Đặc điểm dịch tễ học, đột biến gen bệnh thalassemia ở phụ nữ người dân tộc Tày và thử nghiệm giải pháp can thiệp tại 6 xã huyện Định hóa, tỉnh Thái Nguyên

Thalassemia là một nhóm các bệnh thiếu máu tan máu có tính chất di truyền do có bất thường trong quá trình sinh tổng hợp huyết sắc tố dẫn đến tình trạng thiếu máu ở các mức độ khác nhau. Theo tổ chức y tế thế giới (W.H.O) ước tính, có khoảng 7% dân số thế giới mang gen bệnh Thalassemia và có từ 300.000 đến 400.000 trẻ sinh ra mắc bệnh thiếu máu huyết tán nặng mỗi năm. Tại Việt Nam, theo các thống kê chưa đầy đủ, có khoảng hơn 12 triệu người đang mang gen bệnh thalassemia phổ biến ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt, tỷ lệ người mang gen thalassemia phân bố trong các nhóm dân tộc thiểu số cao hơn hẳn dân tộc Kinh. Với 53 nhóm dân tộc thiểu số có kiểu gen, tần suất gen đột biến có thể khác nhau giữa các nhóm dân tộc, việc nghiên cứu tần suất mang gen trong từng nhóm dân tộc là rất cần thiết cho xây dựng chương trình dự phòng thalassemia tại Việt Nam. Trong các nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam, dân tộc Tày có dân số hơn 1,6 triệu người, đứng đầu trong 10 nhóm dân tộc có dân số cao nhất cả nước. Tỷ lệ 13,2% mang gen thalassemia trong nhóm người Tày di cư vào Nam đã được báo cáo vào năm 2010. Tuy nhiên tần suất mang gen, kiểu gen đột biến và tần số alen ở quần thể người Tày gốc ở khu vực Đông Bắc còn chưa được báo cáo đầy đủ. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Đông Bắc, nơi sinh sống của nhiều nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là người dân tộc Tày. Tuy nhiên chưa có số liệu thống nhất về tần xuất mang gen bệnh và kiểu gen đột biến trong khi đây là các thông tin rất cần thiết cho dự phòng thalassemia tại khu vực. Bên cạnh đó, xây dựng và thử nghiệm một chương trình can thiệp dự phòng bằng sàng lọc - tư vấn ngay tại tuyến y tế cơ sở còn ít được nghiên cứu tại Việt Nam.

docx27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm dịch tễ học, đột biến gen bệnh thalassemia ở phụ nữ người dân tộc Tày và thử nghiệm giải pháp can thiệp tại 6 xã huyện Định hóa, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGUYỄN KIỀU GIANG ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, ĐỘT BIẾN GEN BỆNH THALASSEMIA Ở PHỤ NỮ NGƯỜI DÂN TỘC TÀY VÀ THỬ NGHIỆM GIẢI PHÁP CAN THIỆP TẠI 6 XÃ HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và tổ chức Y tế Mã số: 62 72 01 64 THÁI NGUYÊN - 2019 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng GS.TS. Hoàng Khải Lập Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp đại học tại Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên Vào hồi ..giờ, ngày tháng .. năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên Thư viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Tính cấp thiết của đề tài Thalassemia là một nhóm các bệnh thiếu máu tan máu có tính chất di truyền do có bất thường trong quá trình sinh tổng hợp huyết sắc tố dẫn đến tình trạng thiếu máu ở các mức độ khác nhau. Theo tổ chức y tế thế giới (W.H.O) ước tính, có khoảng 7% dân số thế giới mang gen bệnh Thalassemia và có từ 300.000 đến 400.000 trẻ sinh ra mắc bệnh thiếu máu huyết tán nặng mỗi năm. Tại Việt Nam, theo các thống kê chưa đầy đủ, có khoảng hơn 12 triệu người đang mang gen bệnh thalassemia phổ biến ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt, tỷ lệ người mang gen thalassemia phân bố trong các nhóm dân tộc thiểu số cao hơn hẳn dân tộc Kinh. Với 53 nhóm dân tộc thiểu số có kiểu gen, tần suất gen đột biến có thể khác nhau giữa các nhóm dân tộc, việc nghiên cứu tần suất mang gen trong từng nhóm dân tộc là rất cần thiết cho xây dựng chương trình dự phòng thalassemia tại Việt Nam. Trong các nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam, dân tộc Tày có dân số hơn 1,6 triệu người, đứng đầu trong 10 nhóm dân tộc có dân số cao nhất cả nước. Tỷ lệ 13,2% mang gen thalassemia trong nhóm người Tày di cư vào Nam đã được báo cáo vào năm 2010. Tuy nhiên tần suất mang gen, kiểu gen đột biến và tần số alen ở quần thể người Tày gốc ở khu vực Đông Bắc còn chưa được báo cáo đầy đủ. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Đông Bắc, nơi sinh sống của nhiều nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là người dân tộc Tày. Tuy nhiên chưa có số liệu thống nhất về tần xuất mang gen bệnh và kiểu gen đột biến trong khi đây là các thông tin rất cần thiết cho dự phòng thalassemia tại khu vực. Bên cạnh đó, xây dựng và thử nghiệm một chương trình can thiệp dự phòng bằng sàng lọc - tư vấn ngay tại tuyến y tế cơ sở còn ít được nghiên cứu tại Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1.Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học và đột biến gen bệnh thalasemia ở phụ nữ dân tộc Tày trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, năm 2015. 2. Đánh giá hiệu quả can thiệp sàng lọc, tư vấn, theo dõi về bệnh thalassemia tại 6 xã huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, năm 2016-2017. 3. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp mới của đề tài Đóng góp mới về khoa học Áp dụng xét nghiệm sinh học phân tử kết hợp phân tích thành phần tỷ lệ huyết sắc tố trong việc xác định tần suất mang gen thalassemia trong nhóm dân tộc Tày ở khu vực Thái Nguyên. Tỷ lệ mang gen chung lên đến 27% chưa từng được báo cáo trong các nghiên cứu trước đó ở quần thể này. Đặc biệt là tần suất mang gen alpha thalassemia là 16,3% lần đầu được báo cáo trong nhóm người Tày tại địa điểm nghiên cứu, trong đó đột biến SEA cao nhất, chiếm 48,57%. Xây dựng và áp dụng thành công mô hình sàng lọc, tư vấn, chẩn đoán trước sinh trong dự phòng thalassemia ngay tại tuyến y tế cơ sở với các công đoạn sàng lọc, tư vấn được thực hiện trực tiếp bởi cán bộ y tế cơ sở. Với quy trình vận chuyển - nhận máu chặt chẽ, việc thực hiện chẩn đoán thể bệnh, chẩn đoán kiểu gen được thực hiện tại tuyến tỉnh đã giải quyết bài toán về tiếp cận và sẵn có của hệ thống y tế. Đóng góp về thực tiễn Việc xác định được kiểu gen đột biến và tần suất alen đột biến trong quần thể người Tày tại địa điểm nghiên cứu rất có ý nghĩa trong dự phòng thalassemia tại đây. Các thông tin này sẽ được tham khảo để xây dựng panel chẩn đoán thalassemia cho khu vực miền núi Đông Bắc nói chung, để ước tính tỷ lệ mắc mới các thể nặng trong quần thể và đóng góp số liệu trong việc xây dựng bản đồ gen thalassemia tại Việt Nam. Mô hình can thiệp dự phòng thalasssemia là khả thi tại tuyến Y tế cơ sở. Đề tài đã thực hiện chuyển giao kỹ thuật sàng lọc xét nghiệm OF cho 6 xã thuộc Trung tâm Y tế huyện Định Hoá. Chuyển giao mô hình sàng lọc, tư vấn dự phòng thalassemia cho huyện Định Hoá. Chuyển giao kỹ thuật sàng lọc HbE bằng xét nghiệm DCIP cho Trung tâm Huyết học Truyền máu Thái Nguyên. 4. Cấu trúc của luận án Luận án được trình bày trong 121 trang, bao gồm: đặt vấn đề (2 trang), tổng quan (40 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (17 trang), kết quả nghiên cứu (23 trang), bàn luận (35 trang), kết luận (2 trang), kiến nghị (1 trang), công trình nghiên cứu khoa học (1 trang), tài liệu tham khảo (8 trang). Luận án gồm 37 bảng, 22 hình. Trong 105 tài liệu tham khảo có 25 tài liệu tiếng Việt, 80 tài liệu tiếng Anh. 42 tài liệu xuất bản trong vòng 5 năm từ 2013-2018 (70 tài liệu xuất bản trong 10 năm trở lại đây). Phụ lục gồm các công cụ thu thập số liệu, danh sách đối tượng nghiên cứu và các hình ảnh hoạt động can thiệp của nhóm nghiên cứu. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN Khái niệm bệnh thalassemia Thuật ngữ “thalassemia” hay tan máu bẩm sinh liên quan đến một nhóm bệnh lý huyết học đặc trưng bởi sự giảm tổng hợp của một trong hai chuỗi globin (α hoặc β) cấu tạo nên phân tử hemoglobin người lớn bình thường (HbA, α2β2), gây hậu quả giảm tổng hợp hemoglobin trong hồng cầu cuối cùng biểu hiện ra bên ngoài bằng tình trạng thiếu máu. Cơ chế di truyền của thalassemia Theo đặc điểm di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường và tình trạng mang gen bệnh ở đời trước, có 5 trường hợp tổ hợp bệnh di truyền sang đời sau. Trường hợp cả bố và mẹ mắc bệnh thể đồng hợp tử, 100% con mắc bệnh thể đồng hợp tử. Trường hợp một người đồng hợp tử, một người dị hợp tử: 50% số con mắc bệnh thể đồng hợp tử, 50% số con mắc bệnh thể dị hợp tử.Trường hợp cả bố và mẹ mang gen bệnh: 25% con mắc bệnh thể đồng hợp tử: 50% con mắc bệnh thể dị hợp tử, 25% con hoàn toàn bình thường. Trường hợp một người bình thường, một người dị hợp tử: 50% số con mắc bệnh thể dị hợp tử, 50% số con bình thường. Trường hợp một người bình thường, một người đồng hợp tử: 100% số con mắc bệnh thể dị hợp tử. Một số vấn đề dịch tễ học thalassemia Đặc điểm nhóm tuổi: Các thể bệnh khác nhau có biểu hiện và ảnh hưởng ở các nhóm tuổi là khác nhau. Dựa vào tuổi và các đặc điểm lâm sàng khác, bác sỹ có thể sơ bộ chẩn đoán được thể bệnh từ đó làm xác định xét nghiệm hợp lý cho chẩn đoán xác định. Lứa tuổi, giới tính cũng là một trong các tiêu chí cần cân nhắc khi xây dựng chương trình sàng lọc thalassemia Đặc điểm dân tộc: Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định nhóm người dân tộc thiểu số có xu hướng mang gen cao hơn hẳn nhóm dân tộc đa số. Điều này được lý giải qua đặc điểm dịch tễ, văn hoá của các nhóm người dân tộc thiểu số. Người dân tộc thiểu số cũng có xu hướng giao tiếp với người cùng địa bàn và cùng nhóm ngôn ngữ kéo theo các hành vi hôn nhân gần về địa lý. Đây là một yếu tố làm tăng tỷ lệ mang gen thalassemia trong cộng đồng người dân tộc thiểu số. Đặc điểm về giới: Yếu tố giới được xem xét trong bối cảnh thiếu máu và các biến chứng của thiếu máu gây ra do mắc bệnh thalassemia. Với các thể lâm sàng cả nam giới và nữ đều chịu ảnh hưởng của tình trạng thiếu máu và các biến chứng như nhau. Tuy nhiên do đặc thù mang thai chỉ có ở nữ giới, thai phụ khi mắc thalassemia các thể trung gian gặp rất nhiều nguy cơ cho sức khoẻ, nguy cơ trong cuộc đẻ cũng như các biến chứng sau đẻ. Sự di dân: Thalassemia là bệnh được biết đến đầu tiên ở vùng Địa Trung Hải, sau đó bệnh được mô tả là phổ biến ở các quốc gia nằm trong vùng dịch tễ như Bắc Phi, Trung Đông, Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Đông Nam Á, tuy nhiên ngày nay bệnh được báo cáo ở hầu hết các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới Các nghiên cứu chỉ ra rằng chính sự di dân giữa các vùng lãnh thổ chính là nguyên nhân làm lan rộng và đa dạng hoá các kiểu gen trên toàn thế giới. Kết hôn cận huyết: Kết hôn cận huyết là việc kết hôn giữa những người có chung huyết thống, thường là giữa anh em họ hoặc đôi khi là chú bác và cháu gái. Hôn nhân cận huyết dẫn đến giao phối cận huyết, làm tăng khả năng hai người cùng mang gen kết hôn với nhau, và tăng khả năng biểu hiện đồng hợp tử lặn thalassemia ở người con. Ước tính tỷ lệ trẻ mắc mới trong quần thể: Định luật Hardy-Weinberg được ứng dụng để tính số trẻ mắc bệnh thalassemia được sinh ra trong 1000 trẻ đẻ sống. Tần số các kiểu gen, ước tính tỷ lệ mắc bệnh theo công thức Hardy-Weinberg được phát biểu là: Tần số gen là không đổi qua các thế hệ và tần số allele ở thế hệ sau luôn theo tỷ lệ p2:2pq:q2. Điều kiện của định luận này là: (1) không xảy ra đột biến làm xuất hiện allele mới; (2) mọi cá thể đều có cơ hội như nhau trong kết hôn và sinh sản; (3) không xảy tình trạng nhập cư đáng kể từ những quần thể có vốn gene hoàn toàn khác. Các nghiên cứu về dịch tễ học và gen bệnh thalssemia Trên thế giới Theo W.H.O ước tính có khoảng 7% dân số thế giới đang mang gen bệnh với 300.000-400.000 trẻ sinh ra hàng năm mắc phải các rối loạn về huyết sắc tố thể nặng. Hình 1. 1. Bản đồ phân bố các kiểu đột biến gen alpha và beta thalassemia trên thế giới Tại Việt Nam Bảng 1. 1. Phân bố người mang gen thalassemia ở Việt Nam. Địa phuơng - Dân tộc Mẫu Tỷ lệ (%) Tác giả Kinh (Huế) 1100 5,6 Phan Lê Minh Tuấn (2014) Kinh (An Giang) 1572 19,8 Phạm Ngọc Dũng (2011) Kinh (Quảng Bình) 130 19,3 Phan Thị Thuỳ Hoa (2010) Kinh (Khánh Hoà) 7,0 O'Riordan, S (2010) Tày, Dao (Thái Nguyên) 452 12,2 Vũ Thị Bích Vân (2010) Mường (Hoà Bình) 712 22,6 Dương Bá Trực (2010) C’Tu, Tà Ôi (Huế) 54 42,6 Nguyễn Văn Hoà (2013) Tà Ôi (Huế) 1100 15,4 Phan Lê Minh Tuấn (2014) C’Tu (Huế) 1100 11,1 Phan Lê Minh Tuấn (2014) S’Tieng 3917 63,9 O'Riordan, S (2010) (Khánh Hoà, Bình Phước) E đê 266 32,2 M’Nông 551 24,2 Các kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán thalassemia Các xét nghiệm sàng lọc thalassemia Sàng lọc thalassemia bằng xét nghiệm sức bền thẩm thấu màng hồng cầu Sàng lọc HbE bằng xét nghiệm DCIP Sàng lọc thalassemia bằng tổng phân tích tế bào hồng cầu – Chỉ số MCV, MCH Các xét nghiệm chẩn đoán thalassemia Chẩn đoán thể bệnh thalassemia bằng phân tích tỷ lệ, thành phần huyết sắc tố. Chẩn đoán đột biến gen gây bệnh thalassemia bằng kỹ thuật sinh học phân tử. Dự phòng thalassemia Hiện tại có 3 thể bệnh thalassemia được liệt vào mục tiêu dự phòng gồm: Đồng hợp tử beta thalassemia, hay bệnh Cooley Bệnh beta thalassemia/HbE (beta 0 thalassemia – HbE) Đồng hợp tử alpha 0 thalassemia, hay bệnh phù thai Bart’s Hydrops Fetalis. Hướng tiếp cận trong xây dựng chương trình dự phòng thalassemia Bệnh thalassemia tác động vào 3 nhóm người trong cộng đồng bao gồm: Nhóm người bình thường, nhóm người mang gen bệnh thalassemia, nhóm người mắc bệnh thalassemia. Chương trình dự phòng thalassemia cần tác động toàn diện lên các nhóm đối tượng này nhằm ngăn chặn được nguy cơ ở các nhóm này tại thời điểm trước kết hôn. Sau khi kết hôn và đã có thai, việc xác định tình trạng bệnh của thai nhi (CĐTS, chẩn đoán trước chuyển phôi...) là giải pháp cuối cùng để dự phòng. Hướng tiếp cận dự phòng với từng nhóm đối tượng là khác nhau. Với nhóm người trong cộng đồng, khi chưa biết tình trạng mang gen bệnh của các cá thể, việc đầu tiên cần có chương trình sàng lọc để tìm ra người mang gen. Có rất nhiều giai đoạn thuận lợi có thể tiến hành sàng lọc gồm: Sàng lọc qua lưu trữ máu cuống rốn. Sàng lọc ở lứa tuổi học sinh, sinh viên cao đẳng, đại học. Sàng lọc người hiến máu nhân đạo. Sàng lọc người khám sức khoẻ định kỳ. Sàng lọc đối tượng đăng ký kết hôn. Sàng lọc phụ nữ có thai ở những tháng đầu Các chương trình dự phòng thalassemia trên thế giới Chương trình sàng lọc phụ nữ mang thai. Chương trình sàng lọc tiền hôn nhân. Các chương trình dự phòng thalassemia khác Các nghiên cứu về mô hình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh tại Việt Nam Việt Nam chưa có chương trình dự phòng thalassemia cấp quốc gia, các nghiên cứu can thiệp dự phòng thalassemia chủ yếu tập trung vào các mô hình sàng lọc, CĐTS. Các tác giả Nguyễn Khắc Hân Hoan (Hình A), Phạm Ngọc Dũng (hình B) đã đề xuất các giải pháp can thiệp dựa trên sàng lọc, CĐTS chủ yếu cho các đối tượng đến khám chữa bệnh tại bệnh viện. (A) (B) Hình 1.2. Quy trình sàng lọc, CDTS tại bệnh viện Từ Dũ, TP Hồ Chí Minh (A) và Quy trình tầm soát thalassemia tại bệnh viện tỉnh An Giang (B). CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục ảo Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu mô tả: Phụ nữ Tày trong độ tuổi sinh sản từ 15- 49 tuổi. Nghiên cứu can thiệp (1) Cán bộ trạm y tế 24 xã và thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. (2)Phụ nữ có thai dưới 12 tuần tuổi đăng ký quản lý thai tại trạm y tế các xã can thiệp. (3)Chồng của các thai phụ có thai dưới 12 tuần tuổi đăng ký quản lý thai tại trạm y tế các xã can thiệp. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Huyện Định Hóa , tỉnh Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 6 năm 2017 và được chia làm hai giai đoạn (1) Điều tra cắt ngang (2) Can thiệp (Hình 2.1). Hình 2. 1. Thời gian triển khai nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu (A) (B) Hình 2.2. Thiết kế nghiên cứu mô tả (A) Thiết kế nghiên cứu can thiệp (B) . Phương pháp tính cỡ mẫu, chọn mẫu Sử dụng phương pháp tính cỡ mẫu ước lượng cho quần thể và chọn mẫu ngẫu nhiên cho nghiên cứu mô tả - cắt ngang. 300 phụ nữ Tày tuổi 15-49 đã được tuyển lựa ở giai đoạn này. Với nghiên cứu can thiệp trên nhóm CBYT cơ sở, cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu chủ đích. 12 CBYT ở 6 xã huyện Định Hoá được phân bố vào nhóm can thiệp. 36 CBYT ở 18 xã còn lại được phân bố vào nhóm chứng. Với cỡ mẫu cho thử nghiệm mô hình sàng lọc, tư vấn, chọn mẫu toàn bộ phụ nữ có thai từ 12 tuần trở xuống tại 6 xã can thiệp và chồng của các thai phụ này được tuyển lựa vào nghiên cứu trong thời gian 1 năm can thiệp. . Các chỉ số nghiên cứu Nhóm chỉ số dịch tễ học: Tuổi, giới, nghề nghiệp, hôn nhân gần địa lý, kết hôn cận huyết, kinh tế. Nhóm chỉ số huyết học: RBC, Hb, HCT, MCV, MCH, Nhóm chỉ số xét nghiệm sàng lọc: OF, DCIP Nhóm chỉ số xét nghiệm gen: Tần xuất mang gen, kiểu gen, tần số alen đột biến. Nhóm chỉ số K.A.P CBYT: điểm và phân loại kiến thức, thái độ, thực hành. Nhóm chỉ số truyền thông: Số lần tư vấn, số lượt tư vấn, số tài liệu tư vấn được phát, số cặp vợ chồng đồng ý với tư vấn . Nội dung nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả: Nhằm xác định tỷ lệ người mang gen thalassemia, kiểu gen đột biến và tần số alen. Phụ nữ Tày trong độ tuổi 15-49 tại Định Hoá, Thái Nguyên được tuyển lựa vào nghiên cứu. Đối tượng được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi in sẵn để thu thập các thông tin dịch tễ học. 2-3ml máu tĩnh mạch cánh tay của đổi tượng cũng được thu thập gửi về TTHH-TM Thái Nguyên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, tổng phân tích tế bào hồng cầu và điện di huyết sắc tố. 0,5 ml máu mỗi đối được tách ra 1 typ riêng để phân tích đột biến gen gây bệnh thalassemia. Nghiên cứu can thiệp: quy trình can thiệp chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Điều tra trước can thiệp; Xác định thực trạng K.A.P của CBYT, phỏng vấn sâu lãnh đạo y tế xác định nhu cầu phòng bệnh, thách thức có thể có khi triển khai can thiệp và dự kiến hướng khắc phục. Giai đoạn 2: Thành lập ban chỉ đạo chương trình can thiệp dự phòng thalassemia và tập huấn cho cán bộ y tế xã;Tập huấn CBYT xã bao gồm các nội dung: Bổ sung, cập nhật kiến thức về bệnh thalassemia Định nghĩa, khái niệm phân loại bệnh thalassemia Dịch tễ học người mang gen bệnh tại Việt Nam Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị bệnh thalassemia Phương pháp dự phòng bệnh thalassemia Tập huấn về quy trình sàng lọc và tư vấn thử nghiệm tại huyện Định Hoá. Tập huấn quy trình kỹ thuật sàng lọc người mang gen thalassemia tại trạm y tế bằng XN OF. Tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn di truyền trong phòng bệnh tan máu bẩm sinh: Tư vấn xét nghiệm: Các loại xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán; Các tiến hành xét nghiệm; Giải thích kết quả xét nghiệm; Cơ sở y tế có thể thực hiện xét nghiệm; Chi phí xét nghiệm. Tư vấn di truyền ứng với kết quả xét nghiệm ở từng giai đoạn cụ thể theo sơ đồ sàng lọc. Tư vấn đình chỉ thai nghén với các nội dung: Chỉ định, phương pháp tiến hành, tai biến, thủ tục pháp lý, cơ sở y tế có thể thực hiện, chi phí. Giai đoạn 3: Sàng lọc thalassemia cho phụ nữ có thai <12 tuần tại trạm y tế và giám sát hỗ trợ tư vấn cho cán bộ y tế. Sàng lọc thalassemia cho phụ nữ có thai bằng xét nghiệm OF được thực hiện tại trạm y tế xã lồng ghép với chương trình quản lý thai nghén. Phụ nữ mang thai dưới 12 tuần tuổi đến đăng ký quản lý thai nghén tại trạm y tế xã hàng tháng sẽ được truyền thông về bệnh thalassemia và được mời tham gia chương trình sàng lọc bệnh. Đối tượng đồng ý sàng lọc sẽ được làm xét nghiệm OF ngay tại trạm và tư vấn kết quả xét nghiệm ngay sau khi có kết quả xét nghiệm. Mẫu máu của các cặp vợ chồng có nguy cơ sau sàng lọc sẽ được chuyển về Trung tâm huyết học truyền máu – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tình trạng mang gen của cặp vợ chồng và xác định nguy cơ cho thai nhi. Các thai nhi có nguy cơ mắc thalassemia thể nặng sẽ được tư vấn làm CĐTS để chẩn đoán xác định thể bệnh cho thai nhi. Chẩn đoán trước sinh cho các thai nhi sẽ được thực hiện tại phòng Sàng lọc và Chẩn đoán trước sinh - Trung tâm nghiên cứu ứng dụng sinh-y-dược học - Học viện Quân y Hà Nội. Đình chỉ thai nghén được tư vấn cho các thai nhi được xác định là mắc bệnh thể nặng sau khi có kết quả CĐTS. Toàn bộ kết quả xét nghiệm tại các tuyển trên (tiếp sau sàng lọc) đều được gửi về cho cán bộ y tế xã trực tiếp tư vấn cho người dân. Hình 2. 3. Chiến lược sàng lọc, tư vấn dự phòng thalassemia tại Định Hoá Tiêu chuẩn chẩn đoán thalassemia, đánh giá chỉ số hồng cầu và phân loại K.A.P Tiêu chuẩn chẩn đoán mang gen thalassemia. Mang gen beta thalassemia: Xét nghiệm điện di với tỷ lệ HbA2> 3,5% và/hoặc HbF>2%. Xét nghiệm ADN phát hiện các đột biến trên gen beta globin. Mang gen alpha thalasssemia: Xét nghiệm điện di phát hiện huyết sắc tố bất thường thuộc nhóm đột biến trên alpha globin gen: HbCS, HbH, HbPs. Xét nghiệm ADN phát hiện các đột biến trên gen alpha globin. Tiêu chuẩn phân loại các chỉ số hồng cầu - Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu: Hb<120 g/l - Hồng cầu nhỏ: MCV <80fl - Hồng cầu nhược sắc: MCH<27pg và/hoặc MCHC <300g/l Phân loại K.A.P Có 18 câu hỏi kiến thức với 33 ý trả lời đúng. Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai hoặc không biết được 0 điểm. Tổng điểm tối đa của phần kiến thức là 33 điểm và được đánh giá ở 2 mức độ đạt khi điểm kiến thức ≥50% điểm tổng (≥16,5 điểm). Không đạt khi điểm kiến thức <16,5 điểm. Có 11 câu hỏi liên quan đến quan điểm của CBYT xã trong dự phòng thalassemia. Mỗi câu hỏi được đánh giá theo thang điểm Likert (1 - Rất đồng ý, 2 - Đồng ý, 3 - Không rõ ràng, 4 - Không đồng ý, 5 - Rất không đồng ý). Mỗi câu trả lời với quan điểm đúng được 1 điểm, quan điểm ko đúng hoặc không rõ ràng được 0 điểm. Điểm tối đa của phần thái độ là 11 điểm và được đánh giá ở 2 mức độ: tích cực khi điểm kiến thức ≥50% điểm tổng (≥5,5 điểm), Không tích cực khi điểm kiến thức <5,5 điểm. Đánh giá thực hành dự phòng Thalassemia bằng các câu hỏi lượng giá thực hành. Điểm tối đa của các câu hỏi thực hành là 27 điểm và được đánh giá ở 2 mức độ. Đạt khi điểm thực hành ≥50% điểm tối đa (≥13,5 điểm), Không đạt khi điểm kiến thức <13,5 điểm. Phương pháp xử lý số liệu - Tỷ lệ % được dùng để mô tả các biến phân loại, thứ bậc. - Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được sử dụng để mô tả các biến liên
Luận văn liên quan