Từ ngàn xưa cho đến nay hoạt động giải trí được xem như là món quà tinh thần trong đời sống xã hội mỗi con người chúng ta. Nó là nguồn động lực lớn đem con người đến với sự thư giãn, sảng khoái sau mỗi giờ làm việc căng thẳng, tạo dược bầu không khí gần gũi, thân thiện, thoải mái giữa mọi người với nhau, nó tạo được sự tự tin hưng phấn để có thể làm việc được tốt hơn. Đồng thời thông qua hoạt động giải trí, đó là cách thức để truyền đạt, chia sẽ kiến thức, kinh nghiêm, kĩ năng cho nhau. Đặc biệt cũng thông qua hoạt động giải trí, nó sẽ tăng cường sức khoẻ cho mọi người trong xã hội. Như vậy, hoạt động giải trí có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi con người chúng ta.
Karaoke là một loại giải trícó thể giải toả stress sau một ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng, những người yêu thích ca hát có thểcoi karaoke là nơi để “khoe” giọng hát hay của mình. Ngoài ra, đây còn là địa điểm lý tưởng để các bạn trẻ có thể tổ chức sinh sinh nhật, những cuộc thi giọng hát hay giữa các nhóm bạn bè với nhau. Tuy nhiên, hiện nay một số ngưòi đã lợi dụng karaoke để mở các dịch vụ khác nhằm kiếm thêm lợi nhuận. Karoke “ôm” hay còn gọi karaoke trá hình, đồi trụy là một trong những hình thức đó, nó đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống mỗi con người trong xã hội, đặc biệt là đối với các lứa tuổi VTN/TN đồng thời nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các quán karaoke mang tính chất lành mạnh.
34 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2654 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc doanh karaoke trá hình - Một vấn đề nóng bỏng - thực trạng – nguyên nhân - giải pháp tại khu vực 7 – TT Tứ Hạ - Hương Trà - Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn thành báo cáo với chuyên đề: “Đặc doanh karaoke trá hình - Một vấn đề nóng bỏng - Thực trạng – Nguyên nhân - Giải pháp” tại Thị Trấn Tứ Hạ - Hương Trà -Huế.
Tôi xin được gửi lời cám ơn tới Ban Chủ Nhiệm Khoa và tập thể các thầy cô giáo trong Khoa Lịch Sử đã tạo điều kiện để chúng tôi có một kì thực tế bổ ích, đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo – TS. Nguyễn Xuân Hồng và cô giáo Lê Thị Kim Dung đã tận tình chỉ bảo và chia sẽ cho chúng tôi những kinh nghiệm trong quá trình thực tế tại địa bàn công tác cũng như trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành báo cáo này.
Do hạn chế về thời gian và trình độ nghiên cứu nên báo cáo này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Đó sẽ là những ý kiến quý báu giúp tôi có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong các bài viết sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đông Hà, ngày 02 tháng 05 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Thị Phượng
MỤC LỤC
A-PHẦN MỞ BÀI
1.Lý do chọn đề tài………………………………………………………………
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn……………………………………………………
2.1. Ý nghĩa lý luận ………………………………………………………………
2.1. Ý nghĩa thực tiễn……………………………………………………………..
2.2.1. Đối với Nhà nước…………………………………………………………..
2.2.2. Đối với người dân………………………………………………………….
2.2.3. Đối với bản thân……………………………………………………………
3. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………
3.1. Mục tiêu tổng quát…………………………………………………………...
3.2. Mục tiêu cụ thể……………………………………………………………….
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu………………………………..
4.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………..
4.2.Khách thể nghiên cứu…………………………………………………………
4.3.Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………
5. Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu……………………………..
5.1. Câu hỏi nghiên cứu…………………………………………………………...
5.2.Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………
5.2.1.Phương pháp luận…………………………………………………………….
5.2.2.Phương pháp thu thập thông tin………………………………………………
5.2.2.1.Phương pháp quan sát……………………………………………………….
5.2.2.2.Phương pháp phân tích tài liệu………………………………………………
5.2.2.3.Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân………………………………………..
5.2.2.4.Phương pháp thảo luận tổ chức cuộc họp …………………………………..
5.2.2.5.Phương pháp ma trận xếp loại ưu tiên………………………………………..
5.2.2.5.Phương pháp thống kê……………………………………………………….
B-PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu………………………………………………...
Tổng quan về địa điểm nghiên cứu………………………………………………
Khái quát đặc điểm tình hình địa bàn Thị Trấn Tứ Hạ………………………….
Tình hình phát triển kinh tế, những thuận lợi và khó khăn………………………
2.2.1.Tình hình phát triển kinh tế……………………………………………………….
2.2.1.1.Về dịch vụ………………………………………………………………………
2.2.1.2.Về tiểu thủ công nghiệp………………………....................................................
2.2.1.3.Về nông nghiệp…………………………………………………………………
2.2.2.Những thuận lợi và khó khăn của Thị Trấn……………………………………….
2.2.2.1.Những thuận lợi…………………………………………………………………
2.2.2.2.Những khó khăn………………………………………………………………...
2.3. Tình hình văn hoá- xã hội…………………………………………………………..
2.3.1.Về giáo dục………………………………………………………………………..
2.3.2.Hoạt động VHVN-TDTT………………………………………………………....
2.3.3.Về công tác y tế…………………………………………………………………...
2.3.4.Công tác dân số - gia đình và trẻ em……………………………………………...
2.3.5.Thực hiện công tác chính sách……………………………………………………
2.3.6.Thực hiện công tác xã hội ………………………………………………………..
2.4.Công tác nội chính…………………………………………………………………
2.4.1.Công tác ATCT- TTATXH………………………………………………………
2.4.1.1.Tình hình ANCT………………………………………………………………..
2.4.1.2.Tình hình TTATXH…………………………………………………………….
2.4.2.Công tác quốc phòng……………………………………………………………...
2.4.3.Công tác tư pháp hộ tịch …………………………………………………………
2.5.Những tồn tại hạn chế của Thị Trấn……………………………………………….
2.5.1.Về lĩnh vực kinh tế………………………………………………………………
2.5.2.Về lĩnh vực văn hoá xã hội ………………………………………………………
2.5.3.Về lĩnh vực nội chính……………………………………………………………..
2.6.Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2008………………
2.6.1.Về kinh tế………………………………………………………………………….
2.6.2.Về văn hoá xã hội ………………………………………………………………...
2.6.3.Về công tác nội chính……………………………………………………………..
CHƯƠNG 2- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.Tổng quan chung về dịch vụ karaoke trá hình ở Việt Nam…………………………
2. Thực trạng về dịch vụ karaoke trá hình ở Thị Trấn Tứ Hạ………………………….
2.1.Qúa trình hoạt động của các dịch vụ karaoke trá hình……………………………...
2.2.Những bức xúc của người dân xung quanh dịch vụ này…………………………..
3.Nguyên nhân tồn tại của dịch vụ và lý do đưa con người đến với nó………………...
3.1.Nguyên nhân tồn tại…………………………………………………………………
3.2.Lý do thu hút con người…………………………………………………………….
4.Các giải pháp nhằm hạn chế, xoá bỏ hoạt động của các loại hình này………………..
4.1. Đối với Nhà Nước…………………………………………………………………..
4.2. Đối với chính quyền địa phương…………………………………………………
4.3. Đối với chủ quán……………………………………………………………………
4.4. Đối với người dân………………………………………………………………….
4.5. Đối với VTN/TN…………………………………………………………………..
CHƯƠNG 3 - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận………………………………………………………………………………
2.Khuyến nghị………………………………………………………………………….
PHỤ LỤC – TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ BÀI
1.Lý do chọn đề tài.
Từ ngàn xưa cho đến nay hoạt động giải trí được xem như là món quà tinh thần trong đời sống xã hội mỗi con người chúng ta. Nó là nguồn động lực lớn đem con người đến với sự thư giãn, sảng khoái sau mỗi giờ làm việc căng thẳng, tạo dược bầu không khí gần gũi, thân thiện, thoải mái giữa mọi người với nhau, nó tạo được sự tự tin hưng phấn để có thể làm việc được tốt hơn. Đồng thời thông qua hoạt động giải trí, đó là cách thức để truyền đạt, chia sẽ kiến thức, kinh nghiêm, kĩ năng cho nhau. Đặc biệt cũng thông qua hoạt động giải trí, nó sẽ tăng cường sức khoẻ cho mọi người trong xã hội. Như vậy, hoạt động giải trí có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi con người chúng ta.
Karaoke là một loại giải trícó thể giải toả stress sau một ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng, những người yêu thích ca hát có thểcoi karaoke là nơi để “khoe” giọng hát hay của mình. Ngoài ra, đây còn là địa điểm lý tưởng để các bạn trẻ có thể tổ chức sinh sinh nhật, những cuộc thi giọng hát hay giữa các nhóm bạn bè với nhau. Tuy nhiên, hiện nay một số ngưòi đã lợi dụng karaoke để mở các dịch vụ khác nhằm kiếm thêm lợi nhuận. Karoke “ôm” hay còn gọi karaoke trá hình, đồi trụy là một trong những hình thức đó, nó đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống mỗi con người trong xã hội, đặc biệt là đối với các lứa tuổi VTN/TN đồng thời nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các quán karaoke mang tính chất lành mạnh.
Đến với Thị Trấn Tứ Hạ - Hương Trà - Huế, tôi thật sự bất ngờ trước sức mạnh của các loại hình giải trí karaoke, đặc biệt là các quán kinh doanh karaoke “ôm”. Là một Thị Trấn sôi động và khá phát triển, đời sống con người cũng khá cao. Do đó nhu cầu về đời sống tinh thần của họ cũng rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là nhu cầu “hát” lại càng cao.Vì vậy các quán karaoke mọc lên rất nhiều. Nhìn vào bề ngoài Thị Trấn, người ta chỉ có thể thấy được bề nổi của nó chính là các quán kinh doanh karaoke. Lúc đầu, các quán này mọc lên với tính chất lành mạnh, phục vụ nhu cầu lành mạnh của con người nhưng bởi lòng tham của con người là “vô đáy”, họ biến các dịch vụ lành mạnh này thành các dịch vụ không lành mạnh nhằm kiếm thêmlợi nhuận. Mới nhìn thấy thì ai cũng tưởng đó là những quán bình thường, lành mạnh nhưng thật sự bước vào trong quán và nghe được những bức xúc của người dân cùng những lần chúng tôi quan sát được thì chúng tôi mới bang hoàng bởi đây là những quánkaraoke không lành mạnh, là những quán karaoke “ôm”, mang tính chất trá hình, đồi truỵ Những chiếc biển bên ngoài chỉ mang tính chất minnh hoạ mà thôi.
Trong những năm qua, một trong những nội dung cơ bản đã được xác định nhằm xoá bỏ triệt để các loại hình hoạt động không lành mạnh, mang tính chất trá hình, đồi truỵ để đảm bảo ổn định trật tự xã hội. Đây được xác định là một chương trình, nội dung trọng điểm và có ý nghĩa lớn đối với sự thành công của chiến lược chống các tệ nạn xã hội của quốc gia Việt Nam.
Từ việc triển khai các chươnng trình, nội dung ở trên, CA Thị Trấn kết hợp với phòng văn hoá thông tin Huyện đã tích cực xây dựng các phương án hoạt động, xử lý vi phạm đối với các dịch vụ kinh doanh không lànhv mạnh này và đã đạt được nhiều kết quả to lớn: Một sốc quán đã được xoá bỏ, nhận thức của con người về vấn đề này được nâng cao hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số quán vẫn còn lén lut hoạt động khi không có sự kiểm soát của CA Thị Trấn và CA huyện vẫn còn sơ hở đới với một số quán, do đó đã tạo điều kiện cho các quán này lien tục hoạt động dù đã bị xử phạt nhiều lần. Đây chính là một khó khăn lớn nhất đối với CA Thị Trấn và CA huyện. Do vậy, các nhà lãnh đạo, các cấp ngành, những người làm công tác xã hội và công tác thanh niên luôn trăn trở để tìm ra những giải pháp phù hợp với mục tiêu: xoá bỏ triệt để các loại hình karaoke trá hình đồi truỵ trong thời đại ngày nay.
Do tình thực tiễn của vấn đề như vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “ Đặc doanh karaoke trá hình - một vấn đề nóng bỏng - thực trạng – nguyên nhân - giải pháp” tại khu vực 7 – TT Tứ Hạ - Hương Trà - Huế.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sang tỏ một số lý thuyết xã hội học như: Thuyết hành động xã hội, thuyết lựa chon hành vi, thuyết nhân loại học….
Ý nghĩa thực tiễn
2.2.1. Đối với Nhà Nước
Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho quá trình hoạch định, điều chỉnh và bổ sung những chính sách, chiến lược về các tệ nạn xã hội nói chung và các dịch vụ karaoke trá hình, đồi truỵ nói riêng.
2.2.2. Đối với người dân
Những kết quả thu thập được từ việc nghiên cứu góp phần giúp cho người dân, đặc biệt là vị thành niên, thanh niên hiểu được tác hại của các loại hình dịch vụ này và làm cho họ tự điều chỉnh mình và từ bỏ với con đường đến với các loại hình giải trí không lành mạnh này.
2.2.3. Đối với bản thân
Qua đợt thực tế này, đặc biệt là việc đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề kinh doanh karaoke trá hình đồi truỵ - thực trạng – nguyên nhân và giải pháp đã giúp cho tôi nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề đồng thời đây là một cơ hội tốt để tôi có thế áp dụng những lý thuyết và phương pháp đã học vào thực tiễn của cuộc sống. Từ đó giúp tôi có những kinh nghiệm hơn trong những cuộc nghiên cứu tiếp theo và trong quá trình công tác sau này.
3.Mục tiêu nghiên cứu
3.1.Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu này được thực hiện với một nhận thức rõ rang rằng: Cuộc sống con người đang cần được giải trí sau những ngày làm việc mệt mỏi căng thẳng. Nhưng loại hình giải trí này được nghiên cứu với một tính chất đặc biệt: Karaoke “ôm” mang tính chất trá hình đồi truỵ.
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này chính là để cho các cấp, các ngành, địa phương có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và dập tắt triệt để các loại hình giải trí không lành mạnh này đem lại cho con người sự giải trí lành mạnh một cách thoải mái, vui vẻ có ích.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu và mô tả quá trình hoạt động của các quán kinh doanh không lành mạnh.
- Tìm hiểu các cách thức quản lý, các biên bản quyết định xử phạt hành chính của công an thị trấn.
- Xem xét hệ thống quản lý của Nhà nước đối với các loại hình dịch vụ không lành mạnh này.
- Kết hợp giữa hình thức quản lý hệ thống và thực tiễn.
- Tìm hiểu các nguyên nhân tồn tại của một số quán “ôm”.
- Giảm bớt các tệ nạn xã hội.
- Quản lý tốt hơn đời sống xã hôị, trật tự an ninh của thị trấn mang lại cuộc sống ổn định cho người dân.
- Đề xuất những kiến nghị, giải pháp lên chính quyền để chính quyền có những biện pháp phù hợp nhằm xoá bỏ triệt để các dịch vụ Karaoke trá hình đồi truỵ này.
- Dự báo những xu hướng biến đổi trong nhận thức của những người hoạt động trong các dịch vụ này.
- Tìm hiểu những bức xúc của người dân xung quanh dịch vụ này.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đặc doanh Karaokê trá hình - một vấn đề nóng bỏng, thực trạng nguyên nhân và giải pháp.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Các cán bộ cụm cư dân ở xung quanh các dịch vụ.
4.3. Phạm vị nghiên cứu
- Không gian: Khu vực 7 - thị trấn Tứ Hạ - huyện Hương Trà – TTH
- Thời gian: Từ ngày 14 đến ngày 24/4/2008.
5. Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Hệ thống quản lý các dịch vụ giải trí không lành mạnh của Nhà nước đang được triển khai đối với thị trấn như thế nào?
- Hệ thống quản lý các dịch vụ giải trí không lành mạnh của Công an thị trấn đối với thị trấn như thế nào?
- Công an thị trấn đã xử lý vi phạm hành chính của các dịch vụ này ra sao?
- Tại sao đã bị xử phạt nhiều lần mà các dịch vụ kinh doanh này vẫn còn hoạt động? đã có những ai đứng sau bảo kê, bao che những vụ xử lý này?
- Những bức xúc của người dân xung quanh các dịch vụ này và những mâu thuẩn giữa người dân với các dịch vụ này như thế nào?
- Thị trấn và con người ở đây đã thay đổi như thế nào khi các dịch vụ này nổi lên?
- Những người phục vụ các dịch vụ này chủ yếu đến từ đâu? Hoạt động của các dịch vụ này như thế nào? Thời gian hoạt động ra sao?
- Những biện pháp trước mắt và lâu dài của công an thị trấn, Phòng văn hoá thông tin huyện đối với các dịch vụ không lành mạnh này?
- Những dịch vụ này đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân như thế nào? đặc biệt là đối với các lứa tuổi VTN?
- Những biện pháp cưỡng chế nào đã đuợc áp dụng ?
5.2.Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1.Phương pháp luận
Báo cáo này sủ dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng cho toàn bộ quá trình nghiên cứư vấn đề. “Đặc doanh karaoke trá hình - một vấn đề nóng bỏng - thực trạng – nguyên nhân và giải pháp”
“Là thế giới quan của chủ nghĩa Mác-lê nin, chủ nghĩa duy vật biện chứng giải thích các hiện tượng và quá trình xã hội trong mối quan hệ qua lại, trong sự vận động và biến đổi không ngừng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là sự mở rộng những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu cuộc sống xã hội, sự áp dụng những nguyên lý ấy vào việc nghiên cứu cuộc sống xã hội cũng như nghiên cứu các hình thức sinh hoạt xã hội…(chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng)
Chính vì vậy, khi nhìn nhận và đánh giá về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp đối với đặc doanh karaoke trá hình, chúng ta cần phải xem xét nó trong các mối quan hệ với các quá trình xã hội khác, phải tim ra và phân tích được những nguyên nhân, nhân tố kinh tế xã hội tác động đến thực trạng đó
5.2.2.Các phương pháp thu thập thông tin
5.2.2.1.Phương pháp quan sát
Trong thời gian thực tế tại khu vực 7 - TTTứ Hạ - Hương Trà - Huế, tôi đã tiến hành quan sát quá trình hoạt động của các dịch vụ kinh doanh karaoke “ôm”, không lành mạnh này đồng thời chúng tôi cũng đã tiến hành quan sát quá trình chính quyền xử lý vi phạm của các dịch vụ này và cũng đã chứng kiến được những bức xúc của người dân xung quanh. Với việc quan sát này đã có ý nghĩa rất lớn trong việc đưa ra những kết luận cuối cùng cho đề tài nghiên cứu này.
5.2.2.2.Phương pháp phân tích tài liệu
-Đọc và phân tích những tài liệu về các tệ nạn xã hội, trật tự an toàn xã hội cùng các loại hình giải trí có liên quan
-Đọc và phân tích báo cáo, biên bản xéy xử của CA TT đối với các loại hình kinh doanh karaoke không lành mạnh
-Tham khảo các quyết định xử phạt hành chính của công an thị trấn
-Đọc và phân tích tài liệu về việc gia hạn giấy phép kinh doanh karaoke
-Đọc và phân tích báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2008
-Đọc và phân tích một số bài báo tạp chícó liên quan đến karaoke trá hình nói riêng và các dịch vụ văn hoá kinh doanh không lành mạnh nói chung
Từ việc phân tích và đọc những tài liệu nói trên mà tôi đã có được những nguồn thông tin thật quý giá và hiệu quả để thực hiện đề tài nghiên cứu này
5.2.2.3.Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Trong thời gian thực tế nghiên cứu đề tài tại khu vực 7- TT Tứ Hạ - Hương Trà -Huế, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 10 người, trong đó có 5 người dân, 1 thanh niên, 1 thiếu niên, 2 người khách hay đến các dịch vụ này và 1 CA Thị trấn
Qua quá trình phỏng vấn này, chúng tôi phần nào thấy được những bức xúc của người dân, sự thiếu nhận thức về vấn đề này của thanh thiếu niên và sự khó xử của CA thị trấn đối với các dịch vụ kinh doanh không lành mạnh karaoke “ôm”.
5.2.2.4.Phương pháp thảo luận, tổ chức họp dân
Trong quá trình thực tế tại địa phương về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành tiếp xúc với 10 người dân trong khu vực xunng quanh các dịch vụ này. Tổ chức 1 cuộc họp dân nhằm lấy ý kiến những bức xúc của người dân vào vấn đề hoạt động của các dịch vụ karaoke “ôm”. Qua cuộc họp dân này, chúng tôi đã tiếp thu được nhiều ý kiến đề xuất lên chính quyền địa phươngvà có điều kiện để hoàn thành báo cáo thực tế với chuyên đề này
5.2.2.5.Phương pháp ma trận xếp loại ưu tiên
Phương pháp này để sắp xếp một vấn đề theo một trật tự nhất định dựa trên các tiêu chí đánh giá đã được cộng đồng đưa ra và thống nhất
Thông qua quá trình họp dân, chúng tôi đã lấy được những bức xúc của người dân xung quanh vấn đề này. Sau đó, chúng tôi đã phát phiếu điều tra trên đó đã ghi những bức xúc của người dân, yêu cầu họ chấm điểm cho mỗi vấn đề bức xúc.Qua đây,người dân đưa ra được vấn đề bức xúc nhất.Qua đây, chúng tôi tiếp thu được và nhờ chính quyền giải quyết. Đây là cơ sở để cho chúng tôi hoàn thành báo cáo này
5.2.2.6.Phương pháp thống kê
Để nghiên cứu vấn đề này được chính xác và có kế hoạch tốt cần phải bảo đảm công tác thông tin về vấn đề được đầy đủ và chính xác.Trong việc nghiên cứu vấn đề này, tôi đã sử dụng phương pháp thống kê nhằm để kiểm tra lại lượng thông tin đã được cung cấp chính xác hay hay không? Qua đó, tôi đã tiến hành tổng kết thông tin, viết báo cáo nghiên cứu. Vì vấn đề mang tính chất nóng bỏng, do đó việc nghiên cứu của chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Như vậy, trên đây là những phương pháp nghiên cứu đã được chúng tôi sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài nóng bỏng này.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Như chúng ta đã biết, một trong những hình thức để dẫn đến con đường tệ nạn xã hội chính là các dịch vụ kinh doanh không lành mạnh. Ngày nay, các dịch vụ này nổi lên hàng đầu như: Karaoke trá hình, đồi truỵ ,hớt tóc trá hình, cà phê trá hình…Ở đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp các loại hình kinh doanh này. Nó chiếm ưu thế hơn hẳn so với các dịch vụ kinh doanh lành mạnh. Với thời gian có hạn, quá trình thực tế của chúng tôi chỉ tập trung vào một vấn đề quan trọng nóng bỏng: “Đặc doanh karaoke tra hình- một vấn đề nóng bỏng - thực trạng – nguyên nhân và giải pháp”. Đây là một loại hình kinh doanh không lành mạnh, karaoke mang tính chất lợi dụng “biển bao” để kiếm thêm lợi nhuận. Đây là một trong những hình thức trá hình, đồi truỵ, đã và đang đưa đẩy thanh thiếu niên vào con đường tệ nạn xã hội, nhất là con đường mại dâm.
Hơn ai hết, những người chủ kinh doanh các dịch vụ không lành mạnh này, họ đều biết được tính chất nghiêm trọng của vấn đề. Nhưng vì muốn kiếm thêm lợi nhuận nên bản chất con người của họ bị vấy bẩn, họ tự biến mình thành những ông chủ, bà chủ “tốt bụng” với mục đích đầu tiên tạo công ăn việc làm cho những thanh thiếu niên không có việc làm. Nhưng với mục đích đầu tiên đó, họ đã dần biến những thanh thiếu niên này đi vào con đường làm nghề mại dâm để kiếm thêm tiền cho họ. Những dịch vụ kinh doanh này nhìn vào bề ngoài chúng ta cứ tưởng đó là những dịch vụ bình thường lành mạnh để giải trí. Nhưng nếu tận mắt chứng kiến bên trong của quán, chúng tôi đã thật sự thấy được tính chất nghiêm trọng của vấn đề này. Đó là những quán karaoke “ôm” trá hình đồi truỵ. Bên trong, các cô gái với “quần áo ngắn hơn không thể ngắn được nữa” đang âu yếm, ôm hôn các chàng trai rất “tự nhiên”, đồng thời các băng hì