Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ

Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chuyển mình từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn về sự tăng trưởng kinh tế và đấu tranh bảo vệ môi trường Những năm gần đây, với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch. kéo theo mức sống của người dân ngày càng cao cũng đồng nghĩa với việc lượng rác thải phát sinh từ những hoạt động của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Công tác quản lý và xử lý CTRSH tại hầu hết các thành phố, thị xã của nước ta đều chưa đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh và bảo vệ môi trường. Chưa có được những giải pháp đồng bộ, những quyết sách đúng đắn và những bước đi thích hợp để quản lý chất thải rắn trong quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường, làm suy giảm chất lượng môi trường, kéo theo những mối nguy hại về sức khỏe cộng đồng và hạn chế sự phát triển của xã hội. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân. Để thực hiện chủ chương phát triển bền vững, phát triển kinh tế cùng bảo vệ môi trường thì hiện nay vấn đề quản lý và xử lý CTR tại TP. Điện Biên Phủ đã và đang được chính quyền tỉnh, các cơ quan chức năng quan tâm. Mặc dù đã được tăng cường về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và con người, thế nhưng công tác thu gom, xử lý rác thải vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này thể hiện cái được và cái chưa được trong công tác quản lý CTR nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng của thành phố Điện Biên Phủ.

doc62 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 4243 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CÁM ƠN Thực tập tốt nghiệp là quá trình học tập để cho mỗi sinh viên vận dụng những kiến thức, lý luận đã được học trên nhà trường vào thực tiễn, tạo cho sinh viên làm quen những phương pháp làm việc, kỹ năng công tác. Đây là giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên trong quá trình học tập. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên & Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ”. Thời gian thực tập tuy không dài nhưng đem lại cho em những kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm quý báu, đến nay em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Tài Nguyên & Môi trường, người đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn chúng em và đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Lương Văn Hinh, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đang công tác tại Chi cục bảo vệ Môi trường tỉnh Điện Biên đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt ngiệp. Do thời gian có hạn, lại bước đầu mới làm quen với phương pháp mới chắc chắn báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 26 tháng 05 năm2012 Sinh viên Nguyễn Thị Bình DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT : Số thứ tự TP : Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân BKHCNMT : Bộ khoa học công nghệ môi trường BXD : Bộ xây dựng CTR : Chất thải rắn CP : Chính phủ DTTN : Diện tích tự nhiên TTg : Thủ tướng KH&CN : Khoa học và Công nghệ CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt ODA : Nguồn vốn phi chính phủ VSMT : Vệ sinh môi trường URENCO : Công ty môi trường đô thị EU : Liên minh châu Âu MT ĐT & XD : Môi trường đô thị và xây dựng LPSCTRĐT : Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị CTRNH : Chất thải rắn nguy hại DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN Trang DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN Trang Hình 4.1: Biểu đồ tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại các phường trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ. 31 Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ các thành phần của rác thải tại các phường 32 Hình 4.3 : Mô hình quản lý CTRSH trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ 33 Hình 4.4: Tỷ lệ thu gom rác thải tại các phường trên địa bàn TP.Điện Biên Phủ 37 Hình 4.5: Quy trình xử lý rác thải bằng công nghệ Seraphin 47 MỤC LỤC Trang PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích của đề tài 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Tổng quan về chất thải 4 2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn 5 2.1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng 6 2.1.3.1. Ảnh hưởng tới môi trường nước 6 2.1.3.2. Ảnh hưởng tới môi trường không khí 6 2.1.3.3. Ảnh hưởng tới môi trường đất 6 2.1.3.4. Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người 7 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 8 2.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam 8 2.3.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới 8 2.3.2. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam 13 2.3.2.1. Tình hình quản lý, xử lý CTR tại các đô thị, thành phố ở Việt Nam 13 2.3.2.2. Tình hình quản lý, xử lý CTR tại tỉnh Điện Biên 16 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 19 3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 19 3.3. Nội dung nghiên cứu 19 3.3.1. Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP. Điện Biên Phủ 19 3.3.2. Điều tra, đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt tại TP. Điện Biên Phủ 19 3.3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt tại TP. Điện Biên Phủ 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu 20 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 20 3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 20 3.4.3. Phương pháp điều tra khảo sát thưc địa kết hợp với phỏng vấn 20 3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu 21 3.4.5. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải 21 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 22 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 22 4.1.1.1. Vị trí địa lý 22 4.1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo, địa chất 22 4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn [11] 23 4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên [11] 24 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội TP. Điện Biên Phủ. 25 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế:[6] 25 4.1.2.2. Văn hóa - xã hội 26 4.2. Đánh giá hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ 28 4.2.1. Nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ 28 4.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt của TP. Điện Biên Phủ 33 4.2.2.1. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Điện Biên 33 4.2.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH 35 4.2.3. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ 39 4.3. Một số tồn tại trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ 41 4.4. Đề xuất giải pháp quản lý, xử lý rác sinh hoạt tại các phường trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ 42 4.4.1. Giải pháp trong quản lý rác thải sinh hoạt 42 4.4.1.1. Đối với cộng đồng dân cư 42 4.4.1.2. Đối với hoạt động thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt 43 4.4.2. Các giải pháp liên quan đến cơ chế - chính sách 44 4.4.3. Giải pháp cho thành phố du lịch 44 4.4.4. Giải pháp về công nghệ 45 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Kiến nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chuyển mình từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn về sự tăng trưởng kinh tế và đấu tranh bảo vệ môi trường Những năm gần đây, với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch... kéo theo mức sống của người dân ngày càng cao cũng đồng nghĩa với việc lượng rác thải phát sinh từ những hoạt động của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Công tác quản lý và xử lý CTRSH tại hầu hết các thành phố, thị xã của nước ta đều chưa đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh và bảo vệ môi trường. Chưa có được những giải pháp đồng bộ, những quyết sách đúng đắn và những bước đi thích hợp để quản lý chất thải rắn trong quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường, làm suy giảm chất lượng môi trường, kéo theo những mối nguy hại về sức khỏe cộng đồng và hạn chế sự phát triển của xã hội. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân. Để thực hiện chủ chương phát triển bền vững, phát triển kinh tế cùng bảo vệ môi trường thì hiện nay vấn đề quản lý và xử lý CTR tại TP. Điện Biên Phủ đã và đang được chính quyền tỉnh, các cơ quan chức năng quan tâm. Mặc dù đã được tăng cường về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và con người, thế nhưng công tác thu gom, xử lý rác thải vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này thể hiện cái được và cái chưa được trong công tác quản lý CTR nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng của thành phố Điện Biên Phủ. Việc quản lý rác thải sinh hoạt là một đòi hỏi tất yếu được đặt ra và vấn đề này yêu cầu được giải quyết kịp thời, đảm bảo trước hết cho việc vệ sinh chung, cho cảnh quan đô thị, cho sức khỏe cộng đồng và cũng đảm bảo cho việc giảm thiểu tác động xấu tới môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý rác thải sinh hoạt trước thực tế còn nhiều khó khăn của công tác quản lý này, và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường- Trường ĐHNL Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS. TS Lương Văn Hinh, nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ”. 1.2. Mục đích của đề tài + Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại TP. Điện Biên Phủ – tỉnh Điện Biên. + Đề suất giải pháp có tính khả thi cao nhằm giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Điện Biên Phủ 1.3. Yêu cầu của đề tài - Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại thành phố. - Tiến hành điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp. Các số liệu thu thập được phải đúng và khách quan. - Đưa ra đánh giá về hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố. - Tìm những khó khăn cũng như những tồn tại và đưa ra những biện pháp khắc phục. - Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi có thể áp dụng tại khu vực nghiên cứu đề tài. 1.4. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Kết quả của đề tài là tài liệu để tham khảo và là cơ sở cho các nghiên cứu khoa học liên quan đến mảng kiến thức này. Đồng thời bổ sung thêm thông tin, số liệu về hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt năm 2011 cho thành phố Điện Biên Phủ. - Giúp cho sinh viên củng cố hệ thống kiến thức đã học và áp dụng vào thực tế và tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với những nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm thực tế. - Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Điện Biên Phủ. * Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. - Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt để cải thiện và góp phần bảo vệ môi trường sống nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân dân Qua đó, thấy được hiệu quả về kinh tế do công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt mang lại. Từ đó giúp nâng cao ý thức của nhân dân trong việc sử dụng và tái chế rác thải. PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Tổng quan về chất thải Các khái niệm liên quan: * Rác: Là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người (Trần Hiếu Nhuệ và cs, 2001) [6]. * Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện tham gia giao thông, chất thải là kim loại hóa chất từ các vật liệu khác (Nguyễn Xuân Nguyên, 2004) [8]. - Tái chế chất thải: thực chất là người ta lấy lại những phần vật chất của sản phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra những sản phẩm mới. - Tái sử dụng chất thải: thực chất có những sản phẩm hoặc nguyên liệu có quãng đời sử dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà không bị thay đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học (Nguyễn Thế Chinh, 2003) [3]. Có rất nhiều cách phân loại chất thải khác nhau. Việc phân loại chất thải hiện nay chưa có những quy định chung thống nhất, tuy nhiên, bằng những nhìn nhận thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý đối với chất thải, có thể chia ra làm các cách phân loại sau đây: - Phân loại theo nguồn gốc phát sinh: + Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là chất thải hay rác thải sinh hoạt được phát sinh từ các hộ gia đình. + Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại: là những chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. - Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí - Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: theo cách này người ta chia chất thải dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính vật chất như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, báo - Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: chất thải độc hại, chất thải đặc biệt. Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng hay kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả [3]. * Phế liệu: là sản phẩm, vật liệu bị loại trừ ra khỏi quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác. *Quản lý rác thải sinh hoạt : là hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư, xây dung cơ sở quản lý rác thải sinh hoạt thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. * Thu gom rác thải: là hoạt động tập hợp, phân loại, lưu giữ tạm thời rác thải tại nhiều điểm thu gom và cơ sở được cơ quan thẩm quyền chấp thuận. * Vận chuyển rác thải: là quá trình chuyên chở rác thải nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. * Xử lý rác thải: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong rác thải, thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong rác thải. 2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn Khối lượng rác thải sinh hoạt hiện nay ngày càng tăng do các tác động của sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội mà nhu cầu sử dụng tiêu dùng trong các đô thị và các vùng nông thôn đã có những thay đổi. Trong đó các nguồn phát sinh chất thải chủ yếu gồm: - Từ các khu dân cư (một hộ, nhiều hộ) - Từ các khu công nghiệp (công nghiệp nhẹ, công nghiệp hóa học, công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng) - Từ nông nghiệp (Vỏ bao, chai thuốc BVTV) - Từ các khu trống của đô thị (bến xe, công viên) - Từ thương mại, dịch vụ (các cửa hàng, chợ) - Từ các cơ quan, trường học - Từ các cơ sở y tế (rác thải của các bệnh nhân, nhân viên) Qua đánh giá tìm hiểu về nguồn phát sinh chất thải rắn giúp cho chúng ta có những hiểu biết nhất định để từ đó có thể ứng dụng được các biện pháp khoa học kỹ thuật giúp giảm thiểu các tác động xấu của chất thải rắn tới môi trường 2.1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng 2.1.3.1. Ảnh hưởng tới môi trường nước Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải hữu cơ sẽ dễ dàng bị phân hủy trong môi trường nước. Tại các bãi rác nước rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ. Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Các chất gây ô nhiễm môi trường tiềm tàng có trong nước rác gồm có: COD, N-NH3, BOD5, TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng)và lượng lớn các vi sinh vật, ngoài ra còn có các kim loại nặng khác gây ảnh hưởng lớn tới môi trường nước nếu như không được xử lý. 2.1.3.2. Ảnh hưởng tới môi trường không khí Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây, rau) trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350C và độ ẩm từ 70-80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm khác có tác động xấu tới môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người 2.1.3.3. Ảnh hưởng tới môi trường đất Trong đất các chất thải hữu cơ sẽ được các vi sinh vật phân hủy trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản như nước, CO2, CH4 Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ làm cho các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hay không ô nhiễm Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở lên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống tầng nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này Đối với rác không phân hủy được như cao su, nhựanếu không có giải pháp xử lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất 2.1.3.4. Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người Chất thải phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất mỹ quan đô thị. Thành phần trong chất thải rắn sinh hoạt rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người và gia súc, các chất thải hữu cơ, xác sinh vật chết tạo điều kiện tốt cho ruồi, muỗi, chuột sinh sản, lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí sinh trùng tồn tại trong rác thải có thể gây bệnh cho người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, thương hàn, tiêu chảy, giun sán Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các chất thải từ bệnhh viện, công nghiệp Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực như gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người. Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng sẽ là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống thoát nước đô thị. 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài - Hiến pháp 1992 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Luật bảo vệ môi trường, 2005 ban hành ngày 29/11/2005 có hiệu lực ngày 01/07/2006. - Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; NĐ 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006. - Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/06/2005 của Thủ tướng chính phủ về thu gom và quản lý chất thải rắn có ghi: “khuyến khích 100% đô thị thực hiện công tác xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn thông qua cơ chế đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở đảm bảo môi trường và an ninh môi trường” - Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí Bảo vệ môi trường đối với Chất thải rắn - Nghị định Số 59/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý Chất thải rắn - Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 về hướng dẫn các quy định Bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp Chất thải rắn. - Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý Chất thải rắn - Quy chế Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-UBNN ngày 02/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên. 2.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới Những năm trước đây, vấn đề môi trường cũng như quản lý rác thải còn ít được quan tâm bởi nhiều lý do, chủ yếu là do nền kinh tế chưa phát triển, dân số còn ít, nền khoa học công nghệ chưa vượt mức Ngày nay, việc quản lý chất thải ở các đô thị thực sự là vấn đề đáng phải lưu tâm. Các đô thị thường là trung tâm phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật Do đó, đây là nơi phát sinh ra nhiều loại phế thải có thể gây ra những tác động xấu tới con người và môi trường, cảnh quan đô thị, sức khỏe của người dân. Ước tính hàng năm lượng chất thải được thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ tấn (ngoại trừ các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai thác mỏ và nông nghiệp). Theo Nguyễn Thị Anh Hoa (2006) [4], mức độ đô thị hóa cao thì lượng chất thải tăng lên theo đầu người, ví dụ cụ thể ở một số quốc gia hiện nay: Canada 1,7kg/n
Luận văn liên quan