Công ty đầu tư và XNK nông lâm sản chế biến được thành lập vào ngày 24/08/1985 theo quyết định số 3027/QĐUB của UBND TP Hà nội, chuyên sản xuất giống nấm cung cấp cho các đơn vị kinh tế thuộc các tỉnh phía Bắc và được đóng tại 25 Tân Mai- Hai Bà Trưng – Hà nội.
Trong những năm 1985-1993 Công ty đ• có những thành công nhất định trong việc sản xuất và xuất khẩu nấm. Sau khi tiến hành xem xét và thành lập lại các doanh nghiệp theo nghị định 388/HĐBT, ngày 3/04/1993. UBND TP Hà nội đ• quyết định đổi tên thành “ Công ty sản xuất giống chế biến và xuất khẩu nấm” theo quyết định số 1410/QĐ - UB thuộc liên hiệp thực phẩm vi sinh . Trong cơ chế thị trường Công ty đ• gặp những khó khăn nhất định. Cùng với thời tiết miềm Bắc luôn thay đổi cây nấm không phát triển mạnh, đời sống nhân viên gặp nhiều khó khăn. Từ những khó khăn của cuộc sống một số cán bộ chủ chốt của Công ty đ• tiến hành nghiên cứu thị trường nước giải khát nhằm tạo công ăn việc làm và cảI thiện đời sống cho tập thể cán bộ. Giám đốc công ty quyết định đưa vào dây chuyền sản xuất rượu, bia để cung cấp cho thị trường tại phân xưởng sản xuất giống nấm vào tháng 4 năm 1994.
Trong hai năm từ 1994 đến 1996, Công ty đ• thu được kết quả đáng kể và bước đầu khẳng định được hướng đI mới của mình.
Ngày 22/05/1996, Giám đốc liên hiệp thực phẩm vi sinh căn cứ vào tờ trình số 68/CNT ngày 20/05/1996 đ• cho phép thành lập xí nghiệp rượu bia và chế biến nông sản xuất khẩu Hà nội theo quyết định số 1737/LHTP. Xí nghiệp có chức năng:
- Sản xuất rượu, bia, nước giảI khát.
- Chế biến nấm xuất khẩu
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đều theo chỉ tiêu của công ty giao. Một số năm gần đây ( Từ năm 1998 đến nay) sản xuất xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ nên chức năng chế biến nấm của xí nghiệp dần không còn trong sản xuất kinh doanh.
20 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp rượu bia và chế biến nông sản xuất khảu Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp rượu bia và chế biến nông sản xuất khảu hà nội.
I- Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty đầu tư và XNK nông lâm sản chế biến được thành lập vào ngày 24/08/1985 theo quyết định số 3027/QĐUB của UBND TP Hà nội, chuyên sản xuất giống nấm cung cấp cho các đơn vị kinh tế thuộc các tỉnh phía Bắc và được đóng tại 25 Tân Mai- Hai Bà Trưng – Hà nội.
Trong những năm 1985-1993 Công ty đã có những thành công nhất định trong việc sản xuất và xuất khẩu nấm. Sau khi tiến hành xem xét và thành lập lại các doanh nghiệp theo nghị định 388/HĐBT, ngày 3/04/1993. UBND TP Hà nội đã quyết định đổi tên thành “ Công ty sản xuất giống chế biến và xuất khẩu nấm” theo quyết định số 1410/QĐ - UB thuộc liên hiệp thực phẩm vi sinh . Trong cơ chế thị trường Công ty đã gặp những khó khăn nhất định. Cùng với thời tiết miềm Bắc luôn thay đổi cây nấm không phát triển mạnh, đời sống nhân viên gặp nhiều khó khăn. Từ những khó khăn của cuộc sống một số cán bộ chủ chốt của Công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường nước giải khát nhằm tạo công ăn việc làm và cảI thiện đời sống cho tập thể cán bộ. Giám đốc công ty quyết định đưa vào dây chuyền sản xuất rượu, bia để cung cấp cho thị trường tại phân xưởng sản xuất giống nấm vào tháng 4 năm 1994.
Trong hai năm từ 1994 đến 1996, Công ty đã thu được kết quả đáng kể và bước đầu khẳng định được hướng đI mới của mình.
Ngày 22/05/1996, Giám đốc liên hiệp thực phẩm vi sinh căn cứ vào tờ trình số 68/CNT ngày 20/05/1996 đã cho phép thành lập xí nghiệp rượu bia và chế biến nông sản xuất khẩu Hà nội theo quyết định số 1737/LHTP. Xí nghiệp có chức năng:
Sản xuất rượu, bia, nước giảI khát.
Chế biến nấm xuất khẩu
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đều theo chỉ tiêu của công ty giao. Một số năm gần đây ( Từ năm 1998 đến nay) sản xuất xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ nên chức năng chế biến nấm của xí nghiệp dần không còn trong sản xuất kinh doanh.
Ngày 25/12/1997, theo quyết định số 3395/NN-TCCP/QĐ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công ty đã đổi tên thành Công ty đầu tư và xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến ( I.E.I.C). Xí nghiệp vẫn trực thuộc công ty và chỉ còn chức năng sản xuất rượu, bia và nước giảI khát.
II- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp.
Xí nghệp rượu bia và chế biến nông sản xuất khẩu Hà nội trực thuộc Công ty đầu tư và xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty hiện nay là sản xuất nước giảI khát: bia hơI, bia chai, cồn công nghiệp và các sản phẩm từ cồn như rượu trắng, rượu mùi., khí CO2, thùng catton. Sản lượng chủ yếu của Công ty là:
+ Bia hơI : 3.000.000 lít/ năm
+ Rượu mùi : 1.000.000 lít / năm
+ Thùng catton: 500.000 thùng / năm.
Hiện nay xí nghiệp có 4 dây chuyền sản xuất rượu, bia phục vụ đủ nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Nguyên liệu sản xuất chính để sản xuất bia bao gồm: Malt, hoa viên, hoa Hublon, gạo, đường, các loại ngũ cốc, hoa quả. Đặc tính của các loại sản phẩm chủ yếu là các loại sản phẩm uống, trải qua quá trình lên men, chưng cất, độ tinh khiết cao, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm.
Tổng số cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp hiện nay là 210 người, trong đó có 25 kỹ sư, 30 trung cấp.Xí nghiệp được xây dựng trong thành phố( 25 Tân Mai - Hà nội) với tổng diện tích 23.809 m2 trong đó diện tích nhà xưởng khoảng 10.000 m2. Với địa điểm này, Công ty rất thuận lợi cho việc cung cấp vật tư, nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm cũng như việc nắm bắt kịp thời các thông tin kinh tế thị trường.
Trong thời gian qua, bằng sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp đã nắm bắt kịp thời nhu cầu và diễn biến của thị trường, sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến dó. Xí nghiệp luôn hoàn thành kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận, tăng tích luỹ, phát triển sản xuất và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước đầy đủ, đúng quy định. Trong sản xuất, công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thấp chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao uy tín trên thị trường và đặc biệt là đảm bảo mức thu nhập phù hợp cho cán bộ công nhân viên trong toàn Xí nghiệp. Tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đã đi vào thế ổn định, có chiều hướng phát triển thuận lợi. Có thể nói Xí nghiệp rượu bia và chế biến nông sản xuất khẩu Hà nội có quy mô tương đối lớn so với các Xí nghiệp cùng trực thuộc Công ty đầu tư và xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến ( I. E. I.C)
Quá trình trưởng thành và phát triển của Xí nghiệp được thể hiện bằng một số chỉ tiêu sau:
Biểu số 1: Một số chỉ tiêu cơ bản của Xí nghiệp rượu bia và nông sản chế biến Hà nội.
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
1. Doanh thu
2. Chi phí
3. Nộp NS
4. Lợi nhuận
20.298.139.885
16.911.610.163
2.449.949.755
936.579.967
22.597.386.582
17.242.614.782
3.809.966.128
1.544.778.672
23.026.475.482
17.961.654.128
3.821.325.572
1.243.495.782
25.982.345.112
20.226.103.930
4.300.005.693
1.456.235.489
iiI- Đặc điểm quản lý và tổ chức bộ máy quản lý.
Xí nghiệp tổ chức quản lý theo cơ chế trực tuyến - tham mưu.
Giám đốc là người đại diện hợp pháp của Xí nghiệp, chịu trách nhiệm phụ trách chung, chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh và phó giám đốc phụ trách kỹ thuật là người giúp việc tham mưu cho giám đốc.
Các phòng ban chức năng thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, tham mưu cho giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, được sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của giám đốc.
- Văn phòng: Bao gồm các bộ phận hành chính, y tế, bảo vệ,... có nhiệm vụ quản lý con dấu, hồ sơ nhân sự, bố trí sắp xếp tuyển chọn công nhân viên,...
- Phòng thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu thị trường, tiếp thị tiêu thụ sản phẩm,...
- Phòng nghiên cứu phát triển: Hoàn chỉnh và ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật, xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tiếp nhận phân tích thông tin khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế để ứng dụng vào sản xuất.
- Phòng kỹ thuật công nghệ: nghiên cứu đưa vào sản xuất các sản phẩm mới đồng bộ cả về công nghệ tiêu chuẩn quy trình, quy phạm thiết bị,...
- Phòng kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất theo yêu cầu thị trường, tổ chức cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất.
- Phòng kế toán: có chức năng tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thái tiền tệ, tổ chức công tác kế toán, chỉ đạo công tác thống kê cho các phân xưởng thành viên và toàn xí nghiệp.
Các phân xưởng sản xuất với bộ máy đơn giản, gọn nhẹ đã đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các phân xưởng có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất trên cơ sở đã đặt ra của phòng kế hoạch vật tư và cung cấp sản phẩm ra thị trường.
Với cơ cấu tổ chức bộ máy trên, mỗi phòng ban đều có trách nhiệm, chức năng riêng phục vụ tốt nhất cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Giữa các phòng ban xí nghiệp thành viên có mối quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành nhịp nhàng, cân đối và có hiệu quả.
Biểu số 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp Rượu, bia và nông sản chế biến Hà nội.
Phó giám đốc sản xuất
Giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh
Phòng kỹ thuật công nghệ
Phòng kế
toán
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng nghiên cứu phát triển
Phòng thị trường
Văn phòng
Phân xưởng rượu vang
Phân xưởng cơ điện
Phân
xưởngbao bì
Phân
xưởng bia
Phân xưởng rượu mùi
Phân xưởng cồn
IV-Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ
Xí nghiệp rượu, bia và nông sản chế biến Hà nội là một đơn vị hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Về mặt tổ chức sản xuất được thực hiện theo mô hình Xí nghiệp. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Xí nghiệp là quy trình công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau. Mỗi phân xưởng sản xuất chính đảm nhận một giai đoạn công nghệ nhất định, đảm bảo quá trình sản xuất của toànXí nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.
1- Phân xưởng cồn.
Là phân xưởng sản xuất chính, có nhiệm vụ sản xuất cồn tinh chế( cồn 96°). Tổng số cán bộ công nhân viên là 30 người được chia thành các tổ: Tổ nấu, tổ lò hơi, tổ chưng cất, tổ vận chuyển, ,... Bộ máy quản lý gồm 6 người: 1 quản đốc, 1 nhân viên thống kê phân xưởng và 4 tổ trưởng. Bộ máy quản lý tổ chức sản xuất phù hợp với quy trình công nghệ.
Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất cồn là các loại ngũ cốc( được xay thành bột). Sản phẩm chính thu được là cồn 96°, ngoài ra còn thu được sản phẩm phụ là khí CO2. Sản phẩm một phần bán ra ngoài, còn phần lớn được chuyển sang phân xưởng rượu mùi, phân xưởng rượu vang, phân xưởng bia để tiếp tục chế biến.
2-Phân xưởng rượu mùi.
Là phân xưởng sản xuất chính, có nhiệm vụ sản xuất các loại rượu như: Lúa mới, nếp mới , cam, chanh,... Tổng số cán bộ công nhân viên là 26 người được chia thành các tổ như: Tổ pha chế, tổ đóng chai, tổ chọn rượu,... Bộ máy quản lý gồm: 1quản đốc, 1 nhân viên thống kê phân xưởng , 3tổ trưởng. Đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý phù hợp với quy trình công nghệ.
Biểu số 3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất rượu mùi.
Nguyên liệu khác
Hương liệu, phẩm màu
Cồn
Rượu trong
Pha chế
Tàng trữ, tách cặn, lọc
KCS
Chiết chai, đậy nút
Dán nhãn, bao bì, đai két
Nhập kho
Sản phẩm thu được là rượu mùi, chủ yếu được bán ra ngoài phục vụ nhu cầu trong nước . Sản phẩm đã trở thành mặt hàng thế mạnh của Công ty.
3- Phân xưởng rượu vang.
Là phân xưởng sản xuất chính, có nhiệm vụ sản xuất các loại rượu vang như: vang Hà nội, vang nho,... Tổng số cán bộ công nhân viên là 22 người được chia thành 2 tổ sản xuất: Tổ lên men, tổ chạy máy. Bộ máy quản lý gồm: 1 quản đốc, 1 nhân viên thống kê phân xưởng, 2 tổ trưởng. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý phù hợp với quy trình công nghệ.
4- Phân xưởng bia.
Là phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất bia hơI, bia chai…phục vụ đủ nhu cầu tiêu thụ bia của thị trường. Tổng số cán bộ công nhân viên là 30 người được chia thành 2 tổ sản xuất: Tổ sản xuất và tổ đóng chai. Bộ máy quản lý gồm: 1 quản đốc, 1 nhân viên thống kê phân xưởng, 2 tổ trưởng. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý phù hợp với quy trình công nghệ.
Biểu số 4: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bia.
Nồi hoa đun sôi
Lọc
Lọc lạnh sơ bộ
Lên men
Đường hoá
Lọc thành phẩm
Chiết sản phẩm chai
Thanh trùng
Chiết bia hơi
Thành phẩm
Dán nhãn
Malt xay
5- Phân xưởng bao bì.
Là phân xưởng sản xuất chính, có nhiệm vụ sản xuất các loại bao bì để phục vụ cho việc bảo quản và vận chuyển sản phẩm như thùng catton, vỏ hộp,... Tổng số cán bộ công nhân viên là 20 người được chia thành 3 tổ sản xuất: Tổ in, tổ sóng, tổ cắt. Bộ máy quản lý gồm: 1 giám đốc, 1 nhân viên thống kê phân xưởng, 3 tổ trưởng.
6- Phân xưởng cơ điện.
Là phân xưởng phụ trợ, có nhiệm vụ phục vụ cho các phân xưởng chính như sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị,... đảm bảo cho quá trình sản xuất của toàn xí nghiệp được liên tục. Tổng số cán bộ công nhân viên là 6 người .
B- Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức sổ kế toán của xí nghiệp rượu bia và chế biến nông sản xuất khẩu hà nội.
I- Bộ máy kế toán.
Xí nghiệp rượu bia và chế biến nông sản xuất khẩu Hà nội là một đơn vị hạch toán độc lập. Bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức theo hình thức tập trung tại xí nghiệp. Tổ chức tốt bộ máy kế toán là tiền đề và cũng là công cụ quan trọng phục vụ việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Xác định được tầm quan trọng đó, Xí nghiệp rượu bia và chế biến nông sản xuất khẩu Hà nội đã chú trọng tổ chức công tác hạch toán kế toán. Bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, phòng kế toán đã đáp ứng được vai trò quan trọng của mình
Bộ máy kế toán của Xí nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, công tác thống kê trong phạm vi toàn xí nghiệp, tham mưu cho giám đốc về thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các bộ phận, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế dộ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính. Để thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất trực tiếp của giám đốc từ trưởng phòng kế toán đến các nhân viên, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức quản lý yêu cầu và trình độ quản lý, loại hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, khối lượng, mức độ phức tạp của các thông tin, bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức theo hình thức tập trung với cơ cấu như sau:
Lãnh đạo phòng kế toán là kế toán trưởng, phòng kế toán được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, bao gồm 6 nhân viên kế toán:
- Một phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp, kiêm kế toán tiền lương, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Một kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ.
- Một kế toán tài sản cố định và sửa chữa lớn tài sản cố định.
- Một kế toán thanh toán vốn bằng tiền.
- Một kế toán thành phẩm và tiêu thụ.
- Một thủ quỹ.
Biểu số 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở xí nghiệpRượu và chế biến nông sản xuất khẩu Hà nội.
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán, kế toán tổng hợp, tiền lương, tập hợp chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm
Thủ quỹ
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ
Kế toán Tài sản cố định và SCL tài sản cố định
Kế toán vật liệu và CCDC
Kế toán thanh toán vốn bằng tiền
Các nhân viên thống kê của các phân xưởng
thành viên
II - Hình thức sổ kế toán.
Các bộ phận cấu thành bộ máy kế toán có nhiệm vụ thực hiện những công việc kế toán thuộc phần hành của mình, hướng dẫn, kiểm tra , các bộ phận khác của xí nghiệp, lập báo cáo kế toán. Để phù hợp với điều kiện sản xuất tổ chức quản lý và nghiệp vụ chuyên môn của các nhân viên kế toán, hiện nay xí nghiệp rượu, bia và nông sản chế biến Hà nội đang áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký - chứng từ.
Hệ thống tàI khoản xí nghiệp sử dụng được xây dựng trên cơ sơ những qui định về hệ thống tàI khoản chung cho các doanh nghiệp do Bộ TàI Chính ban hành. Hiện nay tàI khoản cấp I xí nghiệp sử dụng bao gồm: 111,131,136,138,142,152,153,154,155,157,211,214,311,331,333,334,335,
338,411,414,421,431,511,632,641,642,711,721, 811,911.
NgoàI ra trong các tàI khoản cấp I còn được chi tiết thành các tàI khoản cấp II và các tiểu khoản chi tiết cho phù hợp với từng đối tượng hạch toán .
Toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán của Xí nghiệp ty. Mỗi phân xưởng sản xuất viên đều có một nhân viên thống kê phân xưởng có nhiệm vụ tập hợp chi phí tiền lương theo các bản chấm công, số lượng sản phẩm sản xuất. Các chứng từ được thu thập, kiểm tra, định kỳ gửi về phòng kế toán xí nghiệp.
Hệ thống chứng từ xí nghiệp sử dụng: là các chứng từ do bộ tàI chính ban hành như: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn tàI chính…
Xí nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Xí nghiệp sử dụng phương pháp hạch toán thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu.
Xí nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ nên đã cố gắng kết hợp giữa việc ghi sổ theo thứ tự thời gian và ghi sổ theo hệ thống, kết hợp giữa việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu, phục vụ lập báo cáo kế toán.
Bộ máy kế toán xí nghiệp tổ chức theo hình thức tập trung, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất với công tác kế toán, việc kiểm tra sử lý thông tin kế toán được tiến hành kịp thời, chặt chẽ, tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí hạch toán, nâng cao hiệu quả công tác kế toán.
Trình tự ghi sổ kế toán tại Xí nghiệp như sau
Biểu số 5: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toántheo hình thức chứng từ ghi sổ tại Xí nghiệp Rượu bia và chế biến nông sản xuất khẩu Hà nội
Chứng từ gốc
Số kế toán chi tiết
Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối kê toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo kê toán
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
III – KháI quát một số phần hành kế toán chủ yếu tại xí nghiệp.
1- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.1- Hạch toán chi phí sản xuất.
1.1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở xí nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất( 75 - 87 %). Nguyên vật liệu trực tiếp của Xí nghiệp bao gồm: ngô, khoai, sắn, hoa viên, hoá chất,... Đặc điểm nguyên vật liệu trực tiếp Xí nghiệp rất phong phú về thể loại, được thu mua trong nước và nhập khẩu, có tính năng, tác dụng khác nhau và chủ yếu là các loại ngũ cốc.
Để phục vụ tốt nhất cho hạch toán trực tiếp các khoản chi phí NVL trực tiếp, công ty mở sổ chi tiết theo dõi đơn giá, số lượng nhập, xuất, tồn kho cho từng loại, từng thứ vật liệu( chính, phụ, nhiên liệu,...
Nguyên tắc sử dụng NVL trực tiếp cho sản xuất là xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất, cụ thể căn cứ vào lệnh sản xuất và định mức sử dụng nguyên vật liệu đã xây dựng. Do đó, trên từng phiếu xuất kho nguyên vật liệu được ghi chép chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và theo từng địa điểm phát sinh, thời gian phát sinh. Căn cứ vào chứng từ xuất kho, báo cáo sử dụng NVL của các phân xưởng, sau khi kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, kế toán thực hiện tổng hợp và phân loại NVL dùng cho các đối tượng sử dụng.
Công ty mở chi tiết TK 152: TK 152.1( NVL chính ), TK 152.2( Vật liệu phụ), TK 152.3( nhiên liệu), TK 152.4( phụ tùng thay thế), TK 152.7( bao bì).
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng phân xưởng, kế toán sử dụng TK 621 - Mở chi tiết:
TK 621.1 – Phân xưởng cồn
TK 621.2 – Phân xưởng rượu mùi
TK 621.3 – Phân xưởng rượu vang
TK 621.4 – Phân xưởng bia
TK 621.6 – Phân xưởng bao bì.
Chi phí sản xuất được tập hợp cho các bộ phận, phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ vào các TK chi tiết:
TK 154.5 - Bộ phận lò hơi.
TK 241.3 – Phân xưởng cơ điện.
NVL xuất dùng được công ty tính theo giá thực tế đơn vị bình quân gia quyền của NVL tồn kho đầu kỳ và NVL nhập kho trong kỳ:
Đơn giá Trị giá thực tế của NVL + Trị giá thực tế của NVL
thực tế tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
bìnhquân = ắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắắ (1)
NVL Số lượng NVL + Số lượng NVL
tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
Trị giá thực tế của NVL = Đơn giá thực tế x Số lượng NVL (2)
xuất kho trong kỳ bình quân NVL xuất kho trong kỳ
Đối với NVL phải gia công như sắn, ngô, gạo,...
Đơn giá Trị giá thực tế NVL + Chi phí vận chuyển
thực tế xuất gia công bốc dỡ gia công
NVL = ắắắắắắắắắắắắắắắắắắắ (3)
trong tháng Số lượng NVL - Số lượng NVL
xuất gia công hao hụt
Căn cứ vào kết quả này, kế toán tính trị giá thực tế NVL xuất dùng cho sản xuất( khi đã gia công xong ) theo công thức:
Trị giá thực tế NVL xuất = Đơn giá thực tế x Số lượng NVL (4)
dùng cho SX trong tháng NVL trong tháng xuất dùng cho SX
Căn cứ vào phiếu xuất kho và công thức( 4), tính ra trị giá thực tế bột sắn xuất dùng cho sản xuất trong tháng:
Biểu số 6
Đơn vị: XN Rượu bia& CBNSXK Hà nội Mẫu số: 02. VT
Địa chỉ:25-Tân Mai
Ban hành theo QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính
Phiếu xuất kho Số: 45/2
Ngày 18 tháng 2 năm 2001 Nợ TK: 621.1
Có TK: 152.1
Họ tên người nhận hàng: Nguyễn văn Sơn. Địa chỉ:Phân xưởng cồn.
Lý do xuất kho: Dùng cho sản xuất cồn.
Xuất tại kho: Nguyên vật liệu.
S
Tên nhãn hiệu,
Mã
ĐV
Số lượng
Đơn
TT
quy cách, phẩm chất vật tư
Số
tính
Yêu cầu
Thực xuất
giá
Thành tiền
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Bột sắn
Kg
796.600
796.600
1.400
1.115.240.000
Cộng
1.115.240.000
Xuất ngày 18 tháng 2 năm 2001
Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
Vậy trị giá thực tế số bột sắn xuất dùng cho sản xuất:1.115.240.000 đ
Lượng bột sắn sử dụng trong tháng 2 - 2002 dùng để sản xuất cồn ở xí nghiệp cồn. Trị giá thực tế số bột sắn dùng cho sản xuất cồn là: 1.115.240.000 (đ) được chuyển sang bộ phận tính giá thành cồn trong tháng.
Trường hợp NVL mua về xuất thẳng cho nơi sản xuất không qua nhập kho, kế toán căn cứ vào giá mua trên hoá đơn, chi phí vận chuyển bốc dỡ(