Nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi.
Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội.
Bối cảnh quốc tế nói trên, có ảnh hưởng lớn đến công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đến năm 1996, công cuộc đổi mới đã tiến hành được 10 năm và đạt được nhiều thành tựu quan trọng về mọi mặt. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, cải thiện một bước đời sống vật chất của đông đảo nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh được củng cố. Đồng thời, thành tựu 10 năm đổi mới đã tạo được nhiều tiền đề cần thiết cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bên cạnh những thành tựu dạt được, nước ta cũng phải đối đầu với nhiều thách thức như nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế, “diễn biến hoà bình”; tệ quan liêu, tham nhũng; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Tình hình thế giới và thực tiễn công cuộc đổi mới đặt ra cho Đảng ta những nhiệm vụ và bước đi mới.
Trong hoàn cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 28-6 đến 1-7-1996, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 1.198 đảng viên đại diện cho gần 2 triệu 130 nghìn đảng viên trong cả nước.
14 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4508 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
Ngày 16/3/2006. Cập nhật lúc 8h 27'
(ĐCSVN) - Cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, “nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”. Nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội. Bối cảnh quốc tế nói trên, có ảnh hưởng lớn đến công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đến năm 1996, công cuộc đổi mới đã tiến hành được 10 năm và đạt được nhiều thành tựu quan trọng về mọi mặt. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, cải thiện một bước đời sống vật chất của đông đảo nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh được củng cố. Đồng thời, thành tựu 10 năm đổi mới đã tạo được nhiều tiền đề cần thiết cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh những thành tựu dạt được, nước ta cũng phải đối đầu với nhiều thách thức như nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế, “diễn biến hoà bình”; tệ quan liêu, tham nhũng; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Tình hình thế giới và thực tiễn công cuộc đổi mới đặt ra cho Đảng ta những nhiệm vụ và bước đi mới. Trong hoàn cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 28-6 đến 1-7-1996, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 1.198 đảng viên đại diện cho gần 2 triệu 130 nghìn đảng viên trong cả nước. Sau bốn ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Đại hội đã thông qua những văn kiện quan trọng sau đây: 1. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII. 2. Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996-2000. 3. Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi). 4. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam. Các văn kiện nêu trên bao gồm những nội dung cơ bản sau: Báo cáo Chính trị đã đánh giá 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội VII như sau: Về thành tựu, văn kiện khẳng định chúng ta đã giành được 5 thành tựu quan trọng: l. Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm. 2.Tạo được mọt số chuyển biến tích cực về mặt xã hội. 3. Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh. 4. Thực hiện có hiệu quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị. 5. Phát triển mạnh mối quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế. Cùng với việc đánh giá đóng thành tựu, Đảng ta cũng chỉ rõ những khuyết điểm và yếu kém: 1. Nước ta còn nghèo và kém phát triển. Chúng ta chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển. Nhà nước còn thiếu chính sách để huy động có hiệu quả nguồn vốn trong dân. Sử dụng nguồn lực còn phân tán, kém hiệu quả, chưa kiên quyết tập trung cho các chương trình, dự án kinh tế - xã hội cấp thiết. 2. Tình hình xã hội còn nhiều vấn đề tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết. Nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn chặn được. Tiêu cực trong bộ máy nhà nước, đảng và đoàn thể, trong các doanh nghiệp nhà nước, nhất là trên các lĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản, hợp tác đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu... nghiên trọng kéo dài. Việc làm đang là vấn đề gay gắt. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh. 3. Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần vừa lúng túng vừa buông lỏng. Chậm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Chưa quan tâm tổng kết thực tiễn. 4. Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội, các hoạt động khoa học và công nghệ, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, giáo dục, đào tạo, thông tin, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ chưa tốt. 5. Hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm. Năng lực và hiệu quả lãnh đại của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị, xã hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình. Đánh giá tổng quát sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII Báo cáo Chính trị khẳng định đất nước đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go và đạt những thắng lợi nổi bật trên nhiều mặt. “Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII, đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã được hoàn thành về cơ bản. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị những tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở phân tích những đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới, những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế, nêu rõ những thời cơ và thách thức lớn, Đại hội định ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2000 và 2020 của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là: tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay đến 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, Đại hội chỉ rõ nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của giai đoạn 1996-2000 là: Tập trung sức cho mục tiêu phát triển, đến năm 2000, GDP bình quân đầu người tăng gấp đôi năm 1990. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt khoảng 9-10%. Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân hằng năm 4,5-5%. Phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng trước hết công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; xây dựng.có chọn lọc một số cơ sỏ công nghiệp nặng về dầu khí, than, xi măng, cơ khí, điện tử, thép, phân bón, hoá chất, một số cơ sở công nghiệp quốc phòng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm 14-15%. Đến năm 2000, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 34-35% trong GDP; nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 45-46%. Tăng nhanh khả năng và tiềm lực tài chính của đất nước, lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Giải quyết tốt một số vấn đề xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Tích cực chuẩn bị và tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn sau năm 2000, chủ yếu là phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng và một số công trình công nghiệp then chốt, hình thành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các nhiệm vụ và mục tiêu nêu trên phải được thực hiện theo các định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu. - Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là: Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ. Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại. Hình thành dần một số ngành mũi nhọn như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, khai thác và chế biến dầu khí, một số ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, du lịch. Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. - Xác định các chính sách đối với các thành phần kinh tế, bao gồm: kinh tế nhà nước; kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân. - Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. - Phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo. Đảng chủ trương phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo. - Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đại hội khẳng định, văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động văn hoá, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho sự phát triển xã hội. - Chính sách giải quyết một số vấn đề xã hội theo quan điểm: tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển; khuyến khích làm giàu hợp phát đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo. Thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư; phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, nhân hậu thuỷ chung. - Tăng cường quốc phòng an ninh. Đại hội xác định nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh trong những năm tới là: phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của đất nước, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân, nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang, bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động gây mất ổn định chính trị xã hội, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, gây tổn hại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. - Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước, góp phần thúc đẩy xu thế hoà bình, hợp tác, phát triển. - Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. - Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các quan điểm: xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; lấy liên minh công nông và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Về công tác xây dựng Đảng, Báo cáo Chính trị khẳng định, toàn bộ thành tựu và khuyết điểm của công cuộc đổi mới gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo và hoạt động của Đảng. Sự lãnh đạo và hoạt động của Đảng là một nhân tố quyết định tạo ra những thành tựu đổi mới. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn nổi lên một số vấn đề lớn như: sự tác động của cơ chế thị trường và hoạt động chống phá của kẻ thù làm một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đoạ về đạo đức lối sống, một số thoái hoá biến chất về chính trị; trình độ, kiến thức, năng lực lãnh đạo của Đảng có mặt chưa theo kịp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Để làm tốt vai trò lãnh đạo, Đảng phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao hơn nữa sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của mình, khắc phục các khuyết điểm, các biểu hiện tiêu cực và yếu kém. Đảng phải mạnh từ Trung ương đến cơ sở, ở tất cả các cấp, các ngành. Trong công tác xây dựng Đảng phải thường xuyên nắm vững và quán triệt các nhiệm vụ sau: giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân; nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực cán bộ, đảng viên; kiện toàn hệ thống tổ chức của Đảng, thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, chủ trọng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ kế cận; nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Một vấn đề được nhấn mạnh trong các văn kiện Đại hội lần này là tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra của Đảng. Đại hội quyết định bổ sung và sửa đổi một số điểm cụ thể trong Điều lệ Đảng cho phù hợp với tình hình mới. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII bao gồm 170 uỷ viên. Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư. Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng “có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu cột mốc phát triển mới trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta”. Đại hội VIII của Đảng là Đại hội tiếp tục đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. “Kết quả của Đại hội có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc và tương lai đất nước vào lúc chúng ta sắp bước vào thế kỷ XXI”.
Niên biểu toàn khoá
Ngày 12/6/2003. Cập nhật lúc 11h 38'
Thời gian: từ 28-6 đến 1-7-1996 Địa điểm: Thủ đô Hà Nội Số lượng Đảng viên trong cả nước: 2.130.000 Số lượng tham dư Đại hội: 1198 đại biểu Tổng bí thư được bầu tại Đại hội: Đồng chí Đỗ Mười Ban Chấp hành Trung ương: 170 uỷ viên Bộ Chính trị: 19 uỷ viên Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư (khoá VIII, tháng 12-1997) bầu đồng chí Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiệm vụ chính: Thực hiện đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã họp nội bộ từ ngày 22 đến 26-6-1996 và họp công khai từ ngày 28-6 đến 1-7-1996 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 1.198 đại biểu thay mặt cho hơn 2 triệu đảng viên cùng các đồng chí cố vấn Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí đại diện lão thành cách mạng, đại diện các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các nhân sĩ trí thức tiêu biểu cho trí tuệ, bản lĩnh và sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng toàn dân. Dự Đại hội còn có gần 40 đoàn đại biểu quốc tế đại diện các đảng anh em và bầu bạn trên thế giới. Đại hội VIII đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII gồm có 170 uỷ viên chính thức. Bộ Chính trị gồm 19 uỷ viên. Tổng Bí thư là đồng chí Đỗ Mười. Các đồng chí Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Võ Chí Công được giao nhiệm vụ Cố vấn cho Ban chấp hành Trung ương Đảng. Đến tháng 11 năm 1999, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã họp 8 lần để quyết định nhiều vấn đề quan trọng của Đảng và Nhà nước: Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo và phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; về Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh và chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; về xây dựng và chỉnh đốn đảng. Đặc biệt, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã chấp nhận đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười chuyển giao chức vụ Tổng Bí thư; các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công được kết thúc nhiệm vụ Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng; các đồng chí Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt rút khỏi Bộ Chính trị, và được suy tôn làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.Đại hội đã bầu đồng chí Lê Khả Phiêu, giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, bầu bổ sung bốn uỷ viên Trung ương Đảng vào Bộ Chính trị. Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (12-1986) đến Đại hội lần thứ VIII, nhân dân ta đã trải qua 10 năm thực hiện đường lối đổi mới. Mười năm trước, nước ta ở trong một tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng. Sau năm năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra, nhân dân ta đã giành được những thắng lợi bước đầu rất quan trọng về cả kinh tế, xã hội, chính trị đối nội, đối ngoại. Kiên trì đường lối đổi mới, quyết tâm thực hiện nghị quyết của Đại hội VII và các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, toàn Đảng, toàn dân Việt Nam đã vượt qua mọi thử thách, tiếp tục vươn lên giành nhiều thắng lợi to lớn trên nhiều mặt. Nhiệm vụ do Đại hội lần thứ VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã hoàn thành về cơ bản. Đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dân được cải thiện. Dân chủ được phát huy. Lòng tin của nhân dân đối với chế độ và tiền đồ của đất nước, với Đảng và Nhà nước được khẳng định. ổn định chính trị - xã hội được giữ vững. Quốc phòng, an ninh được củng cố. Quan hệ đối ngoại phát triển mạnh mẽ; phá được thế bị bao vây, cô lập; tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta còn những khuyết điểm, yếu kém. Trong bối cảnh lịch sử đó của đất nước, Đại hội lần thứ VIII của Đảng được triệu tập. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, đi sâu tổng kết 10 năm đổi mới, đề ra những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2000 và 2020. Đại hội cũng sẽ kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vạch ra phương hướng xây dựng Đảng, sửa đổi điều lệ Đảng và bầu Ban chấp hành Trung ương mới. Trong quá trình chuẩn bị Đại hội, đảng bộ các cấp, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và đông đảo nhân dân trong cả nước và đồng bào sinh sống ở nước ngoài đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để bổ sung vào các văn kiện của Đại hội. Các văn kiện trình ra Đại hội là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam. Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã họp nội bộ từ ngày 22 đến 26-6-1996 và đã họp công khai từ ngày 28-6 đến 1-7-1996 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 1.198 đại biểu thay mặt cho hơn hai triệu đảng viên cùng các đồng chí cố vấn Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí đại diện lão thành cách mạng, đại diện các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các nhân sĩ trí thức tiêu biểu cho trí tuệ, bản lĩnh và sức mạnh đoàn kết của toàn Đảng toàn dân. Dự Đại hội còn có gần 40 đoàn đại biểu quốc tế đại diện các đảng anh em và bầu bạn trên thế giới. Lê Đức Anh, uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương khoá VII đọc diễn văn khai mạc. Đỗ Mười, Tổng Bí thư đọc Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về các văn kiện trình Đại hội VIII. Bản Báo cáo nhan đề Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng: Báo cáo chính trị; Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000; Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi) và Nghị quyết Đại hội. Kiểm điểm, đánh giá kết quả của 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và tổng kết 10 năm đổi mới, Đại hội đã kết luận tổng quát như sau: "Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mớ