Công ty in Tài chính là một doanh nghiệp Nhà nước chọn sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán theo cơ chế hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính. Hiện nay trụ sở chính của công ty đóng tại phờng Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy - Hà Nội. Ngoài ra Công ty còn có một số chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiền thân là nhà in Tài chính, thành lập vào ngày 05/3/1985 theo quyết định số 41/TC/TCCB của Bộ Tài chính. Khi mới ra đời Công ty gặp rất nhiều khó khăn, vốn chỉ là 05 triệu đồng; 05 cỗ máy chuyển nhượng từ đơn vị khác; 13 gian nhà cấp IV được chuyển nhượng từ khoa tại chức trờng Đại học Tài chính - Kế toán - Hà Nội; nhân sự chỉ có 11 người. Hoạt động chủ yếu lúc bấy giờ chỉ là in ấn tài liệu, sổ sách, biểu mẫu, chứng từ và các tài liệu khác theo giấy phép của cơ quan Nhà nước. Giai đoạn phát triển (1985 - 1990) với số vốn ít ỏi, đội ngũ công nhân thiếu kinh nghiệm, chưa lành nghề, máy móc cũ kỹ lại được Nhà nước bao cấp toàn bộ nên Kết quả sản xuất không cao, nhà in không chủ động trong sản xuất kinh doanh. Song năm 1990 nền kinh tế chuyển đổi, nhà in đề bạt nguyện vọng với Bộ Tài chính được giao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, hạch toán độc lập, tự trang trải, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên, đóng góp đầy đủ các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước.
25 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2450 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của công ty in tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
Khái quát chung về đặc Điểm hđsxkd và tổ chức bộ máy quản lý của công ty in tài chính
I. Đặc điểm tình hình chung của Công ty in Tài chính.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty in Tài chính là một doanh nghiệp Nhà nước chọn sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán theo cơ chế hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính. Hiện nay trụ sở chính của công ty đóng tại phờng Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy - Hà Nội. Ngoài ra Công ty còn có một số chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiền thân là nhà in Tài chính, thành lập vào ngày 05/3/1985 theo quyết định số 41/TC/TCCB của Bộ Tài chính. Khi mới ra đời Công ty gặp rất nhiều khó khăn, vốn chỉ là 05 triệu đồng; 05 cỗ máy chuyển nhượng từ đơn vị khác; 13 gian nhà cấp IV được chuyển nhượng từ khoa tại chức trờng Đại học Tài chính - Kế toán - Hà Nội; nhân sự chỉ có 11 người. Hoạt động chủ yếu lúc bấy giờ chỉ là in ấn tài liệu, sổ sách, biểu mẫu, chứng từ và các tài liệu khác theo giấy phép của cơ quan Nhà nước. Giai đoạn phát triển (1985 - 1990) với số vốn ít ỏi, đội ngũ công nhân thiếu kinh nghiệm, chưa lành nghề, máy móc cũ kỹ lại được Nhà nước bao cấp toàn bộ nên Kết quả sản xuất không cao, nhà in không chủ động trong sản xuất kinh doanh. Song năm 1990 nền kinh tế chuyển đổi, nhà in đề bạt nguyện vọng với Bộ Tài chính được giao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, hạch toán độc lập, tự trang trải, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên, đóng góp đầy đủ các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước.
Đến nay Công ty đã đi vào hoạt động được 16 năm, Công ty đã đứng vững, tồn tại và phát triển, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường ngành in nói chung và in ấn sản phẩm đặc thù kế toán tài chính nói riêng.
Do sự phát triển nhanh chóng của Nhà in tài chính nên ngày 17/8/1996 theo quyết định số 925/TC/QĐ Nhà in Tài chính chính thức đổi tên thành Công ty in Tài chính. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là in ấn các hóa đơn, chứng từ, ấn chỉ ... phục vụ ngành tài chính, Công ty còn nhận in các loại sách, báo.... cho bên ngoài theo đơn đặt hàng. Hiện nay Công ty còn nhiệm vụ kinh doanh vật tư và làm đại lý phát hành sản phẩm in của ngành Tài chính. Để làm đợc điều đó Công ty đã nỗ lực phấn đấu rất nhiều nên đến nay Công ty đã ổn định được sản xuất kinh doanh và ngày càng mở rộng thị trờng. Do đó, để tiện phục vụ các khách hàng phía Nam, năm 1997 Công ty đã mở một chinh nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 01/4/1990 Nhà in hạch toán độc lập đánh dấu bước ngoặt lịch sử phù hợp xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường. Giai đoạn này Nhà in đã không ngừng đầu tư máy móc, thiết bị cụ thể.
Năm 1991: Mua máy vi tính thay cho máy chữ chì.
Năm 1992: Mua một máy OFFSET 4 trang hiện đại của Cộng hoà liên bang Đức, trị giá 600 triệu đồng.
Năm 1993: Mua một máy OFFSET 8 trang màu hiện đại của Cộng hoà liên bang Đức, trị giá 2,2 tỷ đồng.
Năm 1994: Mua một máy OFFSET 10 trang 2 màu hiện đại của Nhật Bản có tốc độ in rất lớn.
Sau đó là thay cung cách làm việc, cộng thêm thiết bị công nghệ mới ở trên đã cho ra đời những sản phẩm đạt tiêu chuẩn và kịp thời. Bằng những thay đổi nội lực của chính mình, Nhà in đã chủ động trong ký kết hợp đồng, đảm bảo chất lượng, thời gian, giá cả hợp lý nên đã thu hút được cả khách hành trong và ngoài ngành. Ngoài ra, Công ty còn đủ điều kiện nhận in những hợp đồng có mặt hàng phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao như hoá đơn số nhảy, hoá đơn liên tục .... mà trước đây chỉ có thể in ở Thành phố Hồ Chí Minh, thậm chí ở nước ngoài. Để có được mức tăng trưởng đáng kể đó, Công ty đã đầu tư đúng mức cho công nghệ, cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, để phát triển sản xuất mở rộng đối tợng khách hàng, kể từ năm 1997 Công ty đã đặt chi nhánh tại miền Nam. Hiện nay chi nhánh đã ổn định và hoạt động có hiệu quả. Tổng doanh thu luôn đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 20%; nếu so với năm 1995 tăng 140%. Lợi nhuận trước thuế tăng mỗi năm 19,6%. Nộp ngân sách Nhà nớc tăng 31%. Thu nhập bình quân đầu ngời so với năm 1995 tăng 200%.
Trong những năm qua, với sự cố gắng vượt bậc của mình, Công ty tài chính đã đạt được một thông số thành quả tiêu biểu thông qua các chỉ tiêu sau:
Sơ đồ 1
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1
Tổng doanh thu
Tr.đồng
24.362
32.514
58.965
2
Lợi tức sau thuế
Tr.đồng
1.443
1.678
2.876
3
Nộp ngân sách Nhà nước
Tr.đồng
1.450
1.950
3.711
4
Thu nhập bình quân của CNV
Tr.đồng
1.280
1.600
1.864
5
Vốn kinh doanh
Tr.đồng
4.190
4.757
6.707
6
Sản lượng trang in
Tr.đồng
1.433
1.800
3.675
So với năm 1990 khi bắt đầu hoạch toán độc lập kết quả tăng lên nhiều đặc biệt là những năm gần đây: năm 1998, năm 1999, năm 2000 tổng doanh thu đã tăng một cách nhanh chóng chứng tỏ công ty đã có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng nên đến nay công ty đã ổn định được sản xuất kinh doanh và ngày càng mở rộng thị trờng.
Chỉ với tuổi đời 16 năm nhng Công ty in Tài chính đã lớn mạnh không ngừng. Bước sang thể kỷ mới với nỗ lực cố gắng hết mình, các mục tiêu của Công ty sẽ luôn được thực hiện và hoàn thành vợt bậc.
2. Chức năng, nhiệm vụ:
Công ty Tài chính là một đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, vì vậy Công ty có chức năng tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu mua nguyên vật liệu, sản xuất theo đơn đặt hàng đến khâu tiêu thụ sản phẩm; Đồng thời quản lý mọi mặt hoạt động như: Tài chính kế toán, luân chuyển hàng hoá, điều hành các hoạt động kinh doanh khác nếu có.
Còn về nhiệm vụ, ngay từ khi mới thành lập, Công ty đã đề ra nhiệm vụ là in ấn các tài liệu, chứng từ, biểu mẫu, sổ sách kế toán cung cấp cho ngành tài chính, thực hiện nhiệm vụ với Nhà nước, kinh doanh có hiệu quả, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn Nhà nước giao.
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.
Do sản phẩm chủ yếu của Công ty là mặt hàng mang ý nghĩa quốc gia nên Công ty không thể sản xuất hoặc tiêu thụ một cách tuỳ tiện mà phải quy định cụ thể về mẫu mã, số lượng, chất lượng. Có nhiều loại giấy tờ, ấn chỉ có giá trị như tiền, bạc phục vụ cho nhu cầu thu chi của ngân sách Nhà nước nên yêu cầu quản lý trong công việc in ấn cũng như phát hành đòi hỏi rất chặt chẽ. Mặt khác, sản phẩm của Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng nên không có sản phẩm tồn kho và việc in hoá đơn, biểu mẫu kế toán do Bộ Tài chính quy định. Vì vậy sản phẩm của Công ty có tính chất đặc thù.
Về máy móc thiết bị đề là máy móc thiết bị hiện đại, phù hợp với công nghệ in, phục vụ cho việc in số nhảy trong các loại ấn chỉ với đội ngũ công nhân lành nghề có trình độ chuyên môn cao. Hầu hết mọi phần việc trong quá trình sản xuất đều được chuyên môn hoá theo lao động và máy móc, trừ một số là theo lao động thủ công như khâu tay, đóng ghim, dán gáy, còn lại hầu hết cả dây chuyền sản xuất đều đợc tự động từ khâu cắt rọc giấy đến khâu gói thành phẩm. Sản phẩm sản xuất ra có thê đem nhập kho hoặc bàn giao trực tiếp cho khách hàng trực tiếp không qua kho.
Quy trình chuyển công nghệ chế tạo sản phẩm:
Xuất phát từ đặc điểm của ngành in nói chung và của Công ty nói riêng, sản phẩm sản xuất ra gồm nhiều loại, trải qua nhiều khâu gia công liên tiếp theo một trình tự nhất định mới trở thành sản phẩm. Mỗi sản phẩm, hoá đơn, chứng từ ấn chỉ cho đến khi hình thành phải trải qua các quy trình công nghệ nh sau:
* Công nghệ in OFFSET:
Dây chuyền công nghệ này sản xuất ra những sản phẩm mang tính chất phức tạp, mẫu mã đẹp như các tạp chí, lịch, biểu mẫu kế toán và sản lượng chiếm 75% tổng sản lượng Công ty.
* Công nghệ in TYPO:
Dây chuyền công nghệ này sản xuất ra những sản phẩm có màu đơn nhất, sản phẩm chủ yếu là ấn chỉ,biên lai, phiếu thu, phiếu chi.
Công ty tổ chức thành 04 phân xưởng:
Phân xưởng 1: Phân xưởng vi tính chế bản.
Phân xưởng 2: Phân xưởng In OFFSET.
Phân xưởng 3: Phân xưởng in TYPO.
Phân xưởng 4: Phân xưởng thành phẩm.
SƠ Đồ 2 - Quy trình công nghệ sản xuất:
Tài liệu cần in
Công nghệ in TYPO
Công nghệ in OFFSET
Gấp, đóng vào bàn cắt xén đóng gói
Sắp chữ thủ công
Làm phim (dương bản)
Đúc bản chì
In TYPO
In OFFSET
Tạo bản kẽm (phơi bản)
Sắp chữ trên vi tính
* Phân xưởng vi tính chế bản:
Đây là phân xưởng tiền đề của công nghệ in OFFSET, thực hiện các giai đoạn sản xuất sau:
- Giai đoạn sắp chữ trên vi tính: Có nhiệm vụ chọn kiểu chữ, tạo mẫu cho từng loại sản phẩm theo yêu cầu khách hàng, đánh ký tự lên bản in bằng máy in Laserjet trên bản kẽm và kiểm tra hoàn chỉnh xong sẽ chuyển sang phòng làm phim.
- Giai đoạn tạo bản kẽm và phơi bản: Làm nhiệm vụ tạo ra các bản kẽm, phơi bản kẽm từ các dơng bản để cài vào máy in.
* Phân xưởng in OFFSET:
Là phân xưởng có vai trò chủ yếu trong tất cả quá trình sản xuất của Công ty, có nhiệm vụ in theo mẫu các bản kẽm do phân xưởng vi tính chế bản chuyển xuống. Các công nhân có nhiệm vụ nhận vật tư từ kho của Công ty, cho vào máy OFFSET các bản kẽm để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Sau khi phân xưởng in xong có thể chuyển xuống phân xưởng in TYPO để đi tiếp.
* Phân xưởng in TYPO:
Là phân xưởng chủ yếu in các loại biên lai, ấn chỉ gồm gần 30 công nhân thực hiện các giai đoạn sau:
- Sắp chữ thủ công: Công nhân sắp chứ lên khuôn theo nội dung cần in do phòng Kỹ thuật sản xuất chuyển sang.
- Đúc bản in: Đối với sản phẩm cần in với số lượng lớn, in nhiều lần thì mới đúc bản chì, tránh sự hao mòn khuôn chữ.
- In TYPO: Công nhân làm nhiệm vụ gắn vào máy in TYPO các bản chì để in ra các bản in theo mẫu. Ngoài ra giai đoạn này còn in các số nhảy trên các biên lai, ấn chỉ do giai đoạn in OFFSET chuyển sang.
* Phân xưởng thành phần:
Phân xưởng này có tỷ lệ công nhân lớn, nhiệm vụ nhận các tờ in do giai đoạn in OFFSET chuyển sang để gấp theo vạch thành trang sắp xếp theo thứ tự, đóng khâu để có thể thực hiện bằng máy thủ công sau đó dán gáy vào bìa, xén gọt đúng khuôn khổ hoặc giao thẳng cho khách hàng.
4. Bộ máy quản lý:
Là đơn vị hạch toán kế toán độc lập, Công ty in Tài chính tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng với bộ máy quản lý gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng.
Sơ đồ 3: bộ máy tổ chức quản lý sản xuất
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc kinh doanh
Phòng tổ chức
Phòng kinh doanh
Phòng Tài vụ
Phòng kế hoạch
Phòng kỹ thuật
Phân xưởng
vi tính
chế bản
Phân xưởng
Thành phẩm
Phân xưởng
In typo
Phân xưởng
In offset
Bộ phận trực tiếp sản xuất
Đứng đầu Công ty là Giám đốc có trách nhiệm điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Công ty: Quyết định các phương án sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư và phát triển năng lực sản xuất của Công ty.
Dưới Giám đốc là 02 Phó giám đốc: 02 Phó giám đốc kỹ thuật, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tiêu chuẩn hoá sản phẩm, đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu đề xuất các phương án ngắn hạn và dài hạn nhằm đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm; 01 Phó giám đốc kinh doanh, có trách nhiệm giải quyết các vấn đề về giá cả, phương thức thanh toán với khách hàng và điều hành hoạt động của chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Dưới nữa là các phòng ban chức năng giúp việc:
- Phòng Kế hoạch vật tư: Lập kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng, tính toán vật tư theo hợp đồng. Ngoài ra còn có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nguyên vật liệu đảm bảo sản xuất không bị giới hạn hay gián đoạn.
- Phòng Kỹ thuật: ứng dụng khoa học kỹ thuật phát minh sáng chế để cải tạo sản phẩm, làm ra sản phẩm ngày càng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Ngoài ra còn quản lý mặt an ninh theo dõi sử dụng máy móc, thiết bị sửa chữa, bảo quản máy, kiểm tra chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn sản xuất.
- Phòng Tài vụ: Thực hiện hạch toán kế toán, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ trong quá trình vận động vật tư, tiền vốn, tài sản của Công ty, lập báo cáo tài chính. Đồng thời cung cấp các thông tin tài chính và kết quả kinh doanh, là cơ sở để Ban giám đốc đa ra các quyết định kinh doanh, cung cấp tình hình lao động, tiền lương, tiền thưởng.
- Phòng Kinh doanh: Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành, những biện pháp thực hiện kế hoạch sau đó có nhiệm vụ cân đối lại, đồng thời làm nhiệm vụ tiếp nhận các hợp đồng sản xuất, đặt kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng Tổ chức hành chính: quản lý tổ chức lao động, hồ sơ lao động, thực hiện quy chế tiền lương, tiền thưởng, thực hiện công việc hành chính như: Văn thư, y tế, hội nghị, tiếp khách...
Phần II
Tổ chức công tác kế toán tại công ty In Tài chính
I- Tổ chức công tác kế toán trong Công ty:
Công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty như sau:
Sơ đồ 4: Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán TSCĐ, NVL, CCDC
Kế toán tiền lương tiêu thụ, thanh toán
Phòng Kế toán có 05 người: 01 kế toán trưởng, 01 thủ quỹ và 03 kế toán viên. Chức năng, nhiệm vụ của từng người như sau:
- Kế toán trưởng: Là người giúp việc cho Giám đốc trong công tác chuyên môn do mình đảm nhiệm, chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo và chấp hành thể lệ, chế độ tài chính hiện hành. Kế toán trưởng còn tham gia ký kết hợp đồng kinh tế, xây dựng kế hoạch tài chính cho Công ty.
- Kế toán tổng hợp: Tiến hành tập hợp các chi phí sản xuất từ các bộ phận kế toán liên quan, tiến hành phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng sử dụng, tính giá thành từng loại sản phẩm và xác định chi phí dở dang cuối kỳ. Đồng thời tuỳ điều kiện mà kiêm thêm các phần hành khác.
- Kế toán vật liệu - dụng cụ: Là người theo dõi tình hình xuất, nhập các loại vật liệu, công cụ, dụng cụ trong kỳ. Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán công cụ - dụng cụ phải ghi số liệu từ chứng từ vào sổ chi tiết vật tư và tính giá thực tế xuất kho. Cuối tháng lập bảng tình hình nhập, xuất, tồn vật liệu; công cụ dụng cụ và tài sản cố định.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, tiêu thụ, thanh toán: Hàng tháng kế toán tính lương phải trả cho công nhân viên, phân bổ chi phí tiền lương, BHYT, BHXH, KPCĐ vào các đối tượng để tập hợp chi phí tính giá thành theo dõi về doanh thu bán hàng, công nợ phải trả, phải thu đối với khách hàng, thời hạn thanh lý hợp đồng cho từng khách hàng.
Thủ quỹ: Là người quản lý lượng tiền mặt của Công ty, chịu trách nhiệm thu tiền bán hàng và các khoản thu khác, chi tiền mặt, rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt...
II- Tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ:
Trong quá trình bán hàng Công ty in Tài chính tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Chứng từ sử dụng chủ yếu ở đây gồm: phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Về quá trình luân chuyển chứng từ, với mỗi loại chứng từ thì trình tự luân chuyển là khác nhau.Ví dụ:
- Với phiếu thu:
Người nộp tiền Kế toán thanh toán Kế toán trưởng
Các chứng từ gốc liên quan Viết phiếu thu, ký Ktra,ký
Thủ quĩ Kế toán Bảo quản và
Ktra, thu tiền,ký, Ktra, ghi sổ chi tiết
Ghi sổ quĩ Sổ sổ cái TK111
- Với phiếu chi:
Người nhận tiền Ktoán thanh toán Kế toán trưởng
Chứng từ lq Viết phiếu chi, ký Ktra, ký duyệt
Thủ trưởng đơn vị Thủ quĩ Kế toán
Ký duyệt Ktra, ký chi tiền, ghi sổ ct,
Ghi sổ quĩ ghi sổ cáiTK 111
Bảo quản và lưu trữ
- Với phiếu nhập:
Bộ phận sx Thủ kho Kế toán vật tư
Viết phiếu nhập kho Nhận hàng, ghi, Ktra, ghi tiền
Ký, ghi thẻ kho ghi sổ ct,
Ghi sổ cái TK152..
Bảo quản và lưu trữ
-Về phiếu xuất:
Người nhận Thủ trưởng đvị Phòng cung ứng
Chứng từ lq Ký duyệt Viết phiếu xuất
Thủ kho Kế toán
Xuất hàng, ghi số liệu Ktra ctừ, ghi tiền vào phiếu
thực xuất, ký, ghi thẻ kho xuất kho, ghi sổ ct
ghi sổ cái TK152,155,156...
Bảo quản và lưu trữ
Ngoài ra còn một số hoá đơn khác như hoá đơn vận chuyển hàng đi bán, hoá đơn tiền nước, tiền điện.
Các chứng từ đều theo mẫu của Bộ Tài chính quy định.
III- Tổ chức hệ thống tài khoản ở công ty:
Công ty in Tài Chính sử dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán đã ban hành cộng thêm các tài khoản chi tiết để tiện theo dõi.
Cụ thể:
Số hiệu
tài khoản
Loại 1: Tài sản lưu động
111
Tiền mặt
112
Tiền gửi ngân hàng
113
Tiền đang chuyển
121
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
128
Đầu tư ngắn hạn khác
129
Dự phòng giảm giá đầu tư
131
Phải thu của khách hàng
133
Thuế GTGT được khấu trừ
1331
Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ
1332
Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định
136
Phải thu nội bộ
138
Phải thu khác
139
Dự phòng phải thu khó đòi
141
Tạm ứng (chi tiết theo đối tượng)
142
Chi phí phải trả
144
Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
151
Hàng mua đi đường
152
Nguyên liệu, vật liệu
153
Công cụ, dụng cụ
154
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
155
Thành phẩm
156
Hàng hoá
157
Hàng gửi đi bán
159
Dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho
161
Chi sự nghiệp
Loại 2: Tài sản cố định
211
TSCĐ hữu hình
2112
Nhà của , vật kiến trúc
2113
Máy móc, thiết bị
2114
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
2115
Thiết bị, dụng cụ quản lý
2118
TSCĐ khác
212
Tài sản cố định thuê tài chính
213
TSCĐ vô hình
2131
Quyền sủ dụng đất
2132
Chi phí thành lập doanh nghiệp
2133
Bằng phát minh sáng chế
2134
Chi phí nghiên cứu, phát triển
2138
TSCĐ vô hình khác
214
Hao mòn tài sản cố định
221
Đầu tư chứng khoán dài hạn
222
Góp vốn liên doanh
228
Đầu tư dài hạn khác
229
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
241
Xây dựng cơ bản dở dang
244
Ký quỹ, ký cược dài hạn
Loại 3: Nợ phải trả
311
Vay ngắn hạn
315
Nợ dài hạn đến hạn trả
331
Phải trả cho người bán
333
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
3331
Thuế giá trị gia tăng phải nộp
3332
Thuế tiêu thụ đặc biệt
3333
Thuế xuất nhập khẩu
3334
Thuế thu nhập doanh nghiệp
3335
Thu trên vốn
3337
Thuế nhà, đất, tiền thuê đất
3338
Các thuế khác
3339
Phí, lệ phí và các khoản phải nộp
334
Phải trả công nhân viên
335
Chi phí phải trả
336
Phải trả nội bộ
338
Phải trả, phải nộp khác
341
Vay dài hạn
342
Nợ dài hạn
344
Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
Loại 4: Vốn chủ sở hữu
441
Nguồn vốn kinh doanh
413
Chênh lệch tỷ giá
414
Quỹ đầu tư phát triển
415
Quỹ dự phòng tài chính
416
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
421
Lợi nhuận chưa phân phối
431
Quỹ khen thưởng phúc lợi
441
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
451
Quỹ quản lý của cấp trên
461
Nguồn kinh phí sự nghiệp
466
Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Loại 5: Doanh thu
511
Doanh thu bán hàng
521
Chiết khấu bán hàng
531
Hàng bán bị trả lại
532
Giảm giá hàng bán
Loại 6: Chi phí sxkd
621
Chi phí nguyên vật liệu sản xuất
622
Chi phái nhân công trực tiép
627
Chi phí sản xuất chung
6271
Chi phí nhân viên phân xưởng
6272
Chi phí vật liệu
6273
Chi phí dụng cụ sản xuất
6274
Chi phí khấu hao TSCĐ
6277
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6278
Các chi phí bằng tiền khác
632
Giá vốn hàng hoá
641
Chi phí bán hàng
6411
Chi phí nhân viên
6412
Chi phí vật liệu bao bì
6413
Chi phí dụng cụ, đồ dùng
6414
Chi phí khấu hao TSCĐ
6415
Chi phí bảo hành
6417
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6418
Chi phí bằng tiền khác
642
Chi phí quản lý
6421
Chi phí nhân viên quản lý
6422
Chi phí vật liệu quản lý
6423
Chi phí đồ dùng văn phòng
6424
Chi phí khấu hao TSCĐ
6425
Thuế, phí và lệ phí
6426
Chi phí dự phòng
6427
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6428
Chi phí bằng tiền khác
Loại 7: Thu nhập hoạt động khác
711
Thu nhập hoạt động tài chính (chi tiết theo HĐ)
721
Các khoản thu nhập bất thường
Loại 8: Chi phí hoạt động khác
811
Chi phí hoạt động tài chính
821
Chi phí bất thường
Loại 9: Xác định kết quả kinh doanh
911
Xác định kết quả kinh doanh
Loại 10: Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán
Ngoài ra công ty quy định:
- Tài khoản loại A: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh tại Công ty.
- Tài khoản loại B: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh tại chi nhánh.
- Tài khoản loại C: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh tại Ngân hàng công thương Ba Đình - Hà Nội.
- Tài khoản loại D: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Chẳng hạn:
TK511(A): Doanh thu bán hàng tại Công ty.
TK511(B): Doanh thu bán hàng tại chi nhánh.
IV- Tổ chức hệ thống sổ kế toán:
Công ty in Tài chính làm một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập và toàn diện. Vì vậy căn