Giao tiếp của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ là một vấn đề rất phức tạp thường xảy ra
những mâu thuẫn. Việc tìm hiểu đặc điểm của những mâu thuẫn này và nguyên nhân dẫn đến
mâu thuẫn trong mối quan hệ giao tiếp này để đưa ra cách ứng xử hợp lí cho các bậc cha mẹ
đối với các em nhằm tạo ra sự phát triển về mặt nhân cách của trẻ là vấn đề cấp thiết. Đề tài
này nghiên cứu đặc điểm quan hệ giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 9 và đề xuất những
khuyến nghị phù hợp với vấn đề đó.
5 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4150 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 9 trường thực hành sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
184
ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH
LỚP 9 TRƯỜNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM
(Thiêu tiêu đề tiếng Anh)
SVTH: LÊ DUY HÙNG-NGUYỄN THỊ BÉ-ĐẶNG THỊ DUNG
PHẠM THỊ THẢO-PHẠM THỊ NGỌC TRANG
Lớp 05CTL, Trường Đại học Sư phạm
GVHD: TS. LÊ QUANG SƠN-Th.S PHẠM THỊ MƠ
Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm
TÓM TẮT
Giao tiếp của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ là một vấn đề rất phức tạp thường xảy ra
những mâu thuẫn. Việc tìm hiểu đặc điểm của những mâu thuẫn này và nguyên nhân dẫn đến
mâu thuẫn trong mối quan hệ giao tiếp này để đưa ra cách ứng xử hợp lí cho các bậc cha mẹ
đối với các em nhằm tạo ra sự phát triển về mặt nhân cách của trẻ là vấn đề cấp thiết. Đề tài
này nghiên cứu đặc điểm quan hệ giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 9 và đề xuất những
khuyến nghị phù hợp với vấn đề đó.
SUMMARY
Communicating between hightschool pupils and their parents is a complex problem which
often appears conflicts. Studying the features and cause of these conflicts in this relationship to
lead to parents reasonable dealings to their children to create a good development of chilrent’s
personality is a urgent problem. This research studies the features of communication
relationship between the 9
th
grade pupils with their parents and propose reasonable advice for
this problem.
I. MỞ ĐẦU
Trẻ em là tương lai của mỗi quốc gia và toàn thế giới. Đất nước sẽ phát triển như thế nào
là phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng và giáo dục lớp trẻ ngay từ bây giờ. Tuy nhiên trong sự hoàn
thiện nhân cách của mỗi con người không chỉ là sự đầy đủ về mặt vật chất, mà còn có một yếu
tố không kém phần quan trọng, đó là giao tiếp. Giao tiếp đóng vai trò to lớn đối với sự phát
triển nhân cách của HSTHCS. Khi bước vào lứa tuổi THCS thì giao tiếp giữa trẻ và cha mẹ đã
thay đổi. Trẻ không hoàn toàn nghe và làm theo yêu cầu của cha mẹ…Đồng thời, trong giao
tiếp với con cái, cha mẹ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn này xuất phát từ cách
nhìn nhận của người lớn đối với trẻ, chưa thấy được sự trưởng thành ở một số mặt nào đó của
các em. Chính cách cư xử của người lớn đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển
nhân cách của trẻ. Những khó khăn trong giao tiếp giữa các em và cha mẹ nếu được giải quyết
tốt sẽ là tiền đề quan trọng để các em phát triển ở giai đoạn tiếp theo. Nếu không sẽ để lại hậu
quả xấu trong nhân cách của các em.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm quan hệ giao tiếp với cha mẹ của
học sinh lớp 9”.
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận
1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Học sinh THCS hay gọi là tuổi thiếu nhi là lứa tuổi bao gồm những em có độ tuổi từ
11,12 đến 14,15 tuổi đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở các trường THCS. Đây là lứ tuổi có vị
trí đặc biệt trong suốt quá trình phát triển của các em.
- Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ bảo đảm sự tương
tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội, các
quan hệ tâm lý và sử dụng các phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ (A.A.Lêônchiev).
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
185
- Quan hệ của học sinh lớp 9 và cha mẹ là quan hệ giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, là
quan hệ giao tiếp chính thức. Mối quan hệ này được thực hiện trên cơ sở tình yêu thương ruột
thịt. Xuất phát từ tình cảm bản năng, cha mẹ yêu thương và có trách nhiệm to lớn đối với con
cái.
Mối quan hệ này muốn tốt đẹp, bản thân cha mẹ phải ý thức được vị trí, thực hiệntốt
những nguyên tắc trong quá trình giao tiếp.
1.2. Các lý thuyết nghiên cứu
- Trước hết là quan điểm của thuyết phân tâm của Freud: Ông tin rằng cuộc sống của trẻ
lứa tuổi THCS đầy những căng thẳng và xung đột, lúc thì yêu thương lúc thì căm ghét bố mẹ,
lúc thì phụ thuộc vào bố mẹ.
- Theo Holmbeck cho rằng, ở lứa tuổi THCS, mặc dù xung đột với cha mẹ tăng cao trong
thời gian đầu vị thành niên, nhưng cũng không đến mức xáo động.
- Theo Iacôpxơn, ông cho rằng, sự thay đổi về mặt tâm sinh lý của cơ thể mà thiếu niên
thường mơ ước được người khác tin cậy, cho phép làm việc gì đó. Tuy nhiên, cũng như trước
đây, người lớn vẫn cấm đoán các em nhiều điều, can thiệp vào chế độ sinh hoạt của các em.
Còn thiếu niên lại không muốn có sự kiểm tra như vậy. Do đó thiếu niên có thể có những ác
cảm như không bằng long, bực tức, giận dỗi đối với người lớn.
- Theo Vưrgotxky: Ông cho rằng, vị trí xã hội của thiếu niên trong thế giới người lớn
quyết định và lí giải sự khủng hoảng tuổi thiếu niên.
- Theo Vũ Thị Nho: Do sự thay đổi cơ bản về mặt tâm sinh lý, nhất là khi bước vào tuổi
dậy thì, trẻ đã có nhiều thay đổi cơ bản về cơ thể và nhận thức, điều này làm cho trẻ ấn tượng
rằng “mình không còn là trẻ con nữa”. Nó cảm thấy mình “người lớn một cách có căn cứ”.
Tuy nhiên nhìn chung người lớn vẫn coi thiếu niên là những đứa trẻ. Từ đó nảy sinh mâu
thuẫn khá phổ biến giữa thiếu niên và cha mẹ trong gia đình, trong giao tiếp, trong ứng xử.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Đặc điểm mối quan hệ giao tiếp với cha mẹ của học sinh lớp 9 Trường thực
hành Sư phạm Đà Nẵng
Các kết quả điều tra được thể hiện cụ thể trong các phụ lục (từ bảng số 1 đến bảng số 3)
ở trong công trình này. Ở đây, chúng tôi chỉ phân tích những vấn đề cơ bản.
2.1.1. Sự đánh giá của học sinh về mối quan hệ giao tiếp của các em với cha mẹ.
Từ số liệu bảng 1, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Nhìn chung hầu hết các em
nhận thấy rõ được sự quan tâm lo lắng và chia sẽ những vấn đề trong cuộc sống của các em:
Ví dụ, trong câu 5 “Bạn có cho rằng cha mẹ là người bảo thủ?”, thì có tới 70% lượt lựa chọn
phương án b “không”. Hay ở câu 13 “Hằng ngày cha mẹ luôn quan tâm chỉ bảo, bạn cảm
thấy”, thì có tới 58% lựa chọn phương án a “quan tâm”. Có được những thuận lợi này là do
cha mẹ hiểu được đặc điểm, tâm tư nguyện vọng của các em.
Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều em chưa thực sự tin tưởng ở cha mẹ, có những hành động
trái ngược với yêu cầu của cha mẹ, điều này thể hiện: Trong câu 1 “Bạn có nói ra suy nghĩ
thực của mình với cha mẹ?”, thì có tới 64% lựa chọn phương án b “thỉnh thoảng”, 34% lựa
chọn phương án c “không bao giờ”. Điều này có nghĩa là các em chưa thực sự bày tỏ hết suy
nghĩ của mình với cha mẹ. Hay ở câu 2 “Bạn có cố tình làm trái yêu cầu của cha mẹ?”, có tới
64% lựa chọn phương án “thỉnh thoảng”. Trong câu 7 “Bạn có né tránh sự tranh luận đúng lí
với cha mẹ”, có tới 58% lựa chọn phương án “không bao giờ”. Một điều đáng chú ý là ở câu
12 “Bạn có nói dối cha mẹ không?”, có tới 80% lựa chọn phương án “thỉnh thoảng”.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc tồn tại những khó khăn trong giao tiếp giữa con cái
và cha mẹ? Điều này được thể hiện ở câu 10 “Bạn không dám nói chuyện với cha mẹ vì”, có
tới 44% lựa chọn phương án “sợ cha mẹ không hiểu mình”. Điều này cho thấy quan hệ giao
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
186
tiếp giữa các em và cha mẹ ngoài những thuận lợi, thì vẫn còn tồn tại những khó khăn mâu
thuẫn, điều này xuất phát từ cách ứng xử của cha mẹ đối với các em, do cha mẹ chưa hiểu
được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS.
2.1.2. Sự đánh giá của cha mẹ nề mối quan hệ giao tiếp giữa cha mẹ và con cái
Từ số liệu bảng 2, chúng ta thấy trong giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đang còn tồn tại
những mâu thuẫn. Điều này được thể hiện ở câu 2 “Ông (bà) và con cái có thường hay bất
đồng ý kiến hay không?”, thì có tới 56,8% lựa chọn phương án “đôi khi”. Hay ở câu 3 “Ông
(bà) có khi nào áp đặt suy nghĩ cho con cái không?”, thì có tới 75,7% lựa chọn phương án “đôi
khi”. Ở câu 6 “Ông (bà) có nhận thấy sự trưởng thành trong suy nghĩ của con cái và đặt niềm
tin vào chúng?”, có tới 51,4% lựa chọn phương án “không”. Từ đó có thể thấy rằng, mối quan
hệ giữa con cái và cha mẹ vẫn tồn tại những khó khăn mà chủ yếu xuất phát từ cách cư xử của
cha mẹ, họ thường áp đặt suy nghĩ của mình mà không nhận thấy sự trưởng thành của con cái,
ngoài ra trong giao tiếp với các em cha mẹ còn sử dụng phương pháp sai lầm. Ví dụ trong câu
8 “Ông (bà) có hay lấy người khác ra so sánhvới con mình?”, thì có tới 51,4% lựa chọn
phương án thường xuyên. Chính những điều này là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến những
khó khăn trong giao tiếp của cha mẹ với con cái.
Tuy nhiên bên cạnh đó, ở nhiều gia đình, vấn đề giao tiếp của cha mẹ và con cái lại hết
sức thuận lợi. Ví dụ như ở câu 1 “Ông (bà) có thường hay tâm sự với con cái không?”, có tới
58% lựa chọn phương án “thường xuyên”. Ở câu 9 “Khi con ông (bà) đạt kết quả thấp trong
học tập, ông (bà) sẽ”, thì có tới 56,8% lựa chọn phương án “tìm hiểu nguyên nhân tại sao”.
Hay ở câu 13 “Khi giao một việc gì đó cho con mình làm mà chúng cứ làm đổ vỡ, ông (bà)
sẽ”, thì có tới 75,7% lựa chọn phương án “thông cảm, khuyên bảo vì đó là đặc điểm thường
thấy ở lứa tuổi này”.
Như vậy, có thể thấy rằng, cùng với sự quan tâm chia sẽ của cha mẹ, thì ở nhiều gia đình
cha mẹ còn chưa tin tưởng vào sự trưởng thành của các em. Điều này là nguyên nhân dẫn đến
khó khăn trong giao tiếp của cha mẹ với các em.
2.2. Sự đánh giá của cha mẹ về kết quả trong vấn đề giao tiếp giữa cha mẹ với con
cái
Từ kết quả ở bảng số liệu cho thấy, kết quả mối quan hệ giao tiếp giữa cha mẹ và học
sinh thể hiện: Trong giao tiếp với con cái, cha mẹ vẫn gặp những khó khăn biểu hiện ở câu 4
“Quan hệ giữa ông (bà) với con cái diễn ra như thế nào?”, thì có tới 63,4% lựa chọn phương
án “đôi khi không nghe lời, cãi lại bố mẹ”. Vậy, đâu là nguyên nhân?, điều này được thể hiện
trong câu 6 “Theo ông (bà), những nguyên nhân nào dẫn đến những khó khăn và mâu thuẫn
giữa bố mẹ và con cái?”, có 36,7% lựa chọn phương án “đặt kỳ vọng và mục tiêu quá lớn cho
con phấn đấu”, và 30% lựa chọn phương án “chưa khéo léo trong cách cư xử”. Như vậy có thể
thấy, khó khăn trong giao tiếp với con cái mà cha mẹ gặp phải đều xuất phát từ cách cư xử
không phù hợp của cha mẹ với con cái. Mặt khác, những nguyên nhân này còn được thể hiện
rõ ở câu 2 “Ông (bà) gặp khó khăn gì trong việc quan tâm đến con cái”, thì có 53,3% lựa chọn
phương án “trong cách thuyết phục để con nghe lời”, và 36% lựa chọn phương án “không có
hoặc ít thời gian gần gũi con”.
Như vậy có thể thấy, trong giao tiếp giữa cha mẹ và con cái vẫn tồn tại nhiều khó khăn,
điều này chủ yếu xuất phát từ những thiếu sót trong sự hiểu biết đặc điểm lứa tuổi của cha mẹ
đối với các em, từ sự quan tâm không phù hợp của cha mẹ, cha mẹ còn dành quá ít thời gian
cho các em.
Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng phải thấy rằng nhiều bậc phụ huynh đã có cách cư xử đúng
mức với các em trong quá trình giao tiếp. Ví dụ ở câu 3 “Ông (bà) thường có thái độ và cách
cư xư thế nào với con cái tuổi THCS?”, có tới 66,7% lựa chọn phương án “coi con cái như
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
187
một người trưởng thành cùng bàn bạc về những vấn đề chúng phải thực hiện”. Hay ở câu 1
“Đối với vấn đề quan tâm chăm sóc giáo dục con cái ở lứa tuổi THCS, ông (bà) quan niệm
như thế nào?”, thì có tới 70% lựa chọn phương án “vẫn quan tâm chỉ bảo nhưng không hề coi
chúng là con nít”. Đây chính là những phương pháp giao tiếp tốt mà chúng ta cần phải tiếp thu
và tuyên truyền rộng rãi.
3.Kết luận, các giải pháp và khuyến nghị đề xuất
3.1. Kết luận
Từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan đó nên hiện nay, những khó khăn, mâu
thuẫn trong giao tiếp giữa cha mẹ và các em vẫn còn. Đây cũng là vấn đề tồn tại ở Trường
thực hành Sư Phạm-Hoà Khánh-Liên Chiểu-Đà Nẵng. Một số lượng không ít ở các gia đình,
cha mẹ vẫn chưa thực sự hiểu hết các em, chưa thấy được sự thay đổi của các em, vẫn còn giữ
các biện pháp giáo dục cũ lúc các em còn ở tuổi tiểu học. Đây là nguyên nhân cơ bản.
3.2. Các giải pháp đề xuất
3.2.1. Cha mẹ cần phải thay đổi cách nhìn nhận và cư xử đối với các em
Thực tế cho thấy, giao tiếp giữa cha mẹ và con cái còn gặp nhiều khó khăn. Những khó
khăn này thể hiện ở mức độ khác nhau giữa các gia đình, và không phải tất cả mọi gia đình
đều gặp khó khăn, mâu thuẫn trong giao tiếp. Song, để giải quyết những mâu thuẫn đó, chúng
tôi đề xuất các khuyến nghị.
+ Cha mẹ cần có cách cư xử phù hợp với quá trình phát triển của các em, cha mẹ cần
phải thấy được sự thay đổi trong suy nghĩ, tâm tư tình cảm, hành vi, vị trí xã hội của các em và
những mong muốn chính đáng.
+ Cha mẹ cần phải dành nhiều thời gian quan tâm, tìm hiểu, tâm sự, chia sẽ những khó
khăn với con cái ở lứa tuổi này. Đồng thời không nên can thiệp quá sâu, quá gay gắt đến
những vấn đề mang tính riêng tư của con cái.
+ Cha mẹ cần phải khéo léo, tế nhị trong cách cư xử với con, không nên quát tháo, la
mắng con trước mặt người khác hay sử dụng những lời nói nặng nề, điều này dễ làm cho trẻ
nổi khùng (do hưng phấn mạnh hơn ức chế), cần tránh cho trẻ thấy những hành vi không hay
của cha mẹ.
+ Cha mẹ cần phải gương mẫu để các con noi theo.
3.2.2. Đẩy mạnh công tác quản lý giáo dục từ phía nhà trường và xã hội
Nhà trường không chỉ đóng vai trò cung cấp, hoàn thiện cho các em về mặt trí tuệ, mà
nhà trương còn phải đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức, sự hiểu biết
về đặc điểm lứa tuổi của các em, để các em có sự hiểu biết nhất định về vấn đề này.
Đối với lứa tuổi THCS, giáo viên cần phải có cách ững xử hợp lí đối với các em, cần nhẹ
nhàng, thận trọng, không nên quá cứng nhắc, nóng nảy, có những hành vi đụng chạm đến tính
tự ái, dễ nổi khùng của các em. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định, giáo viên cần
phải quyết đoán và nghiêm khắc, không để các em vượt quá giới hạn.
Xã hội cần phải tạo ra một môi trường lành mạnh, có những sân chơi bổ ích để các em
hoạt động.
3.3. Khuyến nghị
Để thực hiện tốt các đề xuất trên, cần phải có sự phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường
và xã hội. Cha mẹ cần phải quan tâm và dành nhiều thời gian cho các em, để thực hiện được
vấn đề này cần phải có sự hổ trợ của toàn xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho mỗi gia đình, có như vậy cha mẹ mới dành đủ thời gian cho các em.
Về phương pháp giáo dục, cần phải có sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường. Đồng
thời, cần phải tạo một môi trường lành mạnh, không để các em bị lôi kéo vào những hoạt động
xấu. Mặt khác, cần phải thay đổi cách tuyên truyền đến phụ huynh về những đặc điểm phát
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
188
triển của lứa tuổi THCS, để làm được điều này, cần phải thành lập các nhóm công tác xã hội
đến tận gia đình tư vấn cho các bậc phụ huynh.\
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] P.M.Iacôpxơn (1977), Đời sống tình cảm của học sinh, Nxb Giáo dục.
[2] M.Scott Peck (1979), Hành trình trưởng thành đích thực, Nxb Văn hoá thông tin.
[3] Vưgotxky, Tuyển tập tâm lý học.
[4] Cruchetxki (1980), Những cơ sở tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục.
[5] Petropxki, Tâm lý học lứa tuổi-Tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục.
[6] John W.Santrok (2004), Tìm hiểu thế giới tâm lý của tuổi vị thành niên.
[7] Đặng Phương Kiệt (1999), Trẻ em và gia đình những nghịch lý, Nxb Phụ nữ.
[8] Vũ Thị Nho (2003), Tâm lý học phát triển, Nxb Giáo dục.
[9] Lê Văn Hồng (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục.
[10] Đỗ Long (1991), Tâm lý học xã hội (Những lĩnh vực ứng dụng), Nxb Khoa học xã hội.
[11] Nguyễn Văn Đồng (2007), Tâm lý học phát triển giai đoạn thanh niên đến tuổi già, Nxb
Chính trị quốc gia.