Đánh giá công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

Với thực trạng của địa bàn nghiên cứu, việc phân tích, đánh giá công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện là việc làm cấp thiết nhằm bảo vệ diện tích rừng và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân sống chủ yếu dựa vào rừng. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện đã được chính quyền và người dân quan tâm. Phần lớn diện tích đã giao cho hộ, nhóm hộ và cộng đồng quản lý và bước đầu đem lại kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc cấp giấy CNQSDĐ còn chậm, cộng với tập quán canh tác lạc hậu, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân chủ yếu đi vào rừng để kiếm sống nên việc quản lý, bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn. Mức độ nhận thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng chưa cao, sau khi được giao đất giao rừng nhưng do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên mức độ đầu tư để phát triển rừng còn thấp. Với những trở ngại đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

pdf10 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3751 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
37 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT GIAO RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Ngọc Châu, Hồ Trọng Phúc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế TÓM TẮT Với thực trạng của địa bàn nghiên cứu, việc phân tích, đánh giá công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện là việc làm cấp thiết nhằm bảo vệ diện tích rừng và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân sống chủ yếu dựa vào rừng. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện đã được chính quyền và người dân quan tâm. Phần lớn diện tích đã giao cho hộ, nhóm hộ và cộng đồng quản lý và bước đầu đem lại kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc cấp giấy CNQSDĐ còn chậm, cộng với tập quán canh tác lạc hậu, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân chủ yếu đi vào rừng để kiếm sống nên việc quản lý, bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn. Mức độ nhận thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng chưa cao, sau khi được giao đất giao rừng nhưng do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên mức độ đầu tư để phát triển rừng còn thấp. Với những trở ngại đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện. 1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu Nam Đông là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách đường Quốc Lộ 1A 23 km và cách trung tâm thành phố Huế 59 km theo đường bộ. * Hiện trạng và cơ cấu dân số Huyện Nam Đông có 2 dân tộc chính là dân tộc Kinh và dân tộc Ka Tu, trong đó dân tộc Ka Tu chiếm 40,81%. Dân số trung bình năm 2009 là 23.362 người và chủ yếu sống ở vùng nông thôn (chiếm 85,34%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện năm 2009 là 1,41% và có chiều hướng ngày càng giảm. * Đặc điểm lao động và việc làm Nhìn chung, lao động trên địa bàn chủ yếu là lao động phổ thông, làm việc trong lĩnh vực Nông - Lâm - Thủy sản nên thu nhập thấp. Vì thế, trong thời gian tới cần phát triển các loại hình tiểu thủ công nghiệp, mở các trung tâm dạy nghề nhằm tạo việc làm tại chỗ cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà. Nam Đông là huyện miền núi, người dân nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc 38 thiểu số với trình độ văn hóa thấp, phương thức canh tác còn lạc hậu, sống chủ yếu dựa vào rừng nên làm cho rừng ngày càng giảm về trữ lượng và chất lượng. Để góp phần cải thiện đời sống của người dân và hạn chế tình trạng mất rừng, công tác giao đất giao rừng cho người dân đã được triển khai mạnh mẽ và thu được những kết quả nhất định và được người dân đồng tình ủng hộ cao. Song bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế nảy sinh trong quá trình thực hiện cần phải khắc phục. Vì vậy việc đánh giá công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện là vấn đề cấp thiết, nhằm đưa ra một số giải pháp để khắc những hạn chế trên, góp phần thúc đẩy việc bảo vệ và phát triển vốn rừng, đồng thời nâng cao mức sống cho người dân. 2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, các tài liệu, số liệu liên quan đến địa bàn nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập từ hai nguồn: sơ cấp và thứ cấp, trong đó chủ yếu là nghiên cứu tổng hợp số liệu thứ cấp kết hợp với việc điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khoa học. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích so sánh, phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp chuyên gia,… 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp của huyện qua 3 năm 3.1.1. Tình hình quản lý đất lâm nghiệp huyện Nam Đông Trong cơ cấu diện tích đất tự nhiên của huyện thì đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (82%), tiếp đến là đất chưa sử dụng (14%) và đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít (4%). Trong cơ cấu của diện tích nông nghiệp thì đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao (trên 90%), trong khi đó đất SXNN chiếm tỷ lệ rất nhỏ (8,97%). Như vậy, Nam Đông có điều kiện rất thuận lợi để phát triển rừng và nghề rừng. Nhằm bảo vệ và phát triển vốn rừng, ổn định hoạt động sản xuất và đảm bảo quyền lợi cho người dân, tránh tranh chấp về đất đai xảy ra. Trong những năm qua công tác giao đất giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân và tổ chức trên địa bàn huyện Nam Đông đã được tiến hành đồng bộ và đi vào nề nếp. Nhìn vào Bảng 1 ta thấy, trong năm 2009, tổng diện tích đất lâm nghiệp phân theo đối tượng sử dụng là 46.292,74 ha, chiếm trên 90% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện đã giao. Nhưng ta thấy rằng, phần lớn diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các tổ chức khác là 40.451,60 ha chiếm 87,38%, còn diện tích giao cho các hộ gia đình cá nhân sử dụng rất ít chỉ 3.768,04 ha chiếm 8,14% và cộng đồng dân cư là 2.073,10 ha chiếm 4,48% tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao. 39 Bảng 1. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp huyện Nam Đông phân theo đối tượng sử dụng đã giao (1/1/2009) (ĐVT: ha) Mục đích sử dụng Tổng số Diện tích đất theo đối tượng sử dụng Hộ gia đình cá nhân Tổ chức trong nước UBND cấp xã Tổ chức Kinh tế Tổ chức khác Cộng đồng dân cư DT (%) DT (%) DT (%) DT (%) DT (%) Tổng diện tích đất NN 51.175,24 8.650,54 16,90 0,00 0,00 0,00 0,00 40.451,60 79,05 2.073,10 4,05 1. Đất sản xuất nông nghiệp 4.829,36 4.829,36 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 1.1. Đất trồng cây hàng năm 919,25 919,25 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 1.2. Đất trồng cây lâu năm 3.910,11 3.910,11 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 2. Đất lâm nghiệp 46.292,74 3.768,04 8,14 0,00 0,00 0,00 0,00 40.451,60 87,38 2.073,10 4,48 2.1. Đất rừng sản xuất 13.558,09 3.768,04 27,79 0,00 0,00 0,00 0,00 7.716,95 56,92 2.073,10 15,29 2.2. Đất rừng phòng hộ 20.902,95 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 20.902,95 100,00 0,00 0,00 2.3. Đất rừng đặc dụng 11.831,70 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 11.831,70 100,00 0,00 0,00 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 53,14 53,14 100,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 4. Đất làm muối 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 5. Đất nông nghiệp khác 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Nam Đông 2010. 40 Nguyên nhân của tình trạng trên là do trước đây đa số đồng bào dân tộc Ka Tu thường sống du canh du cư, khai thác rừng làm nương rẫy, cuộc sống của họ chủ yếu là gắn bó với rừng và hầu như họ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để ổn định hoạt động sản xuất, đặc biệt cho đồng bào dân tộc Ka Tu, trong thời gian tới Phòng TN&MT cần phối hợp với các ban ngành chức năng tỉnh và huyện tiến hành đo đạc phân chia lại đất đai để cho mọi người dân có đất sản xuất, trong đó có diện tích đất lâm nghiệp. 3.1.2. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Là huyện miền núi với diện tích đất lâm nghiệp chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, Nam Đông rất có lợi thế để phát triển rừng và nghề rừng. Nhìn vào Bảng 2 ta thấy, tài nguyên rừng tự nhiên của huyện Nam Đông khá dồi dào với 45.181,11 ha. Bảng 2. Diện tích, tình hình chăm sóc và quản lý rừng huyện Nam Đông giai đoạn 2007 – 2009 Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 So sánh (%) 08/07 09/08 1. Rừng tự nhiên ha 45.181,11 45.181,11 45.181,11 0,00 0,00 2. Rừng trồng tập trung ha 450,00 400,00 400,00 -11,11 0,00 3. Trồng cây phân tán 1000 cây 45,00 50,00 45,00 11,11 - 10,00 4. Chăm sóc rừng ha 480,00 450,00 450,00 -6,25 0,00 5. Tu bổ rừng ha 400,00 400,00 400,00 0,00 0,00 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Nam Đông 2010. Trong những năm qua, phong trào trồng rừng kinh tế của huyện được chính quyền địa phương xúc tiến mạnh mẽ, cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài thông qua các dự án như: WB3, ADB, UNDP…cộng với sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân nên diện tích rừng trồng tập trung đạt được khá lớn (mỗi năm trên 400 ha). 3.2. Tình hình giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Thực trạng giao rừng tự nhiên: Sau khi có Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, các cơ quan, ban ngành có liên quan đã phối hợp triển khai thực hiện và đạt được những kết quả được thể hiện ở bảng 3. 41 Bảng 3. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện phân theo chủ quản lý Phân theo chủ quản lý Đất tự nhiên Diện tích đất LN Diện tích (ha) Đất khác Rừng tự nhiên Rừng trồng Đất trống QHLN 1. BQLRPH N.Đông 17.599,40 16.057,10 14.954,40 404,10 698,60 1.542,30 2. Vườn Quốc gia 24.605,00 24.394,50 21.624,80 167,30 2.602,40 210,50 3. Huyện Quản lý 22.990,20 13.612,90 8.601,91 3.411,34 1.599,65 9.377,30 a. Hộ gia đình 3.824,94 3.768,04 350,70 3.407,34 10,00 56,90 b. Cộng đồng QL 570,50 570,50 566,50 4,00 0,00 0,00 c. Nhóm hộ QL 1.502,60 1.502,60 1.422,60 0,00 80,00 0,00 d. Chưa giao 17.092,16 7.771,76 6.262,11 0,00 1.509,65 9.320,40 Tổng 65.194,60 54.064,50 45.181,11 3.982,74 4.900,65 11.130,10 Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Nam Đông 2010 Nhìn vào bảng ta thấy, rừng tự nhiên chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất lâm nghiệp (chiếm trên 84%). Hiện có 3 tổ chức quản lý đất lâm nghiệp là: BQLRPH Nam Đông, Vườn Quốc gia và huyện quản lý. Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu đánh giá, nhận thấy việc giao rừng tự nhiên đã được sự đồng tình của bà con thôn bản và chính quyền các cấp, bước đầu có nhiều hiệu quả trong việc bảo vệ, phát triển rừng ở địa phương, rừng đang được quản lý, bảo vệ và sử dụng ổn định, hạn chế tình trạng chặt phá trái phép lâm sản như những năm trước đây. Nhìn chung, phần diện tích đất lâm nghiệp mà huyện quản lý giao cho hộ gia đình, cộng đồng và nhóm hộ quản lý còn khá khiêm tốn, trong khi đó phần diện tích huyện chưa giao còn tương đối lớn (7.771,76 ha, cụ thể ở Bảng 4). Vì vậy, trong thời gian tới chính quyền địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giao đất giao rừng cho hộ gia đình, cộng đồng và nhóm hộ quản lý. 42 Bảng 4. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện chưa giao phân theo xã STT Đơn vị ( xã) Diện tích đất LN chưa giao Diện tích ( ha) Rừng tự nhiên Rừng trồng Đất trống QHLN 1 Thượng Quảng 276,80 54,90 0,00 221,90 2 Thượng Long 73,50 73,50 0,00 0,00 3 Hương Hữu 351,10 249,10 0,00 102,00 4 Hương Giang 227,80 146,50 0,00 81,30 5 Thượng Nhật 1.282,90 1.130,40 0,00 152,50 6 Hương Hoà 37,10 37,10 0,00 0,00 7 Hương Sơn 612,40 395,70 0,00 216,70 8 Thượng Lộ 2.131,70 2.125,90 0,00 5,80 9 Thị trấn khe Tre 10,20 0,00 0,00 10,20 10 Hương Lộc 942,60 630,80 0,00 311,80 11 Hương Phú 1.825,66 1.418,21 0,00 407,45 Tổng cộng 7.771,76 6.262,11 0,00 1.509,65 Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Nam Đông 2010. Tính đến đầu năm 2009 tổng diện tích đất lâm nghiệp huyện đã giao cho 2.269 hộ với 3.209 và tổng diện tích được giao là 27.641.200,0 m2. Như vậy, tình trạng giao đất lâm nghiệp rất manh mún, bình quân 1,41 giấy/hộ, với diện tích bình quân là 121.821,1 m2/hộ và 86.136,49 m2/giấy. Về mặt tích cực: Chủ trương xã hội hoá công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đang được đẩy mạnh, đây là bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đã làm cho rừng có chủ thực sự, gắn quyền lợi với trách nhiệm, tạo điều kiện cho người dân bảo vệ được rừng, yên tâm quản lý, đầu tư phát triển rừng trên diện tích rừng được giao. Công tác bảo vệ và phát triển rừng đã được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền các cấp, có nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển nghề rừng cho đồng bào dân tộc miền núi, góp phần giải quyết việc làm, ổn định định canh định cư và xóa đói giảm nghèo. Về mặt hạn chế: Mặc dù trên danh nghĩa phần lớn các diện tích rừng đã được giao cho các chủ 43 quản lý, sử dụng nhưng thực tế công tác giao rừng tự nhiên còn có những hạn chế sau: - Diện tích rừng tự nhiên được giao đa số là rừng nghèo kiệt, xa khu dân cư, chế độ hưởng lợi phụ thuộc vào lượng tăng trưởng, sau 10 - 15 năm mới được hưởng sản phẩm nên chưa động viên được bà con nhận rừng. - Trách nhiệm và quyền hưởng lợi của các chủ rừng vẫn chỉ mang tính định hướng, thiếu cụ thể nên còn lúng túng trong triển khai thực hiện. - Việc khảo sát đánh giá trữ lượng rừng trước khi giao còn nhiều bất cập. - Vịêc giám sát, theo dõi và đánh giá hiệu quả công tác giao rừng, sử dụng rừng sau khi giao chưa được làm thường xuyên. Những hạn chế nói trên phát sinh từ một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Nhận thức của một bộ phận cán bộ tham mưu trong lĩnh vực giao đất giao rừng còn hạn chế, chưa quán triệt đúng chủ trương về giao đất, giao rừng của Đảng. - Chính sách, quy định của Nhà nước về giao rừng tự nhiên, trách nhiệm và quyền hưởng lợi của các chủ rừng vẫn chỉ mang tính định hướng, thiếu cụ thể chưa rõ ràng. - Công tác phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện việc giao rừng chưa chặt chẽ; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng rừng còn chậm và thiếu đồng bộ; phân công, phân cấp trách nhiệm còn chồng chéo, không rõ ràng và thiếu thống nhất. - Việc giám sát, theo dõi và đánh giá hiệu quả công tác giao đất, giao rừng, sử dụng rừng sau khi giao chưa làm được. * Đánh giá các mô hình giao đất giao rừng trên địa bàn huyện - Ưu điểm và hạn chế của giao rừng cho cộng đồng. + Ưu điểm: Cộng đồng thực sự khẳng định vai trò của mình thông qua phương án QLBVR và hương ước, cam kết bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng dân cư thôn tự mình xây dựng và được toàn Cộng đồng đồng tình ủng hộ. Từ đó mọi người dân trong thôn đã có ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, cộng đồng được hưởng lợi từ rừng tự nhiên một cách hợp pháp các sản phẩm từ rừng thông qua việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng của chính từng người dân trong cộng đồng thôn làm nên. Nhận thức của người dân trong Cộng đồng được nâng lên, luôn có sự tuyên truyền vận động của Ban quản lý thôn và việc chỉ đạo các tổ bảo vệ rừng của toàn dân được triển khai thực hiện. Việc triển khai tuần tra bảo vệ rừng tiến hành thường xuyên theo định kỳ, do đó ngăn chặn kịp thời việc chặt phá rừng. Tình hình cháy rừng không xảy ra, tình trạng chặt phá rừng trái phép giảm. + Hạn chế: Trách nhiệm của một số thành viên trong cộng đồng chưa cao, chưa thật sự vì cộng đồng, chưa xem rừng là tài sản của chính mình. 44 - Ưu điểm và hạn chế của giao rừng cho nhóm hộ quản lý. + Ưu điểm: Việc triển khai tuần tra bảo vệ rừng của các tổ bảo vệ chuyên trách tiến hành thường xuyên, có trách nhiệm hơn. + Hạn chế: Đối tượng rừng được giao chủ yếu là rừng nghèo, chưa có kế hoạch quản lý phát triển rừng, việc triển khai thực hiện chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung quản lý bảo vệ rừng, còn thiếu kế hoạch phát phát triển làm giàu vốn rừng. Các mâu thuẫn thường xảy ra giữa nhóm hộ và người dân trong thôn, giữa nhóm hộ và người ngoài thôn về khai thác lâm sản ngoài gỗ, thậm chí khai thác trái phép gỗ và tình trạng lấn chiếm đất rừng. Tính cộng đồng trong nhóm hộ chưa cao và với một tập thể chưa đủ mạnh, khó tạo ra sức mạnh để thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng. - Ưu điểm và hạn chế trong giao rừng cho hộ gia đình. + Ưu điểm: Quy mô diện tích giao nhỏ hơn nhiều, gần nơi sinh sống nên công tác quản lý bảo vệ rừng có phần tốt hơn nhóm hộ và cộng đồng. Tính tự chủ, tự giác cao. Công tác kiểm tra, bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn giao cho nhóm hộ và cộng đồng vì họ xác định trách nhiệm và nghĩa vụ khi nhận rừng. + Hạn chế: Thiếu các biện pháp tác động vào rừng để nâng cao chất lượng rừng, một phần do kinh tế của người dân nghèo, đời sống còn nhiều khó khăn trong khi đó đầu tư hỗ trợ sau giao rừng từ các tổ chức khác không có nên thiếu vốn để đầu tư làm giàu rừng. * Tóm lại: Trong 3 hình thức giao rừng tự nhiên để quản lý bảo vệ qua các năm trên địa bàn huyện, có thể khẳng định là giao rừng cho cộng đồng và hộ gia đình bước đầu có hiệu quả hơn so với giao theo nhóm hộ mặt dù các hình thức trên đều chưa được hưởng lợi từ rừng. Thông qua công tác bảo vệ, các hoạt động nuôi dưỡng thì rừng có phát triển hơn và được bảo vệ tốt hơn. 3.3. Tình hình quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn Bảng 5. Mạng lưới tổ chức quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tên đơn vị Số trạm Số cán bộ Tổng Biên chế Hợp đồng Lực lượng chuyên trách 10 79 46 33 1. Hạt Kiểm Lâm 3 24 24 0 2. VQG Bạch Mã 3 26 11 15 3. BQLRPH Nam Đông 4 29 11 18 Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Nam Đông 2010. 45 Lực lượng chuyên trách nòng cốt trong công tác bảo vệ rừng là cán bộ Hạt Kiểm lâm, vườn quốc gia Bạch Mã, ban quản lý rừng phòng hộ huyện Nam Đông. Hiện có 10 trạm với 79 cán bộ công chức đã thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn các chủ rừng thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. 3.4. Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp Nhờ công tác bảo vệ và chăm sóc tốt nên hàng năm lượng gỗ tròn khai thác tương đối lớn và có xu hướng tăng rất nhanh qua các năm: năm 2009 là 8.600 m3 tăng 42,21% so với năm 2008. Bảng 6. Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu và giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp huyện Nam Đông giai đoạn 2007 - 2009 Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 So sánh (%) 08/07 09/08 I. Sản phẩm khai thác a) Gỗ tròn khai thác m3 5.000,00 5.650,00 8.600,00 13,00 52,21 b) Củi khai thác Ster 11.000,00 11.500,00 12.000,00 4,55 4,35 c) Tre, nứa, luồng 1.000 cây 500,00 450,00 175,00 -10,00 -61,11 d) Song mây các loại 1.000 đốt 170,00 175,00 160,00 2,94 -8,57 II. Giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) Tr.đ 13.018,00 17.393,00 28.054,00 33,61 61,29 1. Trồng rừng & nuôi rừng Tr.đ 2.781,00 3.280,00 3.260,00 17,94 -0,61 2. Khai thác gỗ & lâm sản Tr.đ 9.273,00 12.480,00 23.011,00 34,58 84,38 3. Dịch vụ & lâm nghiệp khác Tr.đ 964,00 1.633,00 1.783,00 69,40 9,19 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Nam Đông 2010. Về giá trị sản xuất của ngành, tổng giá trị sản xuất có xu hướng tăng nhanh qua các năm, đặc biệt năm 2009 là 28.054,0 triệu tăng 61,29% so với năm 2008. Trong đó chủ yếu là giá trị từ việc khai thác gỗ và lâm sản. Giá trị từ rừng trồng cũng ngày càng tăng lên và đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất của ngành. Kết quả đó đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, từng bước ổn định cuộc sống và nâng cao trình độ nhận thức cho người dân. 46 Ngoài hiệu quả về mặt kinh tế, bảo vệ và chăm sóc rừng còn góp phần cải tạo khí hậu, phòng chống lũ đầu nguồn, bảo vệ hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn huyện. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Sally P.Marsh, T.Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng. Phát triển Nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Úc, 2007. [2]. Lê Du Phong, Tô Đình Mai. Góp phần nghiên cứu chính sách lâm nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2007. [3]. Niên giám Thống Kê tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2007- 2009. [4]. Niên giám thống kê huyện Nam Đông năm 2007 - 2010. [5]. Báo cáo hàng năm của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Đông 2007, 2008, 2009. [6]. Báo cáo tình hình sử dụng đất của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Đông 2007 - 2009. [7]. Quy hoạch sử dụng đất đai huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, 2007. THE EVALUATION OF THE FOREST – LAND HANDOVER IN NAM DONG DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE Nguyen Ngoc Chau, Ho Trong Phuc College of Economics, Hue University SUMMARY With the actual situation of research location, it is essential to carry out the analysis and evaluation of the forest-land handover in Nam Dong District in order to protect forested areas and improve the livelihood of people whose lives are based on the forest. Research results reveal that the forest-land handover in the district has received significant attention from local authorities and residents. The forest land area was mainly transferred to households, household g
Luận văn liên quan