoi, Hệ Đệ Tứ và làm móng cho toàn bộ khu vực nghiên cứu (trong đó phần
nước bị nhiễm mặn chiếm diện tích khoả