Nước ta là một nước phần lớn dân cư sống bằng canh tác nông nghiệp chiếm khoảng 70%, diện tích đất nông nghiệp đến thời điểm hiện nay là 9 triệu ha đất nông nghiệp trong đó có trên 4 triệu ha đất trồng lúa.
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng do việc bùng nổ dân số, cùng với xu hướng đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng mạnh, con người chỉ còn một cách duy nhất là thâm canh để tăng sản lượng cây trồng [3].
Khi thâm canh cây trồng, một hậu quả tất yếu không thể tránh được là gây mất cân bằng sinh thái, kéo theo sự phá hoại của dịch hại ngày càng gia tăng. Để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, con người phải đầu tư thêm kinh phí để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp hóa học được coi là quan trọng (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [16].
Trong những năm qua, ở nước ta việc sử dụng hóa chất BVTV đã góp phần đáng kể trong việc gia tăng sản lượng nông nghiệp, giải quyết nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng trong khi diện tích cây trồng ngày càng bị thu hẹp bởi sự xói mòn và quá trình đô thị hoá.
Việc lạm dụng và thói quen thiếu khoa học trong bảo quản và sử dụng hóa chất BVTV của người dân đã gây tác động rất lớn đến môi trường. Nhiều nhà nông do thiếu hiểu biết đã thực hiện phương châm “phòng hơn chống” đã sử dụng thuốc trừ sâu theo kiểu phòng ngừa định kỳ vừa tốn kém lại tiêu diệt nhiều loài có ích, gây kháng thuốc với sâu bệnh, càng làm cho sâu hại phát triển thành dịch và lượng thuốc trừ sâu được sử dụng càng tăng. Nhiều năm qua, vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã được các nhà khoa học, nhà BVMT quan tâm. Tuy nhiên, thực trạng này ngày càng trầm trọng và đã trở thành “vấn nạn” vì luôn thiếu các biện pháp và chế tài cụ thể.
85 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 4005 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm do bao bì thuốc BVTV tại xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy PGS.TS. Lương Văn Hinh là người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong quá trình làm luận văn này. Bên cạnh đó, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy dỗ em trong những năm qua.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiền Hải, UBND xã Đông Trung, HTXDVNN xã Đông Trung đã cung cấp cho em những thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài để hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt những năm học vừa qua tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 06 năm 2012
Sinh viên
Lương Thị Kiều Trang
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
BVMT : Bảo vệ môi trường
KHCN : Khoa học công nghệ
UBND : Uỷ ban nhân dân
HTXDVNN : Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
WHO : The World Health Organization
(Tổ chức Y Tế thế giới)
CTNH : Chất thải nguy hại
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Hình 2.1. Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi của thuốc 14
Hình 2.2. Quy trình xử lý thuốc BVTV 20
Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Tiền Hải 24
Hình 4.2: Biểu đồ điều tra sử dụng bao bì thuốc bảo vệ thực vật 50
Hình 4.3: Biểu đồ điều tra thái độ của người dân đối với hành vi vứt bao bì hóa chất bừa bãi 52
Hình 4.4: Biểu đồ đánh giá nhận thức của người dân đối với việc xử lý bao bì thuốc BVTV 58
Hình 4.5: Mô hình cộng đồng sử dụng an toàn thuốc BVTV 60
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài 4
2.2. Giới thiệu chung về thuốc BVTV 4
2.2.1. Khái niệm về thuốc BVTV 4
2.2.2. Phân loại thuốc BVTV 5
2.2.2.1. Phân loại theo tính độc 5
2.2.2.2. Phân loại theo đối tượng phòng chống 7
2.2.2.3. Dựa vào con đường xâm nhập (hay tác động của thuốc) đến dịch hại 8
2.2.2.4. Dựa vào nguồn gốc hóa học 9
2.2.3 Đặc điểm 9
2.2.4. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới và ở Việt Nam 9
2.2.4.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới 9
2.2.4.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam 10
2.5. Những hệ quả của thuốc BVTV gây ra cho sinh quần 13
2.5.1. Ưu điểm của biện pháp dùng thuốc hóa học trong BVTV 13
2.5.2. Nhược điểm của biện pháp dùng thuốc hóa học trong BVTV 13
2.6. Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và sinh thái 14
2.6.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường đất và VSV đất 14
2.6.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường nước 15
2.6.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường không khí 15
2.6.4. Tác động của thuốc BVTV đến cây trồng 16
2.6.5. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với người và động vật máu nóng 16
2.6.6. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với động vật sống trên cạn và dưới nước 17
2.6.7. Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới thiên địch 17
2.7. Hậu quả từ việc lạm dụng thuốc BVTV 17
2.8. Hậu quả ô nhiễm môi trường do bao bì thuốc BVTV đem lại 18
2.9. Thực trạng công tác xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tại Việt Nam 19
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22
3.3. Nội dung nghiên cứu 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu 22
3.4.1. Phương pháp kế thừa 22
3.4.2. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu để đánh giá 22
3.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa 23
3.4.4. Phương pháp phỏng vấn 23
3.4.5. Phương pháp so sánh 23
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Xã Đông Trung 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 24
4.1.1.1. Vị trí địa lý 24
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo 25
4.1.1.3. Khí tượng thuỷ văn 25
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 26
4.1.1.5. Thực trạng môi trường 27
4.1.1.6. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 28
4.1.1.7. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới vấn đề môi trường 29
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 30
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế 30
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 31
4.1.2.3. Về hoạt động tài chính 35
4.1.2.4. Dân số, lao động và việc làm 35
4.1.2.5. Thực trạng phát triển các khu dân cư 36
4.1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 37
4.1.2.7. Nhận xét chung 40
4.2. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV tại địa phương 40
4.2.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong năm 2011 40
4.2.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV từ giai đoạn tháng 1 đến tháng 6/2012 48
4.3. Hiện trạng quản lý bao bì thuốc BVTV tại xã Đông Trung 49
4.3.1. Hiện trạng thải bỏ bao bì thuốc BVTV 49
4.3.2. Hiện trạng thu gom và xử lý bao bì hóa chất nông nghiệp 53
4.3.3. Tác hại của việc sử dụng và bảo quản bao bì thuốc BVTV 54
4.3.4. Đánh giá nhận thức của người dân xã Đông Trung trong công tác xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng 57
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý, xử lý và nâng cao ý thức của người dân trong việc xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng 58
4.4.1. Giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân 58
4.4.2. Giải pháp về sử dụng an toàn và hiệu quả hóa chất nông nghiệp 59
4.4.3. Các giải pháp thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì hóa chất nông nghiệp 61
4.4.3.1. Hoạt động thu gom và vận chuyển bao bì thuốc BVTV 61
4.4.3.2. Hoạt động xử lý 61
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62
5.1. Kết luận 62
5.2. Đề nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước phần lớn dân cư sống bằng canh tác nông nghiệp chiếm khoảng 70%, diện tích đất nông nghiệp đến thời điểm hiện nay là 9 triệu ha đất nông nghiệp trong đó có trên 4 triệu ha đất trồng lúa.
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng do việc bùng nổ dân số, cùng với xu hướng đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng mạnh, con người chỉ còn một cách duy nhất là thâm canh để tăng sản lượng cây trồng [3].
Khi thâm canh cây trồng, một hậu quả tất yếu không thể tránh được là gây mất cân bằng sinh thái, kéo theo sự phá hoại của dịch hại ngày càng gia tăng. Để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, con người phải đầu tư thêm kinh phí để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp hóa học được coi là quan trọng (Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [16].
Trong những năm qua, ở nước ta việc sử dụng hóa chất BVTV đã góp phần đáng kể trong việc gia tăng sản lượng nông nghiệp, giải quyết nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng trong khi diện tích cây trồng ngày càng bị thu hẹp bởi sự xói mòn và quá trình đô thị hoá.
Việc lạm dụng và thói quen thiếu khoa học trong bảo quản và sử dụng hóa chất BVTV của người dân đã gây tác động rất lớn đến môi trường. Nhiều nhà nông do thiếu hiểu biết đã thực hiện phương châm “phòng hơn chống” đã sử dụng thuốc trừ sâu theo kiểu phòng ngừa định kỳ vừa tốn kém lại tiêu diệt nhiều loài có ích, gây kháng thuốc với sâu bệnh, càng làm cho sâu hại phát triển thành dịch và lượng thuốc trừ sâu được sử dụng càng tăng. Nhiều năm qua, vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã được các nhà khoa học, nhà BVMT quan tâm. Tuy nhiên, thực trạng này ngày càng trầm trọng và đã trở thành “vấn nạn” vì luôn thiếu các biện pháp và chế tài cụ thể.
Bên cạnh ảnh hưởng của hóa chất BVTV tới môi trường, ô nhiễm do bao bì đóng gói các loại thuốc đó cũng đang là vấn đề nóng ở các vùng thuần nông. Tiến bộ về KHCN ngày càng cao thì mẫu mã chủng loại của bao bì hóa chất BVTV càng đa dạng. Phần lớn nông dân chưa ý thức được việc thải bỏ những bao bì đó sao cho hợp vệ sinh, tránh gây nên những ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của bản thân, cộng đồng và môi trường. Trong khi đó, hiện ở nước ta chưa có văn bản pháp luật đề cập đến công tác quản lý loại chất thải độc hại này. Việc cung cấp cho nông dân giải pháp và kiến thức BVMT mới chỉ được tiến hành một cách sơ lược ở một số địa phương.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm do bao bì thuốc BVTV tại xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng của công tác xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tới môi trường vùng nghiên cứu.
- Đánh giá nguy cơ và ảnh hưởng của các loại bao bì thuốc BVTV trong nông nghiệp đến sức khoẻ của cộng đồng.
- Trên cơ sở đó đề xuất ra các biện pháp nhằm nâng cao ý thức người dân địa phương cũng như hiệu quả công tác quản lý, xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tại địa phương.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu, tài liệu thu thập phải chính xác.
- Nắm chắc các quy định, quy trình và xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng.
- Các giải pháp đưa ra phải có nghĩa thực tiễn và phù hợp với địa phương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Khái quát được hiện trạng ô nhiễm bao bì thuốc BVTV ở xã Đông Trung để đề xuất được các giải pháp quản lý phù hợp góp phần vào việc quản lý môi trường ở xã Đông Trung nói riêng và huyện Tiền Hải nói chung.
+ Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện tốt hơn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trưòng sau này.
+ Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao được phương pháp làm việc có khoa học có cơ sở, giúp sinh viên biết tổng hợp bố trí thời gian hợp lý trong công việc.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Đánh giá được hiện trạng ô nhiễm bao bì thuốc BVTV ở xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
+ Đưa ra được các tác động của bao bì thuốc BVTV đối với môi trường.
+ Tạo cơ sở đề xuất được các biện pháp quản lý và xử lý bao bì thuốc BVTV một cách phù hợp.
+ Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho nhân dân địa phương.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Quyết định 145/2003/QĐ-BNN-BVTV về quy định thủ tục thẩm định sản xuất, gia công, đăng ký, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, lưu trữ, tiêu huỷ, nhãn thuốc, bao bì đúng gói, hội thảo, quảng cáo thuốc BVTV.
- Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 về việc Ban hành về quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Quyết định 63/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành theo Quyết định 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
- Nghị định 58 ban hành năm 2002 về “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật”, trong đó có “Điều lệ Bảo vệ thực vật”.
- Nghị định số 26/2003/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ và kiểm dịch thực vật”.
- Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/06/2010 của Bộ NN&PTNT về việc quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và Công văn số 1538/BVTV-QLT ngày 8/9/2010 hướng dẫn thi hành Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT.
- Thông tư 36/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
- Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/02/2012 Về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT Quy định về quản lý chất thải nguy hại.
2.2. Giới thiệu chung về thuốc BVTV
2.2.1. Khái niệm về thuốc BVTV
Thuốc BVTV là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại, ) (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006) [4].
Chủng loại hóa chất BVTV đang sử dụng ở Việt Nam rất đa dạng. Hiện nay, nhiều nhất vẫn là hợp chất lân hữu cơ, Chlor hữu cơ, nhóm độc từ Ia, Ib, đến II và III, sau đó là các nhóm carbamat và pyrethroid (Lê Huy Bá, 2008) [1].
Trong những năm gần đây, hóa chất BVTV được sử dụng tăng lên đáng kể, cả về số lượng lẫn chủng loại. Theo báo cáo của Bộ thương mại thì hàng năm, mức tiêu thụ thuốc bảo vệ trong nước khoảng 1,5 triệu tấn, không kể một số lượng không nhỏ được nhập cảng lậu qua đường biên giới mà chính quyền không thể kiểm soát được. Theo thông tư 36/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng có 1.201 hoạt chất với 3.107 tên thương phẩm, danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng có 16 hoạt chất với 29 tên thương phẩm, danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng có 29 hoạt chất khác nhau [2].
Việc phân loại hóa chất BVTV khá đa dạng, với nhiều cách phân loại khác nhau tủy theo mục đích nghiên cứu:
2.2.2. Phân loại thuốc BVTV
2.2.2.1. Phân loại theo tính độc
Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại, đơn vị đo lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính bằng mg/kg cơ thể. Các loại thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau:
Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại
(theo quy định của WHO)
Trị số LD50 của thuốc (mg/kg)
Dạng lỏng
Dạng rắn
Qua miệng
Qua da
Qua miệng
Qua da
Rất độc
£ 20
£ 40
£ 5
£ 10
Độc
20 – 200
40 – 400
5 – 50
10 – 100
Độc trung bình
200 – 2000
400 – 4000
50 – 500
100 – 1000
Ít độc
> 2000
> 4000
> 500
> 1000
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [16]
Trong đó:
LD50. Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị LD50 càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh.
Liều 5mg/kg thể trọng tương đương một số giọt uống hay nhỏ mắt.
Liều 5-50mg/kg thể trọng tương đương một thìa cà phê.
Liều 50-500mg/kg thể trọng tương đương hai thìa súp.
Bảng 2.2. Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại
Nhóm độc
Nguy hiểm (I)
Báo động (II)
Cảnh báo (III)
Cảnh báo (IV)
LD50 qua miệng (mg/kg)
< 50
50 – 500
500 – 5.000
> 5.000
LD50 qua da (mg/kg)
< 200
200 – 2.000
2.000 -20.000
> 20.000
LD50 qua hô hấp (mg/l)
< 2
0,2 – 2
2 - 20
> 20
Phản ứng niêm mạc mắt
Gây hại niêm mạc, đục màng, sừng mắt kéo dài > 7 ngày
Đục màng sừng mắt và gây ngứa niêm mạc 7 ngày
Gây ngứa niêm mạc
Không gây ngứa niêm mạc
Phản ứng da
Mẩn ngứa da kéo dài
Mẩn ngứa 72 giờ
Mẩn ngứa nhẹ 72 giờ
Phản ứng nhẹ 72 giờ
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [16]
Bảng 2.3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng về độ độc cần ghi trên nhãn
Nhóm độc
Chữ đen
Hình tượng (đen)
Vạch màu
LD50 đối với chuột (mg/kg)
Qua miệng
Qua da
Thể rắn
Thể lỏng
Thể rắn
Thể lỏng
Nhóm độc I
Rất độc
Đầu lâu xương chéo trong hình thoi vuông trắng
Đỏ
≤ 50
≤ 200
≤ 100
≤ 400
Nhóm độc II
Độc cao
Chữ thập chéo trong hình thoi vuông trắng
Vàng
> 50 - 500
> 200 – 2.000
> 100 – 1.000
> 400 – 4.000
Nhóm độc III
Nguy hiểm
Đường chéo không liền nét trong hình thoi vuông trắng
Xanh nước biển
500 – 2.000
>2.000 – 3.000
> 1.000
> 4.000
Cẩn thận
Không biểu tương
Xanh lá cây
> 2.000
> 3.000
> 1.000
> 4.000
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [16]
2.2.2.2. Phân loại theo đối tượng phòng chống
Theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2006) [4] thì có rất nhiều cách phân loại khác nhau và được phân ra như sau:
Thuốc trừ sâu (insecticide): Gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường. Chúng được dùng để diệt trừ hay ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người.
Trong thuốc trừ sâu dựa vào khả năng gây độc cho từng giai đoạn sinh trưởng người ta còn chia ra: Thuốc trừ trứng, thuốc trừ sâu non
Thuốc trừ bệnh (Fungicide): Thuốc trừ bênh bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa học (vô cơ hoặc hữu cơ), sinh học, có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử lý đất Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng trước khi bị các loài vi sinh vật gây hại tấn công. Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm (Fungicides) và trừ vi khuẩn (Bactericides).
Thuốc trừ chuột (Rodenticide): Là những hợp chất vô cơ, hữu cơ, hoặc có nguồn gốc sinh học có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng, trong nhà và các loài gậm nhấm. Chúng tác động đến chuột chủ yếu bằng con đường vị độc và xông hơi.
Thuốc trừ nhện (Acricide): Những chất được dung chủ yếu để trừ nhện hại cây trồng và các loài thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ. Hầu hết các thuốc trừ nhện hiện nay đều có tác dụng tiếp xúc.
Thuốc trừ tuyến trùng (Nematocide): Các chất xông hơi và nội hấp được dùng để xử lý đất trước tiên trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt giống và cả trong cây.
Thuốc trừ cỏ (Herbicide): Các chất được dùng để trừ các loài thực vật cản trở sự sinh trưởng cây trồng, các loài thực vật mọc hoang dại, trên đồng ruộng, quanh các công trình kiến trúc, sân bay, đường sắt Và gồm cả các thuốc trừ rong rêu ruộng, kênh mương. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất. Vì vậy khi dùng thuốc trong nhóm này đặc biệt thận trọng.
2.2.2.3. Dựa vào con đường xâm nhập (hay tác động của thuốc) đến dịch hại
Gồm có: Thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp và thấm sâu.
Bảng 2.4. Phân loại hóa chất theo đường xâm nhập
Loại chất độc
Con đường xâm nhập
Chất độc tiếp xúc
Xâm nhập qua biểu bì của dịch hại. Thuốc sẽ phá hủy bộ máy thần kinh của dịch hại như Bassa, Mipxin
Chất độc vị độc
Là thuốc gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập qua đường tiêu hóa của dịch hại như : 666, Dupterex
Chất độc xông hơi
Là loại thuốc có khả năng bốc thành hơi, đầu độc bầu không khí bao xung quanh cơ thể dịch hại qua bộ máy hô hấp.
Chất độc nội hấp
Là loại thuốc được xâm nhập vào cây qua lá, thân, rễ, cành rồi được vận chuyển tích lũy trong hệ thống dẫn nhựa của cây, tồn tại trong đó một thời gian và gây chết cơ thể sinh vật.
Chất độc thấm sâu
Là loại thuốc được xâm nhập vào cây qua tế bào thực vật chủ yếu theo chiều ngang, nó có tác dụng tiêu diệt dịch hại sống ẩn nấp trong tổ chức tế bào thực vật như: Wofatox
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [16]
2.2.2.4. Dựa vào nguồn gốc hóa học
- Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: Bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây cỏ hay các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc sinh học: Gồm các loài sinh vật, các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật có khả năng tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc vô cơ: Bao gồm các hợp chất vô cơ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả năng tiêu diệt dịch hại ( Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007) [16].
2.2.3 Đặc điểm
- Độc với cơ thể sinh vật: Tác động đến hệ thần kinh làm sinh vật bị tê liệt và dẫn tới tử vong.
- Tồn dư lâu dài trong đất, nước qua chuỗi thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người gây nhiều rối loạn và phát triển thành bệnh như ung thư, viêm loét ngoài da
2.2.4. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.4.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới
Chỉ trong thời gian hơn nửa thế kỷ qua, nhất là những năm 1980 cho đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành KHCN, thuốc BVTV cũng được phát minh và sử dụng ngày càng nhiều và đã đem lại những lợi ích kinh tế to lớn. Tới nay đã có hàng ngàn chất được sáng chế và sử dụng làm thuốc BVTV. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 1972 toàn thế giới sử dụng lượng thuốc BVTV trị giá 7,7 tỷ USD, năm 1985 khoảng 16 tỷ USD, đến năm 1990 sử dụng trên 3 triệu tấn hoạt chất thuốc BVTV, trị giá khoảng 25 tỷ USD. Trong đó thuốc trừ cỏ chiếm 46%, thuốc trừ sâu chiếm 31%, thuốc trừ bệnh 18%, và 5% là các thuốc khác. Khoảng 80% thuốc BVTV sản xuất ra được sử dụng ở các nước phát triển. Tuy vậy, tốc độ sử dụng thuốc BVTV ở các nước đang phát triển tăng 7-8%/năm, nhanh hơn các nước phát triển (2-4%/năm). Trong đó chủ yếu là các thuốc trừ sâu (chiếm 70%) (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006) [4].
2.2.4.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam
Ở Vi