Dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh nói "đức và tài", như Người cũng nói "tài và đức". Trong Di chúc thiêng liêng, Người nói đến "hồng và chuyên". Phẩm chất không phải là phạm trù trừu tượng, mà là phạm trù lịch sử cụ thể. Nó chứng minh hành vi của con người, quy định nghĩa vụ của người này với người khác và với xã hội. Nó phản ánh sự cống hiến và sự tử tế của mỗi con người trong cộng đồng xã hội. Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm Đường cách mệnh. Vào đề, Người nói ngay đến yếu tố "tư cách người cách mệnh". Năm 1947, Người viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc. Vào đề, Người nói ngay đến học tập, rèn luyện đạo đức cách mạng. Năm 1958, Người viết tác phẩm Đạo đức cách mạng. Trước tiên, Người nói về chống chủ nghĩa cá nhân, rèn luyện đạo đức cách mạng. Năm 1960, Người viết tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Mở đầu, Người đề cập đức tính gương mẫu của đảng viên: "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau".

doc19 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2881 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phẩm chất tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 1: Soi về tư duy cách mạng và chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh không phải là người Việt Nam đầu tiên yêu nước, nhưng công lao chính của Người là đã nâng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên tầm cao mới khi những vấn đề của thời đại tác động vào dân tộc Việt Nam và những vấn đề mà dân tộc Việt Nam đòi hỏi. Ở Hồ Chí Minh, đức, tài, tâm, bản lĩnh, nhân cách, phong cách đã hội tụ lại thành phẩm chất. Bài viết của PGS. TS. Đức Vượng - Hội đồng Lý luận Trung ương. 1. Đạo đức cộng sản còn xa, nhưng đạo đức cách mạng là mỗi ngày, là cả đời. Hồ Chí Minh nói "đức và tài", như Người cũng nói "tài và đức". Trong Di chúc thiêng liêng, Người nói đến "hồng và chuyên". Phẩm chất không phải là phạm trù trừu tượng, mà là phạm trù lịch sử cụ thể. Nó chứng minh hành vi của con người, quy định nghĩa vụ của người này với người khác và với xã hội. Nó phản ánh sự cống hiến và sự tử tế của mỗi con người trong cộng đồng xã hội. Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm Đường cách mệnh. Vào đề, Người nói ngay đến yếu tố "tư cách người cách mệnh". Năm 1947, Người viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc. Vào đề, Người nói ngay đến học tập, rèn luyện đạo đức cách mạng. Năm 1958, Người viết tác phẩm Đạo đức cách mạng. Trước tiên, Người nói về chống chủ nghĩa cá nhân, rèn luyện đạo đức cách mạng. Năm 1960, Người viết tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Mở đầu, Người đề cập đức tính gương mẫu của đảng viên: "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau". Có thể nói, hầu hết các trước tác của Hồ Chí Minh đều nói đến đạo đức cách mạng. Khổng Tử nói đến đạo đức phong kiến. M.Gandhi nói đến đạo đức giống nòi. K.Marx, F.Engel, V.I.Lenin nói đến đạo đức cộng sản. Còn Hồ Chí Minh suốt đời nói đến đạo đức cách mạng. Với Hồ Chí Minh, đạo đức cộng sản là cái còn xa vời, nhưng đạo đức cách mạng thì nó biểu hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày, nó chứng minh hành vi của con người trong hằng giờ của cuộc sống. Bởi vì, như Hồ Chí Minh đã giải thích rất rõ trong tác phẩm Đường cách mệnh, là cách mạng làm thay đổi từ cái cũ ra cái mới, cách mạng là đổi mới. 2. Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng là một trong những biểu hiện rõ nhất của phẩm chất cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng, nó ăn sâu bám rễ trong lòng dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Lòng yêu nước của mỗi con người Việt Nam tạo thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá thay đổi theo lịch sử, cho nên chủ nghĩa yêu nước ở mỗi thời đại khác nhau cũng có nội dung khác nhau, nó được quy định bởi những điều hiện kinh tế - xã hội. Một dân tộc tràn đầy chủ nghĩa yêu nước là một dân tộc mạnh. Một dân tộc thiếu chủ nghĩa yêu nước là một dân tộc yếu. Hồ Chí Minh nhận định chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và nó cũng giữ nguyên giá trị trong thời kỳ xây dựng lại đất nước. Người nhận định, nhân dân lao động là những người yêu nước chân chính, những người biểu hiện lợi ích dân tộc thật sự. Vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là phải chuyển chủ nghĩa yêu nước từ thời chiến sang chủ nghĩa yêu nước thời bình. Chủ nghĩa yêu nước thời bình được thể hiện bằng sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, dân giàu, nước mạnh, đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, về lối sống xã hội chủ nghĩa, những giá trị đạo đức và những ý tưởng mới. Nó phát sinh hằng ngày, hằng giờ trong mỗi con người chân chính, trong phong trào thi đua của những người lao động tiên tiến, trong cuộc đấu tranh cho sự công bằng và tiến bộ xã hội, cho sự tổ chức công việc một cách khoa học. Nó biểu hiện sự không khoan nhượng đối với những khuyết điểm, thiếu sót. Hồ Chí Minh không phải là người Việt Nam đầu tiên yêu nước, nhưng công lao chính của Người là đã nâng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên tầm cao mới khi những vấn đề mới của thời đại tác động vào dân tộc Việt Nam và những vấn đề mà dân tộc Việt Nam đòi hỏi. 3. Phẩm chất tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở cuộc đời hoạt động không biết mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Muốn giải phóng được giai cấp, trước hết phải giải phóng dân tộc. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp là tiền đề đi đến giải phóng con người. Cả ba hợp thành giải phóng xã hội. Với Hồ Chí Minh, con người bao giờ cũng là vốn quý nhất, là tâm điểm mà xã hội cần tập trung giải quyết. Hồ Chí Minh nói cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Cây có đơm hoa kết trái, cành lá sum suê, đều ở cái gốc đó mà ra. Nhưng muốn có cán bộ, trước hết phải xây dựng con người. Muốn trở thành cán bộ, trước hết phải trở thành con người. Trong đội ngũ của chúng ta, nhiều người chưa biết làm người đã xông vào làm cán bộ, rút cục, những người đó đều là những cán bộ hư hỏng, lòng lang dạ sói, trở thành cặn bã của xã hội. 4. Giải quyết vấn đề dân tộc và dân chủ ở Việt Nam Hồ Chí Minh là người đầu tiên nêu khái niệm "cách mạng dân tộc dân chủ" (cách mạng phản đế và thổ địa) ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến như Việt Nam. Xét cho cùng, Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước cũng là để giải quyết vấn đề dân tộc và dân chủ. Người cho rằng, nếu không giải quyết được hai vấn đề này, thì nhân dân Việt Nam mãi mãi là vong quốc nô. Theo Người, dân tộc được thể hiện ở độc lập dân tộc. Dân chủ được thể hiện ở vấn đề ruộng đất cho nông dân và tự do cho nhân dân. Hai vấn đề này hợp thành dân tộc và dân chủ trong chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nếu chỉ giải quyết vấn đề dân tộc mà không giải quyết vấn đề dân chủ, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa già, khi nhân dân vẫn mất quyền tự do dân chủ. Người nói: "Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì". Đó là chân lý của dân tộc. Năm 1949, Hồ Chí Minh biết bài: Dân vận. Đay là một tác phẩm rất có giá trị về phẩm chất tư tưởng cao cả. Người khẳng định: "NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ". Nội dung của một nước dân chủ theo quan điểm của Người là: "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Việt Nam chưa có truyền thống dân chủ, cũng chưa trải qua nền dân chủ tư sản bởi do thực dân, đế quốc, phong kiến bưng bít. Chính vì vậy, chúng ta hiện đang vẫn còn trong tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ bề ngoài. Nhiều cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý do chưa nghiên cứu về dân chủ, chưa nắm được thực chất của nền dân chủ, nên sa đà vào tập trung quan liêu, cửa quyền, ban phát theo lối chủ quan duy ý chí. Đây là một điểm yếu kém của đội ngũ cán bộ chúng ta mà còn lâu mới có thể khắc phục được Dân chủ xã hội chủ nghĩa - mục tiêu và động lực của đổi mới   Thứ Tư, 16/08/2006 - 8:22 AM   Cùng với việc kiểm điểm đánh giá tình hình, Văn kiện Đại hội X đề cập đậm nét vấn đề dân chủ, khẳng định dân chủ XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực của đổi mới. Trong thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 20 năm đổi mới, có thành tựu của phát huy sức mạnh nền dân chủ XHCN. Cùng với việc kiểm điểm đánh giá tình hình, vấn đề dân chủ được đề cập đậm nét trong Văn kiện Đại hội X, khẳng định dân chủ XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực của đổi mới. Xã hội XHCN mà chúng ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, do nhân dân lao động làm chủ... Dân chủ XHCN gắn liền với Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Như vậy, dân chủ XHCN nằm trong hệ mục tiêu của đổi mới, thể hiện bản chất ưu việt của CNXH. Để đi lên CNXH, cùng với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhất thiết phải xây dựng thành công nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc,  xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh... Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân được Đảng ta tổng kết là một trong năm bài học lớn của đổi mới. Đảng ta nhận thức rằng, dân chủ XHCN thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Phấn đấu cho quyền làm chủ thật sự của nhân dân được thực hiện, nhân dân là chủ thể của quyền lực, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, Nhà nước là người nhận quyền lực xã hội do nhân dân ủy giao phó để tổ chức và thực hiện đường lối chính trị của Đảng, hành động vì quyền lợi của nhân dân, làm điều lợi, tránh điều hại cho dân, chăm lo phát triển sức dân, bồi dưỡng và tiết kiệm sức dân theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân dân là người chủ xã hội, cho nên nhân dân không chỉ có quyền, mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định, thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân có quyền làm chủ thì đồng thời cũng có nghĩa vụ của người chủ. Một nền dân chủ chân chính, tiến bộ và hiện đại bao giờ cũng gắn liền quyền với nghĩa vụ, lợi ích với trách nhiệm. Đó là quan hệ mật thiết không thể tách rời, nó thấm nhuần trong các quan hệ giữa công dân với Nhà nước, cá nhân với xã hội, thành viên với cộng đồng. Tất cả được luật pháp điều chỉnh, điều tiết, chi phối để dân chủ không biến dạng thành các hành vi phản dân chủ. Pháp luật, như đã nói, là công cụ đầy hiệu lực của quản lý, bảo đảm cho quyền lực của nhân dân được thực hiện, thông qua sức mạnh của Nhà nước. Pháp luật không tách rời dân chủ, cũng như không có dân chủ nào ở bên ngoài  pháp luật. Đó là một chỉnh thể toàn vẹn. Sự vận động và phát triển lành mạnh của dân chủ đòi hỏi sự hiện diện của Nhà nước pháp quyền XHCN, trong đó, pháp luật là giới hạn, là hành lang vận động của dân chủ. Mọi tổ chức trong xã hội, mọi công dân và  công chức phải hoạt động theo đúng chuẩn mực luật pháp, hợp hiến và hợp pháp. Sự kiểm soát, điều tiết hành vi của mỗi cá nhân cũng như hoạt động của từng tổ chức không chỉ có sự tác động của luật pháp, mà còn được định hướng bởi đạo đức. Điều đó làm nổi bật đặc trưng pháp lý và nhân văn của dân chủ XHCN. Bằng cách đó, đạt được mục tiêu dân chủ sẽ dẫn tới sự phát triển tích cực, lành mạnh của cá nhân và xã hội. Trong các thể chế dân chủ của nền dân chủ XHCN, mối quan hệ giữa dân chủ với tập trung trong nguyên tắc (hay chế độ) tập trung dân chủ của hoạt động chính trị và quan hệ giữa dân chủ với đoàn kết, đồng thuận và hợp tác của cộng đồng xã hội, trong đời sống xã hội là những mối quan hệ nổi bật. Giải quyết đúng các mối quan hệ này sẽ chẳng những làm cho dân chủ thật sự là mục tiêu, mà còn là động lực phát triển. Đó là sự thống nhất và tác động lẫn nhau giữa mục tiêu và động lực của dân chủ. Trong mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị, dân chủ cần có tập trung như một bảo đảm tất yếu, không thể thiếu. Như vậy, tập trung không đối lập với dân chủ mà chỉ đối lập với tự do vô chính phủ, tính phân tán, cát cứ, cục  bộ địa phương và thói phường hội. Dân chủ không đối lập với tập trung, mà chỉ đối lập với quan liêu, chuyên chế, độc tài. Với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhờ giữ vững tập trung dân chủ mà Đảng ta là một Đảng chiến đấu, Đảng hành động, có sức mạnh của tính tổ chức, tính kỷ luật. Với Nhà nước pháp quyền XHCN, tập trung dân chủ sẽ làm tăng hiệu lực của quản lý, nhất là quản lý kinh tế, quản lý các nguồn lực của phát triển. Với các đoàn thể chính trị xã hội trong hệ thống chính trị, tập trung dân chủ cũng là một đòi hỏi khách quan, tất yếu do mục tiêu thực thi dân chủ và quyền làm chủ của quần chúng quy định. Ở đây có tính đặc thù của Mặt trận cần phải được lưu ý. Trên phương diện tổ chức và hệ thống tổ chức các cấp của Mặt trận với thiết chế bộ máy Ủy ban MTTQ các cấp, thì vận hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong mối quan hệ giữa Mặt trận với các tổ chức thành viên của nó, với Đảng và Nhà nước, nhân tố chi phối lại là hiệp thương dân chủ dựa trên sự đồng thuận, hợp tác, thỏa thuận, tôn trọng và thuyết phục lẫn nhau, chứ không phải tập trung dân chủ. Vì lẽ đó, cần phải kết hợp, tập trung dân chủ với hiệp thương dân chủ thực hiện dân chủ ở nước ta. Trong đời sống xã hội, trong cộng đồng xã hội và dân tộc, đoàn kết để thúc đẩy dân chủ và muốn đoàn kết thật sự thì phải bảo đảm dân chủ. Chỉ có thật sự tôn trọng và tin cậy lẫn nhau thì mới có thể đoàn kết thực tâm, thực lòng vì mục tiêu chung, lợi ích chung. Chính điều này cho thấy sự cần thiết phải xây dựng văn hóa dân chủ trong đời sống xã hội để mọi quan hệ ứng xử giữa con người với con người và tổ chức thấm nhuần tinh thần bình đẳng, tôn trọng, tin cậy, hợp tác để cùng phát triển. Đó là những vấn đề cần được nghiên cứu và ứng dụng bởi các cơ chế, quy chế xây dựng dựa trên các chuẩn mực khoa học pháp lý- đạo đức và văn hóa. Theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát huy dân chủ, văn kiện Đại hội X còn đề cập đến những tư tưởng về sự cần thiết phải xác lập các cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong mọi hoạt động và hành vi, cơ chế phát huy vai trò tư vấn, phản biện và giám sát xã hội của Mặt trận, của các đoàn thể chính trị - xã hội đối với các quyết sách của Đảng và Nhà nước. Để phát huy dân chủ và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, vấn đề hoàn thiện luật pháp trở nên cực kỳ bức xúc và hệ trọng. Đó là những bảo đảm cần thiết để phát huy vai trò động lực của dân chủ trong xã hội. Qua thực tiễn đổi mới, tư duy lý luận của Đảng cũng đã vươn tới những quan điểm mới, mở ra một khả năng và triển vọng tốt đẹp để xây dựng xã hội ta thành một xã hội dân chủ, trong đó nhân dân là người chủ chân chính của Nhà nước và xã hội, là chủ thể quyền lực. Vấn đề đặt ra là cần phải thực hành dân chủ rộng rãi và nghiêm túc, trước hết là dân chủ trong Đảng. Sự phát triển lành mạnh dân chủ trong Đảng chẳng những làm tăng sức mạnh của Đảng, mà còn nêu gương, thúc đẩy dân chủ trong xã hội. Thực hiện dân chủ rộng rãi sẽ là chiếc chìa khóa vạn năng giải quyết mọi khó khăn. Luận đề tư tưởng quan trọng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tỏ rõ vai trò, mục tiêu và động lực của dân chủ đối với sự phát triển xã hội. Tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa và phong cách dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được Đảng ta quán triệt, vận dụng vào sự nghiệp đổi mới, vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, đổi mới hệ thống chính trị hiện nay./   Function tccheck(mst1) As Boolean mst = Mid(mst1, 1, 10) If IsNumeric(mst) Then msttext = Format(mst, "0000000000") Else msttext = mst End If skt = CDbl(Mid(msttext, 1, 1)) * 31 skt = skt + CDbl(Mid(msttext, 2, 1)) * 29 skt = skt + CDbl(Mid(msttext, 3, 1)) * 23 skt = skt + CDbl(Mid(msttext, 4, 1)) * 19 skt = skt + CDbl(Mid(msttext, 5, 1)) * 17 skt = skt + CDbl(Mid(msttext, 6, 1)) * 13 skt = skt + CDbl(Mid(msttext, 7, 1)) * 7 skt = skt + CDbl(Mid(msttext, 8, 1)) * 5 skt = skt + CDbl(Mid(msttext, 9, 1)) * 3 tccheck = (CDbl(Mid(msttext, 10)) = 10 - skt Mod 11) End Function Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một hình thức thể hiện quyền tự do, bình đẳng của công dân, xác định nhân dân là chủ thể của quyền lực. Chế độ dân chủ bắt nguồn từ chính bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân là điều kiện cơ bản để thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Sự sáng tạo của nhân dân, quyền lực của nhân dân và sự bình đẳng, tự do cá nhân là cơ sở lý luận và thực tiễn của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trên quan điểm quyền lực nhân dân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, đặt ra nhiệm vụ phấn đấu để mọi thành viên trong xã hội đều tham gia vào việc hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chế độ xã hội chủ nghĩa tạo nên những hình thức dân chủ hoàn toàn mới, phù hợp với điều kiện kinh tế của xã hội, làm cho nền dân chủ đó ngày càng phong phú, đa dạng. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, bên cạnh nền dân chủ có tính chất dân cử, những hình thức dân chủ trực tiếp khác nhau cũng được phát triển hài hòa, thể hiện trong các hoạt động của những tổ chức xã hội, tổ chức dân lập, trong hệ thống kiểm soát của nhân dân. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ghi nhận toàn bộ những quyền tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, đi lại, tự do tín ngưỡng, quyền bất khả xâm phạm thân thể và nhà ở, quyền nghỉ ngơi, học hành. Nhà nước xã hội chủ nghĩa bảo đảm cho tất cả công dân được hưởng những quyền đó. Nhà nước xã hội chủ nghĩa tạo cho công dân những khả năng rộng rãi để bày tỏ nguyện vọng và trình bày những ý kiến của mình về những vấn đề của đời sống xã hội. Việc xác lập nền dân chủ ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội. Để có dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện một đảng cầm quyền, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa dân chủ ở cấp Trung ương với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; trong đó, dân chủ ở cơ sở có tính chất nền tảng, dân chủ ở cấp Trung ương có tính chất quyết định. Dân chủ ở nước ta, trước hết và chủ yếu được thực hiện bằng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do nhân dân làm chủ. Hệ thống chính trị đã động viên sự tham gia của công dân vào công việc của Nhà nước ở cơ sở, trong các hoạt động đa dạng nhằm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Bài học lớn về dân chủ là phát huy tối đa nội lực và ý thức tự lực tự cường của nhân dân; vai trò quan trọng của nhân dân trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan đảng và nhà nước; dân chủ đi đôi với việc chấp hành pháp luật, kỷ cương. Một số đặc điểm của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Đây là nền dân chủ cho đại đa số người - dân chủ của nhân dân lao động dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Nền dân chủ này giành được do kết quả thắng lợi của cuộc đấu tranh lâu dài vì tiến bộ xã hội của nhân dân lao động. Về chính trị : Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện qua sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng Sản đối với toàn xã hội, thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, mà trong đó có giai cấp công nhân . Về kinh tế : Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội, đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học công nghệ hiện đại, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động . Về văn hóa tư tưởng : Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Marx-Lenin (hệ tư tưởng của giai cấp công nhân ) làm nền tảng, chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới (như văn học, nghệ thuật, giáo dục, đạo đức, lối sống, văn hóa, xã hội, tôn giáo ...) Việt Nam - Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội   Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự kiện này là mốc son đánh dấu sự kết hợp các nhân tố dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong bản chất của Đảng. Trong nhiều văn kiện của Đảng ta, vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội luôn được khẳng định một cách mạnh mẽ và dứt khoát. Tại Đại hội IX của Đảng, khi tổng kết những bài học chủ yếu của 15 năm đổi mới, Báo cáo chính trị đã chỉ rõ bài học thứ nhất là: “Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Sự lựa chọn của Đảng ta, của nhân dân ta là hoàn toàn chính xác. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, anh dũng bất khuất, đã từng chiến thắng nhiều đế quốc phong kiến hung hãn. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, phong trào yêu nước đã dấy lên hết sức mạnh mẽ. Liên tiếp nổ ra các cuộc nổi dậy khắp mọi miền đất nước, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các bậc sĩ phu, kể cả một bộ phận quan lại phong k